Đề kiểm tra học kì II môn: Sinh học 10 – ban cơ bản

docx 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 984Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn: Sinh học 10 – ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II môn: Sinh học 10 – ban cơ bản
 SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT HỒNG ĐỨC
 ( Đề thi gồm 02 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Sinh học 10 – Ban Cơ bản
Thời gian làm bài: 45 phút( không kể thời gian giao đề)
 Họ và tên học sinh:SBD:.
I.TRẮC NGHIỆM( 7 ĐIỂM): Hãy chọn phương án đúng nhất.
Câu 1: Hiện tượng: các NST kép co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo xuất hiện ở kì nào của nguyên phân?
A.Kì đầu	B.Kì giữa	C.Kì sau	D.Kì cuối
Câu 2: Nếu ở tinh trùng của một loài sinh vật có số lượng NST là 14 thì tế bào của cơ thể thuộc loài đó có:
A.14 NST	B.28 NST	C.42 NST	D.56 NST
Câu 3: Trong quá trình giảm phân, hiện tượng trao đổi chéo xảy ra ở kì nào?
A.Kì đầu II	B.Kì giữa II	C.Kì đầu I	D.Kì giữa I
Câu 4: Có 5 tế bào sinh dưỡng của 1 loài nguyên phân liên tiếp 6 lần. Tổng số tế bào con tạo ra sau nguyên phân là:
A.64	B.320	C.128	D.256
Câu 5: Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào?
A.Pha tiềm phát	B.Pha lũy thừa	
C.Pha cân bằng	D.Pha suy vong
Câu 6: Phagơ T2 có cấu trúc dạng:
A.khối	B.xoắn	C.hỗn hợp	D.trụ
Câu 7: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về virut?
A.Virut là thực thể không có cấu tạo tế bào, kích thước siêu nhỏ	
B.Cấu tạo của virut đơn giản: một lõi là axit nucleic gồm cả ADN và ARN, vỏ protein bọc ngoài lõi
C.Virut không thể tự nhân lên ngoài tế bào chủ	
D.Virut là kí sinh nội bào bắt buộc
Câu 8: Cấu trúc nào thường làm cho virut có hình que hoặc hình sợi?
A. Cấu trúc khối	B.Cấu trúc xoắn
C.Cấu trúc hỗn hợp	D.Cấu trúc trụ
Câu 9: Trong các sinh vật sau đây, sinh vật nào có nhu cầu độ ẩm cao hơn các sinh vật còn lại?
A.Vi khuẩn	B.Nấm men
C.Nấm mốc	D.Xạ khuẩn
Câu 10: Những vi sinh vật sinh trưởng được với độ pH > 9 thuộc loại nào sau đây?
A.Vi sinh vật ưa axit	B.Vi sinh vật ưa kiềm
C.Vi sinh vật trung tính	D.Vi sinh vật vừa ưa axit và kiềm
Câu 11: Một quần thể VSV có số lượng tế bào ban đầu là 20. Sau 15 phút, trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, số lượng tế bào của quần thể VSV này là 40. Thời gian thế hệ của loài VSV trên bằng:
A.10 phút	B.15 phút	C.20 phút	D.25 phút
Câu 12: Một quần thể VSV có số lượng tế bào ban đầu là 20. Trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, cứ 100 phút VSV lại phân đôi một lần. Sau bao nhiêu thời gian nuôi cấy thì thu được 10240 tế bào trong quần thể?
A.512 phút	B.100 phút	C.15 phút	D.900 phút
 Sử dụng thông tin để trả lời câu 13 và 14: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần như sau: (NH4)3PO4 – 1,5 g/l; KH2PO4 – 1,0 g/l; MgSO4 – 0,2 g/l; CaCl2 – 0,1 g/l; NaCl – 0.5 g/l . 
Câu 13: Môi trường trên là loại môi trường gì?
A.Môi trường tổng hợp	B.Môi trường bán tổng hợp
C.Môi trường tự nhiên	D.Môi trường sinh vật
Câu 14: Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì?
A.Hóa tự dưỡng	B.Hóa dị dưỡng
C.Quang dị dưỡng	D.Quang tự dưỡng
II. TỰ LUẬN( 3 ĐIỂM)
Câu 1( 1 điểm): Chú thích vào hình vẽ thể hiện cấu tạo của virut có vỏ ngoài?
5
4
3
2
1
ư111
Câu 2( 1 điểm): Tại sao nói: “ Dạ dày - ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật”?
Câu 3( 1 điểm): Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao? Cần phải có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?
 .Hết
( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Học sinh không được sử dụng tài liệu).

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_ki_2_sinh_10.docx