SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút; ĐỀ ÔN SỐ 4 Họ và tên:..........................................................................Số báo danh: ........... (Cho biết khối lượng nguyên tử các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S=32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80;I=127; Ag = 108; Ba = 137). Câu 1: Cho một lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaF 0,5M và NaCl 0,3M . Khối lượng kết tủa thu được là : A. 7,175 gam. B. 13,60 gam. C. 4,305 gam. D. 11,48 gam. Câu 2: Thuốc thử duy nhất để phân biệt các dung dịch riêng biệt NaF, NaCl, NaBr, NaI là: A. Khí Cl2. B. Dung dịch Br2. C. Dung dịch AgNO3. D. Khí SO2. Câu 3: Dẫn 1,12 lít khí H2S (đktc) vào 50,0 ml dung dịch KOH 1,0M. Sản phẩm thu được sau phản ứng A. KHS. B. KHS và H2S. C. K2S. D. KOH và K2S. Câu 4: Cho phản ứng: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) . Khi cân bằng được thiết lập thì nồng độ cân bằng của [N2] =0,65M, [H2] = 1,05M, [NH3] = 0,3M. Nồng độ ban đầu của H2 là: A. 0,95. B. 1,5. C. 0,40. D. 1,05. Câu 5: Nước Gia-ven được điều chế bằng cách nào sau đây? A. Cho clo tác dụng với dung dịch KOH đặc nóng B. Cho clo tác dụng với nước. C. Cho clo tác dụng với dung dịch Ca(OH)2. D. Cho clo tác dụng dung dịch NaOH loãng nguội. Câu 6: Cho 10 gam kẽm viên vào cốc đựng 100 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi tốc độ phản ứng? A. Dùng 200 ml dung dịch H2SO4 4M. B. Thay 10 gam kẽm viên bằng 10 gam kẽm bột. C. Thực hiện phản ứng ở 50oC. D. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng sau: Các chất X, Y lần lượt là : A. H2S, SO2. B. SO2, hơi S. C. H2S, hơi S. D. SO2, H2S. Câu 8: Cho các phát biểu sau: (a) O2 và O3 cùng có tính oxi hoá nhưng O3 có tính oxi hoá mạnh hơn. (b) Lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử nhưng tính oxi hóa trội hơn. (c) Hiđro sunfua vừa có tính khử vừa có tính axit yếu. (d) Hiđro sunfua và lưu huỳnh đioxit đều có thể phản ứng với dung dịch kiềm. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 9: Khi nhiệt phân hoàn toàn m gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là A. KMnO4. B. AgNO3. C. KNO3. D. KClO3. Câu 10: Trong phương trình SO2 + Br2 +2H2O 2HBr + H2SO4, vai trò của các chất là: A. Br2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử. B. SO2 là chất oxi hóa, Br2 là chất khử. C. SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa. D. SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa. Câu 11: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc) và chất rắn không tan Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Gía trị m là: A. 14,5. B. 21,9. C. 15,5. D. 11,8. Câu 12: Phản ứng nào sau đây thường được dùng để điều chế lưu huỳnh dioxit trong phòng thí nghiệm: A. Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O + SO2. B. S + O2 SO2. C. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2. D. 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O. Câu 13: Clorua vôi là muối của canxi với 2 loại gốc axit là clorua Cl- và hipoclorit ClO-. Vậy clorua vôi gọi là muối gì? A. Muối kép. B. Muối hỗn tạp. C. Muối axit. D. Muối trung hoà. Câu 14: Trong tự nhiên có rất nhiều nguồn sinh ra khí Hiđrosunfua như sự phân hủy xác chết động vật, khí núi lửa...., nhưng không có sự tích tụ nó trong không khí. Nguyên nhân chính nào sau đây giải thích cho hiện tượng đó: A. H2S ở trạng thái khí nên dễ bị gió cuốn đi. B. H2S nặng hơn không khí. C. H2S dễ bị phân hủy trong không khí. D. H2S dễ bị oxi hóa trong không khí. Câu 15: Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc, nóng thu bao nhiêu lít khí clo (đktc) A. 4,48 lít. B. 8,96 lít. C. 3,364 lít. D. 2,24 lít. Câu 16: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là: A. Na. B. O. C. S. D. Cl. Câu 17: Theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất: A. vừa tăng, vừa giảm. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. tăng dần. Câu 18: Cho phản ứng hóa học sau: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3(k) ; H<0. Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên trong số các yếu tố sau: nhiệt độ (a), nồng độ (b), áp suất (c), diện tích tiếp xúc (d), chất xúc tác (e). A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 19: Hoà tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp kim loại Mg, Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thấy thoát ra V lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung sau phản ứng thu được 28,1 gam muối sunfat khan. Giá trị của V là: A. 5,6 lít. B. 8,96 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Câu 20: Các dung dịch không màu BaCl2, Na2SO4 ,NaOH, H2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt. Chỉ dùng thêm thuốc thử là quỳ tím, có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu chất trong số các chất trên: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 21: Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là gì? A. liên kết cho nhận. B. công hóa trị không cực. C. cộng hóa trị có cực. D. liên kết ion. Câu 22: Axit không thể đựng trong bình thủy tinh là: A. HNO3 B. H2SO4. C. HCl. D. HF. Câu 23: Cho các phát biểu sau: (a) Axit sunfuric là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi, (b) Axit sunfuric tan vô hạn trong nước, và tỏa rất nhiều nhiệt, (c) Khi pha loãng axit sunfuric đặc, ta cho nhanh nước vào axit và khuấy nhẹ (d) Axit sunfuric đặc có tính háo nước, da thịt tiếp xúc với nó sẽ gây bỏng nặng. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 24: Hoà tan 4,48 lít SO2 trong dung dịch nước Brom dư thu được dung dịch X, sau đó cho thêm dung dịch BaCl2 cho đến dư vào X thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị m là: A. 46,6 B. 23,3 C. 58,25 D. 34,95 Câu 25: Kim loại nào khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư hay tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư không tạo ra cùng một loại muối? A. Al. B. Mg. C. Fe. D. Zn. Câu 26: Đốt cháy một kim loại M trong bình đựng khí clo thu được 32,5 gam muối clorua, đồng thời thể tích khí clo trong bình giảm 6,72 lít (đtkc). Kim loại M là: A. Zn. B. Mg. C. Al. D. Fe. Câu 27: Cho các phản ứng hóa học sau: (a) N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3(k) ; H0 (c) CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k) , >0. (d) 4NH3 (k) + 3O2 (k) 2N2 (k) + 6H2O(h),< 0. (e) 2 SO2(k) + O2(k) 2SO3 (k). < 0. (f) 2NO2(k) N2O4 (k) , < 0. Số phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất là: A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 28: Cho các phát biểu sau: (a) Trong tự nhiên, nguyên tố oxi tồn tại 2 dạng thù hình là oxi và ozon. (b) Trong tự nhiên nguyên tố lưu huỳnh tồn tại 2 dạng thù hình là lưu huỳnh tà phương (Sβ) và lưu huỳnh đơn tà (Sα). (c) Khí oxi không màu, không mùi, không vị, hơi nặng hơn không khí, nó hóa lỏng ở nhiệt độ -1830C dưới áp suất khí quyển. (d) Ozon ở tầng cao có khả năng hấp thụ tia tử ngoại, nó bảo vệ con người và các sinh vật trên mặt đất tránh được tác hại của tia tử ngoại. (e) Trong điều kiện thường, Ozon là chất lỏng màu xanh nhạt, mùi đặc trưng. Số phát biểu không đúng là: A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 29: Cho 11,3 gam hỗn hợp bột Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 32,6 gam muối clorua khan. Thể tích khí H2 thu được ở (đkc) là: A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 8,96 lít. D. 3,36 lít. Câu 30: Cho phản ứng hóa học: Br2 + HCOOH 2HBr + CO2 . Lúc đầu nồng độ của HCOOH là 0,010 mol/l, sau 40 giây nồng độ của HCOOH là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 40 giây tính theo HCOOH là: A. 2,5.10-4 mol/(l.s). B. 2,5.10-5 mol/(l.s). C. 5,0.10-5 mol/(l.s). D. 2,0.10-4 mol/(l.s). ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: