PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP TỔ PHỔ THÔNG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề chỉ có một trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn thi: SINH HỌC 7 Ngày kiểm tra: 12/12/2014 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi) ĐỀ BÀI: Câu 1: (2 điểm) Em hãy nêu nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách phòng trừ bệnh kiết lỵ Câu 2: (2 điểm) Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang. Câu 3: (2 điểm) Viết sơ đồ vòng đời phát triển của Giun Đũa. Nêu các biện pháp phòng chống giun sán ký sinh ở người. Câu 4: (2 điểm) Đời sống và cấu tạo ngoài của Trai sông. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước? Câu 5: (2 điểm) Em hãy trình bày tập tính chăng lưới và bắt mồi của Nhện. -Hết- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2014-2015) MÔN SINH HỌC LỚP 7 Ngày kiểm tra: 12/12/2014 Câu 1: Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách phòng trừ bệnh kiết lỵ: (2đ) - Nguyên nhân: Do trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa người. (0,5đ) - Triệu chứng: Người bệnh đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày. (0,5đ) - Tác hại: Gây viêm loét niêm mạc ruột, nuốt hồng cầu làm người bệnh thiếu máu, đi ngoài nhiều lần dẫn đến suy kiệt sức lực. (0,5đ) - Cách phòng trừ: Ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn, vệ sinh nơi ở(0,5đ) Câu 2: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang: (2đ) + Đặc điểm chung: (1đ) - Cơ thể đối xứng tỏa tròn. - Ruột dạng túi. - Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào. - Đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công. + Vai trò: tạo vẻ đẹp và môi trường sạch của biển, cho vật liệu quí để làm đồ trang sức, mĩ nghệ. Cung cấp vôi cho xây dựng. Một số loài sứa được dùng làm thức ăn, một số loài sứa gây ngứa và độc, đảo san hô ngầm cản trở giao thông đường thủy(1đ) Câu 3: Viết sơ đồ vòng đời phát triển của Giun Đũa. Nêu các biện pháp phòng chống giun sán ký sinh ở người. (2đ) + Sơ đồ vòng đời phát triển của Giun Đũa: (1,5đ) – Thiếu 1 ý hoặc sai mũi tên trừ 0,25đ Ẩm Người ăn Trứng Ấu trùng trong trứng Ruột non ( lần 1 ) Giun đũa Ruột non ( lần 2 ) Gan, tim, phổi Vào máu + Các biện pháp phòng chống giun sán: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Uống thuốc tẩy giun 1 – 2 lần / năm. (0,5đ) Câu 4: Đời sống và cấu tạo ngoài của Trai sông. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước ? (2đ) + Đời sống và cấu tạo ngoài của Trai sông: - Sống ở đáy hồ ao, sông ngòi; ăn vụn hữu cơ. (0,5đ) - Trai có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở, dưới vỏ là áo trai, mặt trong áo tạo thành khoang áo, tiếp đến là tấm mang, ở giữa là thân và chân trai. (1đ) + Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa: Hằng ngày lượng nước vào cơ thể trai khá lớn, trai dinh dưỡng theo kiểu lọc nước lấy vụn hữu cơ do đó góp phần làm sạch môi trường nước(0,5) Câu 5: Tập tính chăng lưới và bắt mồi của Nhện. (2đ) Chăng lưới (1đ) Bắt mồi (1đ) - Chăng dây tơ khung - Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc - Chăng dây tơ phóng xạ - Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi - Chăng các sợi tơ vòng - Trói chặt mồi treo vào lưới để một thời gian - Chờ mồi - Nhện hút dịch lỏng ở con mồi -Hết- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA - MÔN SINH HỌC LỚP 7 HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2014 – 2015 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chương I Ngành ĐVNS Bệnh kiết lị: Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và phòng trừ Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: 2 đ Số điểm: 2 đ Chương II Ngành Ruột khoang Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: 2 đ Số điểm: 2 đ Chương III Ngành giun Viết sơ đồ vòng phát triển Giun Đũa. Cách phòng chống bệnh giun sán Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: 2 đ Số điểm: 2 đ Chương IV Thân mềm Đời sống và cấu tạo ngoài của Trai sông. Dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì với môi trường nước ? Số câu: 1/2 Số câu: 1/2 Số câu: 1 Số điểm: 1 đ Số điểm: 1 đ Số điểm: 2 đ Chương V Chân khớp Tập tính chăng lưới và bắt mồi của Nhện Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: 2 đ Số điểm: 2 đ Tổng cộng Số câu: 1,5 Số câu: 1 Số câu: 2 Số câu: 0,5 Số câu: 5 Số điểm: 10đ Số điểm: 3 đ Số điểm: 2 đ Số điểm: 4 đ Số điểm: 1 đ
Tài liệu đính kèm: