Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Thị xã An Nhơn

doc 1 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Thị xã An Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Thị xã An Nhơn
UBND THỊ XÃ AN NHƠN 	KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020 – 2021
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO	Môn: Hóa học — lớp 9
	Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề chính thức (Đề gồm 01 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Mỗi câu hỏi trong phần này có kèm theo các phương án trả lời A, B, C, D. Hãy chọn một phương án đúng nhất theo yêu cầu của từng câu hỏi rồi ghi vào tờ giấy làmbài.
Câu 1: Dãy kim loại sắp xếp theo tính dẫn điện giảm dần là:
A. Cu, Ag, Al, Zn, Fe.	B. Ag, Cu, Al, Fe, Zn.	
C. Zn, Fe, Al, Cu, Ag.	 	D. Fe, Al, Ag, Cu, Zn.
Câu 2: Cặp chất đều phản ứng được với dung dịch AlCl3:
A. Zn và HCI.	B. Fe và AgNO3.	C. Mg và NaOH.	D. HCl và AgNO3.
Câu 3: Phản ứng có thể chứng minh được Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học là:
A. cho Fe và Cu tác dụng với HNO3.
B. cho Fe và Cu tác dụng với H2SO4 đặc. 
C. cho Fe tác dụng với dung dịch CuSO4. 
D. cho Cu tác dụng với dung dịch FeSO4.
Câu 4: X là một phi kim hóa trị III trong hợp chất với hiđro. Biết thành phần phần trăm theo khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố nào sau đây?
A. Flo (F).	B. Clo (CI).	C. Nito (N).	D. Lưu huỳnh (S).
Câu 5: Dung dịch muối tác dụng được với cả Ni và Pb
A. Pb(NO3)2	B. Fe(NO3)2.	C. Cu(NO3)2.	D. Ni(NO3)2.
Câu 6: Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp gồm hai muối
A. NaCl và NaClO3.	B. NaCl và NaClO4.	
C. NaCl và NaClO2.	D. NaCl và NaClO.
Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng sau: Cu→ A→ Cu(OH)2 → B → C → Cu(NO3)2. Các chất A, B, C lần lượt là:
A. CuO, CuCl2, CuSO4.	B. CuSO4, CuO, CuCl2.	
C. CuCl2, CuSO4, CuO. 	D. CuSO4, CuCl2, CuO.
Câu 8: Biết:
+Khí A rất độc, không cháy, hòa tan trong nước, nặng hơn không khí và có tính tẩy màu. 
+Khí B rất độc, cháy được trong không khí sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.
+ Khí C không cháy, nặng hơn không khí, làm dục nước vôi trong.
A, B, C lần lượt là:
A. Cl2, CO, CO2.	B. SO2, H2, CO2.	C. Cl2, SO2, CO2.	D. H2, CO, SO2.
Câu 9: Cho 10 gam hỗn hợp bột các kim loại sắt và đồng vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 11 gam. Thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt và đồng trong hỗn hợp đầu là:
A. 35% và 65%.	B. 70% và 30%.	C. 40% và 60%.	D. 50% và 50%.
Câu 10: Để hòa tan 1,95 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và thu được 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặc khác, nếu hòa tan 1,6 gam oxit của kim loại Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl ở trên. Kim loại X và Y là: 
A. Zn và Fe. 	B. Zn và Cu.	C. Fe và Ag.	D. Fe và Zn.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1: (1,5 điểm). Viết các phương trình hóa học biểu diễn dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện nếu có:
	Fe ŠFeCl3 Š Fe(OH)3 ŠFe2O3 ŠFe
Bài 2: (1,5 điểm). Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các kim loại sau: Mg, Al, Ag.
Bài 3: (2 điểm). Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Al và Zn vào 500 ml dung dịch axit sunfuric, thu được 8,96 lít khí ở đktc.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
c) Tính nồng độ mol dung dịch axit sunfuric vừa đủ hòa tan hết lượng hỗn hợp kim loại trên.
(Ghi chú: Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học).

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2020_2021_pho.doc