Đề kiểm tra học kì I – lớp 9 năm học 2014 – 2015 môn: Hóa Học

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1213Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I – lớp 9 năm học 2014 – 2015 môn: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I – lớp 9 năm học 2014 – 2015 môn: Hóa Học
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 9
 NĂM HỌC 2014 – 2015
 MÔN: HÓA HỌC 
 Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)
Câu 1: (2,0) Chọn các chất thích hợp trong số các chất sau: H2O, H2SO4, CO, Cl2, AlCl3, SO3, Cu, để điền vào chỗ trống trong các sơ đồ phản ứng sau và lập phương trình hóa học:
a/ CaO + ........... → CaCO3
b/ Al + CuCl2 → ...........+ ..............
c/ Fe + ........... FeCl3
d/ Mg(OH)2 + ............. → MgSO4 + ...........
Câu 2: (2,0) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học khi:
a/ Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có sẵn dung dịch NaCl.
b/ Cho một dây kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4.
Câu 3: (2,0) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NaOH, NaNO3, Na2SO4.
Câu 4: (3,0) Hòa tan hoàn toàn 21g hỗn hợp bột nhôm (Al) và nhôm oxit (Al2O3) bằng dung dịch axit clohidric (HCl), sau phản ứng thu được 13,44 lít khí ở đktc.
a/ Viết phương trình hóa học của phản ứng trên.
b/ Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.
c/ Tính thể tích dung dịch HCl 36% có khối lượng riêng là 1,18g/ml để vừa đủ hòa tan hỗn hợp trên.
Câu 5: (1,0) Hòa tan 1,2g một kim loại M (chưa rõ hóa trị) cần dùng hết 200ml dung dịch HCl 0,5M. Xác định kim loại M, cho biết tên, kí hiệu? 
Cho biết: Al: 27, O: 16, H:1, Cl: 35,5, K: 39, Na: 23, Cu: 64, Mg: 24, Zn: 65.
--------------------Hết-----------------------
Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.
 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
LỚP 9 - NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: HÓA HỌC 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2,0)
a/ CaO + CO2 → CaCO3
0,5đ
b/ 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu
0,5đ
c/ 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
0,5đ
d/ Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
0,5đ
Câu 2
(2,0)
a. Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu trắng.
0,5đ
PTHH: AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
0,5đ
b. Hiện tượng: kẽm tan ra, có lớp chất rắn màu đỏ bám ngoài dây kẽm, dung dịch màu xanh nhạt dần.
0,75đ
PTHH: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
0,25đ
Câu 3
(2,0)
Lấy mỗi chất một ít để làm mẫu thử.
0,25đ
Cho quỳ tím vào các mẫu thử.
0,25đ
Nếu mẫu nào làm quỳ tím hóa xanh thì mẫu đó là dung dịch NaOH.
0,25đ
Hai mẫu còn lại không đổi màu quỳ tím là NaNO3, Na2SO4.
0,25đ
Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu còn lại, nếu mẫu nào xuất hiện kết tủa màu trắng thì mẫu đó là dung dịch Na2SO4.
0,5đ
PTHH: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
0,25đ
Mẫu còn lại là dung dịch NaNO3.
0,25đ
Câu 4
(3,0)
Số mol H2: 
0,25đ
PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
0,25đ
 0,4mol 1,2mol	0,6mol
0,5đ
	Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
0,25đ
	0,1mol 0,6mol
0,25đ
Khối lượng Al: mAl = n.M = 0,4.27 = 10,8(g)
0,25đ
Khối lượng Al2O3: = mhh - mAl = 21 – 10,8 = 10,2(g)
0,25đ
Số mol Al2O3: 
0,25đ
Khối lượng HCl: mHCl=n.M = (1,2+0,6).36,5 = 65,7(g)
0,25đ
Khối lượng dung dịch HCl: 
0,25đ
Thể tích dung dịch HCl cần dùng: VddHCl = 
0,25đ
Câu 5
(1,0)
Gọi hóa trị của kim loại M là n
Số mol HCl: nHCl = CM. V = 0,2. 0,5 = 0,1 (mol)
0,25đ
PTHH: 2M + 2nHCl → 2MCln + nH2 	
0,25đ
	 	0,1mol
Khối lượng mol của kim loại: (g/mol)
0,25đ
n
1
2
3
M
12 (loại)
24 (nhận)
36 (loại)
Vậy M là kim loại Magie (Mg).
0,25đ
Chú ý: 
- Sai cân bằng hoặc điều kiện phản ứng – 0,25 điểm.
- Sai cả cân bằng và điều kiện - 0,25điểm.
- Học sinh giải cách khác đúng vẫn đạt trọn điểm.
- Học sinh sai đơn vị từ 2 lần trở lên – 0,25 điểm/ toàn bài kiểm tra.
--------------------Hết-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_HKI_hoa_9.doc