Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Phong Điền

pdf 1 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 206Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Phong Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Phong Điền
Đề thi học sinh giỏi hóa 9 năm học 2022-2023- Phòng GD & ĐT Phong Điền 
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) 
Câu 1: (2,5 điểm) 
Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có) khi: 
a. Cho bột sắt vào dung dịch bạc nitrat dư. 
b. Cho mẫu nhỏ kim loại natri vào dung dịch đồng(II) clorua. 
c. Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol sắt (III) oxit và 0,2 mol kim loại đồng vào dung dịch axit sunfuric loãng dư. 
d. Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol kim loại kali và 0,2 mol nhôm oxit vào nước dư. 
Câu 2: (3,0 điểm) 
1. Xác định X và viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau: 
X2On →X→Ca(XO2)2n-4→X(OH)n →XCln →X(NO3)n →X 
2. Nung FeCO3 trong bình chứa oxi nguyên chất vừa đủ tới phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản phẩm 
gồm một oxit sắt duy nhất và khí X. Cho khí X sục từ từ tới dư vào dung dịch Ca(OH)2. Giải thích hiện 
tượng và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. 
Câu 3: (5,0 điểm) 
1. Cho 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: NaCl, Na2SO4, Ba(HCO3)2, NaHCO3, 
Na2CO3. Chỉ dùng thêm một hóa chất, trình bày cách nhận biết các dung dịch trên và viết các phương trình 
phản úng hóa học xảy ra. 
2. Từ các chất S, Fe, NaCl, MgCO3, H2O và các điều kiện cần thiết( nhiệt độ, xúc tác,...). Hãy viết các 
phương trình phản ứng hóa học điều chế 3 oxit bazơ và 4 bazơ. 
Câu 4: (4,5 điểm) 
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của hai nguyên tử A, B là 177 , trong đó tổng số hạt mang điện nhiều 
hơn tổng số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của B nhiều hơn số hạt mang điện của A là 8 . 
a. Xác định tên của các nguyên tử A, B. 
b. Cho 18,6 gam hỗn hợp X gồm hai đơn chất A và B tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung 
dịch Y. Cô cạn Y thu được 39,9 gam hô̂n hợp muối khan. Nếu cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch 
AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và tính giá trị m. Biết 
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 
Câu 5: 5,0 điểm) 
1. Cho A là dung dịch H2SO4 nồng độ aM. Trộn 500 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch KOH 2M, thu 
được dung dịch D. Biết 1/2 dung dịch D phản ứng vừa đủ với 0,255g Al2O3. Tính a. 
2. Đốt 40,2 gam hỗn hợp Agồm Mg và Al trong bình đựng khí Clo, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 
được 89,9 gam hỗn hợp B gồm 4 chất rắn. Cho hỗn hợp này tan hết trong dung dịch HCl dư thì thu được V 
lít khí hidro ( ở đktc). Dẫn V lít khí này đi qua bình đựng 96,0 gam CuO nung nóng. Sau một thời gian thấy 
chất rắn trong bình còn lại 80,64 gam( biết rằng chỉ có 80 % H2 đã phản ứng). Tính thành phần phần trăm 
về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A. 
(Cho NTK: Fe=56 ;O=16 ;H=1 ;S=32 ;Al=27 ;Ag=108 ;Cl=35,5 ;Zn=65 ;Ca=40 ;Mg=24) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2022_2023_pho.pdf