Đề kiểm tra học kì 2 năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn – khối 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1009Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn – khối 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì 2 năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn – khối 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD&ĐT THOẠI SƠN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS TT PHÚ HÒA
NĂM HỌC 2015 – 2016
–––––––––––––––––––––––––––
–––––––––––––––––––––
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 8
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Số báo danh: ; Phòng: 
A. PHẦN TRẮC NGHỆM: (3,0 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
	Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc đúng nhất; hoặc sắp xếp thứ tự chữ cái đúng yêu cầu vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Nỗi niềm của Thế Lữ gửi gắm qua bài thơ Nhớ rừng là:
A. Chán ghét thực tại tầm thường tù túng.	B. Ước mơ được thoát li thực tại.
C. Tình cảm hoài cổ chân thành.	D. Tình yêu thiên nhiên tha thiết.
Câu 2: Về ý nghĩa, bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng có điểm giống nhau là:
	A. Thể hiện niềm vui được sống hòa hợp giữa thiên nhiên của Bác Hồ.
	B. Thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của Bác Hồ.
C. Ca ngợi cuộc sống thanh đạm, giản dị của Bác Hồ.
D. Toát lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ.
Câu 3: Câu nào sau đây thuộc kiểu câu cảm thán?
A. Ôi, ước gì được thấy mưa rơi. 	 B. Cơn mưa lớn vẫn rình rập ngoài biển. 
C. Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi. D. Mưa yểu điệu như một nàng công chúa.
Câu 4: Câu mắc lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc) là câu:
A. Ngô Tất Tố và Nam Cao đều hướng ngòi bút vào số phận người nông dân.
B. Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng luôn phản ánh đời sống con người.
C. Lão Hạc là người trung thực, nhân hậu nên lão Hạc yêu thương con sâu nặng.
D. Chị Dậu không chỉ là người phụ nữ đảm đang mà chị Dậu còn yêu thương chồng con tha thiết.
Câu 5: Câu nào làm sáng tỏ ý kiến Chiếu dời đô thể hiện nỗi lòng của tác giả Lý Công Uẩn?
A. Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa.
B. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
C. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng của mình mà tự tiệm chuyển dời.
D. Dân cư khỏi chịu cảnh ngập lụt, khốn khổ.
Câu 6: Dòng nào là sai khi nói về các thể loại nghị luận trung đại?
A. Chiếu: thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
B. Hịch: thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
C. Cáo: thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
D. Tấu: một hình thức nghệ thuật hiện đại, là một loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng, thường mang yếu tố hài.
Câu 7: Ý nào không nêu đúng đặc điểm của câu trần thuật?
A. Câu trần thuật có chức năng chính là kể, tả, trình bày, thông báo,...
B. Câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, đôi khi kết thúc bắng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
C. Câu trần thuật được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp. 
D. Câu trần thuật được sử dụng khi người nói( viết) muốn biết thêm thông tin hay bày tỏ cảm xúc của mình.
Câu 8: Câu nào dưới đây có ý nghĩa tương đương với câu “Theo điều học mà làm” trong văn bản Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp?
A. Học ăn, học nói, học gói, học mở. 	B. Ăn vóc học hay.
C. Học đi đôi với hành. 	D. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Câu 9: Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì?
A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.
B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn.
C. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 10: Nghệ thuật nổi bật trong văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc là gì?
A. Kết hợp lí lẽ và tình cảm. 	B. Bút pháp trào phúng sắc sảo.
C. Giọng văn hùng hồn. 	D. Kết hợp hài hòa yếu tố chính luận và văn chương.
Câu 11: Dòng nào nói đúng nhất tính cách ông Giuốc-đanh trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Trích Trưởng giả học làm sang, Mô-li-e)?
A. Thích được tâng bốc, nịnh hót.
B. Không hề tiếc tiền để được làm sang.
C. Trưởng giả học đòi làm sang, lố lăng, mù quáng. 	
D. Dễ tính, rộng rãi, phóng khoáng.
Câu 12: Hành động nói trong câu nào dưới đây được thực hiện theo cách gián tiếp?
A. Anh tắt thuốc lá đi! 	B. Anh hãy ra ngoài hút thuốc lá.
C. Anh đừng hút thuốc lá nữa! 	D. Tôi rất muốn anh tắt thuốc lá.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Chọn một trong hai câu dưới đây để hoàn thành đoạn văn bên dưới. Hãy giải thích tại sao em lại chọn như thế.
a) Phía bên kia đường chợt vọng sang tiếng ô tô nổ máy.
b) Phía bên kia đường tiếng ô tô nổ máy chợt vọng sang.
Nó để ý về phía tay trái có một dãy tường rất cao nằm gần kề tường hồi ngôi nhà nó đang núp. Bên trên dãy tường có hàng cọc sắt nghiêng nghiêng, chăng dây thép gai. [] Tiếng sắt thép va chạm, tiếng người xì xồ gọi nhau.
(Phùng Quán, Tuổi thơ dữ dội)
Câu 2: (5,0 điểm) 
Dựa vào văn bản An Giang và vấn đề rác thải sinh hoạt hiện nay (Sách Ngữ văn địa phương An Giang), em hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề môi trường hiện nay.
 HẾT 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hk2.doc