Đề kiểm tra học kì II năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn – khối 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 957Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn – khối 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn – khối 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD&ĐT THOẠI SƠN	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS TT PHÚ HOÀ	 NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
 –––––––––––––––	––––––––––––––
	 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 8
	Thời gian: 90 phút
Số báo danh:Phòng:	 (Không kể thời gian phát đề)
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
A. PHẦN TRẮC NGHỆM: (3,0 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm)	
Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc đúng nhất; hoặc sắp xếp thứ tự chữ cái đúng yêu cầu vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” tác giả nhớ rừng muốn thể hiện điều gì?
A. Nỗi nhớ về quá khứ vàng son.	B. Khát vọng làm chủ thế giới.
C. Tình yêu nước nồng nàn.	D. Khát vọng tụ do mãnh liệt.
Câu 2: Về ý nghĩa, bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng có điểm giống nhau là:
	A. Thể hiện niềm vui được sống hòa hợp giữa thiên nhiên của Bác Hồ.
	B. Thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của Bác Hồ.
C. Ca ngợi cuộc sống thanh đạm, giản dị của Bác Hồ.
D. Toát lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ.
Câu 3: Câu nào sau đây thuộc kiểu câu cảm thán?
A. Ôi, ước gì được thấy mưa rơi.	B. Cơn mưa lớn vẫn rình rập ngoài biển. 
C. Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi. D. Mưa yểu điệu như một nàng công chúa.
Câu 4: Đọc đoạn thơ sau và hãy cho biết tác giả đã thể hiện tâm trạng gì qua đoạn thơ trên?
	“Ta nghe hè dậy bên lòng,
	 Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
	Ngột làm sao, chết uất thôi
	 Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
	 (Khi con tu hú, Tố Hữu)
A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng. 
B. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù. 
C. Buồn bực vì chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
D. Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn ngục tù. 
Câu 5: Cho đoạn văn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” (Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn)
Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
A. Kêu gọi tướng sĩ học Binh thư yếu lược.
B. Phản ánh sự hiểu biết sâu rộng của tác giả.
C. Khát vọng tự do của tác giả.
D. Lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn: đau xót trước cảnh tình của đất nước; uất ức, căm tức khi chưa trả được thù; sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.
Câu 6: Cách chữa nào dưới đây hợp lí mà ít thay đổi về nghĩa nhất đối với câu: “Nó không chỉ học giỏi mà rất chăm học”?
A. Nó không chỉ học giỏi mà nó rất ngoan ngoãn.
B. Tuy nó học giỏi nhưng nó không kiêu căng
C. Nó học giỏi vì nó rất chăm học. 
D. Mặc dù nó chăm học nhưng nó không học giỏi.
Câu 7: Sắp xếp các câu thơ sau sao cho đúng với thứ tự trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
	A. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!	B. Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
	C. Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ	D. Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
 (1)	(2)	 (3)	 (4)
Câu 8: Trật tự từ trong câu nào thể hiện thứ tự trước câu theo thời gian?
A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.
B. Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó, người ta đã chụp rồi.
C. Bạc phơ mái tóc người cha.
D. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập.
Câu 9: Hãy nối cột bên trái với cột bên phải sao cho các tác hại đúng với từng nhóm rác thải sinh hoạt được đề cập trong văn bản An Giang và vấn đề rác thải sinh hoạt hiện nay.
 A. Rác vô cơ	:   
1. Gây ngộ độc, tử vong.
 B. Rác hữu cơ	:    
2. Gây mất thẫm mỹ, gây thương tích, làm giảm diện tích, suy giảm sự sống của thực vật. 
 C. Rác độc hại:   
3. Gây ra vi khuẩn có hại, gây bệnh truyền nhiễm. 
Câu 10: Nghệ thuật nổi bật trong văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc là gì?
A. Cảm hứng trào phúng không tách rời cảm hứng trữ tình.
B. Tác giả đã châm biếm, trào phúng để tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
C. Giọng điệu của tác phẩm kết hợp diễu cợt, mỉa mai, phản bác.
D. Tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh sinh động, có sức tố cáo.
Câu 11: Điểm giống nhau của ba văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta là gì?
A. Vừa là áng văn chương bất hủ, vừa là văn kiện lịch sử quan trọng gắn với lịch sử dân tộc.
B. Vừa mang tư tưởng, tình cảm của cá nhân kiệt xuất, vừa kết tinh ý chí dân tộc trong mỗi hoàn cảnh cụ thể.
C. Thể hiện hùng hồn thiết tha lòng yêu nước nồng nàn, ý thức dân tộc sâu sắc.
D. Các tác phẩm cùng có những đặc điểm trên. 
Câu 12: Lượt lời là gì?
A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại.
B. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại.
C. Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại.
D. Là sự thay đổi luân phiên lời nói giữa những người đối thoại với nhau.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
Tôi bật cười bảo lão:
	- Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bay giờ đói mà tiền để lại?
- Không, ông giáo ạ! Tôi ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
- Đã đành rằng thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?...Tôi căn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.
	Thấy ông lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:
	- Có đồng nào , cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn? 
Lão cười nhạt bảo:
- Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấyThế nào rồi cũng xong.
	 (Lão Hạc, Nam Cao)
	a) Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động trong đoạn văn.
	b) Em hiêu cái “cười nhạt” và câu nói “Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấyThế nào rồi cũng xong” của lão Hạc như thế nào?
Câu 2: (5,0 điểm) 
	Suy nghĩ của em về vấn nạn bạo lực học đường?
 HẾT 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_HK2.doc