Phòng GD Đức Phổ Trường THCS Phổ Thạnh MA TRẬN BÀI KIỂM TRA HK I MÔN SINH 9 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức a. Biết : - HS nắm được phép lai 1 và 2 cặp tính trạng của menđen. - Trình bày được khái niệm phép lai phân tích và kết quả của phép lai phân tích. - Trình bày được các yếu tố tạo nên tính đặc trưng của prôtêin. - Nắm được các dạng đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST. b. Hiểu - Tỉ lệ kiểu hình của phép lai 1 và 2 cặp tính trạng của menđen. - Tìm ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa thường biến với đột biến. - Hiểu nguyên tắc bổ sung trong 2 mạch của phân tử AND và trong quá trình tổng hợp ARN từ mạch đơn của phân tử AND. c. Vận dụng : - Xác định được số lượng NST có trong tế bào ở các kỳ của nguyên phân. - Xác định được số tế bào con được tạo ra qua n lần nguyên phân. - Tính được số mỗi loại, tổng số liên kết hiđro khi biết chiều dài của phân tử AND. - Tính được tổng số nu môi trường nội bào cung cấp qua n lần phân bào của phân tử AND. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy logic. - Phát triển kỹ năng tính toán trong sinh học. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập. 3. thái độ - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn. - Giáo dục ý thức trung thực trong kiểm tra. II. THIẾT LẬP MA TRẬN STT Tên chủ đề Nhận Biết Thông Hiểu Vận Dụng Thấp Vận Dụng Cao TỔNG CỘNG TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Các thí nghiệm của menđen 1 câu Câu 2 2 câu Câu 1 và 2 3 câu 2.0đ (20%) Điểm (%) 1.0đ (10%) 1.0đ ( 10%) 2 Nhiễm sắc thể 1 câu Câu 1 2 câu Câu 3 và 4 3 câu 2.0đ (20%) Điểm (%) 1.0đ (10%) 1.0đ (10%) 3 AND và gen 2 câu Câu 5 và 6 1câu Câu 4a 2 câu Câu 4 b và c 5 câu 3.0đ (30%) Điểm (%) 1.0đ (%) 1.0đ (10%) 1.0đ (10%) 4 Biến dị 2 câu Câu 7 và 8 1 câu Câu 3 3 câu 3.0đ (30%) Điểm 1.0đ (10%) 2.0đ (20%) TỔNG CỘNG 4 câu 3.0đ(30%) 5 câu 4.0đ(40%) 3 câu 2.0đ(20%) 2 câu 1.0đ(10%) 14 10.0đ (100%) Giáo viên TRƯƠNG THỊ VƯƠNG Trường THCS Phổ Thạnh Họ và tên : Lớp : 9/ Đề kiểm tra HK I môn sinh 9 ( Thời gian : 45 phút ) Mã phách Điểm bằng số Điểm bằng chữ Chữ ký giám thị Mã phách A. TRẮC NGHIỆM (4đ): I .Hãy chọn phương án đúng và ghi vào phần bài làm (4đ): Câu 1: Tỉ lệ kiểu hình ở F1 của phép lai P : Aa x Aa ( Trường hợp trội hoàn toàn ) là : A . 3 : 1 B . 1:1 C. 9:3:3:1 D. 1:2:1 Câu 2: Tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình ở F1 của phép lai P : AaBbCcDd x Aabbccdd lần lượt là : 16, 2,8. B. 16, 2, 32. C. 9, 3,3,1 D. 3, 2,1. Câu 3: Một tế bào 2n = 12 đang ở kỳ sau của nguyên phân . Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu ? 6 B. 12 C. 48 D. 24. Câu 4: Hai tế bào cùng tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần. Số tể bào con được tạo ra là: 6 B. 8 C. 16 D. 24 Câu 5: Một mạch đơn của phân tử AND có trình tự như sau : - A-G-X-A-T-A-G-T-A-X-G-T- . Mạch bổ sung có trình tự như thế nào ? – T-X-G-T-A-T-X-A-T-G-X-A- B. – U-X-G-U-A-U-X-A-U-G-X-A- C. – T-X-G-T-U-T-X-U-T-G-X-T- D. – T-G-X-T-A-T-G-A-T-X-G-T- Câu 6: Một mạch đơn của gen có trình tự như sau : - G-A-A-X-T-G-A-X-T-A- . Phân tử ARN được tổng hợp từ mạch đơn của gen đó có trình tự nhưu thế nào ? – X-T-T-G-A-X-T-G-A-T- B. – X-U-U-G-A-X-U-G-A-U- C. – X-T-T-G-U-X-T-G-U-T- C. – G-U-U-X-A-G-U-X-A-U- Câu 7 : Một đoạn NST có trình tự như sau: ABCEFGH sau khi bị biến đổi cấu trúc có trình tự là ABCEFEFGH. Đột biến trên thuộc dạng nào? Mất đoạn B. Đảo đoạn C. Chuyển đoạn D. Lặp đoạn Câu 8 : Một tế bào 2n= 24 sau khi bị đột biến thì 2n= 36. Đột biến trên thuộc loại nào? Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc NST C. Đa bội thể D. Dị bội thể B .TỰ LUẬN (6đ) Câu 1(1.0đ) Thế nào là phép lai phân tích? Kết quả của phép lai phân tích như thế nào? Câu 2 (1.0đ) Tính đặc trưng của Prôtêin do những yếu tố nào xác định? Câu 3 (2.0đ) Điểm giống và khác nhau giữa thường biến và đột biến? Câu 4 (2.0đ) Một phân tử AND có chiều dài 10200 A0 . Trong đó số nuclêôtit loại A chiếm 15%. a. Tính số nuclêôtit mỗi loại. Tính tổng số liên kết hiđro có trong phân tử AND. Phân tử AND tự nhân đôi liên tiếp 4 lần. Tính tổng số nuclêôtit mà môi trường nội bào đã cung cấp. BÀI LÀM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 điểm) Mỗi phương án đúng đạt 0.5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/ án PHÒNG GD-ĐT ĐỨC PHỔ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS PHỔ THẠNH MÔN: SINH HỌC 9 GV: TRƯƠNG THỊ VƯƠNG HỌC KỲ I-NĂM HỌC:2015-2016 Tổ: Tự Nhiên II Câu Nội dung Điểm A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : 4 điểm Mỗi phương án đúng đạt 0.5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/ án A B D C A B D C 4.0đ B. PHẦN TỰ LUẬN: 6 điểm Câu 1 1.0đ điểm Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen(0.25đ) với cá thể mang tính trạng lặn.(0.25đ) - Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.(0.25đ) - Nếu kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.(0.25đ) 1.0đ Câu 2 1.0đ điểm Prôtêin không chỉ đặc trưng bởi thành phần, số lượng(0.25đ) và trật tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin(0.25đ) mà còn đặc trưng bởi cấu trúc không gian(0.25đ) và số chuỗi axit amin.(0.25đ) 1.0đ Câu 3 2.0đ điểm So sánh thường biến với đột biến. a. Giống nhau : - Đều có sự biến đổi kiểu hình .(0.25đ) - Đều chịu sự tác động từ môi trường.(0.25đ) b. Khác nhau: Thường biến Đột biến Điểm - Do điều kiện ngoại cảnh thay đổi. - Không gây biến đổi vật chất di truyền. - Không di truyền. - Phát sinh đồng loạt theo cùng 1 hướng xác định. - Có lợi cho sinh vật. - Không có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa. - Do các tác nhân vật lí và hóa học gây ra. - Gây biến đổi vật chất di truyền. - Di truyền. - Phát sinh ngẫu nhiên, mang tính cá thể. - Thường có hại . - Là cơ sở của chọn giống và tiến hóa. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 2.0đ Câu 4 2.0đ a. Tổng số nuclêôtit của phân tử AND là : N = lx2 : 3,4 = 10200x2 : 3,4 = 6000 nu (0.25đ) %A = %T = 15% => %G = %X = 35% (0.25đ) Số nuclêôtit mỗi loại : A = T = 6000 X 15/100 = 900 nu (0.25đ) G = X = 6000 X 35/100 = 2100 nu (0.25đ) b. Tổng số liên kết hiđro là : H = 2A + 3G = 2.900 + 3.2100 = 8100 liên kết (0.5đ) c. Tổng số nuclêôtit môi trường nội bào cung cấp là : N = 6000. (24 – 1) = 6000. 15 = 90000 nu (0.5đ) 2.0đ
Tài liệu đính kèm: