Trường THPT Phan Chu Trinh Kiểm tra giữa HKII năm học 2020 - 2021 Họ và tên:..Lớp: Môn: Hóa 10. I.Phần trắc nghiệm Câu 1: Phản ứng nào sau đây không chứng minh được H2S có tính khử? A. H2S + 4Cl2 + 4H2O ® H2SO4 + 8HCl. B. H2S + 2NaOH ® Na2S + 2H2O. C. 2H2S + 3O2 ® 2H2O + 2SO2. D. 2H2S + O2 ® 2H2O + 2S. Câu 2: Cho phương trình phản ứng sau: H2S(-2) + 2NaOH → Na2S(-2) + 2H2O. H2S thể hiện tính: A. Tính khử B. Tính bazơ yếu.R(OH) C. Tính oxi hóa. D. Tính axit yếu H(X) Câu 3: Kim loại nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường. A. Al B. Fe C. Hg D. Cu Câu 4: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử? A. Br2 B. F2 C. I2 D. Cl2 HCl(-1) HClO(+1) * Cl,Br,I là vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá còn F chỉ có tính oxh Câu 5: Dãy chất gồm những chất vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử là: A. SO2, O3 B. H2S, SO2 C. S, SO2 D. F2, SO2 S : -2 0 +2 +4 +6 Câu 6: Nước Giaven là hỗn hợp của các chất nào sau đây? A. NaCl, NaClO4, H2O B. NaCl, NaClO3, H2O C. NaCl, NaClO, H2O D. HCl, HClO, H2O Câu 7: Axit có khả năng ăn mòn thủy tinh là: A. HBr. B. HCl. C. HI. D. HF. Câu 8: Chất khí màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng là : A. Cl2 B. O3 C. SO2 D. H2S Câu 9: Clorua vôi là muối của canxi với 2 loại gốc axit là clorua Cl- và hipoclorit ClO-. Vậy clorua vôi gọi là muối gì? A. Muối của 2 axit B. Muối trung hoà C. Muối kép D. Muối hỗn tạp Câu 10: Vị trí của O2 trong bảng HTTH là A. Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA B. Ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VIA C. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA D. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA 1s2 2s2 2p4 Câu 11: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì : A. vẫn trong suốt không màu B. xuất hiện chất rắn màu đen C. chuyển thành màu đỏ nâu D. dung dịch bị vẫn đục màu vàng. SO2 + H2S à S + H2O Câu 12: Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là gì? A. công hóa trị không cực. B. cộng hóa trị có cực. C. liên kết cho nhận. D. liên kết ion. Câu 13: Trạng thái đúng của brom là: A. khí. B. lỏng. C. không xác định. D. rắn Câu 14: Trong phản ứng clo với nước, clo là chất: A. vừa oxi hóa, vừa khử. B. oxi hóa. C. không oxi hóa, khử D. khử. (0)Cl2 + H2O à HCl(-1) + HClO(+1) Câu 15: Chỉ ra phương trình hoá học đúng, xảy ra ở nhiệt độ thường A. 4Ag + O2 → 2Ag2O. B. 6Ag + O3 → 3Ag2O. C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2. D. 4Ag + 2O2 → 2Ag2O + O2. Câu 16: Thuốc thử để nhận ra iot là: A. hồ tinh bột. B. Quì tím. C. phenolphthalein. D. nước brom. Câu 17: Cho các chất: 1) Fe3O4 2) KClO3 3) CaCO3 4) KMnO4 5) H2O. Những chất được dùng để điều chế khí Oxi ở phòng thí nghiệm là: A. 2, 4 B. 3, 4, 5 C. 1, 2, 3 D. 2, 5 Câu 18: Hiđrô sunfua là một chất A. có tính ôxi hoá yếu B. có tính khử mạnh C. vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá D. có tính ôxi hoá mạnh H2S (-2) Câu 19: Phương pháp điều chế khí clo trong công nghiệp là: A. cho HCl tác dụng với chất oxi hóa mạnh. B. điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp. C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp. D. điện phân dung dịch NaCl. Câu 20: Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây: A. KClO3. B. NaCl. C. KMnO4. D. HCl. KMnO4 + HCl(-1) đ à Cl2(0) MnSO4 (+2) Câu 21: Khi nung nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là: A. sự phân hủy. B. sự thăng hoa. C. sự chuyển trạng thái. D. sự bay hơi. Câu 22: Trong phương trình (+4)SO2 + (0)Br2 + 2H2O à 2HBr(-1) + H2SO4(+6). vai trò của các chất là: A. SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa B. SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa C. SO2 là chất oxi hóa, Br2 là chất khử D. Br2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử Câu 23: Thuốc thử của axit clohidric và muối clorua là: A. dd Na2CO3. B. phenolphthalein. C. ddNaOH. D. ddAgNO3. Phenolphthalein khi gặp bazo -> hoá hồng AgNo3 + HCl -> AgCl ( kết tủa trắng) NaCl + AgNo3 -> AgCl kết tủa trắng Na2CO3 + HCl -> NaCl + H2O + CO2 ( sủi bọt khí ) NaCl + Na2CO3 không có hiện tượng. Câu 24: Lưu huỳnh có các mức oxi hóa là: A. +1;+3;+5;+7 B. -1;0;+1;+3;+5;+7 C. -2,0,+4,+6 D. -2;0;+6;+7 ----------------------------------------------- II. Phần tự luận Câu 1: (2đ) Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có): Cl2 NaCl HCl H2S S Giải: (1) Cl2 + NaOH à NaCl + NaClO + H2O (2) NaCl + H2SO4 đ -> HCl + Na2SO4 (3) HCl + FeS -> FeCl2 + H2S (4) SO2 + H2S -> S + H2O Câu 2: a/ (1 đ) Cho 3,07 (g) hỗn hợp A gồm Al và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 1,456 (l) khí H2 thoát ra (đkc). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. 2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2 x 3/2 x 27x + 56y = 3,07 => x= 0,01 y= 0,05 3/2x + y = 0,065 Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 y y n H2 = 0,065 mol m Al = 27.0,01 = 0,27g %Al = 0,27/3,07 x100 = 8,8% => m Fe = 91,2% b/ (1 đ) Có 1 hỗn hợp gồm NaCl và NaBr, trong đó NaBr chiếm 10% về khối lượng. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp vào nước rồi cho khí clo lội qua đến dư, làm bay hơi dung dịch thu được tới khi thu được muối khan. Xác định % khối lượng hỗn hợp ban đầu giảm bao nhiêu ? ( Al = 27, Fe = 56, Na = 23, F = 19, Cl = 35,5, Br = 80, Ag = 108)
Tài liệu đính kèm: