Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021

docx 6 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 423Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021
SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII
 Mã phách
TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT AN LÃO
NĂM HỌC 2020 – 2021
Họ và tên:..........................................
 Môn: Sinh học – Lớp: 12
Lớp: .................SBD:........................
 Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)
..........................................................................................................................................
Điểm
Giám thị 1
Giám thị 2
Giám khảo
Mã phách
PHẦN TRẮC NGHIÊM (7 điểm)	
Câu 1: Có các loại môi trường phổ biến là:
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
Câu 2: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa
A. sự phân bố các cá thể hợp lí hơn
B. đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn
C. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thái tối ưu nguồn sống của môi trường
D. số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
Câu 3: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ, kích thước, kiểu tăng trưởng
B. sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
C. cấu trúc giới tính, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
D. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
Câu 4: Tuổi sinh lí là:
A. thời điểm có thể sinh sản.
B. thời gian sống thực tế của cá thể.
C. tuổi bình quân của quần thể.
D. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
Câu 5: Quần xã sinh vật là
A. một tập hợp nhiều quần thể sinh vật cùng một loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
B. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
C. một tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.
D. một tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
Câu 6: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là
A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ. 
B. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã.
C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.
D. thành phần loài và sự phân bố các cá thể trong không gian của quần xã.
Câu 7: “Hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài tròng quần xã” gọi là:
A. cân bằng sinh học.	B. cân bằng quần thể.
C. khống chế sinh học.	 	D. giới hạn sinh thái.
(Thí sinh không được viết ở phần gạch chéo này)
Câu 8: Hệ sinh thái bao gồm:
A. Quần xã sinh vật và sinh cảnh.	
B. Tác động của các nhân tố vô sinh lên các loài.
C. Các loài quần tụ với nhau tại một không gian xác định.
D. Các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau.
Câu 9: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:
A. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải .
B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
C. Sinh vật ăn động vật, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải.
D. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.
Câu 10: Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu.
A. hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.	B. hệ sinh thái lục địa và đại dương.
C. hệ sinh thái rừng và biến.	D. hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo.
Câu 11: Lưới thức ăn là 
A. gồm nhiều chuỗi thức ăn.
B. gồm nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau.
C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắc xích chung.
D. gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Câu 12: Có những dạng tháp sinh thái nào?
A. Tháp số lượng và tháp sinh khối.	B. Tháp sinh khối và tháp năng lượng.
C. Tháp năng lượng và tháp số lượng.	D. Tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng.
Câu 13: Chu trình sinh địa hoá là:
A. chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên.
B. sự trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã.
C. sự trao đổi vật chất giữa các loài sinh vật thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
D. sự trao đổi vật chất giữa sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất.
Câu 14: Sinh quyển là:
A. toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đá, nước và không khí của Trái Đất.
B. toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất.
C. toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đá, đất và không khí của Trái Đất.
D. toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đá, đất, nước và không khí của Trái Đất.
Câu 15: Nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái Đất là:
A. gió.	B. điện.	C. nhiệt.	D. mặt trời.
Câu 16: Hiệu suất sinh thái là:
A. tỉ lệ phần trăm năng lượng chuyển hóa giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
B. tỉ lệ phần trăm lượng chất khô chuyển hóa giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
C. tỉ lệ phần trăm lượng thức ăn chuyển hóa giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
D. tỉ lệ phần trăm năng lượng bị thất thoát giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
Câu 17: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm:
A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
(Thí sinh không được viết ở phần gạch chéo này)
Câu 18: Xét các yếu tố sau đây:
I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể trong quần thể .
III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.
IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:
A. I và II. 	B. I, II và III. 	C. I, II và IV. 	D. I, II, III và IV.
Câu 19: Trường hợp nào sau đây là kiểu biến động không theo chu kì?
A. Ếch nhái tăng nhiều vào mùa mưa
B. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân
C. Gà rừng chết rét
D. Cá cơm ở biển Peru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 7 năm/lần
Câu 20: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mối quan hệ vật chủ- vật ký sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt.
B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể sống chung trong cùng một sinh cảnh.
C. Trong tiến hóa, các loài trùng nhau về ổ sinh thái thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái.
D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.
Câu 21: Cấu trúc phân tầng trong quần xã có vai trò chủ yếu nào sau đây?
A. Xảy ra cạnh tranh giữa các loài, giúp điều chỉnh số lượng cá thể trong quần xã.
B. Xảy ra quan hệ hỗ trợ giữa các loài, giúp số lượng cá thể của quần xã tăng lên.
C. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. 
D. Phân bố đều các cá thể trong quần thể và quần xã.
Câu 22: Nhóm hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái nhân tạo?
A. Rừng ngập mặn, suối.	 	B. Biển, sông, rừng ôn đới.
C. Bể cá cảnh, ruộng lúa, công viên.	D. Rừng nhiệt đới, bể cá cảnh.
Câu 23: Cho lưới thức ăn sau đây: 
 Cỏ châu chấu gà rắn 
 Sâu ếch sinh vật phân giải
 Thỏ hổ
	Loài nào có nhiều mắc xích chung nhất trong các loài sau đây?
A. Gà.	B. Rắn.	C. Thỏ.	D. Châu chấu.
Câu 24: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm mục đích mô tả quan hệ dinh dưỡng
A. giữa các loài trong quần xã.	B. giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã.
C. giữa các loài trong quần thể.	D. và nơi ở giữa các loài trong quần xã.
Câu 25: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng?
A. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbondioxit.
B. Thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ.
C. Động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt.
D. Phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình.
(Thí sinh không được viết ở phần gạch chéo này)
Câu 26: Cho các khu sinh học sau đây:
(1) Thảo nguyên.	(2) Savan.	(3) Rừng Taiga.	(4) Đồng rêu hàn đới.
Các khu sinh học được sắp xếp theo vi độ Bắc tăng dần là:
A. (1), (2), (3), (4). 	B. (2), (1), (3), (4).	C. (2), (1), (4), (3).	D. (2), (4), (3), (1).
Câu 27: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao
A. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).
B. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
C. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).
D. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
Câu 28: Nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng (Tài nguyên tái sinh, không tái sinh hoặc năng lượng vĩnh cửu):
A. Rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước.	B. Dầu mỏ, khí đốt và tài nguyên sinh vật.
C. Bức xạ mặt trời, rừng, nước.	D. Tài nguyên sinh vật, khí đốt.
PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
	Câu 1: Giải thích tại sao quá trình diễn thế sinh thái trong tự nhiên lại thường diễn ra theo một trình tự xác định và có thể dẫn đến hình thành một quần xã tương đối ổn định? (1,0 điểm)
	Câu 2: Hãy xây dựng một chuỗi thức ăn có 5 loài sinh vật mở đầu bằng sinh vật sản xuất. Chỉ ra các sinh vật thuộc sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải trong chuỗi thức ăn đó? (1,0 điểm)
	Câu 3: Từ những hiểu biết về quần xã sinh vật hãy đề xuất cách lựa chọn những loài cây có thể trồng xen canh trong cùng một đơn vị diện tích để nâng cao hiệu quả kinh tế? Giải thích vì sao phải lựa chọn như vậy? (0,5 điểm)
	Câu 4: Biết năng lượng mặt trời chiếu xuống một hệ sinh thái là 9.1010 kcal. Năng lượng của sinh vật sản xuất là 4,5 x 108 kcal. Năng lượng sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 45.107 kcal, của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là 9.107 kcal. Xác định: (0,5 điểm)
a) Hiệu suất quang hợp của sinh vật sản xuất.
b) Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2.
BÀI LÀM
PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
Câu
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
Đáp án
PHẦN TỰ LUẬN:
(Thí sinh không được viết ở phần gạch chéo này)
(Thí sinh không được viết ở phần gạch chéo này)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2020_2.docx