Đề kiểm tra chất lượng ôn thi THPT quốc gia lần II năm 2016 môn: Sinh - Trường thpt Sông Lô (kèm các mã đề + đáp án)

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 990Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng ôn thi THPT quốc gia lần II năm 2016 môn: Sinh - Trường thpt Sông Lô (kèm các mã đề + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng ôn thi THPT quốc gia lần II năm 2016 môn: Sinh - Trường thpt Sông Lô (kèm các mã đề + đáp án)
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦ N II NĂM 2016
Môn: SINH
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề 
(Đề thi có 6 trang)
Mã đề thi 132
Câu 1: Trong các loại sinh vật sau đây, loại nào không phải là sản phẩm của chuyển ghép gen ?
A. Chuột bạch có khối lượng gần gấp đôi so với con chuột bình thường cùng lứa.
B. Vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin làm thuốc điều trị bệnh tiểu đường cho người.
C. Lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp b - carôten trong hạt.
D. Cây dâu tằm có lá to, nhiều lá, lá dày, xanh đậm.
Câu 2: Một đoạn ADN chứa các cặp nuclêôtit chưa hoàn chỉnh như sau: 
3 ’ ATG TAX GTA GXT.. 5’ . 
5 ’ TAX ATG XAT XGA3’ . 
Hãy viết trình tự các nuclêôtit trong mARN được tổng hợp từ gen trên?
A. AUGXAUXGA.	B. TAXATGXATXGA.
C. UAXAUGXAUXGA.	D. AUGUAXGUAGXU.
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính X?
A. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XX.
B. Có hiện di truyền chéo.
C. Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới.
D. Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau.
Câu 4: Theo Đacuyn, loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của (A) theo con đường của (B). (A) và (B) lần lượt là
A. Đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên.	B. Chọn lọc tự nhiên, cách li sinh sản.
C. Chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.	D. Chọn lọc nhân tạo, phân li tính trạng.
Câu 5: Đem F1 dị hợp về 3 cặp gen (Aa, Bb, Dd), kiểu hình cây cao, hạt nhiều, chín sớm giao phấn với nhau, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình như sau: 1357 cây cao, hạt nhiều, chín sớm; 207 cây thấp, hạt ít, chín muộn; 368 cây cao, hạt ít, chín muộn; 367 cây thấp, hạt ít, chín sớm. Kiểu gen của F1 và tỉ lệ các loại giao tử của F1 là
A. x ; ABD = abd = 30%, Abd = aBD = 20%.
B. x ; ABD = abd = 15%, Abd = aBD = 35%.
C. x ; ABD = abd = 40%, Abd = aBD = 10%.
D. Aa x Aa ; ABD = abd = 30%, Abd = aBD = 20%.
Câu 6: Đặc trưng nào quan trọng nhất đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi?
A. Mật độ cá thể của quần thể.	B. Sự phân bố cá thể của quần thể.
C. Tỉ lệ giới tính.	D. Tỉ lệ giữa các nhóm tuổi.
Câu 7: Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen, khi giảm phân tạo giao tử ABD = 16%. Kiểu gen và tần số hoán gen của cơ thể này là
A. Aa ; f = 36 %.	B. Aa ; f = 30%.	C. Aa ; f = 32%.	D. Aa ; f = 36%.
Câu 8: Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, cặp AA phân ly bình thường. Theo lí thuyết, phép lai: ♀AABb × ♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 6.	B. 14.	C. 12.	D. 8.
Câu 9: Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng
A. tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp.
B. ngày càng phong phú, đa dạng về kiểu gen.
C. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
D. ngày càng ổn định về tần số các alen.
Câu 10: Những đặc điểm nào ở loài người chủ yếu được quyết định bởi kiểu gen, không phụ thuộc môi trường?
	I. Đặc điểm tâm lí, ngôn ngữ	II. Hình dạng tóc, nhóm máu
	III. Tuổi thọ.	IV. Màu mắt, màu da, màu tóc
	V. Khả năng thuận tay phải, tay trái
	Phương án đúng là
A. III, IV và V.	B. I, II và V.	C. II và IV.	D. II, IV và V.
Câu 11: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.
D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 12: Để tạo ra cơ thể mang bộ NST của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính, người ta sử dụng phương pháp
A. lai tế bào xôma.	B. đột biến nhân tạo.	C. kĩ thuật di truyền.	D. nhân bản vô tính.
Câu 13: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn, cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau: 
(1) AAaaBbbb x aaaaBBbb. 	(2) AAaaBBbb x AaaaBbbb. 
(3) AaaaBBBb x AAaaBbbb. 	(4) AaaaBBbb x AaBb. 
(5) AaaaBBbb x aaaaBbbb. 	(6) AaaaBBbb x aabb. 
Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình?
A. 1 phép lai.	B. 3 phép lai.	C. 2 phép lai.	D. 4 phép lai.
Câu 14: Các cá thể trong một quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây?
	1. Quan hệ hỗ trợ	2. Quan hệ cạnh tranh khác loài
	3. Quan hệ đối địch	4. Quan hệ cạnh tranh cùng loài
	5. Quan hệ ăn thịt con mồi
A. 1, 4.	B. 1, 3, 4.	C. 1, 2, 3, 4.	D. 1, 2, 3, 4, 5.
Câu 15: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 24	B. 25.	C. 48	D. 12
Câu 16: Với p, q lần lượt là tần số tương đối của các alen A,
A. Phương trình Hacdi - Vanbec có dạng
	A. p(A) + q(a) = 1.
B. p2.q2 = []2.
C. p(A) = p2 + 2pq.
D. p2(AA) + 2pq(Aa) + q2(aa) = 1.
Câu 17: Ở một loài ruồi giấm, tính trạng hình dạng cánh do một cặp gen điều khiển. Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng, thu được đời F1 tất cả con cái đều cánh dài, tất cả con đực đều cánh ngắn. Tiếp tục cho F1 giao phối, đời F2 xuất hiện 4 loại kiểu hình phân phối theo số liệu sau: 297 con cái cánh dài, 302 con cái cánh ngắn, 296 con đực cánh dài, 301 con đực cánh ngắn. Đem một cá thể đực đời F2 giao phối với cá thể khác chưa biết kiểu gen, thu được đời F3 có 124 con đực cánh dài, 252 con cái cánh dài, 126 con đực cánh ngắn. Xác định kiểu gen cá thể đực F2 và cá thể cái đem lai với nó?
A. XAY và XAXa.	B. XAY và XaXa.	C. XAY và XAXA.	D. XaY và XAXA.
Câu 18: Thỏ Himalaya bình thường có lông trắng, riêng chòm tai, chóp đuôi, đầu bàn chân và mõm màu đen. Nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì
A. lông mọc lại đổi màu khác.	B. lông mọc lại ở đó có màu trắng.
C. lông mọc lại ở đó có màu đen.	D. lông ở đó không mọc lại nữa.
Câu 19: Loại đột biến nào sau đây có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể?
A. Đột biến xoma và đột biến sinh dục	B. Đột biến tiền phôi.
C. Đột biến xoma và đột biến tiền phôi	D. Đột biến sinh dục và đột biến tiền phôi
Câu 20:  Kĩ thuật di truyền thực hiện ở thực vật thuận lợi hơn ở động vật vì
A. các tế bào xoma ở thực vật có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh.
B. các gen ở thực vật không chứa intron.
C. có nhiều loại thể truyền sẵn sàng cho việc truyền ADN tái tổ hợp vào tế bào thực vật.
D. các tế bào thực vật có nhân lớn hơn.
Câu 21: Ở ngô, tính trạng chiều cao của thân do 3 cặp alen (A1a1, A2a2, A3a3) quy định. Mỗi gen lặn làm cây cao thêm 10cm, chiều cao cây thấp nhất là 80cm. Cho F1 dị hợp về 3 cặp gen giao phối với nhau, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là
A. 1:4:6:4:1.	B. 3:3:3:3:1:1:1:1.	C. 1:6:15:20:15:6:1.	D. (3+1)3.
Câu 22: Biện pháp nào sau đây không tạo được ưu thế lai đời F1?
	I. Lai xa	II. Tự thụ phấn và giao phối cận huyết
	III. Lai tế bào sinh dưỡng	IV. Lai xa kèm đa bội hóa
	V. Lai phân tích	VI. Lai khác dòng
	VII. Lai kinh tế
	Phương án đúng là
A. II và V.	B. II, III, IV và VII.	C. I, II, IV, V và VI.	D. I, II, III, IV và V.
Câu 23: Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ thời gian nào?
A. Từ khi con người biết buôn bán, đổi chác.
B. Từ khi sinh vật bắt đầu chuyển lên cạn.
C. Từ khi con người biết chăn nuôi, trồng trọt.
D. Từ khi sự sống xuất hiện.
Câu 24: Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự gen như sau: A B C D E F . G H I K, sau đột biến thành A B C D G . F E H I K,hậu quả của dạng đột biến này là
A. làm thay đổi nhóm gen liên kết.
B. gây chết hoặc giảm sức sống.
C. tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng.
D. ảnh hưởng đến hoạt động của gen.
Câu 25: Khi xét sự di truyền tính trạng tầm vóc cao, thấp do một gen nằm trên NST thường quy định, người ta thấy trong một gia đình, ông nội, ông ngoại và cặp bố mẹ đều có tầm vóc thấp, trong lúc bà nội, bà ngoại và anh người bố đều tầm vóc cao. Hai đứa con của cặp bố mẹ trên gồm một con trai tầm vóc cao, một con gái tầm vóc thấp. Tính xác suất để cặp bố mẹ trên sinh được ba người con đều có tầm vóc thấp, trong đó có hai người con gái và một người con trai?
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 26: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho số cá thể mang kiểu gen có 2 cặp đồng hợp trội và 2 cặp dị hợp chiếm tỉ lệ
A. 3/32.	B. 9/64.	C. 81/256.	D. 27/64.
Câu 27: Cho một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Biết A quy định lông xoăn, a quy định lông thẳng. Khi đạt trạng thái cân bằng, số lượng cá thể của quần thể gồm 5000 cá thể. Số lượng cá thể lông xoăn đồng hợp lúc đạt cân bằng di truyền là
A. 1250.	B. 1800.	C. 800.	D. 2400.
Câu 28: Đặc điểm di truyền nào sau đây cho phép ta xác định tính trạng trong một phả hệ không do gen nằm trên NST giới tính Y quy định?
A. Chỉ biểu hiện ở giới nam.	B. Được biểu hiện ở giới nữ	.
C. Biểu hiện ở cả hai giới nam và nữ.	D. Được di truyền thẳng.
Câu 29: Màu sắc hoa loa kèn do gen nằm trong tế bào chất qui định, trong đó hoa vàng trội so với hoa xanh. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh được F1. cho F1 tự thụ phấn tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 là
A. Trên mỗi cây đều có cả hoa vàng và xanh.	B. 100% hoa màu xanh.
C. 75% vàng: 25% xanh.	D. 100% hoa vàng.
Câu 30: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
B. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
C. Đột biến lệch bội xảy ra ở nhiễm sắc thể thường và ở nhiễm sắc thể giới tính.
D. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.
Câu 31: Hội chứng Claiphentơ ở người có thể được phát hiện bằng phương pháp nghiên cứu
A. phả hệ.	B. tế bào.	C. trẻ đồng sinh.	D. di truyền phân tử.
Câu 32: Gọi p, q, r lần lượt là tần số các alen IA, IB, IO quy định các nhóm máu. Khi đạt trạng thái cân bằng di truyền thì tần số tương đối alen IA của quần thể là
A. q2 + pr + pq.	B. p2 + pr + pq	.	C. p2 + pq.	D. p2 + 2pq.
Câu 33: Nhận định nào sau đây về quá trình hình thành loài là không đúng?
A. Con lai tam bội bị bất thụ nhưng nếu chúng ngẫu nhiên có được khả năng sinh sản vô tính thì quần thể cây tam bội cũng là một loài mới.
B. Con lai khác loài được đột biến làm nhân đôi toàn bộ số lượng NST (song nhị bội) thì cũng xuất hiện loài mới.
C. Hình thành loài bằng cách ly sinh thái thường xảy ra với các loài động vật ít di chuyển.
D. Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý hay xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán chậm.
Câu 34: Khi đề cập đến hóa thạch, phát biểu nào sau đây sai?
	I. Bất kì sinh vật nào chết cũng biến thành hóa thạch.
	II. Chỉ đào ở các lớp đất đá thật sâu, mới phát hiện được hóa thạch.
	III. Không bao giờ tìm được hóa thạch còn tươi nguyên vì sinh vật đã chết trong thời gian quá lâu.
	IV. Hóa thạch là dẫn liệu quý giá dùng để nghiên cứu lịch sử xuất hiện Trái đất.
	Phương án đúng là
A. II, III, IV.	B. I, II.	C. I, II, III.	D. I, III.
Câu 35: Đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của prôtein thì đột biến đó
A. một số có lợi và đa số có hại cho thể đột biến.
B. không có lợi và không có hại cho thể đột biến.
C. có lợi cho thể đột biến.
D. có hại cho thể đột biến.
Câu 36: Ở động vật, hiện tượng nào sau đây dẫn đến có sự di - nhập gen?
A. Sự tạp giao giữa các cá thể trong quần thể.
B. Sự phát sinh các đột biến về kiểu gen xuất hiện trong quần thể.
C. Sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua giao phối tự do và ngẫu nhiên.
D. Sự di cư giữa các cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác.
Câu 37: Cho các mối quan hệ sinh thái gồm:
1. Quan hệ cộng sinh	2. Quan hệ ức chế, cảm nhiễm
3. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác	4. Quan hệ hội sinh
5. Quan hệ kí sinh	6. Quan hệ hợp tác
7. Quan hệ bán kí sinh	8. Quần tụ
	Những quan hệ thuộc quan hệ hỗ trợ khác loài là:
A. 1, 4, 6, 8.	B. 1, 4, 6.	C. 2, 3, 5, 7.	D. 2, 3, 5, 7, 8.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất?
A. Sự sống đầu tiên trên trái đất được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ.
B. Quá trình hình thành chất sống đầu tiên diễn ra theo con đường hoá học, nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
C. Axit nuclêic đầu tiên được hình thành có lẽ là ARN chứ không phải là ADN vì ARN có thể tự nhân đôi mà không cần enzim.
D. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong nước có thể tạo thành các giọt keo hữu cơ, các giọt keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
Câu 39: Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?
A. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
C. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
D. Những con cá sống trong một cái hồ.
Câu 40: Đặc điểm nổi bật của đại trung sinh là
A. thực vật hạt trần và bò sát chiếm ưu thế.
B. sự phát triển ưu thế của thực vật hạt kín và thú.
C. sự phát triển ưu thế của thực vật hạt trần và thú.
D. hệ thực vật phát triển, hệ động vật ít phát triển.
Câu 41: Ở một loài thực vật, khi cho các cây thuần chủng P có hoa màu đỏ lai với cây có hoa màu trắng, F1 thu được tất cả các cây có hoa màu đỏ. Cho các cây F1 lai với một cây có màu trắng, thế hệ sau thu được tỉ lệ kiểu hình là 5 cây hoa màu trắng: 3 cây hoa màu đỏ. Ở loài thực vật này, để kiểu hình con lai thu được là 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ thì kiểu gen của cơ thể đem lai phải như thế nào?
A. AaBb x aabb.	B. AaBb x Aabb.
C. Aabb x aaBb hoặc AaBb x Aabb.	D. AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb.
Câu 42: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là
A. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
B. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
C. tận dụng nguồn sống thuận lợi.
D. giảm cạnh tranh cùng loài.
Câu 43: Khi xét sự di truyền về nhóm máu hệ O, A, B người ta biết trong gia đình: ông nội, bà ngoại đều có nhóm máu O; ông ngoại và anh của người bố đều có nhóm máu A.Cặp bố mẹ trên sinh được 2 người con, trong đó con gái có nhóm máu B và một người con trai. Người con trai này lấy vợ nhóm máu B, sinh một cháu trai nhóm máu A. Kết luận nào sau đây đúng?
	I. Ông nội và bà ngoại có kiểu gen I0I0.
	II. Bà nội có kiểu gen IAIB, ông ngoại có kiểu gen IAIA hoặc IAI0.
	III. Những người có nhóm máu A trong gia đình, kiểu gen đều dị hợp (không kể ông ngoại).
	IV. Những người có nhóm máu B trong gia đình, kiểu gen đều dị hợp.
	Phương án đúng là
A. I, II.	B. I, II, III, IV.
C. I, II, III.	D. I.
Câu 44: Một khu rừng bị bão tàn phá. Sau 50 năm, khu rừng được phục hồi gần giống như trước đó. Quá trình phục hồi được gọi là diễn thế
A. tái sinh.	B. thứ sinh.	C. nguyên sinh.	D. trên cạn.
Câu 45: Vai trò quan trọng của việc nghiên cứu nhóm tuổi của quần thể là
A. biết được tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.
B. cân đối về tỉ lệ giới tính.
C. so sánh về tỉ lệ nhóm tuổi của quần thể này với quần thể khác.
D. giúp bảo vệ và khai thác tài nguyên hợp lí.
Câu 46: Quan hệ gần gũi giữa hai loài, trong đó cả hai loài đều có lợi nhưng có một loài có lợi nhiều hơn so với loài kia, đó là quan hệ nào dưới đây?
A. Kí sinh.	B. Hội sinh.
C. Ức chế - cảm nhiễm.	D. Hợp tác.
Câu 47: Cho các nhóm sinh vật sau đây:
1. Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn.
2. Cây tràm trong quần xã rừng U Minh.
3. Bò rừng Bizông sống trong các quần xã đồng cỏ ở Bắc Mĩ.
4. Cây cọ trong quần xã vùng đồi Vĩnh Phú.
5. Cây Lim trong quần xã rừng lim xã Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
6. Cây lau thường gặp trong các quần xã rừng mưa nhiệt đới.
	Dạng sinh vật nào là loài ưu thế?
A. 1,3.	B. 2, 4, 5.	C. 6.	D. 1, 3, 6.
Câu 48: Biết tần số alen A của phần cái của quần thể P ban đầu là 0,7. Qua ngẫu phối thu được quần thể F2 đạt trạng thái cân bằng với cấu trúc 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. Tần số các alen A và a của phần đực của quần thể P ban đầu là
A. A : a = 0,8 : 0,2.	B. A : a = 0,6 : 0,4.	C. A : a = 0,7 : 0,3.	D. A : a = 0,9 : 0,1.
Câu 49: Nếu xét bốn cặp alen trên bốn cặp NST thường khác nhau và phân li độc lập Aa, Bb, Dd, Ee. Số kiểu gen của P có thể là bao nhiêu kiểu khi chúng tạo được 4 kiểu giao tử?
A. 24.	B. 16.	C. 28.	D. 20.
Câu 50: Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh phêninkêtô niệu?
1. Do gen lặn trên NST thường kiểm soát. 
2. Thiếu enzim chuyển hóa phêninalanin. 
3. Thiếu enzim chuyển hóa tirôzin.
4. Làm ứ đọng phêninalanin, đầu độc tế bào thần kinh gây mất trí. 
5. Làm ứ đọng phêninalanin ở các khớp gây viêm khớp.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 4.	B. 1, 2, 5.	C. 1, 3, 4.	D. 1, 3, 5.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • doc4-Sinh-Made132-Lan2.doc
  • doc4-_SINH-Matran_-L2.doc
  • doc4-Sinh-Made209-Lan2.doc
  • doc4-Sinh-Made357-Lan2.doc
  • doc4-Sinh-Made485-Lan2.doc
  • doc4-Sinh-Made570-Lan2.doc
  • doc4-Sinh-Made628-Lan2.doc
  • doc4-Sinh-Made743-Lan2.doc
  • doc4-Sinh-Made896-Lan2.doc
  • xls12_123_dapancacmade.xls