SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC (Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1 (2,0 điểm) Trình bày những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam trong những năm 1919 - 1925. Câu 2 (3,0 điểm) Đảng Cộng sản Đông Dương đã có chủ trương gì để tập hợp lực lượng cách mạng trong những năm 1939 - 1945? Chủ trương đó được kế thừa như thế nào trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay? Phát biểu suy nghĩ của em về vai trò của việc đoàn kết dân tộc. Câu 3 (2,0 điểm) Phân tích bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Bài học nào có thể vận dụng để giải quyết vấn đề biển, đảo hiện nay? Câu 4 (3,0 điểm) Biểu hiện sự phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật nước Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Sự phát triển đó có tác động gì đến nước Mĩ và thế giới? -----------Hết-------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:;Số báo danh: . SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC (Hướng dẫn chấm có 03 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM KTCL ÔN THI THPTQG LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: LỊCH SỬ I. LƯU Ý CHUNG: Dưới đây là những kiến thức cơ bản, học sinh phải trình bày đầy đủ, chính xác mới đạt điểm tối đa, nếu học sinh trình bày sáng tạo, thuyết phục có thể cộng điểm khuyến khích nhưng không được vượt quá tổng số điểm của câu. II. ĐÁP ÁN: Câu Ý Nội dung Điểm 1 Trình bày những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam trong những năm 1919 - 1925. 2,0 A Những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919-1925 - Phong trào yêu nước của giai cấp tư sản diễn ra với những hoạt động: tẩy chay tư sản hoa kiều (1919); vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam; chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn (1923); thành lập Đảng lập hiến (1923) 0,25 - Phong trào yêu nước của tầng lớp tiểu tư sản trí thức diễn ra với những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, tổ chức Tâm tâm xã ở Trung QuốcPhan Châu Chinh ở Pháp; thành lập các tổ chức chính trị (Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt) với nhiều hoạt động phong phú sôi nổi mít tinh, biểu tình, bãi khóa; lập ra các nhà xuất bản tiến bộ (Nam đồng thư xã, Cường học thư xã, Quan hải tùng thư); ra nhiều tờ báo tiến bộ (Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê); đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925); truy điệu để tang Phan Chu Trinh (1926) 0,5 - Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam. Tháng 7 - 1920, Người đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo...Tháng 12 - 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Người đã bỏ phiếu gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. 0,5 - Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốclập ra Hội Liên Hiệp thuộc địa ở Pari, ra báo Người cùng khổ; viết bài cho nhiều báo; Người dự Hội nghị quốc tế nông dân (1923), Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924)thành lập nhóm Cộng sản đoàn, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. 0,25 - Phong trào công nhân diễn ra với sự ra đời của Công hội (1920), những cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương tư nhân ở Bắc Kì (1922), bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương, tiêu biểu là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (8 - 1925) 0,5 2 Đảng Cộng sản Đông Dương đã có chủ trương gì để tập hợp lực lượng cách mạng trong những năm 1939 - 1945? Chủ trương đó được kế thừa như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay? Phát biểu suy nghĩ của em về vai trò của việc đoàn kết dân tộc. 3,0 A Chủ trương tập hợp lực lượng của Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1939 - 1945 - Taị hội nghị BCH TW Đảng tháng 11/1939: Để thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc, phong kiến tay sai, giải phóng dân tộc, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Đảng chủ trương thành lập mặt trận “Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương” (gọi tắt là Mặt trận phản đế Đông Dương) thay cho mặt trận dân chủ Đông Dương 0,25 - Tại hội nghị BCHTW Đảng tháng 5/1941: + Đầu năm 1941, tình hình thế giới và trong nước có những chuyển biến mau lẹ. Đứng trước yêu cầu giải phóng dân tộc ngày càng cấp thiết, hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 được triệu tập, hội nghị đã xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộcHội nghị quyết định thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) thay cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, thay tên các hội phản đế thành các hội Cứu quốc và giúp đỡ việc thành lập mặt trận ở Lào, Campuchia. 0,5 + Đảng chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Đây là chủ trương sáng tạo nhằm phát huy sức mạnh tự lực mỗi nước Đông Dương, nâng cao hơn nữa ý thức đoàn kết và sức mạnh dân tộc. 0,25 - Từ sau hội nghị BCHTW tháng 5 - 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng toàn diện bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng đã tập hợp được lực lượng cách mạng hùng hậu: hầu khắp cả nước đều có tổ chức của Việt Minh, các lực lượng vũ trang được hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân... 0,5 - Trong tháng Tám năm 1945, khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, thời cơ cách mạng đã chín muồi. Để phát động lệnh tổng khởi nghĩa trên cả nước, Đảng đã triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào - Sơn Dương - Tuyên Quang (ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945),thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu. Nhờ đó, toàn quân, toàn dân ta đoàn kết, quyết tâm đứng lên tổng khởi nghĩa, giành chính quyền thắng lợi. 0,5 b Chủ trương đó được kế thừa như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay? - Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng vai trò thiết thực, đoàn kết nhân dân thực hiện các quyền làm chủ của nhân dân, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, từng bước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 0,5 c Phát biểu suy nghĩ về vai trò của việc đoàn kết dân tộc: Học sinh phát biểu suy nghĩ cá nhân, nhưng cần nêu được: đoàn kết là cội nguồn tạo nên sức mạnh của dân tộc 0,5 3 Phân tích bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Bài học nào có thể vận dụng để giải quyết vấn đề biển, đảo hiện nay? 2,0 a Bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945 - Đảng phải có đường lối cách mạng đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; nắm bắt tình hình để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng cho phù hợp. 0,5 - Đảng phải tập hợp các lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất (mặt trận Việt Minh) với nòng cốt là khối liên minh công nông, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hóa, cô lập kẻ thù và đánh bại chúng. 0,5 - Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng phải linh hoạt kết hợp nhiều hình thức đấu tranh: đấu trang chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ phát lệnh tổng khởi nghĩa. 0,25 - Đảng luôn kết hợp giữa đấu tranh và xây dựng để ngày càng vững mạnh về tổ chức, tư tưởng, chính trị, đủ năng lực và uy tín để lãnh đạo cách mạng thành công. 0,25 b Bài học nào có thể vận dụng để giải quyết vấn đề biển, đảo hiện nay? Học sinh có thể trình bày theo quan điểm cá nhân nhưng cần có lập luận lôgic, thuyết phục trên cơ sở tình hình thực tế vấn đề biển, đảo hiện nay. Gợi ý: Học sinh có thể tùy chọn một trong các bài học sau: - Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước: đấu tranh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật biển Quốc tế, kiên quyết giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; đoàn kết với các nước trong khu vực, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. - Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo cơ sở thực thực để đấu tranh bằng mọi biện pháp cần thiết 0,5 4 Biểu hiện sự phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật nước Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Sự phát triển đó có tác động gì đến nước Mĩ và thế giới? 3,0 a Trình bày sự phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật của nước Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. * Sự phát triển kinh tế - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ có bước phát triển mạnh mẽ: + Trong khoảng nửa sau những năm 40, tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hàng năm là 6%. 0,25 + Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm tới hơn một nửa tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới ( năm 1948 trên 56%). 0,25 + Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh. Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần tổng sản lượng các nước Anh, Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. 0,25 + Giao thông vận tải: Mĩ có hơn 50% tàu bè đi lại trên mặt biển. 0,25 + Tài chính: chiếm ¾ dự trữ vàng thế giớiNền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm nền kinh tế thế giới. 0,25 - Như vậy, trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. 0,25 * Sự phát triển khoa học kĩ thuật - Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai 0,25 - Mĩ là nước đi đầu trong các lĩnh vực: chế tạo công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, năng lượng mới 0,25 b Kinh tế và khoa học kĩ thuật tác động đến nước Mĩ và thế giới - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Mĩ; tạo cơ sở, tiềm lực để Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu. 0,5 - Thúc đẩy kinh tế và khoa học kĩ thuật toàn cầu phát triển 0,5 ---------------Hết-------------
Tài liệu đính kèm: