Đề kiểm tra 1 tiết môn sử 7 năm học: 2015 - 2016 thời gian: 45 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn sử 7 năm học: 2015 - 2016 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết môn sử 7 năm học: 2015 - 2016 thời gian: 45 phút
TRƯỜNG THCS XÃ ĐĂK KROONG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SỬ 7
 ------ TỔ VĂN-SỬ ------ NĂM HỌC: 2015 - 2016 
 Thời gian: 45 phút
 Ngày kiểm tra: 24-25 / 3/ 2016 (tuần 29)
I. MỤC TIÊU 
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam của chương IV. Nước Đại Việt thời Lê Sơ ( thế kỉ XV- đầu XVI) và chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII.
Qua kết quả kiểm tra thầy - trò tự đánh giá mình trong việc dạy-học, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy - học trong các nội dung sau:
- Tiếp tục thực hiện theo yêu cầu trong phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
- Điều chỉnh hoạt động học, phương pháp học tập bộ môn của học sinh.
a. Về kiến thức: 
HS có những hiểu, biết về nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử về thắng lợi của cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh của nhân dân ta. Những thành tựu kinh tế, văn hóa giáo dục, luật pháp thời Lê Sơ, hậu quả thời kì chiến tranh Nam - Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.
b. Về kĩ năng :
 	HS phải có các kĩ năng làm bài kiểm tra tự luận, trắc nghiệm khách quan, kĩ năng trình bày bài, kĩ năng lựa chọn kiến thức để phân tích, kĩ năng lập luận.
c. Về thái độ:
	HS tỏ lòng biết ơn, kính trọng các vị anh hùng dân tộc, yêu chuộng hòa bình, độc lập, trân trọng, giữ gìn và phát huy những thành tựu văn hóa, của dân tộc và nhân loại, căm thù bọn xâm lược. 
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: trắc nghiệm kết hợp tự luận.
III.THIẾT LẬP MA TRẬN.
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
 Cấp độ thấp
TNKQ
TL
1. Nước Đại Việt thời Lê Sơ
(bài 19,20,21)
- Nhớ ngày Lê Lợi khởi nghĩa.
(1.2)
- Nêu được tên danh nhân của dân tộc, thời Lê Sơ. (1.3)
- HS trình bày được diễn biến chính và kết quả của trận Tốt Động-Chúc Động. (C3)
- Biết được vì sao giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ. (C4)
- Hiểu được vì sao Vương Thông vội xin hòa. (1.1)
- Hiểu được câu nói của vua Lê Thánh Tông. (1.4)
- Hiểu thành tựu được giáo dục thời Lê Sơ. (C2)
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
2/8
0,5
5%
2
5,5
55%
2/8+1
1,5
15%
4/8+3
7,5
 75 %
2.Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII
(bài 22, 23)
- Điểm khác nhau giữa Luật pháp thời Lê Sơ và thời Lý -Trần. (1.7)
- Biết được “Kẻ Chợ” là tên gọi của đô thị Thăng Long xưa. (1.5)
- Hiểu được giới tuyến Đàng Trong – Đàng Ngoài. (1.6)
- Sự ra đời của Chữ Quốc ngữ. (1.8)
HS giải thích được tính chất của cuộc chiến tranh Nam- Bắc Triều và Trịnh – Nguyễn.
(C5)
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
4/8
1
10%
1
1,5
15%
4/8+1
2,5 
 25 % 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2/8+2
6đ
60
6/8+1
2,5
 25%
1
1,5
 15%
5
 10
 100
4 . BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT. Môn Lịch Sử 7 (thời gian 45’ )
TRƯỜNG THCS XÃ ĐĂK KROONG KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ 7
 ------ TỔ VĂN-SỬ ------ NĂM HỌC: 2015 - 2016 
 Thời gian: 45 phút
 Tuần 29 Ngày kiểm tra: 25/26 – 3 – 2016 
Phần 1. Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1: (2đ) Khoanh tròn vào đáp án đúng. 
1. Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận Hội thề Đông Quan (10-12-1427) để rút quân về nước, vì ? 
A. Quân Minh bị ta đánh bại trong trận Tốt Động-Chúc Động. 
B. Hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạch bị ta tiêu diệt.
C. Tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết. 
D. Cả ba phương án A,B,C.
2. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh thời gian nào ?
A. Ngày 07 – 02 – 1418 B. Ngày 17 – 12 – 1416 C. Ngày 28 – 6 – 1917
3. Dựa vào thông tin dưới đây, hãy cho biết tên nhân vật lịch sử này là ai ? 
A. Ông là một nhà quân sự, chính trị lỗi lạc, là tác giả của bài Đại Cáo Bình Ngô..
B. Ông là người cùng Lê Lợi lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa chống giặc Minh thắng lợi.
Trả lời: ông là: 
4. Trong câu nói của vua Lê Thánh Tông dưới đây còn thiếu từ nào trong chỗ trống ?
“ Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải”
A. Giết chết B. Chặt đầu C. Đi tù D. Tru di 
5. Thế kỉ XVII, “Kẻ Chợ” là tên gọi của đô thị nào ở nước ta? 
A. Phố Hiến (Hưng Yên) B. Thăng Long (Hà Nội) 
C. Thanh Hà (Thừa Thiên-Huế) D. Hội An (Quảng Nam)
6. Địa danh nào là giới tuyến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài trong thời kì chiến tranh Trịnh – Nguyễn ? 
A. Sông Gianh (Quảng Bình) B. Vùng núi Tam Đảo
C. Thanh Hóa – Nghệ An D. Quang Bình – Hà Tĩnh
7. Luật pháp thời Lê Sơ khác thời Lý -Trần ở điểm nào ? 
A. Bảo vệ quyền lợi của vua và quý tộc.
B. Khuyến khích sản xuất.
C. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
D. Xác nhận quyền sở hữu tài sản.
8. Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây học Tiếng Việt (trong đó có A-lêc-xăng-đơ Rôt) để truyền đạo Thiên chúa, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm Tiếng Việt (có sự hợp tác của một số người Việt Nam). Chữ Quốc ngữ đã ra đời như vậy. 
 A. Đúng B. Sai 
 Câu 2: (1đ) Chọn các thông tin sau (Lê Sơ, 989, 26,20) và điền thông tin vào chỗ trống cho thích hợp trong câu sau : 
Thời ..(1) (1428-1527) tổ chức được .(2) khoa thi. Đỗ .(3) tiến sĩ và .(4) trạng nguyên. 
Phần 2. Tự luận (7đ)
Câu 3. (3,5 đ) Trình bày diễn biến chính và kết quả của trận Tốt Động-Chúc Động ? 
Câu 4. (2 đ) Vì sao nền giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ như vậy ? 
Câu 5. (1,5 đ) Hãy cho biết hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn ?
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Phần I. Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1: (2 đ) Mỗi ý đúng được 0.25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
Nguyễn Trãi
D
B
A
C
A
Câu 2. (1 đ) điền (1) Lê Sơ, 	(2) 26; 	(3) 989 	(4) 20 
Phần II. Tự luận (7đ)
 Câu 3 (3,5đ) Trận Tốt Động-Chúc Động ( cuối 1427) : 
a. Diễn biến : 
(0,5đ) - Tháng 10- 1426, Vương Thông chỉ huy 5 vạn viện binh kéo vào thành Đông Quan. 
(0,5đ) - Ngày 7-10-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của ta ở Cao Bộ (Chương Mĩ-Hà tây).
(0,5đ) - Nắm được âm mưu của địch, ta đặt phục binh ở Tốt Động – Chúc Động. Giặc lọt vào trận địa, quân ta nhất tề xông ra tiêu diệt.
b. Kết quả :
(1đ) - Năm vạn quân địch tử thương, bắt sống trên một vạn; Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan. 
(1đ) - Nghĩa quân thừa thắng kéo quân về vây hãm thành Đông Quan và giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
Câu 4 (2đ)
- Nền giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ như vậy vì: 
(0,5đ) - Nhà nước quan tâm đến giáo dục.
(0,5đ) - Ở các đạo, phủ đều có trường công, hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. 
(0,5đ) - Đa số người dân đều có thể đi học, trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
(0,5đ) - Giáo dục, thi cử qui củ, chặt chẽ.
Câu 5 (1,5đ)
(0,5đ) – Hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn: 
(0,5đ) + Đất nước bị chia cắt, kinh tế sa sút, chính trị xã hội mất ổn định, nhân dân lầm than... 
(0,5đ) + Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến.
 Duyệt của CM trường 	Duyệt của tổ CM Người ra đề 
 TRẦN HỮU THÌN HOÀNG MINH TỨ	 NGÔ XUÂN CẨN 
TRƯỜNG THCS XÃ ĐĂK KROONG KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ 7
 ------ TỔ VĂN-SỬ ------ NĂM HỌC: 2015 - 2016 
 Thời gian: 45 phút
Phần 1. Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1: (2đ) Khoanh tròn vào đáp án đúng. 
1. Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận Hội thề Đông Quan (10-12-1427) để rút quân về nước, vì ? 
A. Quân Minh bị ta đánh bại trong trận Tốt Động-Chúc Động. 
B. Hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạch bị ta tiêu diệt.
C. Tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết. 
D. Cả ba phương án A,B,C.
2. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh thời gian nào ?
A. Ngày 07 – 02 – 1418 B. Ngày 17 – 12 – 1416 C. Ngày 28 – 6 – 1917
3. Dựa vào thông tin dưới đây, hãy cho biết tên nhân vật lịch sử này là ai ? 
A. Ông là một nhà quân sự, chính trị lỗi lạc, là tác giả của bài Đại Cáo Bình Ngô..
B. Ông là người cùng Lê Lợi lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa chống giặc Minh thắng lợi.
Trả lời: ông là: 
4. Trong câu nói của vua Lê Thánh Tông dưới đây còn thiếu từ nào trong chỗ trống ?
“ Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải”
A. Giết chết B. Chặt đầu C. Đi tù D. Tru di 
5. Thế kỉ XVII, “Kẻ Chợ” là tên gọi của đô thị nào ở nước ta? 
A. Phố Hiến (Hưng Yên) B. Thăng Long (Hà Nội) 
C. Thanh Hà (Thừa Thiên-Huế) D. Hội An (Quảng Nam)
6. Địa danh nào là giới tuyến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài trong thời kì chiến tranh Trịnh – Nguyễn ? 
A. Sông Gianh (Quảng Bình) B. Vùng núi Tam Đảo
C. Thanh Hóa – Nghệ An D. Quang Bình – Hà Tĩnh
7. Luật pháp thời Lê Sơ khác thời Lý -Trần ở điểm nào ? 
A. Bảo vệ quyền lợi của vua và quý tộc.
B. Khuyến khích sản xuất.
C. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
D. Xác nhận quyền sở hữu tài sản.
8. Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây học Tiếng Việt (trong đó có A-lêc-xăng-đơ Rôt) để truyền đạo Thiên chúa, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm Tiếng Việt (có sự hợp tác của một số người Việt Nam). Chữ Quốc ngữ đã ra đời như vậy. 
 A. Đúng B. Sai 
 Câu 2: (1đ) Chọn các thông tin sau (Lê Sơ, 989, 26,20) và điền thông tin vào chỗ trống cho thích hợp trong câu sau : 
Thời ..(1) (1428-1527) tổ chức được .(2) khoa thi. Đỗ .(3) tiến sĩ và .(4) trạng nguyên. 
Phần 2. Tự luận (7đ)
Câu 3. (3,5 đ) Trình bày diễn biến chính và kết quả của trận Tốt Động-Chúc Động ? 
Câu 4. (2 đ) Vì sao nền giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ như vậy ? 
Câu 5. (1,5 đ) Hãy cho biết hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn ?

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_1_tiet_KII_VIP_20152016.doc