Đề kiểm tra 1 tiết môn : Lịch sử 12 thời gian: 45 phút

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn : Lịch sử 12 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết môn : Lịch sử 12 thời gian: 45 phút
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
MÔN : LỊCH SỬ12
Thời gian: 45 phút
Đề 1:
Câu 1. (5 điểm)
	Phong trào nào đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Hãy trình bày hoàn cảnh, diễn biến kết quả và ý nghĩa.
Câu 2. (3 điểm)
	So sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ về Lực lượng tiến hành, vai trò người Mĩ trên chiến trường, phạm vi chiến tranh. 
Câu 3. (2 điểm)
	Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện lịch sử nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Nội dung kế hoạch đó là gì?
Đề 2:
Câu 1. (5 điểm)
	Vì sao Mĩ thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam?
Câu 2. (3điểm)
	Trình bày diễn biến chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh?
Câu 3. (2 điểm)
 Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện lịch sử nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Nội dung kế hoạch đó là gì?
- HẾT
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Tên Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
1. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)
Trình bày được hoàn cảnh phong trào Đồng khởi
Hiểu được phong trào Đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 0.75
Số điểm: 3 đ
Số câu:0.25 
Số điểm: 2 đ
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
5 điểm= 50% 
2. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)
So sánh được 2 chiến lược chiến tranh của Mĩ: “CT đặc biệt” và “CT cục bộ
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu:1
Số điểm:3đ
Số câu: 1
3 điểm= 30% 
3. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)
Nêu được nội dung kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng ta
Hiểu được cơ sở của việc Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 0.5
Số điểm: 1đ
Số câu:0.5 
Số điểm:1đ
Số câu: 1
2 điểm= 20% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1.25 
Số điểm: 4đ
40% 
Số câu:1.25
Số điểm: 4đ
40%
Số câu: 0.5
Số điểm: 2đ
20%
Số câu: 3
Số điểm: 10đ
= 100%
ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II-2016
MÔN: LỊCH SỬ11
THỜI GIAN: 45phút
Câu
Đáp án
Điểm
Câu1 
Câu2
Câu3
Câu1
Câu2
Câu3
Đề 1:
Câu 1. (5 điểm)
 Phong trào Đồng Khởi
*Hoàn cảnh lịch sử :
+ Những năm 1957-1959, Mỹ - Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật; đề ra luật 10/59 làm cho hàng vạn cán bộ đảng viên bị bắt, bị giết hại, lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng, đòi hỏi phải có biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn.
+ Tháng 1/1959, Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 15 quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm. 
+ Từ những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở từng địa phương như Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quãng Ngãi), phong trào đã lan khắp Miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.
*Diễn biến của phong trào “Đổng khởi”
+ Ngày 17/1/1960, cuộc “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã điểm của huyện Mỏ Cày (tỉnh Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch, thành lập UBND tự quản, lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo.
+ Phong trào “Đồng khởi” nhanh chóng lan ra khắp Nam bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ...Đến năm 1960, ta đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên.
+ Thắng lợi của “Đồng khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày 20/12/1960. 
*Ý nghĩa:
 Phong trào “Đồng khởi” đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ. làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam: Từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 2. (3 điểm)
So sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ .
Nội dung so sánh
“Chiến tranh đặc biệt”
“Chiến tranh cục bộ”
1. Lực lượng tiến hành
Quân đội SG dưới sự chỉ huy cố vấn quân sự Mĩ
Quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội SG.
2. Vai trò người Mĩ trên chiến trường
Cố vấn quân sự Mĩ chỉ huy
Quân Mĩ tham gia trực tiếp chiến trường
3. Phạm vi chiến tranh
Một miền
Cả nước 
Câu 3. (2 điểm) 
- Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng cuối năm 1974 đầu năm 1975 đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976
- Hội nghị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
- Cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.
Đề 2:
Câu 1. (5 điểm)
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng, quân dân Miền nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang; tiến công địch trên 3 vùng chiến lược bằng 3 mũi tiến công.
- Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra gay go quyết liệt, đến cuối năm 1962, cách mạng miền Nam kiểm soát trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân.
- Trên mặt trận quân sự : Ngày 2-1-1963, quân dân miền Nam giành thắng lớn trong trận Ấp Bắc (Mỹ Tho-Tiền Giang). Chiến thắng này chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, mở ra cao trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” khắp Miền Nam. 
- Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng có bước phát triển, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, của “đội quân tóc dài”.
- Phong trào đấu tranh của quân và dân miền Nam đã làm suy yếu chính quyền Ngô Đình Diệm. Mỹ phải làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (11/1963). 
- Đông - xuân 1964-1965, quân ta mở chiến dịch tấn công địch ở miềm Đông nam bộ với chiến thắng ở Bình Giã – Bà Rịa (2-12-1964), tiếp đó, giành thắng lợi ở An Lão - Bình Định, Ba Gia – Quảng Ngãi, Đồng xoài – Bình Phước đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
* Ý nghĩa: Đây là thất bại có tính chiến lược lần thứ hai của Mỹ, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mỹ vào tham chiến ở miền Nam.
Câu 2. (3 điểm)
 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (26/4 đến 30/4/1975):
- Sau hai chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ chính trị quyết định: "Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam... trước tháng 5/1975" với phương châm “ thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
- Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
16/4 ta giải phóng Phan Rang
17/4 giải phóng Phnôm Pênh
21/4 giải phóng Xuân Lộc;.
- 17 giờ ngày 26/4, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch, 5 cánh quân ta vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài, tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan chính quyền đầu não của địch.
- 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống tòan bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn.Tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
- 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
* Ý nghĩa: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng các tỉnh còn lại. Ngày 2/5/1975, các tỉnh còn lại của miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Câu 3. (2 điểm)
- Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng cuối năm 1974 đầu năm 1975 đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976
- Hội nghị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
- Cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.
0.5đ
1.5đ
2.0đ
1.0đ
3.0đ
0.75đ
0.75đ
0.5đ
1.0đ
1.0đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
1.0đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.75đ
0.75đ
0.5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKII Su 12 (Yen).doc