ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN THCS Năm học 2015-2016 Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi này gồm 01 trang Câu 1. (2,0 điểm) 1. Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học sau: Na Na2O NaOH Na2SO4 NaCl NaNO3 2. Có ba chất rắn đựng trong ba lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3; NaCl; hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Trình bày cách nhận biết từng chất trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Câu 2. (2,5 điểm) 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học khi : a) Đốt dây sắt trong khí clo. b) Cho kim loại bari vào dung dịch đồng (II) sunfat. c) Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. 2. Đồng chí hướng dẫn học sinh giải bài tập sau: Đốt cháy 9,3 gam photpho trong bình chứa 8,96 lít khí oxi (đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit P2O5. a) Photpho hay oxi, chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam? b) Tính khối lượng P2O5 tạo thành sau phản ứng. Câu 3. (2,0 điểm) 1. Cần điều chế một lượng muối đồng (II) sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric? a) Axit sunfuric tác dụng với đồng (II) oxit. b) Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại đồng. Giải thích cho câu trả lời. 2. Hai nguyên tố X và Y ở hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học và có tổng số điện tích hạt nhân là 16. a) Xác định tên các nguyên tố X, Y. b) Cho biết vị trí của hai nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Câu 4. (1,5 điểm) Đồng chí hãy nêu các phương pháp giải bài tập sau: Để đốt cháy 34 gam hỗn hợp khí H2 và CO cần 44,8 lít khí O2 (đktc). Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của các khí trong hỗn hợp ban đầu. Câu 5. (2,0 điểm) 1. Cho CO2 vào 500 ml dung dịch NaOH 1,5M, sau phản ứng cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,8 gam chất rắn khan. a) Tính thể tích khí CO2 đã dùng (đktc). b) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dung dịch không thay đổi). 2. Cho 1,02 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, lọc, thu được 1,38 gam chất rắn B và dung dịch C. Thêm dung dịch NaOH dư vào C, lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 0,9 gam chất rắn D. a) Tìm nồng độ CM của dung dịch CuSO4. b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A. -----------------HẾT----------------- Giáo viên chỉ được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên giáo viên..........................................................................SBD:.................... PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC HDC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN THCS Năm học 2015-2016 Môn: Hóa học HDC này gồm 04 trang Câu Nội dung Điểm 1 (2,0 đ) 1) (1) 4Na + O2 2Na2O (2) Na2O + H2O 2NaOH (3) 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O (4) Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl (5) NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 2) Trích mẫu thử từ các chất rắn rồi cho vào các ống nghiệm có đánh dấu. - Cho dung dịch HNO3 dư lần lượt vào các ống nghiệm: + Ống nghiệm nào không có hiện tượng nhận ra NaCl. + Hai ống nghiệm còn lại có khí không màu thoát ra là Na2CO3 và hỗn hợp (NaCl và Na2CO3). 2HNO3 + Na2CO3 2NaNO3 + CO2 + H2O Sau phản ứng: dung dịch 1 ống chứa NaNO3 và HNO3 dư. dung dịch 1 ống chứa NaNO3, NaCl và HNO3 dư. - Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào 2 dung dịch thu được ở trên: + Xuất hiện kết tủa trắng nhận ra mẫu thử ban đầu gồm NaCl và Na2CO3. NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3 + Không hiện tượng nhận ra mẫu thử ban đầu là Na2CO3. 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 2 (2,5 đ) 1) a) Sắt cháy tạo khói màu nâu đỏ: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 b) Có khí không màu thoát ra, trong dung dịch xuất hiện kết tủa: Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2 Ba(OH)2 + CuSO4 Cu(OH)2 + BaSO4 c) Nhôm cháy sáng tạo chất rắn màu trắng: 4Al + 3O2 2Al2O3 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 2) a) Giáo viên hướng dẫn học sinh: - Tính số mol các chất tham gia: - Viết PTHH: 4P + 5O2 2P2O5 - So sánh để xác định chất phản ứng hết, chất còn dư: P phản ứng hết, O2 còn dư. - Tính số mol O2 tham gia phản ứng: (phản ứng) (dư) - Tính số mol O2 dư: (dư) - Tính khối lượng O2 dư: b) Giáo viên hướng dẫn học sinh: - Tính số mol P2O5 tạo thành theo số mol chất phản ứng hết: - Tính khối lượng P2O5 tạo thành: 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 3 (2,0 đ) 1) CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O (1) 1 mol 1 mol 1 mol (đặc) Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O (2) 1 mol 2 mol 1 mol Theo phản ứng (1): Để thu được 1 mol CuSO4 cần 1 mol H2SO4 phản ứng. Theo phản ứng (2): Để thu được 1 mol CuSO4 cần 2 mol H2SO4 phản ứng. Vậy phương pháp cho axit sunfuric tác dụng với đồng (II) oxit sẽ tiết kiệm được axit sunfuric. 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 2) a) Chu kì Số lượng nguyên tố 1 2 2 8 3 8 Vì tổng số điện tích hạt nhân của X và Y là 16 và hai nguyên tố X, Y thuộc 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn nên ta có: Tên nguyên tố X là magie, nguyên tố Y là beri. b) Nguyên tố Mg ở chu kỳ 3 nhóm II. Nguyên tố Be ở chu kỳ 2 nhóm II. 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 4 (1,5 đ) 1) 2H2 + O2 2H2O 2CO + O2 2CO2 (hỗn hợp khí) Cách 1: Từ các PTHH ta thấy: Đặt: Giải ra ta có: x = 3 Cách 2: Đặt: 2H2 + O2 2H2O x 0,5x (mol) 2CO + O2 2CO2 y 0,5y (mol) Từ (I) và (II) x = 3 và y =1. Cách 3: Đặt Khi đó 2H2 + O2 2H2O (mol) 2CO + O2 2CO2 (mol) Ta có phương trình: . Giải ra ta có: x = 6 và 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 5 (2,0 đ) 1) a) Ta có: nNaOH = 0,5.1,5 = 0,75 (mol) Giả sử phản ứng giữa CO2 và NaOH vừa đủ để tạo thành Na2CO3. CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O x 2x = 0,375.106 = 39,75 (gam) > 37,8 (gam) NaOH dư hay trong dung dịch sau phản ứng có Na2CO3 và NaOH dư. Gọi x là số mol CO2 106x + 40(0,75 – 2x) = 37,8 x = 0,3 (mol) 0,3.22,4 = 6,72 (lít) b) Ta có: nNaOH (dư) = 0,75 – 2x = 0,75 – 0,6 = 0,15 (mol) 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 2) PTHH: Mg + CuSO4 MgSO4 + Cu (1) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu (2) MgSO4 + 2NaOH Mg(OH)2 + Na2SO4 (3) FeSO4 + 2NaOH Fe(OH)2 + Na2SO4 (4) Mg(OH)2 MgO + H2O (5) 2Fe(OH)2 + O2 Fe2O3 + 2H2O (6) a) Theo đầu bài: 1,02 gam hỗn hợp Mg và Fe qua những biến đổi chỉ thu được 0,9 gam chất rắn D. Như vậy CuSO4 hết, kim loại còn dư. Gọi số mol Mg và Fe ban đầu lần lượt là a (mol) và b (mol). Ta có: 24a + 56b = 1,02 (I) Vì Mg mạnh hơn Fe nên trong phản ứng với CuSO4 thì Mg phản ứng trước. + Trường hợp 1: Chất rắn B gồm 3 kim loại Mg, Fe, Cu. Gọi số mol Mg tham gia phản ứng là c (mol). Ta có: 24(a – c) + 56b + 64c = 1,38 (II) 40c = 0,9 (III) Từ (I), (II) và (III) ta có hệ phương trình: Hệ phương trình trên vô nghiệm không xảy ra trường hợp này. + Trường hợp 2: Chất rắn B gồm 2 kim loại Fe và Cu. Gọi số mol Fe phản ứng là x mol. Theo đề bài ta có hệ phương trình: Giải hệ ta được: a = 0,0075 ; b = 0,015 ; x = 0,0075 Tổng số mol của CuSO4 là : 0,0075 + 0,0075 = 0,015 (mol) Nồng độ CM của dung dịch CuSO4 là: b) Thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp A: %mMg = %mFe = 100% - 17,65% = 82,35%. 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Ghi chú: - Giáo viên có thể giải nhiều cách, nếu đúng vẫn được điểm tối đa. - Nếu giáo viên giải đúng trọn kết quả của 1 ý theo yêu cầu đề ra thì cho điểm trọn ý mà không cần tính điểm từng bước nhỏ, nếu từng ý giải không hoàn chỉnh, có thể cho một phần của tổng điểm tối đa dành cho ý đó. Điểm toàn bài chính xác đến 0,25đ. ---------------------------Hết--------------------------
Tài liệu đính kèm: