SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: HÓA HỌC TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU KHỐI LỚP : 12 -----oOo----- Thời gian làm bài : 60 phút Mã đề 149 (không kể thời gian phát đề) (40 câu trắc nghiệm – 4 trang) ĐỀ DỰ BỊ Cho nguyên tử khối: Na = 23;Mg = 24 ; Al = 27 , K = 39 ; Ca = 40 ; Ba = 137 ; Fe = 56 ; Cr = 52 ; Ag = 108 ; Zn = 65; Cu = 64; Ni = 59 ; Sn = 119; I = 127 ; Cl = 35,5 ; S = 32 ; O = 16 ; N = 14 ; C = 12 ; H = 1 Câu 1: Dung dịch A có chứa năm ion : Mg2+ , Ca2+ , Ba2+ và 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3- . Thêm dần dần V lít dung dịch Na2CO3 1 M vào dung dịch A đến khi được lượng kết tủa lớn nhất . V có giá trị là : A. 300 ml B. 150 ml. C. 250 ml D. 200 ml Câu 2: Cho 6,2 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với nước thấy có 1,12 lít H2 ( đktc) bay ra. Cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là : A. 8,0 g. B. 7,9 g . C. 15,2 g. D. 7,1 g. Câu 3: Fe có số hiệu nguyên tử là 26. Ion Fe3+ có cấu hình electron như thế nào ? A. [Ar] 3d64s2 B. [Ar] 3d6 C. [Ar] 3d5 D. [Ar] 3d34s2 Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng? A. Fe là kim loại có tính khử trung bình: Fe có thể bị oxi hóa thành Fe2+ hoặc Fe3+. B. Fe dễ nhường 2 electron ở phân lớp 4s trở thành ion Fe2+ và có thể nhường thêm 1 electron ở phân lớp 3d để trở thành ion Fe3+. C. Fe là kim loại có tính khử mạnh: Fe có thể bị oxi hóa thành Fe2+ hoặc Fe3+. D. Khi tạo ra các ion Fe, nguyên tử Fe nhường electron ở phân lớp 4s trước phân lớp 3d . Câu 5: Hòa tan 1,8 gam muối sunfat của kim loại thuộc nhóm IIA trong nước, rồi pha loãng cho đủ 50 ml dung dịch. Để phản ứng hết dung dịch này cần 20 ml dung dịch BaCl2 0,75M. Nồng độ mol/l của dung dịch muối sunfat và công thức của muối là A. 0,3M và CuSO4 B. 0,3M và MgSO4 . C. 0,6M và MgSO4 D. 0,9M và ZnSO4 Câu 6: Nước cứng có chứa các ion Mg2+, Cl-, HCO3- thuộc loại nước cứng A. toàn phần. B. vĩnh cửu. C. tạm thời. D. một phần. Câu 7: Cho phản ứng : 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 +7H2O Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là : A. H2SO4 và FeSO4. B. K2Cr2O7 và H2SO4. C. FeSO4 và K2Cr2O7. D. K2Cr2O7 và FeSO4. Câu 8: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không là phản ứng oxi hóa – khử? A. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O B. 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O C. H2SO4 + Fe → FeSO4 + H2 D. 4H2SO4 + Fe3O4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O Câu 9: Tiến hành hai thí nghiệm sau : - Thí nghiệm 1 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M; - Thí nghiệm 2 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là A. V1 = 2V2 B. V1 = 10V2 C. V1 = V2 D. V1 = 5V2 Câu 10: Cho các kim loại : Na, Ca, Al, Fe, Cu, Ag. Bằng phương pháp điện phân có thể điều chế được bao nhiêu kim loại trong số các kim loại ở trên ? A. 3. B. 6 . C. 5. D. 4. Câu 11: Cho các câu sau đây : 1. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt. 2. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit baz. 3. Crom có tính chất hoá học giống nhôm. 4. Crom có những hợp chất giống những hợp chất của lưu huỳnh. 5. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất. 6. Phương pháp sản xuất crom là điện phân Cr2O3 nóng chảy. 7. kim loại crom có thể rạch được thuỷ tinh. 8. kim loại crom có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối. Phương án gồm các câu đúng là : A. 1, 3, 4. B. 1, 3, 4, 7, 8. C. 1, 3, 4, 7. D. 1, 2, 3. Câu 12: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là A. 103,85 gam. B. 77,86 gam. C. 38,93 gam D. 25,95 gam. Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là A. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4 B. MgSO4. C. MgSO4 và Fe2(SO4)3. D. MgSO4 và FeSO4 Câu 14: Câu nào sau đây đúng : Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng sau: A. Dung dịch không chuyển màu B. Bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu C. Không có bọt khí bay lên D. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu. Câu 15: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hóa học đơn giản để loại được tạp chất là : A. chuyển hai muối thành hidroxit, oxit, kim loại rồi hòa tan bằng H2SO4 loãng. B. thả Fe dư vào dung dịch, chờ phản ứng xong rồi lọc bỏ chất rắn. C. thả Mg vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh. D. điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh. Câu 16: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32gam. Giá trị của V là A. 0,448. B. 0,560 C. 0,112 D. 0,224 Câu 17: Cho Ca vào dung dịch Na2CO3. A. Ca tác dụng với nước, đồng thời dung dịch đục do Ca(OH)2 ít tan. B. Ca tan trong nước sủi bọt khí H2, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3 . C. Ca khử Na+ thành Na, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3. D. Ca khử Na+ thành Na, Na tác dụng với nước tạo H2 bay hơi, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng. Câu 18: Cho chuỗi biến hóa sau: (X1) (X2) Al(OH)3 (X3) (X4) (Mỗi mũi tên là 1 phương trình phản ứng) X1,X2,X3,X4 lần lượt là A. AlCl3, Al(NO3)3, Al2O3, Al B. Al2O3, NaAlO2 , AlCl3, Al(NO3)3 C. NaAlO2 , Al2O3, Al2(SO4)3, AlCl3 D. Al2(SO4)3, KAlO2 , Al2O3, AlCl3 . Câu 19: Khi cho hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, chủ yếu xảy ra: A. ăn mòn điện hoá. B. sự thụ động hoá. C. ăn mòn hoá học. D. ăn mòn hoá học và điện hoá. Câu 20: Trong các chất sau:Fe,FeSO4 ,Fe2(SO4)3 chất nào chỉ có tính khử ,chất nào có cả 2 tính chất oxi hóa và khử?cho kết quả theo thứ tự A. Fe, Fe2(SO4)3 B. Fe, FeSO4,Fe2(SO4)3 C. Fe, FeSO4 D. FeSO4 , Fe2(SO4)3 Câu 21: Khi cho một miếng natri có hình dạng bất kì vào chậu nước có pha thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng nào không xảy ra trong thí nghiệm này ? A. Dung dịch thu được làm quỳ tím hoá hồng. B. Miếng natri trở nên có dạng hình cầu. C. Viên natri bị nóng chảy và nổi trên mặt nước. D. Trong quá trình phản ứng, miếng natri chạy trên mặt nước. Câu 22: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho lá sắt vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng; (b) Đốt dây sắt trong bình chứa khí oxi; (c) Cho lá đồng vào dung dịch gồm có Fe(NO3)3 và HNO3 ; (d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 23: Người ta có thể dùng phản ứng khử Ag+ của dung dịch AgNO3 trong NH3 để xác định hàm lượng glucozơ trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường. Thử 10 ml nước tiểu thấy tách ra 0,54 gam Ag. Hàm lượng glucozơ có trong nước tiểu của bệnh nhân là A. 0,35 mol/l. B. 0,5 mol/l. C. 0,25 mol/l. D. 0,54 mol/l. Câu 24: Điện phân ( điện cực trơ có vách ngăn) một dung dịch có chứa ion Fe 2+, Fe3+, Cu2+. Thứ tự xẩy ra ở catốt lần lượt là: A. Cu2+, Fe3+, Fe2+ B. Fe 2+, Cu2+, Fe3+ C. Fe 2+, Fe3+, Cu2+ D. Fe 3+, Cu2+, Fe2+ Câu 25: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 108,0. B. 75,6 C. 67,5. D. 54,0. Câu 26: Cho dung dich chứa 0,2 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,3 mol ZnCl2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là : A. 9,9g B. 29,7g C. 19,8g D. 14,85g Câu 27: M là kim loại. Phương trình sau đây: Mn+ + ne → M biểu diễn: A. Sự khử của kim loại. B. Tính chất hoá học chung của kim loại. C. Sự oxi hoá ion kim loại. D. Nguyên tắc điều chế kim loại. Câu 28: Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là A. Na2SO4 và BaCl2. B. Ba(NO3)2 và K2SO4. C. KNO3 và Na2CO3. D. Ba(NO3)2 và Na2CO3. Câu 29: Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là quá trình hóa học diễn ra trong hang động hàng triệu năm.Phản ứng hóa học diễn tả quá trình đó là A. CaO + CO2 → CaCO3 B. Ca(OH)2 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 C. Ca(HCO3)2 → CaCO + CO2 + H2O . D. MgCO3 + CO2 + H2O → Mg(HCO3)2 Câu 30: Có 6 lọ đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4 và Fe2(SO4)3. Chỉ dùng một dung dịch nào sau đây có thể nhận biết được tất cả các lọ trên? A. NaOH . B. HCl. C. H2SO4. D. Na2CO3 Câu 31: 10,2 gam Al2O3 tác dụng vừa đủ với bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,8M. A. 600 ml. B. 300 ml. C. 250 ml . D. 700 ml. Câu 32: Cho các phản ứng sau: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa các ion kim loại là: A. Fe2+, Fe3+, Ag+ . B. Fe2+, Ag+, Fe3+ C. Ag+, Fe2+, Fe3+ D. Ag+, Fe3+, Fe2+ Câu 33: Một tấm kim loại bằng Au bị bám một lớp Fe ở bề mặt. Ta có thể rửa lớp Fe để loại tạp chất trên bề mặt bằng dung dịch nào sau đây: A. Dung dịch FeCl3 dư. B. Dung dịch CuCl2 dư. C. Dung dịch ZnCl2 dư. D. Dung dịch FeCl2 dư. Câu 34: Oxi hóa chậm m gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp X ( Fe , FeO , Fe2O3 ,Fe3O4 ). Để hòa tan hết X , cần vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 1M , đồng thời giải phóng 0,672 lít khí ( đktc ). Tính m ? A. 9,84 B. 10,64 C. 8,96 D. 10,08. Câu 35: Phản ứng giữa Na2CO3 và H2SO4 theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol có phương trình ion rút gọn là A. CO32- + H+ ® HCO–3 B. CO32- + 2H+ ® H2O + CO2 C. 2Na+ + SO42- ® Na 2SO4 D. CO32- + 2H+ ® H2CO3 Câu 36: Một bột màu lục X thực tế không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy với kiềm và có mặt không khí nó chuyển thành chất Y có màu vàng, dễ tan trong nước. Chất Y tác dụng với axit chuyển thành chất Z có màu da cam. Chất Z bị lưu huỳnh khử thành chất X và oxi hóa axit clohidric thành khí clo . X, Y, Z lần lượt là : A. Cr2O3, Na2CrO4,Na2Cr2O7. B. Cr2O3, Na2Cr2O7, Na2CrO4. C. Na2Cr2O4, Na2CrO7, Cr2O3. D. CrO, Na2CrO4, Na2Cr2O7. Câu 37: Thêm từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Na2Cr2O7 được dung dịch X, sau đó thêm tiếp H2SO4 đến dư vào dung dịch X, ta quan sát được sự chuyển màu của dung dịch A. từ vàng sang da cam, sau đó chuyển từ da cam sang vàng. B. từ không màu sang vàng, sau đó từ vàng sang da cam. C. từ da cam sang vàng, sau đó từ vàng sang da cam. D. từ không màu sang da cam, sau đó từ da cam sang vàng. Câu 38: Nêu cách phân biệt CaO, Na2O, MgO, P2O5 đều là chất bột màu trắng A. Quỳ Tím và nước B. dd NaOH và HCl C. Nước và Quỳ tím D. Quỳ tím và NaOH Câu 39: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch CrCl2, hiện tượng quan sát được là A. xuất hiện kết tủa keo màu lục xám. B. xuất hiện kết tủa keo màu vàng, sau đó kết tủa keo tan dần tạo dung dịch màu lục. C. xuất hiện kết tủa keo màu vàng, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu xanh lam. D. xuất hiện kết tủa keo màu vàng. Câu 40: Chất nào sau đây khi tác dụng với axit HNO3 không giải phóng khí: A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeCO3. D. CaCO3. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: