CHỦ ĐỀ 2: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT A. LÝ THUYẾT 1. Công A của lực F: a. Định nghĩa: Khi lực F không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc thì công thực hiện bởi lực đó được tính theo công thức: osA Fsc Trong đó: F là lực tác dụng (N) s là quãng đường vật đi được (m) là góc hợp giữa lực tác dụng với phương chuyển động. b. Công phát động và công cản: + Nếu os 0c ( 090 ) thì lực thực hiện công dương (A>0) và được gọi là công phát động. + Nếu os 0c ( 0 090 180 )thì lực thực hiện công âm (A<0) và được gọi là công cản. + Nếu os 0c ( 090 ) thì A = 0, dù có lực tác dụng nhưng không có công thực hiện. c. Công của các lực đặc biệt: - Công của trọng lực: 1 2( )PA mgh mg h h với: h1, h2: độ cao của vật lúc đầu, lúc sau. Nếu vật chuyển động theo phương ngang thì h1 = h2 0PA - Công của phản lực: 0NA (vì phản lực N luôn vuông góc với phương chuyển động). - Công của lực ma sát: . msF ms A F s với msF N nên msFA < 0. d. Đơn vị công: Jun (J) 1jun = 1 niutơn x 1 mét 1kJ = 1000J 1kWh = 3600000J 2. Công suất P: a. Định nghĩa: Công suất là đại lượng có giá trị bằng thương số giữa công A và thời gian t cần để thực hiện công ấy. Công thức: P = A t (CS trung bình) hay A Fs P Fv t t (CS tức thời) Trong đó: P là công suất (Jun/giây(J/s) hoặc Oát (W)) A là công thực hiện (N.m hoặc J) t là thời gian thực hiện công (s) v là vận tốc tức thời tại một thời điểm đang xét (m/s). b. Đơn vị công suất: Oat (W) 1 1 1 J W s ; 1kW = 103W; 1MW = 106W + Đơn vị ngoài hệ: 1HP = 746W; 1CV = 736W 3. Hiệu suất: 1 A H A với: A là công của lực phát động; A’: công có ích ( msF A A A ) * Chú ý: Nếu vật chịu nhiều lực tác dụng thì công của hợp lực F bằng tổng công các lực tác dụng lên vật: AF = AF1+ AF2+....+AFn BÀI TẬP VỀ CÔNG Bài 1: Khi một thang máy chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2m/s2. Khối lượng thang máy 1 tấn, lấy g = 10 m/s 2. Tính công của động cơ thực hiện trong 5 s đầu tiên.m (ĐS: 3.105 J) Bài 2: Vật có khối lượng 1kg rơi tự do từ độ cao 10m xuống mặt đất. Hỏi trọng lực đã thực hiện một công bao nhiêu? Bài 3: Một thùng gỗ được kéo bằng một 50N lực hợp với phương ngang một góc 370, thùng gỗ di chuyển một đoạn 10m trong khoảng thời gian 5 giây. a. Tìm công của lực kéo. b. Công suất của lực kéo là bao nhiêu? (ĐS:a) 399,3J; b) 79,86W) Bài 4: Câu Một người nâng đều một vật có khối lượng 400g lên độ cao 1m rồi đưa vật đi ngang được một đoạn 1m. Lấy g=10m/s2. Tính công tổng cộng mà người đã thực hiện. (ĐS: 8J) Bài 5: Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc là 2m/s2. Xác định công mà động cơ thang máy thực hiện trong 5 giây đầu? Cho g =9,8m/s2 , biết ban đầu vận tốc thang máy bằng không. Bài 6: Vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang với vận tốc v = 7,2km/h nhờ lực kéo F hợp với phương ngang 1 góc 600, độ lớn F = 40N. Tính công của lực F trong thời gian 10 phút. Bài 7: Một chiếc trực thăng khối lượng m =3 tấn bay lên thẳng đều với vận tốc 54km/h. Tính công do lực nâng thực hiện trong 1 phút. Bỏ qua lực cản của không khí. Bài 8: Một động cơ kéo 1 vật nặng m =6 tấn lên đến độ cao h = 900m trong 0,5 phút. Coi chuyển động là nhanh dần đều. Tìm công của động cơ, cho g =10m/s2. Bài 9: Xe oto chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu, đi được quãng đường S = 100m thì đạt vận tốc v = 72km/h. Khối lượng oto m =1 tấn, hệ số ma sát 0,05. Tìm công do lực kéo của động cơ thực hiện và công của lực ma sát. Bài 10: Một người kéo 1 vật có khối lượng 20kg đang đứng yên thì chịu tác dụng của 1 lực theo phương ngang làm vật đi được quãng đường 10m trong 5s, biết hệ số ma sát 0,1. Tính công của người đó thực hiện trong thời gian trên. Bài 11: Một cái máy kéo 1 vật có khối lượng 500kg chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc a = 0,2m/s2. Tìm công của máy trong 4 s và trong giây thứ 4? Bài 12: Một oto có khối lượng 3 tấn rời khỏi bến. Lực phát động là 2000N, hệ số ma sát là 0,05. Tính độ biến thiên động lượng của oto và công của lực phát động sau khi chuyển bánh được 2 phút trên đường nằm ngang. BÀI TẬP CÔNG SUẤT Bài 1: Trong 10s một cần trục nâng được vật có khối lượng 2 tấn lên cao 5m. Cho g =10m/s2. Tính công suất của cần trục nếu: a) Vật chuyển động đều b) Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a =1m/s2 Bài 2: Dùng cần trục để đưa 1 vật nặng 1 tấn lên cao nhanh dần đều với gia tốc 0,5m/s2. a) Tìm lực kéo của cần trục b) Tìm công của lực kéo trong thời gian 5s? Suy ra công suất của cần trục trong thời gian đó? Bài 3: Một oto nặng 2 tấn bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang sau 10s thì đạt vận tốc 36km/h. Hệ số ma sát là 0,05. a) Tính lực kéo của động cơ b) Tính công và công suất của động cơ trong thời gian đó? Bài 4: Một oto khối lượng 1 tấn chuyển động trên mặt phẳng ngang với hệ số ma sát 0,1. Qua 2 giai đoạn: Hai giây đầu xe chuyển động thẳng đều, đi được 20m Hai giây kế tiếp chuyển động với gia tốc 2m/s2 Tính công suất của động cơ xe trong mỗi giai đoạn. Bài 5: Một oto có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều đi được 500m thì đạt vận tốc 72km/h, biết hệ số ma sát là 0,05. Tính : a) Công của động cơ trên quãng đường đó b) Công suất của động cơ trên quãng đường đó. Bài 6: Một oto khối lượng m =1 tấn chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc v =36km/h. Biết công suất động cơ là 5kW. a) Tìm lực ma sát của mặt đường b) Sau đó oto tăng tốc chuyển động nhanh dần đều đi thêm được quãng đường s =125m thì vận tốc của oto đạt 54km/h. Tính công suất trung bình của động cơ oto trên quãng đường này và công suất tức thời của động cơ ở cuối quãng đường. Bài 7: Một máy nâng có công suất 2,5kW nâng 1 kiện hàng có khối lượng 400kg lên cao 10m. Lấy g =10m/s2. Tính: a) Công tối thiểu cần thực hiện để đưa vật lên độ cao đó. b) Thời gian tối thiểu để thực hiện hiện công việc đó. Bài 8: Một cần cẩu thực hiện 1 công 100kJ nâng 1 thùng hàng có khối lượng 900kg lên cao 10m trong thời gian 15s. Tính công suất trung bình và hiệu suất của cần cẩu. CÔNG CỦA CÁC LỰC CƠ HỌC + Công của trọng lực: A =mgh + Công của lực đàn hồi: )( 2 1 2 2 2 1 xxKA + Công của lực ma sát: A = - Fms.S Bài 1: Công của trọng lực trong 2 giây cuối khi vật có khối lượng 8kg được thả rơi từ độ cao 180m là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2. A. 8000J B. 7000J C. 6000J D. 5000J b)Nếu dùng máy để kéo thùng lên nhanh dần đều và sau 4s thì công và công suất của máy là bao nhiêu? Bài 2: Một lò xo có độ cứng K = 50N/m. Tính công của lực đàn hồi lò xo khi nó dãn thêm 10cm từ: a) Chiều dài tự nhiên b) Vị trí đã giãn 10cm c) Vị trí đang bị nén 10cm Bài 3: Một oto có khối lượng m =1 tấn đang chạy trên đường nằm ngang với vận tốc 36km/h thì tắt máy chuyển động chậm dần đều do ma sát, tìm công của lực ma sát kể từ lúc tắt máy đến khi dừng hẳn. COÂNG VAØ COÂNG SUAÁT Câu 1: Một lực F không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc v theo hướng của F. Công suất của lực F là A. Fvt. B. Fv. C. Ft. D. Fv 2 . Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất: A. J.s B. Nm/s C. W D. HP Câu 3: Vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang với tác dụng của lực F theo phương ngang, hệ số ma sát giữa vật và mp là . Lực nào không thực hiện công (công bằng 0): A. ,P N B. ,F N C. ,F P C. , msF F Câu 4: Một chất điểm di chuyển không ma sát trên đường nằm ngang dưới tác dụng của một lực F hợp với mặt đường một góc 60 và có độ lớn 100N. Công của lực F khi chất điểm di chuyển được 2 m là: A. A = 100 J. B. A =100 kJ. C. A =10 kJ. D. A = 1 kJ. Câu 5: Một vật chuyển đông thẳng đều trên mặt phẳng ngang với vận tốc 36km/h. Dưới tác dụng của lực kéo F = 40N, có hướng tạo với phương ngang góc 600. Công của lực kéo thực hiện trong hai phút là: A. 24kJ B. 48 kJ C. 24 3 kJ D. 12kJ Câu 6: Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 10m. Biết ô tô nặng 2 tấn, hệ số ma sát bằng 0,25 ( Lấy g = 10 m/s2 ). Công của lực ma sát có giá trị: A. - 5000 J B. 5000 J C. 18375 J D. - 18375 J Câu 7: Một gàu nước khối lượng 10 Kg được kéo đều lên cao 10m trong khoảng thời gian 2 phút 40 giây. Lấy g=10m/s2. Công suất trung bình của lực kéo bằng: A. 5W B. 4W C. 6,25W D. 7W Câu 8: Một động cơ điện cung cấp công suất 30KW cho 1 cần cẩu nâng vật 1 tấn chuyển động đều lên cao 60m. Lấy g=10m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là: A. 20s B. 5s C. 15s D. 10s Câu 9: Một thang máy có khối lượng 2 tấn đi lên với gia tốc 2/1 sma với vận tốc ban đầu bằng 0, cho 2/10 smg . Tìm công suất trung bình của thang máy trong 5s đầu tiên. A. 55 kW. B. 20 kW. C. 30 kW. D. 62 kW. Câu 10: một vật có khối lượng 100g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 5m, nghiêng 1 góc 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát là 0,1. Lấy g = 10m/s2. Công của lực ma sát trong quá trình chuyển động từ đỉnh mặt phẳng cho đến chân mặt phẳng là: A. 0,5 J B. - 0,43 J C. - 0,25 J D. 0,37 J Câu 11: Một xe có khối lượng m = 100 kg chuyển động đều lên dốc, dài 10 m nghiêng 030 so với đường ngang. Lực ma sát NFms 10 . Công của lực kéo F (Theo phương song song với mặt phẳng nghiêng) khi xe lên hết dốc là: A. 100 J. B. 860 J. C. 5100 J. D. 4900J. Câu 12: Công thức tính công của một lực là: A. A = F.s. B. A = mgh. C. A = F.s.cos. D. A = ½.mv2. Câu 13: Công cơ học là đại lượng: A. véc tơ B. Luôn dương C. luôn âm D. vô hướng Câu 14: Công cơ học dương khi góc thoả: A. 00 B. 2 C. 0180 2 D. 0 2 Câu 15: Chọn đáp án đúng.Công có thể biểu thị bằng tích của A. năng lượng và khoảng thời gian. B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian. C. lực và quãng đường đi được. D. lực và vận tốc. ÔN TẬP KIỂM TRA BÀI Câu 1: Lực F⃗ không đổi tác dụng lên một vật làm vật chuyển dời đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc α, biểu thức tính công của lực là: A. A = F.s.cosα B. A = F.s C. A =F.s.sinα D. A =F.s +cosα Câu 2: Ki lô óat giờ (kWh) là đơn vị của A. Hiệu suất B. Công suất C. Động lượng D. Công Câu 3: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất? A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP. Câu 4: Công suất của lực F⃗ làm vật di chuyển với vận tốc v⃗ theo hướng của F⃗ là: A. P=F.vt B. P= F.v C. P= F.t D. P= F v2 Câu 5: Gọi A là công của lực thực hiện trong thời gian t. Biểu thức nào sau đây là đúng với biểu thức công suất? A. P = A t B. P = At C. P = t A D. P = A.t2 Câu 6: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công? A. J. B. Cal. C. N/m. D. N.m. Câu 7: Công cơ học là đại lượng: A. véctơ. B. vô hướng. C. luôn dương. D. không âm. Câu 8: Chọn câu sai khi nói về công của lực A. Là đại lượng vô hướng B. Có giá trị đại số C. Được tính bằng biểu thức F.S.cosα D. Luôn luôn dương Câu 9: Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang là A. Lực ma sát B. Lực phát động C. Lực kéo D. Trọng lực Câu 10: Công của lực tác dụng lên vật bằng không khi góc hợp giữa lực tác dụng và chiều chuyển động là: A. 00 B. 600 C. 1800 D. 900 Câu 11: Khi lực F cùng chiều với độ dời s thì công: A. A > 0 B. A < 0 C. A ≠ 0 D. A = 0 Câu 12: Khi một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc α. Công do lực ma sát thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là: A. Ams = μ.m.g.sinα B. Ams = - μm.g.cosα C. Ams = μ.m.g.sinα.S D. Ams = - μ.m.g.cosα.S Câu 13: Khi một vật trượt đi lên trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc. Công do trọng lực thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là: A. Ap = m.g.sinα.S B. Ap = m.g.cos.S C. Ap = - m.g.sinα.S D. Ap = - m.g.cosα.S Câu 14: Chọn phát biểu sai khi nói về hiệu suất: A. Hiệu suất cho biết tỉ lệ giữa công có ích và công toàn phần do máy sinh ra khi hoạt động B. Hiệu suất được tính bằng hiệu số giữa công có ích và công toàn phần C. Hiệu suất được tính bằng thương số giữa công có ích và công toàn phần D. Hiệu suất có giá trị luôn nhỏ hơn 1 Câu 15: Chọn câu sai: Khi vật chuyển động trượt xuống trên mặt phẳng nghiêng thì A. Lực ma sát sinh công cản B. Thành phần tiếp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực sinh công phát động C. Phản lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật sinh công cản D. Thành phần pháp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực không sinh công Câu 16: Chọn câu sai khi nói về công của trọng lực A. Công của trọng lực luôn luôn mang giá trị dương B. Công của trọng lực bằng không khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang C. Công của trọng lực bằng không khi quỹ đạo của vật là một đường khép kín D. Công của trọng lực bằng độ giảm thế năng của vật Câu 17: Công có thể biểu thị bằng tích của: A. năng lượng và khoảng thời gian. C. Lực và quãng đường đi được B. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian. D. Lực và vận tốc Câu 18: Chọn phát biểu đúng về công. A. Mọi lực làm vật dịch chuyển đều sinh công. B. Khi góc giữa lực và đường đi là góc nhọn. C. Lực vuông góc với phương dịch chuyển không sinh công. D. Công âm là công của lực kéo vật đi theo chiều âm của vật. Câu 19: Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không: A. lực hợp với phương chuyển động một góc nhỏ hơn 90o B. lực hợp với phương chuyển động một góc lớn hơn 90o C. lực cùng phương với phương chuyển động của vật D. lực vuông góc với phương chuyển động của vật Câu 20: Khi vật chuyển động trên quỹ đạo kép kín, tổng đại số công thực hiện: A. khác không. B. luôn âm. C. bằng không. D. luôn dương. Câu 21: Kết luận nào sau đây nói về công suất là không đúng ? A. Công suất đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm. B. Công suất là đại lượng đo bằng tích số giữa công và thời gian thực hiện công ấy. C. Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công và thời gian thực hiện công ấy. D. Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian. Câu 22: Trường hợp nào dưới đây công của lực có giá trị dương ? A. Lực tác dụng lên vật ngược chiều chuyển động của vật. B. Vật dịch chuyển được một quãng đường khác không. C. Lực tác dụng lên vật có phương vuông góc với phương chuyển động của vật. D. Lực tác dụng lên vật cùng chiều với chiều chuyển động của vật. Câu 23: Một khối lượng m được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0. Tìm công của trọng lực thực hiện trên vật khi vật rơi về vị trí nén ban đầu. A. 1 2 mv2 B. 2mv0 C. v0 2 2g D. 0 Câu 24: Khi vật chuyển động tròn đều thì công của lực hướng tâm luôn: A. dương. B. âm. C. bằng 0. D. bằng hằng số. Câu 25: Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó trượt xuống vị trí ban đầu.Như vậy trong quá trình chuyển động trên: A. Công của trọng lực đặt vào vật bằng 0 B. Công của lực ma sát đặt vào vật bằng 0 C. Xung lượng của lực ma sát đặt vào vật bằng 0 D. Xung lượng của trọng lực đặt vào vật bằng 0 Câu 26: Công của một vật có khối lượng m = 1kg rơi ở độ cao h =2m, lấy g =10m/s2 là. A. 2 J B. 20 J C. 5 J D. 50 J Câu 27: Lực F⃗ có độ lớn 500N kéo vật làm vật dịch chuyển một đoạn đường 2m cùng hướng với lực kéo. Công của lực thực hiện là A. 2000 J B. 1500 J C. 1000 J D. 250 J Câu 28: Một người kéo một thùng gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây hợp với phương ngang một góc 60o, lực tác dụng lên dây là 100N, công của lực đó khi thùng gỗ trượt đi được 20m bằng A. 2000 J B. 1730 J C. 1410 J D. 1000 J Câu 29: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng 1 dây hợp với phương ngang góc 300. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó khi hòm trượt 20m A. 3000 J B. 2590 J C. 2000 J D. 1000 J Câu 30: Một người nhấc 1 vật có khối lượng 4 kg lên cao 0,5m. Sau đó xách vật di chuyển theo phương ngang 1 đoạn 1m. Lấy g =10m/s2. Người đó đã thực hiện 1 công bằng A. 10 J B. 20 J C. 30 J D. 40 J Câu 31: Một ô tô có khối lượng 1tấn, chuyển động đều trên một đường thẳng nằm ngang có hệ số ma sát trượt μt = 0,2. Cho g=10m/s2. Công của lực kéo của động cơ và công của lực ma sát khi ô tô chuyển dời được 250 m lần lượt là A. 5.103 J; - 5.103 J B. 5.104 J; - 5.104 J C. 5.106 J; - 5.106 J D. 5.105 J; - 5.105 J Câu 32: Một vật rơi tự do có m = 4 kg. Trên một quãng đường nào đó, vận tốc biến thiên từ 2m/s đến 8m/s. Tính công của trọng lực thực hiện trên quãng đường đó, lấy g = 10m/s2. A. 120 J B. 240 J C. 400 J D. 100 J Câu 33: Một vật có khối lượng 5kg trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 20m, góc nghiêng 300. Công của trọng lực khi vật đi hết dốc là A. 500 J B. 1000 J C. 100 J D. 50 J Câu 34: Để nâng 1 vật có khối lượng 50kg lên cao 10m với vận tốc không đổi, người ta cần thực hiện 1 công là bao nhiêu? Lấy g= 10 m/s2 A. 500 J B. 100 J C. 5000 J D. 1000 J Câu 35: Một cần cẩu nâng một kiện hàng có m = 800kg lên cao 5m trong 20s, lấy g =10m/s2. Công suất của cần cẩu là A. 8000 W B. 2000 W C. 4000 W D. 6000 W Câu 36: Công suất của một người kéo một thùng nước có khối lượng 10kg chuyển động đều từ giếng có độ sâu 10 m lên cao trong thời gian 20 s là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2. A. 100 W B. 200 W C. 50 W D. 150 W Câu 37: Búa máy khối lượng 500kg rơi từ độ cao 2m đóng vào cọc làm cọc lún thêm vào đất 0,1m. Lực đóng cọc trung bình 80000N. Hiệu suất của máy bằng A. 50% B. 60% C. 70% D. 80% Câu 38: Một cần cẩu thực hiện một công 120kJ nâng thùng hàng khối lượng 600kg lên cao 10m. Hiệu suất của cần cẩu là: A. 5% B. 50% C. 75% D. 20% Câu 39: Một máy bay phản lực có trọng lượng P = 3.000.000N với công suất động cơ P1 = 75MW cất cánh và đạt độ cao h =1000m. Biết sức cản của không khí là 750.000N. Thời gian cất cánh của máy bay là: A. 5s B. 25s C. 50s D. 75s Câu 40: Một ô tô khối lượng 1,5 tấn bắt đầu mở máy chuyển động với gia tốc không đổi và đạt vận tốc 18m/s sau thời gian 12s. Giả sử lực cản là không đổi và bằng 400N. Công của lực kéo thực hiện trong thời gian đó bằng A. 228600 J B. 268200 J C. 286200 J D. 226800 J TRẮC NGHIỆM TỰ LÀM Câu 1: Gọi α là góc hợp bởi hướng của lực tác dụng vào vật và hướng dịch chuyển của vật. Công của lực là công cản nếu A. 0 < α < π/2. B. α=0. C. α = π/2. D. π/2< α < π. Câu 2: Công của trọng lực A. bằng tích của khối lượng với gia tốc rơi tự do và hiệu độ cao hai đầu quĩ đạo. B. phụ thuộc vào hình dạng và kích thước đường đi. C. chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối đường đi. D. không phụ thuộc vào khối lượng của vật di chuyển. Câu 3: Đơn vị đo công suất ở nước Anh được kí hiệu là HP. Nếu một chiếc máy có ghi 50HP thì công suất của máy là A. 36,8kW. B. 37,3kW. C. 50kW. D. 50W. Câu 4: 1 kWh bằng A. 3,6.106 J. B. 360.100 J. C. 3600 J. D. 36.104 J. Câu 5: Công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng A. là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian. B. luôn đo bằng mã lực (HP). C. chính là lực thực hiện công trong thiết bị đó lớn hay nhỏ. D. là độ lớn của công do thiết bị sinh ra. Câu 6: Trong ôtô, xe máy vv... có bộ phận hộp số (sử dụng các bánh xe truyền động có bán kính to nhỏ khác nhau) nhằm mục đích A. thay đổi công suất của xe. B. thay đổi lực phát động của xe. C. thay đổi công của xe. D. duy trì vận tốc không đổi của xe. Câu 7: Một động cơ có công suất không đổi, công của động cơ thực hiện theo thời gian có đồ thị nào sau đây? A. Hình 4. B. Hình 1. C. Hình 2. D. Hình 3. Câu 8: Một máy bay khối lượng 3000 kg khi cất cánh phải mất 80 s để bay lên tới độ cao 1500 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Công suất của động cơ máy bay gần giá trị nào nhất sau đây? A. 650 kW. B. 560 kW. C. 550 kW D. 720 kW Câu 9: Một máy bơm nước mỗi phút có thể bơm được 900 lít nước lên bể nước ở độ cao 10 m. Khối lượng riêng của nước 1 kg/lít. Lấy g= 10 m/s2. Nếu coi mọi tổn hao là không đáng kể thì công suất của máy bơm bằng A. 1500 W. B. 1200 W. C. 1800 W. D. 2000 W Câu 10: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó? A. 20 s. B. 30 s. C. 15 s. D. 25 s. Câu 11: Một thang máy trọng lượng 10000 N có thể nâng được trọng lượng tối đa là 8000 N (theo hướng thẳng đứng). Cho biết lực ma sát cản trở chuyển động của thang máy là 2000 N. Xác định công suất tối thiểu của động cơ thang máy để có thể nâng được trọng lượng tối đa lên cao với vận tốc không đổi có độ lớn là 2,0 m/s. A. 65 kW. B. 560 kW. C. 550 kW. D. 40 kW. Câu 12: Một máy bơm nước mỗi phút có thể bơm được 900 lít nước lên bể nước ở độ cao 10 m. Khối lượng riêng của nước 1 kg/lít. Lấy g= 10 m/s2. Nếu hiệu suất của máy bơm chỉ là 75% thì công suất của máy bơm bằng A. 1500 W. B. 1200 W. C. 1800 W. D. 2000 W. Câu 13: Một máy bơm nước, nếu tổn hao quá trình bơm là không đáng kể thì mỗi phút có thể bơm được 900 lít nước lên bể nước ở độ cao 10 m. Trong thực tế hiệu suất của máy bơm chỉ là 70% nên khối lượng nước bơm lên bể sau nửa giờ là A. 15600 kg. B. 12800 kg. C. 18900 kg. D. 23000 kg. Câu 14: Một cần cẩu nâng một vật nặng khối lượng 5 tấn từ trạng thái nghỉ chuyển động thẳng đứng nhanh dần đều lên trên với độ lớn gia tốc bằng 0,5 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn công mà cần cẩu thực hiện được sau thời gian 3 giây là A. 116104 J. B. 213195 J. C. 115107 J. D. 118125 J. Câu 15: Một vật có trọng lượng 10N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một lực 15N theo phương ngang, lần thứ nhất trên mặt nhẵn, lần thứ hai trên mặt nhám với cùng độ dời 0,5m. Biết rằng công toàn phần trong lần thứ hai giảm còn 2/3 so với lần thứ nhất. Lấy g = 9,8m/s2. Lực ma sát tác dụng lên vật là A. 5N. B. 10N. C. 12N. D. 20N. Câu 16: Một ô tô có công suất của động cơ là 100kW đang chạy trên đường với vận tốc 36km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là A. 1000N. B. 104N. C. 2778N. D. 360N. Câu 17: Một tàu thủy chạy trên song theo đường thẳng kéo một sà lan chở hàng với lực không đổi 5.103N, thực hiện công là 15.106J. Sà lan đã dời chỗ theo phương của lực một quãng đường A. 300m. B. 3000m. C. 1500m. D. 2500m. Câu 18: Một máy kéo có công suất 5kW kéo một khối gỗ có trọng lượng 800N chuyển động đều được 10m trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa khối gỗ và mặt phẳng nằm ngang là 0,5. Tính thời gian máy kéo thực hiện A. 0,2s B. 0,4s C. 0,6s. D. 0,8s. Câu 19: Một vật khối lượng 2kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8m/s2. Công suất tức thời của trọng lực tại thời điểm 1,2s là A. 250W. B. 230,5W. C. 160,5W. D. 130,25W. Câu 20: Một vật khối lượng 2kg bị hất đi với vận tốc ban đầu có độ lớn bằng 4m/s để trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi trượt được 0,8m thì vật dừng lại. Công của lực ma sát đã thực hiện bằng A. 16J. B. – 16J. C. -8J. D. 8J. Câu 21: Một chiếc xe có khối lượng 1,1 tấn bắt đầu chạy với vận tốc bằng không với gia tốc là 4,6m/s2 trong thời gian 5s. Công suất trung bình của xe bằng A. 5,82.104W. B. 4,82.104W. C. 2,53.104W. D. 4,53.104W. Câu 22: Một chiếc xe khối lượng 400kg. Động cơ của xe có công suất 25kW. Xe cần bao nhiêu thời gian để chạy quãng đường dài 2km kể từ lúc đứng yên trên đường ngang nếu bỏ qua ma sát, coi xe chuyển động thẳng nhanh dần đều A. 50s B. 100s C. 108s. D. 216s. Câu 23: Môt người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 50N cách mặt đất 1,2m trong suốt thời gian 2 phút. Công suất mà người đó đã thực hiện được là A. 50W B. 60W C. 30W. D. 0 Câu 24: Một trục kéo có hiệu suất 80% được hoạt động bởi một động cơ có công suất 8kW. Trục kéo có thể kéo lên đều một vật có trọng lượng 80N với vận tốc bằng A. 190m/s. B. 100m/s. C. 80m/s. D. 60m/s. Câu 25: Một vật khối lượng m = 3kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 300 so với phương ngang bởi một lực không đổi 50N dọc theo đường dốc chính, bỏ qua mọi ma sát, công của lực kéo thực hiện độ dời 1,5m là A. 7,5J. B. 50J. C. 75J. D. 45J. Câu 26: Một vật khối lượng 2kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8m/s2. Sau khoảng thời gian 1,2s trọng lực đã thực hiện một công là A. 138,3J. B. 150J. C. 180J. D. 205,4J. Câu 27: Một vật khối lượng 2kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8m/s2. Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian 1,2s là A. 230,5W. B. 250W. C. 180,5W. D. 115,25W.
Tài liệu đính kèm: