Đề cương ôn thi môn Hóa học Lớp 9

docx 6 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi môn Hóa học Lớp 9
NGUYÊN TỬ KHỐI MỘT SỐ NGUYÊN TỐ
Al=27; K=39; Na=23; Ag=108; H=1; O=16; Ba=137; Ca=40; Mg=24; Zn=65; Fe=56; Cu=64; S=32; C=12; P=31; N=14; Mn=55; Cl=35,5
Công thức tính khối lượng, số mol, nồng độ, thể tích
m = n.M
n = 
CM = ; C% = 
Vkhi = n.22,4; Vdd = 
Màu của một số kết tủa và dung dịch
Al(OH)3: kết tủa keo trắng
Fe(OH)2: kết tủa trắng xanh
Fe(OH)3: kết tủa nâu đỏ
FeCl2: dung dịch lục nhạt
FeCl3: dung dịch vàng nâu
Cu(NO3)2: dung dịch xanh lam 
CuCl2: tinh thể nâu, dung dịch xanh lá
Cu(OH)2: kết tủa xanh da trời 
AgCl: kết tủa trắng
AgBr: kết tủa vàng nhạt
AgI: kết tủa màu vàng cam
CuS, FeS, Ag2S: kết tủa đen
BaSO4 BaCO3 CaCO3: kết tủa trắng
CuS, FeS, Ag2S, PbS, HgS: kết tủa đen
Mg(OH)2: kết tủa màu trắng
Bài 1. Cho 25 g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Fe tác dụng hết với hydrochloric acid. Sau phản ứng thoát ra 8,96 lít khí (đktc)
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
c. Biết thể tích dung dịch hydrochloric acid là 400ml, tính nồng độ mol/lít dung dịch acid đã phản ứng.
Bài 2. Cho 30 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại nhôm và bạc tác dụng hoàn toàn với dung dịch sulfuric acid. Sau phản ứng thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc)
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. Biết thể tích dung dịch sulfuric acid là 600ml, tính nồng độ mol/lít của dung dịch acid phản ứng
Bài 3. Hòa tan hết 30 gam hỗn hợp 2 kim loại đồng và Mg trong 400ml dung dịch hydrochloric acid. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc)
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. Tính nồng độ mol/lít dung dịch acid đã phản ứng.
Bài 4. Nhúng một thanh hỗn hợp đồng và kẽm nặng 22 gam vào dung 200 ml dung dịch phosphoric acid. Sau phản ứng thấy thoát ra 6,72 lít khí không màu.
a. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan
b. Tính nồng độ mol/lít dung dịch muối sau phản ứng.
Bài 5. Hòa tan hết 25 gam hỗn hợp của sắt và bạc cần vừa đủ 500ml dung dịch HCl 1M.
a. Tính thể tích khí thoát ra (đktc)
b. Tính phần trăm khối lượng của bạc trong hỗn hợp trên.
Bài 6. Hòa tan hết một mẫu Na vào nước tạo thành 400ml dung dịch. Sau phản ứng thấy có 3,36 lít khí thoát ra. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch bazo thu được.
Bài 7. Cho 20g hỗn hợp 2 kim loại đồng và kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng 2M, người ta thu được 5,6 lít khí hydrogen (đktc)
a. Tính thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng trong phản ứng.
b. Tính nồng độ mol/lít dung dịch muối tạo thành sau phản ứng
Bài 8. cho 40 gam hỗn hợp đồng và sắt phản ứng vừa đủ với 300 gam dung dịch HCl có nồng độ 7,3%.
a. Tính phần trăm khối lượng của đồng trong hỗn hợp.
b. Cô cạn dung dịch sau phản ứng. Tính khối lượng muối khan
Bài 9. Hòa tan hết 20 gam hỗn hợp bạc và nhôm cần vừa đủ 300gam dung dịch sulfuric acid có nồng độ 9,8%.
a. Tính phần trăm khối lượng của bạc trong hỗn hợp trên.
b. Cô cạn dung dịch sau phản ứng. Tính khối lượng muối khan
Bài 10. Cho 15,2 gam hỗn hợp calcium và magie phản ứng với dung dịch HCl dư sinh ra 11,2 lít khí hydrogen (đktc).
a. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu.
b. Tính phần trăm khối lượng từng kim loại.
Bài 11. Cho 9,6 gam hỗn hợp natri và nhôm tác dụng với dung dịch sulfuric acid dư sinh ra 6,72 lít khí hydrogen (đktc)
a. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu.
b. Tính phần trăm khối lượng từng kim loại.
Bài 12. Cho 27,45 gam hỗn hợp natri và barium tác dụng với nước sinh ra 6,72 lít khí hydrogen (đktc)
a. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu.
b. Tính nồng độ mol/lít của các chất thu được sau phản ứng biết thể tích dung dịch là 500ml
Bài 13. cho m gam hỗn hợp 2 kim loại sắt và kẽm tác dụng hết với dung dịch hydrochloric acid thấy thoát ra 11,2 lít khí (đktc). Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 66,2 gam muối khan. Tính m.
Bài 14. Cho 3,6 gam Mg phản ứng với 400ml dung dịch HCl 1M
a. Tính thể tích khí thoát ra (đktc)
b. Tính nồng độ mol/lít các chất sau phản ứng.
c. Nhúng giấy quỳ tím vào ddịch sau phản ứng chuyển màu gì.
Bài 15. Cho 4,05 gam nhôm phản ứng với 200g dung dịch sulfuric acid 12,25%
a. Tính thể tích khí thoát ra (đktc)
b. Tính nồng độ phần trăm các chất sau phản ứng.
Bài 16. Hoà tan hết 5,4g bột nhôm vào 200 ml dung dịch HCl 1,5M.
a. Tính thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
b. Tính nồng độ các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Thể tích dung dịch coi như không đổi.
Bài 17. Cho 5,85 gam kali vào 784 gam dung dịch sulfuric acid 2,5%. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng
Bài 18. Cho 12 gam CuO phản ứng vừa đủ với 300ml dung dịch HCl.
a. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, tính khối lượng muối thu được.
b. Tính nồng độ mol/ lít dung dịch acid đã phản ứng.
Bài 19. cho m gam Fe2O3 phản ứng vừa đủ với 300ml dung dịch HCl 2M.
a. Tính m
b. Tính nồng độ mol/ lít dung dịch muối sau phản ứng.
Bài 20. Cho 250ml dung dịch H2SO4 tác dụng hết với 150ml dung dịch NaOH 2M.
a. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch acid đã dùng.
b. Tính nồng độ mol/lít dung dịch muối thu được sau phản ứng.
Bài 21. Cho 200ml dung dịch calcium hydroxide 2M phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch nitric acid.
a. Tính nồng độ mol dung dịch acid ntric đã dùng
b. Tính nồng độ mol dung dịch muối sau phản ứng
c. Tính khối lượng muối tạo thành khi cô cạn dung dịch sau phản ứng
Bài 22. Trung hòa hết 200ml dung dịch sulfuric acid 2M cần vừa đủ 400ml dung dịch Ca(OH)2
a. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Ca(OH)2 đã phản ứng
b. Tính khối lượng kết tủa tạo thành
Bài 23. Trung hòa hết 300ml dung dịch sulfuric acid 1M cần vừa đủ 600ml dung dịch Ba(OH)2
a. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Ba(OH)2 đã phản ứng
b. Tính khối lượng kết tủa tạo thành
Bài 24. Cho 400g dung dịch Ca(OH)2 3,7% phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl 10%.
a. Tính khối lượng muối khi cô cạn dung dịch sau phản ứng
b. tính khối lượng dung dịch hydrochloric acid đã phản ứng.
c. Tính nồng độ % của dung dịch muối sau phản ứng
Bài 25. Trung hòa hết 300 gam dung dịch HCl 3,65% cần dùng vừa đủ V ml dung dịch Ca(OH)2 0,4 M.
a. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, tính khối lượng muối khan thu được
b. Tính V
Bài 26. Trung hòa hết 400 gam dung dịch sulfuric acid 3,675% cần dùng vừa đủ 600ml dung dịch NaOH.
a. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, tính khối lượng muối khan thu được
b. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH cần dùng
Bài 27. Hoàn thành sơ đồ phản ứng
a. Cu → CuO → CuSO4.
b. Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → FeO
c. C → CO2 → CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → CaCl2.
d. S → SO2 → SO3 → H2SO4 → FeSO4.
Bài 28. Cho 11,6 g hỗn hợp MgO và Mg phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl sau phản ứng thu được 4,958 lít khí (đktc)
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
b. Tính nồng độ mol/lít dung dịch muối sau phản ứng
Bài 29. Cho 29,6 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 phản ứng vừa đủ với Vml dung dịch HCl 0,55 M thu được 2,24 lít khí.
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
b. Tính V
c. Tính nồng độ mol/lít dung dịch muối sau phản ứng
Bài 30. Hòa tan 80g hỗn hợp A gồm Cu và CuO bằng 400g dung dịch HCl (vừa đủ), sau phản ứng lọc bỏ chất rắn không tan và đem cô cạn dung dịch thu được 40,5 gam muối.
a. Xác định khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A.
b. Tính C% của dung dịch HCl đã dùng
Bài 31. dung dịch X chứa 42,6 g hỗn hợp 2 bazo là KOH và Ba(OH)2. Để trung hòa dung dịch này cần 550ml dung dịch sulfuric acid 0,5M.
a. Tính khối lượng của KOH và Ba(OH)2.
b. Tính khối lượng kết tủa tạo thành
Bài 32. Hòa tan hoàn toàn 32,2 g hỗn hợp bột Fe2O3 và ZnO cần 196 g ddịch H2SO4 25%. Tính phần trăm khối lượng của mỗi oxit ở hỗn hợp ban đầu.
Bài 33. Hòa tan hoàn toàn 20,8 g hỗn hợp NaOH và Ca(OH)2 vào 400ml nước thu được dung dịch A. Cần 550ml dung dịch sulfuric acid 0,5M để trung hòa hết lượng bazo trong dung dịch A.
a. Tính phần trăm khối lượng của NaOH và Ca(OH)2.
b. Tính khối lượng kết tủa tạo thành
c. Tính nồng độ mol các muối trong dung dịch sau phản ứng?
Bài 34. Hòa tan hoàn toàn 43,4 gam hỗn hợp Na và Ba vào 300ml nước thu được V lít khí và dung dịch A. để trung hòa hết lượng bazo có trong dung dịch A cần 171,5 gam dung dịch sulfuric acid 20%.
a. Tính phần trăm khối lượng của Na và Ba trong hỗn hợp đầu.
b. Tính V
c. Tính khối lượng kết tủa tạo thành
Bài 35. cho 8,96 lít hỗn hợp khí CO2 và SO3 phản ứng hết với dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 0,5M thì thu được 43,6g kết tủa.
a. Tính phần trăm thể tích của khí CO2 và SO3 trong hỗn hợp
b. Tính thể tích dung dịch nước vôi trong đã phản ứng
Bài 36. Cho 400ml dung dịch hydrochloric acid 1M tác dụng với 200ml Ca(OH)2 0,5M, hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng hoàn toàn với sắt thấy thoát V lít khí H2. Tính V.
Bài 37. Hoàn thành sơ đồ phản ứng
a. Zn → ZnO → ZnSO4 → Zn(OH)2
b. Al → Al2O3 → Al2(SO4)3 → AlCl3
c. Fe → FeCl3 → Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 → FeCl3.
Bài 38. Cho các chất: Al, Cu, CuO, CO2, Ca(NO3)2, CaCl2, HNO3, Cu(OH)2. Chất nào phản ứng với dung dịch KOH, chất nào phản ứng được với FeCl2. Viết phương trình phản ứng hóa học
Bài 39. Cho các chất CO2, KNO3, Cu, Fe2O3, CuSO4, BaCl2.
a. Chất nào tác dụng được với dung dịch sulfuric acid? Viết phương trình phản ứng
b. Chất nào tác dụng được với dung dịch NaOH? Viết phương trình phản ứng
Bài 40. Cho 200ml dung dịch sắt(II)clorua FeCl2 tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch potassium hydroxide KOH 0,5M. 
a. Tính khối lượng chất kết tủa tạo thành?
b. Tính nồng độ mol dung dịch sắt(II)clorua tham gia
c. Sau phản ứng lọc và đem nung kết tủa thu được bao nhiêu gam chất rắn
Bài 41. Cho dung dịch K2CO3 2M tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch Ba(NO3)2 1,5M.
a. Tính khối lượng chất kết tủa tạo thành
b. Tính thể tích dung dịch K2CO3 đã phản ứng
c. Nung kết tủa, tính khối lượng chất rắn thu được.
Bài 42. Cho 200g dung dịch Na2CO3 10,6% tác dụng vừa đủ với dung dịch CaCl2 20%.
a. Tính khối lượng chất kết tủa tạo thành
b. Tính khối lượng dung dịch CaCl2.
c. Nung kết tủa, tính khối lượng chất rắn thu được.
Bài 43. Viết phương trình phản ứng
AgNO3 + HCl →	BaCl2 + H2SO4 →
CuSO4 + NaOH →	FeCl3 + Ba(OH)2 →
Na2SO4 + BaCl2 →	NaCl + AgNO3 →
CaCO3 + HCl →	Na2SO3 + H2SO4 →
FeO + CO 	Fe + CuSO4 →
Bài 44. Cho 100ml dung dịch calcium sulfite CaSO3 3M tác dụng hết với dung dịch sulfuric acid 1,5M.
a. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc
b. Tính thể tích dung dịch acid đã phản ứng.
c. Tính khối lượng kết tủa thu được
Bài 45. Cho 300 gam dung dịch K2SO3 11,85% tác dụng hết với dung dịch HCl 5%.
a. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc
b. Tính khối lượng dung dịch acid đã phản ứng.
c. Tính nồng độ C% của dung dịch muối sau phản ứng
Bài 46. Nhúng một thanh nhôm vào dung dịch bạc nitrat AgNO3 0,6 M thì thấy thể tích dung dịch bạc nitrat đã phản ứng là 600ml.
a. Tính khối lượng bạc tạo thành.
b. Tính nồng độ dung dịch muối sau phản ứng
Bài 47. Bằng phương pháp hoá học, phân biệt các chất H2SO4, Na2SO4, NaNO3, NaCl, KOH
Bài 48. Bằng phương pháp hoá học, phân biệt các dung dịch: HCl, KCl, K2CO3, Na2SO4.
Bài 49. Cho 400ml dung dịch Na2CO3 1,5M tác dụng vừa đủ với dung dịch CaCl2 2M.
a. Tính khối lượng chất kết tủa tạo thành
b. Tính thể tích dung dịch CaCl2 đã phản ứng
c. Tính nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng
d. Nhiệt phân kết tủa, tính khối lượng chất rắn thu được
Bài 50. Cho dung dịch K2CO3 2M tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch Ba(NO3)2 1,5M.
a. Tính khối lượng chất kết tủa tạo thành
b. Tính thể tích dung dịch K2CO3 đã phản ứng
c. Tính nồng độ mol/lít dung dịch các chất sau phản ứng
d. Nhiệt phân kết tủa, tính thể tích chất khí thu được.
Bài 51. Dự đoán hiện tượng và viết PTHH khi cho 
a. cho một dây kẽm vào dung dịch CuSO4
b. cho một mẩu đá vôi CaCO3 vào dung dịch sulfuric acid
c. cho mẩu Na vào nước có vài giọt phenolphtalein
d. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
Bài 52. Chỉ dùng quỳ tím, hãy phân biệt các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: H2SO4, BaCl2, HCl, NaOH

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_hoa_hoc_lop_9.docx