Đề cương ôn tập giữa kì môn Công nghệ 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024

Câu 1: Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAp nhằm mục đích:

A. Tạo ra sản phẩm đạt chuẩn B. Tăng năng suất cây trồng

C. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững D. Xuất khẩu

Câu 2: Sản phẩm của trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người là:

A. Tôm, cua, thịt B. Lúa, ngô, khoai C. Mía, thịt, trứng D. Lúa, cá, khoai

Câu 3: Người làm viêc liên quan đến cây tr ̣ ồng là:

A. Nhà nuôi cấy mô B. Nhà trồng trọt C. Nhà bệnh học thực vật D. Kĩ thuật viên lâm nghiệp

Câu 4: Nhà bệnh học thực vật là người làm việc liên quan đến vấn đề gì?

A. Nghiên cứu cách phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng B. Nghiên cứu giống cây trồng mới

C. Khai thác các sản phẩm từ cây trồng Câu 5: Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây rau?

 

D. Nghiên cứu các giống vật nuôi

 

A. Cà phê, lúa, ngô B. Su hào, cải bắp, cà chua C. Khoai lang, khoai tây, điều D. Bông, cao su, cà phê

Câu 6: Loại trái cây xuất khẩu sang nước ngoài của tỉnh Bình Thuận là:

A. Dừa B. Cam C. Thanh long D. Mít thái

Câu 7: Năm 2019, giống lúa nào của Việt Nam được hội nghị Thương mại gạo thế giới công nhận là giống lúa ngon nhất thế giới?

A. Nàng hoa B. Đài thơm C. Jasmine 85 D. ST25

Câu 8: Phương thức trồng trọt luân canh là gì?

A. Chỉ trồng một loại cây trồng duy nhất.

B. Canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích

C. Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng diện tích

D. Tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất trồng

Câu 9: Chỉ trồng một loại cây trồng duy nhất là phương thức canh tác:

A. Độc canh B. Xen canh C. Luân canh D. Tăng vụ

Câu 10: Yếu tố ảnh hưởng đến số vụ gieo trồng cây lúa trong năm ở nước ta?

A. Trình độ canh tác B. Lượng nước tưới C. Mức thu nhập của người lao động D. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm

Câu 11: Một trong những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao là: “Ứng dụng các .(1). và

các .(2) . tự động hóa”. Các từ (1), (2) lần lượt là:

A. Thiết bị, qui trình kĩ thuật B. Giống cây trồng, qui trình

C. Thiết bị, giống cây trồng D. Kĩ thuật, thiết bị

 

pdf 2 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 11/05/2024 Lượt xem 293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì môn Công nghệ 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập giữa kì môn Công nghệ 7  (Cánh diều) - Năm học 2023-2024
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ MÔN CÔNG NGHỆ 7 - NĂM HỌC 2023-2024
Câu 1: Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAp nhằm mục đích:
A. Tạo ra sản phẩm đạt chuẩn B. Tăng năng suất cây trồng
C. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững D. Xuất khẩu
Câu 2: Sản phẩm của trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người là: 
A. Tôm, cua, thịt B. Lúa, ngô, khoai C. Mía, thịt, trứng D. Lúa, cá, khoai
Câu 3: Người làm viêc̣ liên quan đến cây trồng là:
A. Nhà nuôi cấy mô B. Nhà trồng trọt C. Nhà bệnh học thực vật D. Kĩ thuật viên lâm nghiệp
Câu 4: Nhà bệnh học thực vật là người làm việc liên quan đến vấn đề gì?
A. Nghiên cứu cách phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng B. Nghiên cứu giống cây trồng mới
C. Khai thác các sản phẩm từ cây trồng D. Nghiên cứu các giống vật nuôi
Câu 5: Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây rau?
A. Cà phê, lúa, ngô B. Su hào, cải bắp, cà chua C. Khoai lang, khoai tây, điều D. Bông, cao su, cà phê
Câu 6: Loại trái cây xuất khẩu sang nước ngoài của tỉnh Bình Thuận là:
A. Dừa B. Cam C. Thanh long D. Mít thái
Câu 7: Năm 2019, giống lúa nào của Việt Nam được hội nghị Thương mại gạo thế giới công nhận là giống lúa
ngon nhất thế giới?
A. Nàng hoa B. Đài thơm C. Jasmine 85 D. ST25
Câu 8: Phương thức trồng trọt luân canh là gì?
A. Chỉ trồng một loại cây trồng duy nhất.
B. Canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích
C. Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng diện tích
D. Tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất trồng
Câu 9: Chỉ trồng một loại cây trồng duy nhất là phương thức canh tác:
A. Độc canh B. Xen canh C. Luân canh D. Tăng vụ
Câu 10: Yếu tố ảnh hưởng đến số vụ gieo trồng cây lúa trong năm ở nước ta?
A. Trình độ canh tác B. Lượng nước tưới C. Mức thu nhập của người lao động D. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm
Câu 11: Một trong những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao là: “Ứng dụng các ...........(1)........ và
các .............(2) ............ tự động hóa”. Các từ (1), (2) lần lượt là:
A. Thiết bị, qui trình kĩ thuật B. Giống cây trồng, qui trình
C. Thiết bị, giống cây trồng D. Kĩ thuật, thiết bị
Câu 12: Hãy chọn thứ tự đúng của các bước trong quy trình trồng trọt:
A. Chuẩn bị đất trồng→ chuẩn bị giống cây trồng→ gieo trồng → chăm sóc cây → thu hoạch
B. Chuẩn bị giống cây trồng→ gieo trồng→ chuẩn bị đất trồng→ chăm sóc cây → thu hoạch
C. Chuẩn bị giống cây trồng→ chăm sóc cây → chuẩn bị đất trồng→ gieo trồng→ thu hoạch
D. Chuẩn bị đất trồng→ gieo trồng→ chuẩn bị giống cây trồng → chăm sóc cây → thu hoạch
Câu 13: Để khử mặn cho đất người ta bón:
A. Phân chuồng B. Phân đạm C. Vôi D. Phân NPK
Câu 14: Một số biểu hiện của cây trồng thiếu phân bón là:
A. Cây còi cọc, kém phát triển, kém năng suất B. Cây có nhiều lá, năng suất thấp
C. Cây dễ bị côn trùng gây hại D. Cây thường ra trái muộn và cảnh lá sum suê
Câu 15: Nếu đất trồng không được xử lí tốt nguồn phát sinh sâu, bệnh thì vụ mùa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
A. Đất có nhiều chất độc B. Xuất hiện sâu, bệnh hại phá hoại mùa màng
C. Cây sẽ chết D. Đất bị thiếu dinh dưỡng 
Câu 16: Các loại nông sản nào dưới đây được thu hoạch bằng phương pháp nhổ?
A. Khoai lang, ngô, đậu xanh B. Lúa, khoai mì, su hào
C. Khoai mì, cà rốt, đậu phộng D. Ngô, khoai tây, củ gừng
Câu 17: Các nghề trong lĩnh vực trồng trọt tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?
A. Tăng thu nhập, chỉ đủ tiêu dùng trong nước
B. Không tăng thu nhập, chỉ đủ cho tiêu dùng trong gia đình
C. Tăng thu nhập, không chỉ đủ cho tiêu dùng trong nước, còn dùng để xuất khẩu
D. Không thực hiện trồng trọt trong nước
Câu 18: Người lao động trong lĩnh vực trồng trọt thường làm việc ở môi trường nào? 
A. Ở trong nhà, ở ngoài trời C. Ở trong phòng nghiên cứu, ở ngoài trời
B. Chỉ làm việc ở ngoài trời D. Chỉ làm việc trong phòng thí nghiệm
Câu 19: Loại phân nào thường dùng để bón lót trong quá trình làm đất?
A. Phân Đạm B. Phân Lân C. Phân chuồng ủ hoai mục D. Phân NPK
Câu 20: Việc lạm dụng thuốc diệt cỏ để vệ sinh đất trồng sẽ làm môi trường đất, nguồn nước và độc
hại cho con người.
A. Tăng độ tơi xốp B. Ô nhiễm C. Thoáng khí D. Khử chua
Câu 21: Biện pháp nào chưa đúng trong việc thu dọn tàn dư cây trồng sau mỗi vụ thu hoạch?
A. Để khô và đốt B. Ủ để làm phân bón
C. Tận dung làm thức ăn cho chăn nuôi D. Ủ để làm phân bón; có thể làm thức ăn cho chăn nuôi
Câu 22: Thời gian ngâm ủ của hạt giống phụ thuộc vào:
A. Chất lượng của hạt B. Độ đồng đều của hạt C. Kích thước của hạt giống D. Giống cây trồng 
Câu 23: Nhằm đảm bảo thu hoạch sản phẩm của trồng trọt về số lượng và chất lượng đạt tiêu chuẩn là:
A. Mục đích B. Kỹ thuâṭ C. Vai trò D. Phương pháp
Câu 24: Vì sao mỗi loại cây trồng lại có phương pháp thu hoạch khác nhau?
A. Do nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu của sản phẩm cây trồng
B. Do đặc điểm của từng loại cây trồng và sở thích thu hoạch của người nông dân
C. Do đặc điểm của từng loại cây trồng và nhu cầu sử dụng sản phẩm của con người
D. Do nhu cầu sử dụng sản phẩm của con người và giá thành của sản phẩm
Câu 25: Đoạn cành giâm cần phải cắt như thế nào là đạt yêu cầu?
A. Phải có nhiều lá B. Ngắn, không có chồi (mắt)
C. Phải có chồi (mắt), được cắt vát và tỉa bớt lá D. Cắt dài và tỉa hết lá, không chồi (mắt)
Câu 26: Cây con tạo ra từ phương pháp giâm cành có đặc điểm gì?
A. Di truyền khác cây mẹ B. Di truyền giống cây mẹ
C. Di truyền của cả cây bố và cây mẹ D. Di truyền giống cây bố
Câu 27: Thao tác sai khi giâm cành rau muống vào đất trồng?
A. Đoạn cành rau muống được giâm hơi nghiêng (chếch) so với mặt đất trồng
B. Số lượng cành giâm vừa đủ, độ dài cành giâm khoảng 15 – 20 cm, cành không già, không non
C. Cắm đầu non của cành giâm vào đất trồng
D. Cắm đầu già của cành giâm vào đất trồng
Câu 28: Cây rau muống được thu hoạch khi đạt chiều cao từ: 
A. 20- 30 cm B. 30- 40 cm
C. 20- 50 cm D. 40-50 cm
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Trong quá trình chuẩn bị đất trồng, làm đất như thế nào là đạt yêu cầu? 
Quá trình chuẩn bị đất cần đạt được:
- Đảm bảo đất được trộn đều, tơi xốp, thoáng khí, bằng mặt.
- Diệt cỏ dại và loại bỏ chất độc hại và mầm sâu, bệnh hại có trong đất.
- Tạo luống, đắp mô phù hợp với từng loại cây trồng (dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây phát 
triển).
Câu 2: Từ quy trình giâm cành đã được học, em hãy vận dụng để mô tả cách giâm cành rau khoai lang? 
Mô tả cách giâm cành khoai lang:
- Chuẩn bị giá thể: là thùng xốp đựng giá thể có chọc lỗ thoát nước.
- Chuẩn bị 1 ít cành rau khoai lang dài 15 cm, chọn cành bánh tẻ.
- Dùng bay giâm cành rau khoai lang vào thùng xốp.
- Hàng ngày tưới nước vừa ẩm, nếu nắng quá sẽ che bớt nắng bằng bao che hoặc để cây chỗ bóng râm, sau khi ra rễ 
mới chuyển cây ra nơi có nắng.
Câu 3 : Trồng trọt công nghê ̣cao có đăc̣ điểm gì? Hãy cho biết ưu điểm và nhược điểm của trồng trọt công
nghê ̣cao?
Trồng trọt công nghệ cao là trồng trọt được ứng dụng kết hợp thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, nhằm 
nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao 
của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.
Ưu điểm: 
Tiết kiệm diện tích đất trồng, giúp giảm nhân công và chi phí vận hành đáng kể, tránh việc lây lan sâu bệnh, cung 
cấp cho cây đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng nước cần thiết, điều khiển tự động, cách ly với môi trường và thời tiết
bên ngoài, đảm bảo cây có thể phát triển tốt, có thể điều chỉnh môi trường theo từng giai đoạn phát triển của cây.
Nhược điểm:
Đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức sản xuất và trình độ nhất định, cần phải am hiểu về công nghệ hiện đại, 
đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn, điều kiện khí hậu thời tiết, khí hậu, đất đai chưa thực sự thuận lợi dẫn đến tâm lý
sợ rủi ro, chi phí đầu tư lớn -> giá thành sản phẩm cao -> khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường.

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giua_ki_mon_cong_nghe_7_canh_dieu_nam_hoc_20.pdf