Đề cương kiểm tra giữa kỳ II môn Hóa học 11 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 397Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương kiểm tra giữa kỳ II môn Hóa học 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương kiểm tra giữa kỳ II môn Hóa học 11 - Năm học 2021-2022
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2021 – 2022
I, BIẾT
Câu 1: Cho các chất CH4; Ca(HCO3)2; C4H10O; C15H30; C2H5Cl; CH3COONa; C6H6; HCN. Số chất thuộc loại hợp chất hữu cơ là
A. 6.	B. 5.	C. 4.	D. 3. 
Câu 2: Vitamin C có công thức phân tử là C6H8O6. Công thức đơn giản nhất của Vitamin C là
A. CH2O.	B. C3H4O3.	C. CH3O.	D. C2H4O2.
Câu 3: Chất nào trong các chất sau có công thức đơn giản là CH2O?
A. C2H4O2.	B. C4H8O.	C. C2H6O2.	D. C2H4O.
Câu 4: Chất nào sau đây trong phân tử có chứa liên kết pi?
A. CH4.	B. C2H4.	C. C2H6.	D. C3H8.
Câu 5: Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa
A. liên kết đơn.	B. liên kết đôi.	C. liên kết pi.	D. liên kết ba.
Câu 6: Công thức chung của dãy đồng đẳng metan là
A. CnH2n+2 (n>1).	B. CnH2n+2 (n≥1).	C. CnH2n (n≥2).	D. CnH2n-2 (n≥3).
Câu 7: Phân tử C4H10 có số đồng phân là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 8: Chất nào sau đây là đồng phân với CH3-CH2-CH2-CH3?
A. CH3 -CH(CH3) – CH3.	B. CH2=C(CH3)-CH3.	C. CH3-CH=CH-CH3.	D. CH3-CH2-CH3.
Câu 9: Chất có cấu tạo CH3 -CH2 – CH3 được tên gọi là
A. metan.	B. etan.	C. propan.	D. butan.
Câu 10: Etan có công thức cấu tạo là
A. CH4.	B. CH3-CH3.	C. CH3 -CH2 – CH3 .	D. CH2 =CH2.
Câu 10b: Propan có CTPT nào sau đây?
A. C3H8.	B. C3H6.	C. C4H8.	D. C4H10.
Câu 11: Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Hiđrocacbon no là những chất khí ở điều kiện thường.
B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các ankan tăng theo chiều tăng của phân tử khối.
C. Tất cả các ankan đều nhẹ hơn nước và tan rất nhiều trong nước.
D. Ankan là những hiđrocacbon không no, mạch hở có công thức chung CnH2n+2 (n≥1).
Câu 12: Tính chất hóa học đặc trưng của ankan là
A. phản ứng cộng.	B. phản ứng thế.	C. phản ứng oxi hóa.	D. phản ứng tách.
Câu 13: Anken là những hidrocacbon 
A. mạch hở, 1 liên kết ba.	B. mạch hở, 2 liên kết đôi.	
C. mạch vòng, 1 liên kết đôi. 	D. mạch hở, 1 liên kết đôi.
Câu 14: Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Trong phân tử anken chỉ chứa 2 nguyên tố cacbon và hidro.
B. Anken là hidrocacbon có cấu tạo mạch hở.
C. Anken có chứa một liên kết pi trong phân tử.
D. Một hidrocacbon có công thức dạng CnH2n thì hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của anken.
Câu 15: Số đồng phân cấu tạo của anken có công thức phân tử C4H8 là
A. 1.	B. 2.	C. 3. 	D. 4.
Câu 16: Chất X có cấu tạo CH2 = CH – CH3. X có tên thay thế là
A. propen.	B. propilen.	C. etilen.	D. but – 1- en.
Câu 17: Tính chất hóa học nào sau đây thể hiện tính chất đặc trưng của anken?
A. phản ứng cộng.	B. phản ứng thế.	C. phản ứng oxi hóa.	D. phản ứng tách.
Câu 18: Chất nào sau đây làm mất màu nước brom?
A. propan.        	B. metan.        	C. propen.       	D. cacbonđioxit.
Câu 19: Chọn câu trả lời đúng :
A. Anken là những hydrocacbon mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C
B. Anken là những hydrocacbon mà CTPT có dạng CnH2n, n ≥ 2, nguyên.
C. Anken là những hydrocacbon không no có CTPT CnH2n, n ≥ 2, nguyên.
D. Anken là những hydrocacbon mạch hở mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C
Câu 20: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.	B. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
C. Phản ứng trùng hợp của anken.	D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Câu 21: Ankađien là hiđrocacbon mà trong phân tử có chứa
A. 2 liên kết đôi.	B. 2 liên kết pi.	C. 1 liên kết ba.	D. 1 liên kết đôi.
Câu 22: Buta -1,3-đien là hợp chất có
A. 2 liên kết đôi liền kề.	B. 2 liên kết đôi liên hợp.	
C. 3 liên kết đôi liên hợp.	D. 2 liên kết ba liên hợp.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không phải của ankađien? 
A. Có 2 liên kết đôi trong phân tử.	B. Mạch hở.	
C. Phân tử chỉ chứa 2 nguyên tố C và H.	D. Có cấu tạo giống với ankin. 
Câu 24: Axetilen không có phản ứng nào sau đây? 
A. Tác dụng với H2.	B. Tác dụng với Br2.	
C. Tác dụng với Oxi.	D. Phản ứng trùng hợp tạo thành polime.
Câu 25: Công thức tổng quát của ankin là
A. CnH2n+2 (n>1).	B. CnH2n+2 (n≥1).	C. CnH2n-2 (n≥2).	D. CnH2n-2 (n≥3).
Câu 26: Trong các chất sau đây, chất nào không làm mất màu dung dịch brom?
A. Metan	B. Etilen.	C. Axetilen.	D. Buta- 1,3- ddien.
Câu 27: Axetilen có cấu tạo là
A. CH ≡ CH.	B. CH2 = CH2.	C. CH3 – CH3.	D. CH ≡ C – CH3.
Câu 28:  Công thức phân tử của buta-1,3-đien và isopren (2-metylbuta-1,3-đien) lần lượt là
A. C4H6 và C5H10.    B. C4H4 và C5H8.    	C. C4H6 và C5H8.   	 D. C4H8 và C5H10.
Câu 29: Chất nào sau đây là đồng phân với CH3 – CH2 – CH=CH2?
A. CH3 – CH ≡ CH -CH3.      B. CH3 – CH = CH- CH3.     
C. CH3 – CH=CH2.      	D. CH3 – CH2 – C ≡ CH.
Câu 30: Chất đồng đẳng với CH ≡ CH là
A. CH3 – CH2 – CH=CH2.	B. CH3 – C ≡ CH.	
C. CH3 – CH=CH2.	D. CH2 = CH – CH=CH2.
Câu 31: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của etin là:
A. C3H8, C4H10, C6H14.	B. C3H4, C4H6, C5H8. 
C. C2H4, C4H10, C6H14. 	D. C3H4, C4H10, C5H8. 
Câu 32: Chất nào sau đây là đồng đẳng của etilen là:
A. C2H6.	B. C4H8. 	C. C3H8. 	D. C4H10. 
HIỂU
Câu 1: Một hidrocacbon X có tỉ khối so với H2 bằng 14. Công thức phân tử của X là
A. CH4.	B. C2H4.	C. C3H6.	D. C2H6. 
Câu 2: Phân tích một hợp chất X người ta thu được số liệu như sau 40%C; 6,67%H, còn lại là oxi. Công thức đơn giản nhất của X là
A. C2H4O2.	B. CH2O.	C. C2H6O2.	D. C2H4O.
Câu 3: Trong các chất sau: C2H4; C2H5OH; CH3COOH; C4H6; C6H6; CH3Cl. Số chất thuộc loại hidrocacbon là
A. 5.	B. 4.	C.3.	D. 2. 
Câu 4: Để xác định nguyên tố nào có trong thành phần hợp chất hữu cơ người ta dùng phương pháp phân tích
A. hóa học.	B. vật lý.	C. định tính và định lượng. D. thí nghiệm.
Câu 5: Sản phẩm chính thu được khi propan tác dụng với clo trong điều kiện có ánh sáng là
A. CH3CH2CH2Cl.	B. CH3CH2Cl.	C. CH3CH2CHClCH3.	D. CH3CHClCH3.
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hỗn hợp chất nào sau đây để điều chế metan?
A. CH3COOH và NaOH.	B. CH3COONa và NaOH.
C. HCOONa và NaOH.	D. CH3COONa và Ca(OH)2.
Câu 7: Trong phòng thí nghiệm phản ứng hóa học nào sau đây dùng để điều chế axetilen?
A. Al4C3 +H2O →	B. CaC2 + H2O → 	C. CaO + C →	D. C2H4 15000C→
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol butan ta thu được V lít CO2↑ ở đktc. Giá trị của V là
A. 2,24.	B. 3,36.	C. 6,72.	D. 8,96.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ankan X ta thu được 10,8 gam H2O. X có tên là
A. metan.	B. etan.	C. propan.	D. butan.
Câu 10: Để điều chế etilen trong phòng thí nghiệm và thứ tính chất của etilen người ta lắp đặt dụng cụ, hóa chất như mô hình như sau:
Chất X, Y trong thí nghiệm trên lần lượt là
A. etylen glicol và H2SO4 đặc.	B. etan và HCl.	
C. ancol metylic và H2SO4.	D. ancol etylic và H2SO4đặc. 
Câu 11: Chất nào nào sau đây là sản phẩm của CH2=CH-CH3 với H2O?
A. CH3 – CHOH – CH3.	B. CH3 – CH2OH.	
C. CH3 – CH2 – CH2OH.	D. CH3 – CH2 – CH2 -CH2OH.
Câu 12: Số mol H2 cần để phản ứng hết với 3,36 lít khí etilen ở đktc là
A. 0,15 mol.	B. 0,1 mol.	C. 0,3 mol.	D. 0,2 mol.
Câu 13: Chất nào sau đây có tên gọi là buta – 1,3 – đien?
A. CH2 = CH – CH2 – CH3.	B. CH2 = C = CH – CH3.	
C. CH2 = CH – C(CH3) = CH2.	 D. CH2 = CH – CH = CH2.	
Câu 14: Số mol H2 (t0, Ni) tối đa phản ứng với 1 mol buta -1,3- đien là
A. 2.	B. 3.	C. 1. 	D. 4. 
Câu 15: Ứng dụng nào sau đây là của buta – 1,3 – đien?
A. Sản xuất cao su.	B. Sản xuất farafin.	C. Sản xuất cồn.	D. Sản xuất olefin.
Câu 16: Axetilen cùng phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây? 
A. H2, Br2, AgNO3/NH3.	B. H2, Br2, NaNO3/NH3.	
C. Fe, Br2, AgNO3/NH3.	 D. H2, Br2, AgCl.
Câu 17: Sản phẩm thu được khi cho axetilen phản ứng với H2O (HgSO4, 800C) là
A. CH2 = CH-OH.	B. CH3 – CHO.	C. CH3- CH2OH.	D. HCHO.
Câu 18:  Chất X có công thức CH3 – CH(CH3) – CH = CH2. Tên thay thế của X là
A. 2-metylbut-3-en.    B. 3-metylbut-1-in. 	C. 3-metylbut-1-en.    D. 2-metylbut-3-in
Câu 19: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH2 = CH – CH2 – CH3.   	B. CH3 – CH = C(CH3)2.
C. CH3 – CH = CH – CH2 – CH3.  	D. (CH3)2 – CH – CH = CH2.
Câu 20: Số liên kết σ có trong một phân tử But -1-en là
A.13.    B. 10.    C.12.    D. 11.
Câu 21: X là monome dùng để trùng hợp tạo ra cao su isopren. Cho biết tên của X là?
A. Buta-1,3-dien.	B. 2-metylbuta-1,3-dien.
C. 2,3-đimetylbuta-1,3-đien.	D. But-2-en.
Câu 22: Hiện tượng kết tủa vàng xuất hiện khi cho Axetilen tác dụng với chất nào sau đây ?
A. dung dịch AgNO3/NH3. 	 B. H2/ Ni, t0.	C. dung dịch Br2. D. dung dịch NaOH.
Câu 23: Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen?
A. Ag2C2.      B. CH4.      C. Al4C3.      D. CaC2.
Câu 24: Cho phản ứng: C2H2 + H2O  X. X là chất nào dưới đây?
A. CH2=CHOH.    B. CH3CHO.     C. CH3COOH.     D. C2H5OH.
Câu 25: Cho các chất sau: axetilen (1); propilen (2);butan (3); xicolpentan (4); but-1-en-3-in (5). Hãy cho biết có bao nhiêu chất làm mất màu dung dịch brom?
A. 3.           B. 5.	C. 6.          D. 4.
Câu 26: Có 3 khí: C2H2, C2H4, C2H6. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây phân biệt 3 khí trên:
A. dung dịch AgNO3 trong NH3. B. dung dịch KMnO4.
C. dung dịch Brom. D. dung dịch AgNO3 trong NH3, dung dịch Brom
Câu 27: Các chất nào phản ứng với but-2-in?
A. H2; H2O; AgNO3/NH3.	B. HBr; AgNO3/NH3; Br2. 
C. H2; H2O; Br2.	 	D. H2O; Br2; AgNO3/NH3.
Câu 28: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A.3.    B. 2.    C. 4.   D. 1.
Câu 29: Cho các chất : etilen, axetilen, vinyl axetilen, but- 1-in, but-2-in. Trong các chất trên, số chất phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa là
A.3.   	B. 4.   	C. 5.   	 D. 2.
Câu 30: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.
B. buta-1,3-dien; cumen; etilen; trans-but-2-en.
C. stiren; clobenzen; isoprene; but-1-en.
D. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.
Câu 31: Chất nào không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3?
A. But-1-in.	B. But-2-in.	C. Propin.	D. Etin.
Câu 32: Cho biết sản phẩm chính của phản ứng sau: CH2=CHCH2CH3 + HCl →
A. CH3CHClCH2CH3.	B. CH2=CHCH2CH2Cl.
C. CH2ClCH2CH2CH3.	D. CH2=CHCHClCH3.
Câu 33: Cho các chất (1) H2/Ni,t° ; (2) dung dịch Br2 ; (3) dung dịch AgNO3 /NH3 ; (4) dung dịch KMnO4. Số chất etilen phản ứng được là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 34: Khi đốt cháy hoàn toàn ankin thu được số mol CO2 và số mol H2O là
A. n> n.	B. n= n.	C. n< n.	D. n¹ n.
Câu 35: Cho propin tác dụng H2 có dư (xt Ni, t0 ) thu được sản phẩm có công thức là :
A. CH2 = CH2.	B. CH3 –CH2 -CH3 .	 C. CH3 - CH3 .	D. CH2 = CH- CH3 .
Câu 36: Sản phẩm của quá trình đime hóa axetilen là:
A. vinyl axetilen.	 B. benzen.	C. nhựa cupren.	 D. poli axetylen.
Câu 37: Chất nào tác dụng được với dung dịch HCl:
A. C2H4.	B. C2H6.	C. C3H8.	D. CH4.
Câu 38: Để phân biệt axetilen và etilen ta dùng:
A. Dung dịch Br2.	B. Dung dịch KMnO4. C. AgNO3/dd NH3.	D. dung dịch HCl.
Câu 39: PVC là sản phẩm trùng hợp của :
A. CH2= CHCl. B. CH2= CH2. C. CH2= CH- CH= CH2.	 D. CH2= C = CH2.
Câu 40: Cho eten tác dụng với dung dịch kali pemanganat loãng, nguội, tạo ra sản phẩm hữu cơ là:  
A. etilen glycol.   B. etilen oxit.  C. axit oxalic.  D. anđehit oxalic. 
VẬN DỤNG
Câu 1: Viết đồng phân cấu tạo và gọi tên thay thế của ankan C4H10, C5H12, anken C4H8, ankin C4H6, C5H8.
Câu 2: Hoàn thành các PTHH khi cho 
a, etilen t/d với H2(Ni, t0), dd Brom, H2O, HCl, trùng hợp, đốt cháy, KMnO4.
b, Propilen t/d với H2(Ni, t0), dd Brom, H2O, trùng hợp.
c, axetilen t/d với H2 (Pd, t0), dd Brom, H2O (HgSO4, 800C), đime hóa, đốt cháy	
Phần vận dụng: + 1 câu viết đồng phân và gọi tên (1đ)
 + 1 câu hoàn thành PTHH (4 phương trình) (1đ)
Phần vận dụng cao: 2 bài toán định lượng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_kiem_tra_giua_ky_ii_mon_hoa_hoc_11_nam_hoc_2021_202.docx