200 câu trắc nghiệm Hiđrocacbon no

pdf 13 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 7690Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "200 câu trắc nghiệm Hiđrocacbon no", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
200 câu trắc nghiệm Hiđrocacbon no
Trungchinhphan 0978432243 
www.hoahocdamme.com facebook.com/hoahocdamme123 1 
Đáp án: 200 câu trắc nghiệm hiđrocacbon no 
1B 2C 3C 4B 5D 6C 7D 8D 9B 10C 
11D 12D 13B 14A 15B 16D 17A 18D 19B 20C 
21A 22B 23D 24D 25D 26C 26B 28A 29B 30B 
31D 32A 33B 34B 35A 36A 37A 38D 39BC 40B 
41C 42B 43A 44A 45C 46D 47A 48A 49CC 50BD 
51B 52C 53BD 54D 55A 56C 57B 58D 59A 60B 
61B 62C 63B 64A 65C 66D 67B 68B 69D 70DA 
71C 72D 73B 74B 75C 76A 77D 78B 79A 80B 
81D 82B 83B 84B 85A 86C 87B 88D 89D 90A 
91D 92B 93D 94C 95B 96C 97C 98D 99B 100A 
101D 102B 103C 104D 105D 106A 107A 108C 109B 110C 
111C 112A 113B 114A 115B 116D 117C 118D 119A 120A 
121C 122C 123B 124D 125B 126D 127C 128C 129A 130C 
131A 132A 133D 134A 135C 136A 137D 138D 139C 140B 
141D 142C 143B 144D 145A 146D 147B 148A 149A 150B 
151B 152D 153B 154A 155A 156B 157A 158A 159C 160C 
162D 163D 164D 165B 166B 167C 168A 169D 170B 171C 
161C 172C 173C 174B 175A 176B 177D 178A 179B 180D 
181A 182C 183D 184B 185B 186A 187C 188D 189B 190A 
191D 192B 193A 194A 195B 196D 197A 198A 199C 200D 
Trungchinhphan 0978432243 
CHUYÊN ĐỀ 2 : HIĐROCACBON NO 
Câu 1: Mỗi phân tử hiđrocacbon nói chung được coi như tạo nên bởi một nguyên tử hiđro và một nhóm nguyên tử. Nhóm 
nguyên tử này được gọi là: 
A. Nhóm chức B. Gốc hiđrocacbon C. Tác nhân phản ứng D.Dẫn xuất của hiđrocacbon 
Câu 2: Định nghĩa nào sau đây là đúng về hiđrocacbon no? 
A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có chứa liên kết đơn trong phân tử. 
B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có một liên kết đơn trong phân tử. 
C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử. 
D. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử. 
Câu 3: Hỗn hợp gồm ankan và CO có tỉ khối hơi so với không khí là 0,8. Công thức của ankan và % thể tích của nó là: 
A. C2H6 và 60% B. C2H6 và 40% C. CH4 và 40% D. CH4 và 60% 
Câu 4 : Cho ghép ý đúng bảng dữ liệu sau: 
A B 
1 Hiđrocacbon a là nhóm nguyên tử gây ra những phản ứng đặc trưng 
2 Dẫn xuất của hiđrocacbon b chất hữu cơ thường bị cháy sinh ra CO2 
3 Phản ứng của các hợp chất hữu 
cơ 
c là những hợp chất được tạo bởi hai nguyên tố cacbon và hiđro 
4 Khi bị đốt nóng, d thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng trong cùng một điều kiện 
5 Nhóm chức e là những hợp chất trong phân tử ngoài cacbon, hiđro còn có nguyên 
tử của những nguyên tố khác 
A. 1-c, 2-e, 3-d, 4-a, 5-b B. 1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-a C. 1-c, 2-d, 3-e, 4-b, 5a D. 1-c, 2-b, 3-d, 4-e, 5-a 
Câu 5: Cho các câu sau: 
a. Ankan có đồng phân mạch cacbon. 
b. Ankan và xicloankan là đồng phân của nhau. 
c. Xicloankan làm mất màu dung dịch nước brom. 
d. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon làm mất màu dung dịch nước brom. 
e. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử. 
f. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon không có mạch vòng. 
Những câu đúng là A, B, C hay D? 
A. a, c, d, e B. a, d, f C. a, b, d, e, f D. a, e 
Câu 6: Các ankan tham gia những phản ứng nào dưới đây: 
1. Phản ứng cháy 2. Phản ứng phân huỷ 3. Phản ứng thế 4. Phản ứng cracking 
5. Phản ứng cộng 6. Phản ứng trùng hợp 7. Phản ứng trùng ngưng 8. Phản ứng đềhiđro hoá 
A. Tham gia phản ứng 1, 2, 3, 5, 8 B. Tham gia phản ứng 1, 3, 5, 7, 8 
C. Tham gia phản ứng 1, 2, 3, 4, 8 D. Tham gia phản ứng 1, 2, 3, 4, 5 
Câu 7: Công thức phân tử của ankan có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 36 là: 
A. C4H10 B. C6H14 C. C7H16 D. C5H12 
Câu 8: Cho 5,6 lít ankan thể tích đo ở 27,3oC và 2,2 atm tác dụng hết với clo ngoài ánh sáng thu được một dẫn xuất clo 
duy nhất có khối lượng 49,5 gam. Công thức phân tử của ankan là: 
A. C4H10 B. C3H8 C. CH4 D. C2H6 
Câu 9. Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của hiđrocacbon? 
A. CnH2n+2 B. CnH2n+2-2k C. CnH2n-6 D. CnH2n-2 
Câu 10. A và B là hai hiđrocacbon ở thể khí, khi phân huỷ đều tạo thành cacbon và hiđro với thể tích khí hiđro gấp 4 lần 
thể tích hiđrocacbon ban đầu (khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hai hiđrocacbon A và B có thể là: 
A. Đều chứa 4 nguyên tử hiđro trong phân tử. B. Có số nguyên tử cacbon lớn hơn 4. 
C. Đều chứa 8 nguyên tử hiđro trong phân tử. D. Đều chứa 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. 
Câu 11: Dẫn xuất điclo của một ankan X có phân tử khối là 113. X có công thức phân tử 
A. C6H14 B. C4H10 C. C5H12 D. C3H8 
Câu 12: Chọn tên gọi đúng nhất của hiđrocacbon sau: 
CH3
CH3
CH3 C - CH2 - CH - CH2 - CH3
CH3 
A. 2,2,4-trimetyl hexan B. 2,2,4 trimetylhexan C. 2, 2, 4trimetylhexan D. 2, 2, 4-trimetylhexan 
Câu 13: Hiện tượng đồng phân trong hoá học hữu cơ gây ra bởi nguyên nhân nào sau đây? 
A. Do số nguyên tử trong phân tử bằng nhau.(1) 
B. Do các nguyên tử trong phân tử sắp xếp ở các vị trí khác nhau. (2) 
C. Không do các nguyên nhân (1), (2), (3). 
Trungchinhphan 0978432243 
3 
D. Do phân tử khối bằng nhau. (3) 
Câu14: Nạp một hỗn hợp gồm 20% thể tích khí ankan A ở thể khí và 80% thể tích oxi (dư) vào một khí nhiên kế. Sau khi 
cho nổ hỗn hợp rồi cho hơi nước ngưng tụ, đưa bình về điều kiện nhiệt độ ban đầu thì thấy áp suất trong khí nhiên 
kế giảm đi 2 lần. Công thức phân tử của A là: 
A. C2H6 B. C3H8 C. C4H10 D. CH4 
Câu 15: Cho 4 chất: metan, etan, propan và n-butan. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là: 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 16: khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp 
IUPAC của ankan đó là: 
A. 2,2-đimetylbutan. B. 2-metylpentan. C. n-hexan. D. 2,3-đimetylbutan. 
Câu 17: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan đó là: 
A. etan và propan. B. propan và iso-butan. 
C. iso-butan và n-pentan. D. neo-pentan và etan. 
Câu 18: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện 
nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là: 
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12. 
Câu 19: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 
1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là: 
 A. 3-metylpentan. B. 2,3-đimetylbutan. C. 2-metylpropan. D. butan. 
Câu 20: Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. 
Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với 
Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là: 
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. 
Câu 21: Khi tiến hành phản ứng thế giữa ankan X với khí clo có chiếu sáng người ta thu được hỗn hợp Y chỉ chứa hai chất 
sản phẩm. Tỉ khối hơi của Y so với hiđro là 35,75. Tên của X là 
A. 2,2-đimetylpropan. B. 2-metylbutan. C. pentan. D. etan. 
Câu 22: Ankan nào sau đây chỉ cho 1 sản phẩm thế duy nhất khi tác dụng với Cl2 (as) theo tỉ lệ mol (1 : 1): CH3CH2CH3 
(a), CH4 (b), CH3C(CH3)2CH3 (c), CH3CH3 (d), CH3CH(CH3)CH3(e) 
A. (a), (e), (d). B. (b), (c), (d). C. (c), (d), (e). D. (a), (b), (c), (e), (d) 
Câu 23: Khi thế monoclo một ankan A người ta luôn thu được một sản phẩm duy nhất. Vậy A là: 
A. metan. B. etan 
C. neo-pentan D. Cả A, B, C đều đúng. 
Câu 24: Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2- đimetyl propan là : 
 (1) CH3C(CH3)2CH2Cl; (2) CH3C(CH2Cl)2CH3 ; (3) CH3ClC(CH3)3 
A. (1); (2). B. (2); (3). C. (2). D. (1) 
Câu 25: Có bao nhiêu ankan là chất khí ở điều kiện thường khi phản ứng với clo (có ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) tạo ra 2 dẫn 
xuất monoclo ? 
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. 
Câu 26: Ankan Y phản ứng với brom tạo ra 2 dẫn xuất monobrom có tỷ khối hơi so với H2 bằng 61,5. Tên của Y là: 
A. butan. B. propan. C. Iso-butan. D. 2-metylbutan. 
Câu 27: Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số 
mol CO2 thì CTPT chung của dãy là: 
A. CnHn, n ≥ 2. B. CnH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên). 
C. CnH2n-2, n≥ 2. D. Tất cả đều sai. 
Câu 28: Dẫn hỗn hợp khí A gồm propan và xiclopropan đi vào dung dịch brom sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây : 
A. Màu của dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra. 
B. Màu của dung dịch nhạt dần, và có khí thoát ra. 
C. Màu của dung dịch mất hẳn, không còn khí thoát ra. 
D. Màu của dung dịch không đổi. 
Câu 29: Khi đốt cháy ankan thu được H2O và CO2 với tỷ lệ tương ứng biến đổi như sau: 
A. tăng từ 2 đến + . B. giảm từ 2 đến 1. C. tăng từ 1 đến 2. D. giảm từ 1 đến 0. 
Câu 30: Không thể điều chế CH4 bằng phản ứng nào ? 
A. Nung muối natri malonat với vôi tôi xút. 
B. Canxicacbua tác dụng với nước. 
C. Nung natri axetat với vôi tôi xút. 
D. Điện phân dung dịch natri axetat. 
Câu 31: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây ? 
A. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút. B. Crackinh butan 
C. Từ phản ứng của nhôm cacbua với nước. D. A, C. 
Câu 32: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là: 
A. metan. B. etan. C. propan. D. n-butan. 
4 
Câu 33: Xicloankan (chỉ có một vòng) A có tỉ khối so với nitơ bằng 3. A tác dụng với clo có chiếu sáng chỉ cho một dẫn 
xuất monoclo duy nhất, xác định công thức cấu tạo của A ? 
 A. 
CH
3
. B. . C. 
CH
3
CH
3 . D. 
CH
3
CH
3
CH
3 . 
Câu 34: Hai xicloankan M và N đều có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,25. Khi tham gia phản ứng thế clo (as, tỉ lệ mol 
1:1) M cho 4 sản phẩm thế còn N cho 1 sản phẩm thế. Tên gọi của các xicloankan N và M là: 
A. metyl xiclopentan và đimetyl xiclobutan. B. Xiclohexan và metyl xiclopentan. 
C. Xiclohexan và n-propyl xiclopropan. D. Cả A, B, C đều đúng. 
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, 
oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất 
cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là 
A. 70,0 lít. B. 78,4 lít. C. 84,0 lít. D. 56,0 lít. 
Câu 36: Đốt cháy các hiđrocacbon của dãy đồng đẳng nào dưới đây thì tỉ lệ mol H2O : mol CO2 giảm khi số cacbon tăng. 
A. ankan. B. anken. C. ankin. D. aren 
Câu 37: Cho hỗn hợp 2 ankan A và B ở thể khí, có tỉ lệ số mol trong hỗn hợp: nA : nB = 1 : 4. Khối lượng phân tử trung 
bình là 52,4. Công thức phân tử của hai ankan A và B lần lượt là: 
A. C2H6 và C4H10. B. C5H12 và C6H14. C. C2H6 và C3H8. D. C4H10 và C3H8 
Câu 38: Khi tiến hành craking 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và 
C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là: 
A. 176 và 180. B. 44 và 18. C. 44 và 72. D. 176 và 90. 
Câu 39: Craking n-butan thu được 35 mol hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị 
craking. Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Cho A qua bình nước brom dư thấy còn lại 20 mol 
khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thu được x mol CO2. 
 a. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là: 
 A. 57,14%. B. 75,00%. C. 42,86%. D. 25,00%. 
 b. Giá trị của x là: 
 A. 140. B. 70. C. 80. D. 40. 
Câu 40: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên 
của ankan đó là: 
A. 3,3-đimetylhecxan. C. isopentan. 
B. 2,2-đimetylpropan. D. 2,2,3-trimetylpentan 
Câu 41: Khi crackinh hoàn toàn một ankan X thu được hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp 
suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 29. Công thức phân tử của X là: 
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12 
Câu 42: Craking 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị craking. Biết 
hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là: 
A. 39,6. B. 23,16. C. 2,315. D. 3,96. 
Câu 43: Craking 40 lít n-butan thu được 56 lít hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần n-butan chưa 
bị craking (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản 
phẩm trên. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là: 
A. 40%. B. 20%. C. 80%. D. 20%. 
Câu 44: Craking m gam n-butan thu được hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị 
craking. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là 
A. 5,8. B. 11,6. C. 2,6. D. 23,2. 
Câu 45: (A) là chất nào trong phản ứng sau đây? A + Br2  Br-CH2-CH2-CH2-Br 
A. propan. B. 1-brompropan. C. xiclopopan. D. A và B đều đúng. 
Câu 46: Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia 
phản ứng cháy (đktc) là: 
A. 5,6 lít. B. 2,8 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít. 
Câu 47: Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 11:15. 
Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là: 
A. 18,52% ; 81,48%. B. 45% ; 55%. C. 28,13% ; 71,87%. D. 25% ; 75%. 
Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo 
thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là: 
A. 2-metylbutan. B. etan. 
C. 2,2-đimetylpropan. D. 2-metylpropan. 
Câu 49: Một hỗn hợp 2 ankan liên tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi với H2 là 24,8. 
 a. Công thức phân tử của 2 ankan là: 
A. C2H6 và C3H8. B. C4H10 và C5H12. C. C3H8 và C4H10. D. Kết quả khác 
 b. Thành phần phần trăm về thể tích của 2 ankan là: 
Trungchinhphan 0978432243 
5 
A. 30% và 70%. B. 35% và 65%. C. 60% và 40%. D. 50% và 50% 
Câu 50: Ở điều kiện tiêu chuẩn có 1 hỗn hợp khí gồm 2 hiđrocacbon no A và B, tỉ khối hơi của hỗn hợp đối với H2 là 12. 
 a. Khối lượng CO2 và hơi H2O sinh ra khi đốt cháy 15,68 lít hỗn hợp (ở đktc). 
A. 24,2 gam và 16,2 gam. B. 48,4 gam và 32,4 gam. 
C. 40 gam và 30 gam. D. Kết quả khác. 
 b. Công thức phân tử của A và B là: 
A. CH4 và C2H6. B. CH4 và C3H8. C. CH4 và C4H10. D. Cả A, B và C. 
Câu 51: Đốt 10 cm3 một hiđrocacbon bằng 80 cm3 oxi (lấy dư). Sản phẩm thu được sau khi cho hơi nước ngưng tụ còn 65 
cm
3
 trong đó có 25 cm3 oxi dư. Các thể tích đó trong cùng điều kiện. CTPT của hiđrocacbon là: 
A. C4H10. B. C4H6. C. C5H10. D. C3H8 
Câu 52: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O. 
Công thức phân tử 2 ankan là: 
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12 
Câu 53: X là hỗn hợp 2 ankan. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 25,76 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 
nước vôi trong dư được m gam kết tủa. 
 a. Giá trị m là: 
 A. 30,8 gam. B. 70 gam. C. 55 gam. D. 15 gam 
 b. Công thức phân tử của A và B là: 
A. CH4 và C4H10. B. C2H6 và C4H10. C. C3H8 và C4H10. D. Cả A, B và C. 
Câu 54: Hiđrocacbon X cháy cho thể tích hơi nước gấp 1,2 lần thể tích CO2 (đo cùng đk). Khi tác dụng với clo tạo một 
dẫn xuất monoclo duy nhất. X có tên là: 
A. isobutan. B. propan. C. etan. D. 2,2- đimetylpropan. 
Câu 55: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp, sau phản ứng thu được VCO2:VH2O 
=1:1,6 (đo cùng đk). X gồm: 
A. CH4 và C2H6. B. C2H4 và C3H6. C. C2H2 và C3H6. D. C3H8 và C4H10. 
Câu 56: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong được 20 gam kết 
tủa. ọc bỏ kết tủa rồi đun nóng phần nước lọc lại có 10 gam kết tủa nữa. Vậy X không thể là: 
 A. C2H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2 
Câu 57: Để đơn giản ta xem xăng là hỗn hợp các đồng phân của hexan và không khí gồm 80% N2 và 20% O2 (theo thể 
tích). Tỉ lệ thể tích xăng (hơi) và không khí cần lấy là bao nhiêu để xăng được cháy hoàn toàn trong các động cơ 
đốt trong ? 
A. 1: 9,5. B. 1: 47,5. C. 1:48. D. 1:50 
Câu 58: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC, ta thu được 
4,48 l CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. CTPT của 2 hiđrocacbon trên là: 
A. C2H4 và C4H8. B. C2H2 và C4H6. C. C3H4 và C5H8. D. CH4 và C3H8. 
Câu 59: Cho 224,00 lít metan (đktc) qua hồ quang được V lít hỗn hợp A (đktc) chứa 12% C2H2 ;10% CH4 ; 78%H2 (về thể 
tích). Giả sử chỉ xảy ra 2 phản ứng: 2CH4  C2H2 + 3H2 (1) ; CH4  C + 2H2 (2) Giá trị của V là: 
A. 407,27. B. 448,00. C. 520,18. D. 472,64. 
Câu 60: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam 
H2O. Giá trị của V là: 
A. 5,60. B. 6,72. C. 4,48. D. 2,24. 
Câu 61: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6, C3H8, C2H4 và C3H6, thu được 11,2 lít khí CO2 
(đktc) và 12,6 gam H2O. Tổng thể tích của C2H4 và C3H6 (đktc) trong hỗn hợp A là: 
A. 5,60. B. 3,36. C. 4,48. D. 2,24. 
Câu 62: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm CH4, C2H2, C3H4, C4H6 thu được x mol CO2 và 18x gam H2O. Phần trăm thể 
tích của CH4 trong A là: 
A. 30%. B. 40%. C. 50%. D. 60%. 
Câu 63: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp thu được 96,8 gam CO2 và 
57,6 gam H2O. Công thức phân tử của A và B là: 
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12 
Câu 64: Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy X với 64 gam O2 (dư) rồi dẫn sản phẩm 
thu được qua bình đựng Ca(OH)2 dư thu được 100 gam kết tủa. Khí ra khỏi bình có thể tích 11,2 lít ở 0
o
C và 0,4 
atm. Công thức phân tử của A và B là: 
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12 
Câu 65: Khi đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 44 gam CO2 và 28,8 gam H2O. 
Giá trị của V là: 
A. 8,96. B. 11,20. C. 13,44. D. 15,68. 
Câu 66: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và x 
gam H2O. Giá trị của x là: 
A. 6,3. B. 13,5. C. 18,0. D. 19,8. 
Câu 67: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. 
Công thức phân tử của 2 ankan là: 
6 
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12. 
Câu 68: Nạp một hỗn hợp khí có 20% thể tích ankan A và 80% thể tích O2 (dư) vào khí nhiên kế. Sau khi cho nổ rồi cho 
hơi nước ngưng tụ ở nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong khí nhiên kế giảm đi 2 lần. Thiết lập công thức phân tử của 
ankan A. 
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8 . D.C4H10. 
Câu 69: Đốt cháy một số mol như nhau cua 3 hiđrocacbon K, , M ta thu được lượng CO2 như nhau và tỉ lệ số mol nước 
và CO2 đối với số mol của K, , M tương ứng là 0,5 : 1 : 1,5. Xác định CT K, , M (viết theo thứ tự tương ứng): 
A. C2H4 , C2H6 , C3H4. B. C3H8 , C3H4 , C2H4. 
C. C3H4 , C3H6 , C3H8. D. C2H2 , C2H4 , C2H6 
Câu 70: Nung m gam hỗn hợp X gồm 3 muối natri của 3 axit no đơn chức với NaOH dư thu được chất rắn D và hỗn hợp 
Y gồm 3 ankan. Tỷ khối của Y so với H2 là 11,5. Cho D tác dụng với H2SO4 dư thu được 17,92 lít CO2 (đktc). 
 a. Giá trị của m là: 
A. 42,0. B. 84,8. C. 42,4. D. 71,2. 
 b. Tên gọi của 1 trong 3 ankan thu được là: 
A. metan. B. etan. C. propan. D. butan. 
Câu 71. Tên gọi của hợp chất có CTCT dưới là: 
 A. 2-Etylbutan B. 2- Metylpentan C. 3-Metylpentan D. 3-Etylbutan 
Câu 72. CTCT dưới có tên là 
 A. 3-Etyl-4-Metylpentan B. 4-Metyl-3-Etylpentan 
 C. 2-Metyl-3-Etylpentan D. 3-Etyl-2-Metylpentan 
Câu 73 Khi đốt cháy một hydrocacbon thu được 
2 2H O CO
n n thì công thức tổng quát tương ứng của hydrocacbon là 
A. CnHm B. CnH2n+2 C. CnH2n D. CnH2n-2 
Câu 74. Đốt cháy hổn hợp CH4, C2H6, C3H8 thu được 2,24 lit CO2 (đktc) và 2,7g H2O. Thể tích O2 (đktc) đã tham gia phản 
ứng cháy là: 
A. 2,48 l B. 3,92 l C. 4,53 l D. 5,12 l 
Câu75. Trong phản ứng đốt cháy Propan. Hệ số của Propan: O2: CO2: H2O lần lượt là 
A. 1: 6: 5: 4 B. 1: 6,5: 4: 5 C. 1: 5: 3: 4 D. 1: 13: 4: 5 
Câu 76. Đốt cháy 2,3g hổn hợp hai hydrocacbon no liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 3,36 lit CO2 (đktc). Công thức 
phân tử của hai hydrocacbon đó là: 
A. CH4, C2H6 B. C2H6, C3H8 C. C2H4, C3H6 D. C3H6, C4H8 
Câu 77. Clo hoá Isopentan (tỉ lệ 1:1) số lượng sản phẩm thế monoclo là 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 78. Phản ứng đặc trưng của Ankan là: 
 A.Cộng với halogen B.Thế với halogen C.Crackinh D.Đề hydro hoá 
Câu 79. Al4C3 + H2O X+ Al(OH)3 X là: 
 A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C3H6 
Câu 80. Đề hidro hóa hổn hợp C2H6, C3H8. Tỉ khối của hổn hợp sau phản ứng so với trước phản ứng là 
 A. Cao hơn B. Thấp hơn C. Bằng nhau D. Chưa thể kết luận 
Câu 81. C3H8 X + Y , X, Y lần lượt là: 
 A. C, H2 B. CH4, C2H6 C. C3H6, H2 D. A, B, C đều đúng 
Câu 82. Al4C3 X Y C2H6 . X, Y lần lượt là: 
 A. CH4, C2H4 B. CH4, CH3Cl C. C3H8, C2H4 D. Kết quả khác 
Câu 83. Đồng phân nào của C5H12 chỉ cho một sản phẩm thế monoclo? 
CH3 
 C2H5 
CH CH CH2 CH3 CH3 
C2H5 
 CH2 CH CH3 CH3 
B. 
CH3 
C CH3 CH3 
CH3 
A. CH3 CH2 CH2 CH3 CH2 
D.không có đồng phân nào 
C. CH3 CH 
CH3 
CH3 CH2 
Trungchinhphan 0978432243 
7 
Câu 84: Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là: 
A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2. B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3. 
C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl. D. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3. 
Câu85: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ? 
A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân 
Câu 86: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C6H14 ? 
A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân 
Câu 87: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C4H9Cl ? 
A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân. 
Câu 88: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H11Cl ? 
A. 6 đồng phân. B. 7 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 8 đồng phân. 
Câu 89: Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là: 
A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12. 
Câu 90: Công thức đơn giản nhất của hiđrocacbon M là CnH2n+1. M thuộc dãy đồng đẳng nào ? 
A. ankan. B. không đủ dữ kiện để xác định. 
C. ankan hoặc xicloankan. D. xicloankan. 
Câu 91: 2,2,3,3-tetrametylbutan có bao nhiêu nguyên tử C và H trong phân tử ? 
A. 8C,16H. B. 8C,14H. C. 6C, 12H. D. 8C,18H. 
Câu 92: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là 
A. Phản ứng tách. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng cộng. D. Cả A, B và C. 
Câu 93: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là: 
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. 
Câu 94: Iso-hexan tác dụng với clo (có chiếu sáng) có thể tạo tối đa bao nhiêu dẫn xuất monoclo ? 
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6 
Câu 95: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là: 
A. 1-clo-2-metylbutan. B. 2-clo-2-metylbutan. C. 2-clo-3-metylbutan. D. 1-clo-3-metylbutan. 
Câu 96: Khi clo hóa C5H12 với tỷ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là: 
A. 2,2-đimetylpropan. B. 2-metylbutan. C. pentan. D. 2-đimetylpropan. 
Câu 97: Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lượng. Công thức của sản phẩm là: 
A. CH3Cl. B. CH2Cl2. C. CHCl3. D. CCl4. 
Câu 98: Kết luận nào nêu dưới đây là sai? 
A. Các chất là đồng phân của nhau thì phải có tính chất khác nhau. 
B. Các chất là đồng phân của nhau thì phải có chung công thức phân tử. 
C. Đồng phân là những chất có thành phần phân tử giống nhau nên khối lượng phân tử bằng nhau. 
D. Các chất có phân tử khối bằng nhau phải là đồng phân của nhau. 
Câu 99: Cho những chất hữu cơ sau: 
a. CH3 - CH2 - CH3 b. CH2 = CH - CH3 c. CH2 = CH - CH2 - CH3 
d. CH3 - CH3 e. 
CH2
H2C CH2 f. 
CH2H2C
CH2
H2C .Những chất thuộc cùng dãy đồng đẳng là: 
A. a và d, b và f, e và c B. a và d, b và c, e và f 
C. a và d, b và e, c và f D. a và b, d và c, e và f 
Câu 100: Một hỗn hợp gồm ankan có mạch cacbon không phân nhánh X và oxi (dùng dư), trong đó ankan chiếm 10% về 
thế tích được nạp vào một bình kín, áp suất đo được là 2 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp rồi cho hơi nước 
ngưng tụ, đưa bình về điều kiện nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình chỉ còn 1,4. Tên gọi của ankan là: 
A. propan B. metan C. isobutan D. butan 
Câu 101 Cho các câu sau: 
a. Hợp chất của cacbon là hợp chất hữu cơ. 
b. iên kết hoá học trong phân tử các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. 
c. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon. 
d. Phân tử hợp chất hữu cơ đều có chứa các nguyên tố cacbon, có thể có hiđro và một số nguyên tố khác. 
e. Khi bị đốt, chất hữu cơ thường cháy, sinh ra khí cacbonic. 
Những câu đúng là A, B, C hay D? 
A. a, c, d, e B. a, c, e C. a, b, d D. b, c, d, e 
Câu 102. Số đồng phân cấu tạo của C4H10 và C4H9Cl lần lượt là: 
A. 2 và 2 B. 2 và 4 C. 2 và 3 D. 2 và 5 
Câu 103: Một trong những luận điểm của thuyết cấu tạo hoá học do Butlerop đề xuất năm 1862 có nội dung là: 
A. Tính chất của các chất không phụ thuộc vào thành phần phân tử mà chỉ phụ thuộc vào cấu tạo hoá học. 
B. Tính chất của các chất không phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học. 
C. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học. 
8 
D. Tính chất của các chất chỉ phụ thuộc vào thành phần phân tử mà không phụ thuộc vào cấu tạo hoá học. 
Câu 104: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C6H14? 
A. 4 B. 6 C. 3 D. 5 
Câu 105: Một ankan D có chứa 84% cacbon trong phân tử. D có công thức phân tử: 
A. C4H10 B. C6H14 C. C5H12 D. C7H16 
Câu 106: Khi clo hoá 96 gam một hiđrocacbon no, mạch hở tạo ra 3 sản phẩm thế lần lượt chứa 1, 2 và 3 nguyên tử clo. 
Tỉ lệ thể tích các sản phẩm thế lần lượt là 1:2:3. Tỉ khối hơi của sản phẩm thế chứa 2 nguyên tử clo đối với hiđro là 
42,5. Thành phần % theo khối lượng của các sản phẩm thế theo thứ tự lần lượt là: 
A. 8,72%; 29,36%; 61,92% B. 8,27%; 29,36%; 62,37% 
C. 8,72%; 29,99%; 61,29% D. 8,72%; 29,63%; 61,65% 
Câu 107. Một ankan A có tỉ khối hơi so với heli bằng 21,5. A có công thức phân tử 
A. C6H14 B. C3H8 C. C5H12 D. C4H10 
Câu 108. Đốt cháy hoàn toàn 3 hiđrocacbon K, , M với số mol như nhau thu được cùng một lượng CO2; Tỉ lệ số mol H2O 
và CO2 sinh ra tương ứng lần lượt là 0,5:1:1,5. Công thức phân tử của K, , M theo thứ tự là: 
A. C3H8, C3H4, C2H4 B. C3H4, C3H6, C3H8 C. C2H2, C2H4, C2H6 D. C2H4, C2H6, C2H2 
Câu 109. 0,1 mol ankan tác dụng hết với tối đa 28,4 gam khí clo. Tên gọi của A là: 
A. etan B. metan C. propan D. butan 
Câu 110. Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của hiđrocacbon no không có mạch vòng? 
A. CnH2n-2 B. CnH2n-6 C. CnH2n+2 D. CnH2n 
Câu 111. Công thức phân tử của ankan chứa 12 nguyên tử hiđro hiđro trong phân tử là: 
A. C7H12 B. C4H12 C. C5H12 D. C6H12 
Câu 112. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,72 gam một chất hữu cơ A thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. A có phân tử 
khối là 72 và khi cho tác dụng với clo (có askt) thì thu được bốn dẫn xuất monocle. A có tên gọi là: 
A. isopentan B. 2, 2-đimetylpropan C. neopentan D. pentan 
Câu 113. Các chất C4H10, C4H9Cl, C4H10O, C4H11N có số đồng phân tương ứng là 2, 4, 7, 8. Nguyên nhân gây ra sự tăng số 
lượng các đồng phân trong dãy chất này là: 
A. Độ âm điện khác nhau của các nguyên tử H, Cl, O và N. 
B. Hoá trị của các nguyên tố thay thế (Cl, O, N) tăng làm tăng thứ tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử. 
C. Khối lượng phân tử khác nhau. 
D. Số nguyên tử hiđro trong các chất lần lượt tăng lên. 
Câu 114. Metan được điều chế từ phản ứng nào sau đây? 
A. Nung CH3COONa trong vôi tôi xút ở nhiệt độ cao. 
B. Nung vôi tôi xút ở nhiệt độ cao. 
C. Nung HCOONa trong vôi tôi xút ở nhiệt độ cao. 
D. Nung CH3COONa ở nhiệt độ cao. 
Câu 115. A là một hợp chất hữu cơ ở trạng thái rắn. Khi nung A và hỗn hợp B sinh ra khí C và chất rắn D. Đốt một thể tích 
khí C sinh ra một thể tích khí E và chất lỏng G. Nếu cho D vào dung dịch HCl cũng có thể thu được E. A, C, E, G 
lần lượt là: 
A. C2H3COONa, C2H4, CO2, H2O B. CH3COONa, CH4, CO2, H2O 
C. C2H5COONa, C2H6, CO2, H2O D. CH3COONa, C2H4, CO2, H2O 
Câu 116. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon thu được số mol H2O gấp đôi số mol CO2.Công thức phân tử của 
hiđrocacbon là: 
A. C2H2 B. C2H6 C. C3H8 D. CH4 
Câu 117. Hoá học hữu cơ nghiên cứu: 
A. Phản ứng hoá học xảy ra trong cơ thể sống. 
B. Các hợp chất có trong thành phần cơ thể sống. 
C. Tất cả các hợp chất trong thành phần có chứa cacbon. 
D. Đa số các hợp chất của cacbon và dẫn xuất của chúng. 
Câu 118. iên kết hoá học chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là loại liên kết nào sau đây? 
A. iên kết ion B. iên kết cho nhận C. iên kết hiđro D. iên kết cộng hoá trị 
Câu 119. Dẫn hỗn hợp khí A gồm propan và xiclo propan đi vào dung dịch brom sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây: 
A. Màu của dung dịch bị nhạt dần, có khí thoát ra. 
B. Màu của dung dịch không đổi. 
C. Màu của dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra. 
D. Màu của dung dịch không đổi, có khí thoát ra. 
Câu 120. Cho các câu sau: 
a. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một trật tự nhất định. 
b. iên kết giữa các nguyên tử cacbon với các nguyên tử phi kim trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết CH Trị 
c. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo gọi là những chất đồng đẳng của nhau. 
d. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là đồng phân của nhau. 
e. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, nhưng có cấu tạo và tính chất hoá học 
tương tự nhau là những chất đồng đẳng. 
Trungchinhphan 0978432243 
9 
f. Công thức cấu tạo cho biết thứ tự và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. 
g. Axit axetic C2H4O2 và etyl axetat C4H8O2 là đồng đẳng của nhau vì phân tử của chúng hơn kém nhau 2 nhóm -
CH2- và chúng đều tác dụng được với dung dịch kiềm. 
Những câu đúng là A, B, C hay D? 
A. b, d, e, f B. a, c, e, f C. a, c, d, e D. b, d, e, f, g 
Câu 121: Khi đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 44 gam CO2 và 28,8 gam 
H2O. Giá trị của V là: 
A. 8,96. B. 11,20. C. 13,44. D. 15,68 
Câu 122. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác? 
A. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử. 
B. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học. 
C. Các 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf200_cau_hidrocacbon_no_co_dap_an.pdf