Chuyên đề Hóa học Lớp 10 - Chuyên đề 4: Phản ứng hóa học

docx 27 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 07/01/2023 Lượt xem 500Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Hóa học Lớp 10 - Chuyên đề 4: Phản ứng hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Hóa học Lớp 10 - Chuyên đề 4: Phản ứng hóa học
CHUYÊN ĐỀ 4 : 	PHẢN ỨNG HÓA HỌC
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
I. Số oxi hóa và cách xác định số oxi hóa 
a. Khái niệm về số oxi hóa : 
 Số oxi hóa của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó, nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử đều là liên kết ion.
b. Quy tắc xác định số oxi hóa
● Quy tắc 1 : Số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0.
 Ví dụ : Số oxi hóa của các nguyên tố Na, Fe, H, O, Cl trong đơn chất tương ứng Na, Fe, H2, O2, Cl2 đều bằng 0. 
● Quy tắc 2 : Trong hầu hết các hợp chất :
 Số oxi hóa của H là +1 (trừ các hợp chất của H với kim loại như NaH, CaH2, thì H có số oxi hóa –1).
 Số oxi hóa của O là –2 (trừ một số trường hợp như H2O2, F2O, oxi có số oxi hóa lần lượt là : –1, +2). 
● Quy tắc 3 : Trong một phân tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0. Theo quy tắc này, ta có thể tìm được số oxi hóa của một nguyên tố nào đó trong phân tử nếu biết số oxi hóa của các nguyên tố còn lại.
 Ví dụ : Tìm số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4 ? 
Gọi số oxi hóa của S trong H2SO4 là x, ta có : 
 	2.(+1) + 1.x + 4.(–2) = 0 x = +6
 Vậy số oxi hóa của S là +6.
● Quy tắc 4 : Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tử trong ion đó bằng điện tích của nó.
Ví dụ 1 : Số oxi hóa của Na, Zn, S và Cl trong các ion Na+, Zn2+, S2-, Cl- lần lượt là : +1, +2, –2, –1.
 Tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố trong các ion SO42-, MnO4-, NH4+ lần lượt là : –2, –1, +1. 
Ví dụ 2 : Tìm số oxi hóa của Mn trong ion MnO4- ? 
 Gọi số oxi hóa của Mn là x, ta có : 
 	1.x + 4.( –2) = –1 Þ x = +7
 Vậy số oxi hóa của Mn là +7.
● Chú ý : Để biểu diễn số oxi hóa thì viết dấu trước, số sau, còn để biểu diễn điện tích của ion thì viết số trước, dấu sau.
Nếu điện tích là 1+ (hoặc 1–) có thể viết đơn giản là + (hoặc -) thì đối với số oxi hóa phải viết đầy đủ cả dấu và chữ (+1 hoặc –1).
 Trong hợp chất, kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm luôn có số oxi hóa lần lượt là : +1, +2, +3.
II. Các khái niệm cần nắm vững :
1. Chất khử 
 Là chất nhường electron, sau phản ứng số oxi hóa của nó tăng lên. 
2. Chất oxi hóa 
 Là chất nhận electron, sau phản ứng số oxi hóa của nó giảm xuống. 
3. Sự oxi hóa (quá trình oxi hóa) 
 Là sự nhường electron. Như vậy chất khử có quá trình oxi hóa hay bị oxi hóa.
4. Sự khử (quá trình khử) 
 Là sự nhận electron. Như vậy chất oxi hóa có quá trình khử hay bị khử.
5. Sản phẩm khử 
 Là sản phẩm sinh ra từ quá trình khử.
6. Sản phẩm oxi hóa 
 Là sản phẩm sinh ra từ quá trình oxi hóa.
● Cách nhớ : Đối với chất oxi hóa và chất khử : “khử cho o nhận” (o là chất oxi hóa). Đối với quá trình oxi hóa, khử : chất oxi hóa tham gia quá trình khử, chất khử tham gia quá trình oxi hóa.
5. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học xảy ra trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng hoặc phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một hoặc nhiều nguyên tố.
● Chú ý : Do electron không tồn tại ở trạng thái tự do nên hai quá trình oxi hóa và khử luôn xảy ra đồng thời (tức là có quá trình oxi hóa thì phải có quá trình khử và ngược lại). Tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận.
III. Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa - khử
Có một số cách để cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa - khử như phương pháp thăng bằng electron, phương pháp ion - electron, tất cả đều dựa vào nguyên lí bảo toàn khối lượng và bảo toàn điện tích. 
1. Phương pháp thăng bằng electron
 Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại có thể cân bằng được hầu hết các phản ứng oxi hóa - khử. Các bước cân bằng theo phương pháp này như sau :
Bước 1 : Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng (chỉ nên biểu diễn số oxi hóa của những nguyên tố nào có sự thay đổi số oxi hóa). Từ đó dựa vào dấu hiệu nhận biết để xác định chất oxi hóa, chất khử.
Bước 2 : Viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử và cân bằng mỗi quá trình.
Bước 3 : Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa và chất khử theo nguyên tắc : Tổng số electron mà chất khử nhường (cho) bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận. Tức là đi tìm bội số chung nhỏ nhất của số electron cho và số electron nhận, sau đó lấy bội số chung đó chia cho số electron cho hoặc nhận thì được hệ số của chất khử và chất oxi hóa tương ứng.
Bước 4 : Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào phương trình phản ứng. Sau đó chọn hệ số thích hợp cho các chất còn lại trong phản ứng.
Ví dụ 1 : Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử đơn giản, không có môi trường
Bước 1 : Xác định số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử
Chất oxi hóa : (trong Fe2O3)
Chất khử : 
Bước 2 : Viết các quá trình oxi hóa, khử
 (quá trình khử)
 (quá trình oxi hóa)
● Chú ý : Khi chất oxi hóa (khử) có chỉ số lớn hơn 1 trong phân tử thì phải thêm hệ số (bằng chỉ số trong phân tử) vào quá trình khử (oxi hóa) tương ứng. Ở ví dụ trên : , có chỉ số là 2 trong phân tử tương ứng Fe2O3, H2 do vậy cần thêm hệ số 2 vào quá trình khử, oxi hóa.
Bước 3 : Tìm hệ số cho hai quá trình oxi hóa và khử
Bội số chung nhỏ nhất (BSCNN) = 6 do đó hệ số mỗi quá trình như sau :	
1 
3 
Bước 4 : Đặt hệ số chất oxi hóa, chất khử vào phương trình :
Fe2O3 + 3H2 ® 2Fe + 3H2O
Ví dụ 2 : Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử trong đó chất oxi hóa (khử) còn có vai trò làm môi trường 
a. 
b. KMnO4 + HCl ® KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
a. Bước 1 : Xác định số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử
Chất oxi hóa : (trong H2SO4)
Chất khử: 
Bước 2 : Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử :
 	(quá trình oxi hóa )
 	 	(quá trình khử)
Bước 3 : Tìm hệ số cho hai quá trình oxi hóa và khử
1 	
 	3 
Bước 4 : Đặt hệ số các chất vào phương trình :
Do H2SO4 vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là môi trường (tạo muối) nên hệ số của nó trong phương trình không phải là hệ số của quá trình khử mà phải cộng thêm phần tham gia làm môi trường (cộng thêm phần tham gia tạo muối). Vì vậy trong những phản ứng dạng này, ta thường đặt hệ số vào phương trình theo thứ tự sau :
Chất khử Sản phẩm oxi hóa Sản phẩm khử Axit (H2SO4, HNO3) Nước.
b. Bước 1 : Xác định số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử
Chất oxi hóa : (trong KMnO4)
Chất khử : (trong HCl)
Bước 2 : Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử :
 	(quá trình oxi hóa )
 	 	(quá trình khử)
Bước 3 : Tìm hệ số cho hai quá trình oxi hóa và khử
5 	
 	2 
Bước 4 : Đặt hệ số các chất vào phương trình :
Do HCl vừa đóng vai trò là chất khử vừa đóng vai trò là môi trường (tạo muối) nên hệ số của nó trong phương trình không phải là hệ số của quá trình oxi hóa mà phải cộng thêm phần tham gia làm môi trường (cộng thêm phần tham gia tạo muối). Vì vậy trong những phản ứng dạng này, ta thường đặt hệ số vào phương trình theo thứ tự sau :
Chất oxi hóa Sản phẩm khử Sản phẩm oxi hóa Các kim loại còn lại (K) Chất khử (HCl, HBr) Nước.
2KMnO4 + 16HCl ® 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Ví dụ 3 : Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử phức tạp : Có nhiều chất oxi hóa hoặc khử
 FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
Bước 1 : Xác định số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử
Chất oxi hóa : 
Chất khử : 
 Bước 2 : Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử :
 (quá trình oxi hóa )
	(quá trình khử)
Bước 3 : Tìm hệ số cho hai quá trình oxi hóa và khử
2 
11 	
Bước 4 : Đặt hệ số chất oxi hóa, chất khử vào phương trình
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
2. Phương pháp ion – electron 
 Đây là phương pháp dùng để cân bằng các phản ứng oxi hóa khử ở dạng ion. Các bước cân bằng theo phương pháp này như sau :
Bước 1 : Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng (chỉ nên biểu diễn số oxi hóa của những nguyên tố nào có sự thay đổi số oxi hóa). Từ đó dựa vào dấu hiệu nhận biết để xác định chất oxi hóa, chất khử.
Bước 2 : Viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử và cân bằng mỗi quá trình.
Bước 3 : Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa và chất khử theo nguyên tắc : Tổng số electron mà chất khử nhường (cho) bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận. Tức là đi tìm bội số chung nhỏ nhất của số electron cho và số electron nhận, sau đó lấy bội số chung đó chia cho số electron cho hoặc nhận thì được hệ số của chất khử và chất oxi hóa tương ứng.
Bước 4 : Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào phương trình phản ứng. Sau đó áp dụng định luật bảo toàn điện tích để cân bằng ion H+ hoặc OH-, cuối cùng là cân bằng nước. 
● Lưu ý : Để cân bằng đúng hệ số của các chất, các ion trong phản ứng oxi hóa – khử ở dạng ion ta phải áp dụng đồng thời hai định luật bảo toàn là : Bảo toàn electron (tổng electron cho bằng tổng eletron nhận) và định luật bảo toàn điện tích (tổng điện tích ở hai vế của phương trình phải bằng nhau).
Ví dụ 1 : Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau :
 Bước 1 : Xác định số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử
Chất oxi hóa : (trong NO3-)
Chất khử : 
Bước 2 : Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử :
 	(quá trình oxi hóa )
 	 	(quá trình khử)
Bước 3 : Tìm hệ số cho hai quá trình oxi hóa và khử
3 	
 	2 
Bước 4 : Đặt hệ số các chất và ion vào phương trình theo thứ tự :
Chất khử Sản phẩm oxi hóa Chất oxi hóa Sản phẩm khử H+ Nước.
 Để cân bằng H+ ta làm như sau :
 Xác định tổng điện của các ion và chất sản phẩm : Điện tích trong phân tử NO và H2O bằng 0, điện tích của 1 ion Cu2+ là 2+ vì có 3 ion Cu2+ nên tổng điện tích dương của các ion Cu2+ là 6+. Vậy tổng điện tích của sản phẩm là : 0 + 0 + 6+ = 6+
 Xác định tổng điện của các ion và chất tham gia phản ứng : 0 + x.(1+) + 2.(1–) = (x+) + (2–)
 Vì tổng điện tích ở hai vế của phản ứng bằng nhau nên ta có : (x+) + (2–) = 6+ x = 8 (x là số ion H+), từ đó suy ra hệ số của nước là 4.
Ví dụ 2 : Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau :
 Bước 1 : Xác định số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử
Chất oxi hóa : 
Chất khử : 
Bước 2 : Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử :
 	(quá trình oxi hóa )
 	 	(quá trình khử)
Bước 3 : Tìm hệ số cho hai quá trình oxi hóa và khử
5 	
 	1 
Bước 4 : Đặt hệ số các chất và ion vào phương trình :
Ví dụ 3 : Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau :
 Bước 1 : Xác định số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử
Chất oxi hóa : (trong NO3-)
Chất khử : 
Bước 2 : Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử :
 	(quá trình oxi hóa )
 	 	(quá trình khử)
Bước 3 : Tìm hệ số cho hai quá trình oxi hóa và khử
4 	
 	1 
Bước 4 : Đặt hệ số các chất và ion vào phương trình theo thứ tự :
Chất khử Sản phẩm oxi hóa Chất oxi hóa Sản phẩm khử OH- Nước.
IV. Chiều xảy ra phản ứng oxi hóa khử
 Khi một chất khử gặp một chất oxi hóa liệu có xảy ra phản ứng hóa học trong mọi trường hợp không? Thực tế không phải như vậy. Phản ứng oxi hóa khử xảy ra theo chiều : 
Chất oxi hóa mạnh phản ứng với chất khử mạnh tạo ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.
V. Dự đoán tính chất oxi hóa – khử của một hợp chất dựa vào số oxi hóa 
 Một nguyên tố có thể tồn tại ở nhiều trạng thái oxi hóa (số oxi hóa) khác nhau. 
Ví dụ : N có thể có các số oxi hóa : –3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.
S có thể có các số oxi hóa : –2, 0, +4, +6
● Nhận xét: Căn cứ vào trạng thái oxi hóa có thể dự đoán tính chất oxi hóa, khử của các nguyên tố trong phân tử.
 - Nếu một nguyên tố tồn tại ở trạng thái oxi hóa cao nhất thì chỉ có thể giảm số oxi hóa nên chỉ có thể đóng vai trò là chất oxi hóa.
 - Nếu một nguyên tố tồn tại ở trạng thái oxi hóa thấp nhất thì chỉ có thể tăng số oxi hóa nên chỉ có thể đóng vai trò là chất khử.
 - Nếu một nguyên tố tồn tại ở trạng thái oxi hóa trung gian thì có thể tăng số oxi hóa hoặc có thể giảm số oxi hóa nên có thể đóng vai trò là chất oxi hóa hoặc chất khử.
 - Nếu một chất cấu tạo bởi hai thành phần, một có tính oxi hóa, một có tính khử thì chất đó vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
 - Nếu một chất có thể tham gia phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử hoặc tham gia phản ứng tự oxi hóa – khử thì chất đó vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Ví dụ :
Trong NH3, N có số oxi hóa –3 là số oxi hóa thấp nhất nên chỉ có thể tăng số oxi hóa tức là chỉ có thể đóng vai trò là chất khử trong các phản ứng hóa học.
Trong HNO3, N có số oxi hóa +5 là số oxi hóa cao nhất nên chỉ có thể giảm số oxi hóa tức là chỉ có thể đóng vai trò là chất oxi hóa.
Trong NO2, N có số oxi hóa trung gian là +4 nên có thể là chất oxi hóa hay chất khử.
Trong phân tử FeCl3, Fe có số oxi hóa cao nhất là +3 nên đóng vai trò là chất oxi hóa, Cl có số oxi hóa thấp nhất nên đóng vai trò là chất khử. Vậy phân tử FeCl3 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Phân tử Fe(NO3)3 có thể tham gia phản ứng oxi hóa khử nội phân tử nên Fe(NO3)3 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
	Fe(NO3)3 Fe2O3 + NO2 + O2
VI. Xác định sản phẩm của phản ứng oxi hóa – khử 
 Để xác định đúng sản phẩm của phản ứng oxi – hóa khử ta cần nắm vững những nội dung sau :
 - Với H2SO4 đặc tùy theo bản chất của chất khử và nồng độ của axit mà S+6 có thể bị khử xuống các trạng thái oxi hóa khác nhau : S+4 (SO2), S0 (S), S-2 (H2S).
	M + H2SO4 đặc, nóng ® M2(SO4)n + + H2O
	(M là kim loại, n số oxi hóa cao của kim loại)
Ví dụ :
(1) 2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng ® Fe2(SO4)3 + 3SO2­ + 6H2O
(2) 3Zn + 4H2SO4 đặc, nóng ® 3ZnSO4 + S + 4H2O
(3) 4Mg + 5H2SO4 đặc, nóng ® 4MgSO4 + H2S­ + 4H2O
(4) C + 2H2SO4 đặc, nóng ® CO2­ + 2SO2­ + 2H2O
(5) 2P + 5H2SO4 đặc, nóng ® 2H3PO4 + 5SO2­ + 2H2O
 - Với HNO3 tùy theo bản chất của chất khử và nồng độ của axit mà N+5 bị khử xuống các trạng thái oxi hóa khác nhau : N+4 (NO2), N+2 (NO), N+1 (N2O), N0 (N2), N-3 (NH4NO3).
	M + HNO3 đặc, nóng ® M(NO3)n + + H2O
	M + HNO3 loãng ® M(NO3)n + + H2O
	(M là kim loại, n số oxi hóa cao của kim loại)
Ví dụ :
(1) Fe + 6HNO3 đặc, nóng ® Fe(NO3)3 + 3NO2­ + 3H2O
(2) Fe + 4HNO3 loãng ® Fe(NO3)3 + NO­ + 2H2O
(3) 8Al + 30HNO3 loãng ® 8Al(NO3)3 + 3N2O­ + 15H2O
(4) 4Zn + 10HNO3 loãng ® 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
(5) C + 4HNO3 đặc, nóng ® CO2­ + 4NO2­ + 2H2O
(6) P + 5HNO3 đặc, nóng ® H3PO4 + 5NO2­ + H2O
 - Các chất khử khi bị oxi hóa bởi KMnO4 thì số oxi hóa biến đổi như sau :
- Với KMnO4 tùy theo môi trường xảy ra phản ứng mà Mn+7 bị khử xuống các trạng thái oxi hóa khác nhau :
+ Môi trường axit (H+) : Mn+7 ® Mn+2 (tồn tại ở dạng muối Mn2+)
+ Môi trường trung tính (H2O) : Mn+7 ® Mn+4 (tồn tại ở dạng MnO2)
+ Môi trường kiềm (OH-) : Mn+7 ® Mn+6 (tồn tại ở dạng K2MnO4)
Ví dụ:
(1) 2KMnO4 + 10KI + 8H2SO4 ® 2MnSO4 + 5I2 + 6K2SO4 + 8H2O
(2) 2KMnO4 + 6KI + 4H2O ® 2MnO2 + 3I2 + 8KOH
(3) 2KMnO4 + H2O2 + 2KOH ® 2K2MnO4 + O2 + 2H2O
VII. Phân loại phản ứng hóa học
 Các phản ứng hóa học trong tự nhiên được chia thành hai loại, loại có sự thay đổi số oxi hóa và loại không thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. Loại phản ứng hóa học thứ nhất còn gọi là phản ứng oxi hóa – khử.
 Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng; hay phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một hoặc một số nguyên tố. Chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng là chất khử, chất có số oxi hóa giảm là chất oxi hóa. Ví dụ : 2Na + Cl2 ® 2NaCl là một phản ứng oxi hóa khử. Số oxi hóa của Na tăng từ 0 lên +1, còn số oxi hóa của Cl giảm từ 0 xuống –1.
 Phản ứng oxi hóa – khử có thể chia thành ba loại là : 
Phản ứng oxi hóa – khử thông thường
Phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử là phản ứng trong đó chất khử và chất oxi hóa thuộc cùng một chất. Ví dụ : 
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
Phản ứng tự oxi hóa, tự khử là phản ứng trong đó chất khử và chất oxi hóa thuộc cùng một nguyên tố và cùng số oxi hóa ban đầu. Ví dụ : 
Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O 
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chất khử là chất 
A. cho điện tử (electron), chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. 
B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. 
C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. 
D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 2: Chất oxi hoá là chất 
A. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. 
B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. 
C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. 
D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 3: Chọn phát biểu không hoàn toàn đúng :
A. Sự oxi hóa là quá trình chất khử cho điện tử. 
B. Trong các hợp chất số oxi hóa H luôn là +1. 
C. Cacbon có nhiều mức oxi hóa (âm hoặc dương) khác nhau. 
D. Chất oxi hóa gặp chất khử chưa chắc đã xảy ra phản ứng.
Câu 4: Trong phản ứng oxi hóa – khử 
A. chất bị oxi hóa nhận điện tử và chất bị khử cho điện tử. 
B. quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời. 
C. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử. 
D. quá trình nhận điện tử gọi là quá trình oxi hóa.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng ? 
 	A. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
 	B. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố hóa học.
 	C. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.
 	D. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một hay một số nguyên tố hóa học.
Câu 6: Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo chiều tạo thành 
A. chất oxi hóa yếu hơn so với ban đầu. 	
B. chất khử yếu hơn so với chất đầu. 
C. chất oxi hóa (hoặc khử) mới yếu hơn. 	
D. chất oxi hóa (mới) và chất khử (mới) yếu hơn.
Câu 7: Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử ? 
A. oxit phi kim và bazơ. 	B. oxit kim loại và axit. 
C. kim loại và phi kim. 	D. oxit kim loại và oxit phi kim.
Câu 8: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là :
	A. +1 và +1.	B. –4 và +6.	C. –3 và +5.	D. –3 và +6.
Câu 9: Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là :
A. –2, –1, –2, –0,5. 	B. –2, –1, +2, –0,5.	
C. –2, +1, +2, +0,5. 	D. –2, +1, – 2, +0,5.
Câu 10: Cho các hợp chất : NH, NO2, N2O, NO, N2
Thứ tự giảm dần số oxi hóa của N là :
 A. N2 > NO > NO2 > N2O > NH.	 	B. NO > N2O > NO2 > N2 > NH.
 C. NO > NO2 > N2O > N2 > NH.	 	D. NO > NO2 > NH > N2 > N2O.
Câu 11: Cho quá trình : Fe2+ ® Fe 3++ 1e
Đây là quá trình : 
A. oxi hóa. 	 	B. khử .	C. nhận proton. 	D. tự oxi hóa – khử. 
Câu 12: Cho quá trình : NO3- + 3e + 4H+ ® NO + 2H2O
Đây là quá trình :
A. oxi hóa. 	 	B. khử. 	C. nhận proton. 	D. tự oxi hóa – khử. 
Câu 13: Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là :
	A. 0,5.	B. 1,5.	C. 3,0.	D. 4,5.
Câu 14: Khi cho Cu2S tác dụng với HNO3 thu được hỗn hợp sản phẩm gồm: Cu(NO3)2 ; H2SO4 ; NO và H2O. Số electron mà 1 mol Cu2S đã nhường là :
 A. 9 electron.	 	B. 6 electron.	 	C. 2 electron. 	D. 10 electron.
Câu 15: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
	A. nhường 12 electron.	B. nhận 13 electron.	
C. nhận 12 electron.	D. nhường 13 electron.
Câu 16: Khi Fe3O4 thể hiện tính oxi hoá (sản phẩm khử là Fe) thì mỗi phân tử Fe3O4 sẽ
	A. nhận 1 electron.	B. nhường 8 electron.	
C. nhận 8 electron.	D. nhường 1 electron.	
Câu 17: Trong phản ứng Zn + CuCl2 ® ZnCl2 + Cu, một mol Cu2+ đã
	A. nhận 1 mol electron.	B. nhường 1 mol electron.
	C. nhận 2 mol electron.	D. nhường 2 mol electron.
Câu 18: Trong phản ứng FexOy + HNO3 ® N2 + Fe(NO3)3 + H2O, một phân tử FexOy sẽ
	A. nhường (2y – 3x) electron.	B. nhận (3x – 2y) electron.	
C. nhường (3x – 2y) electron.	D. nhận (2y – 3x) electron.
Câu 19: Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại
	A. bị khử.	B. bị oxi hoá.	C. cho proton.	D. nhận proton.
Câu 20: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của H2S là :
2FeCl3 + H2S ® 2FeCl2 + S + 2HCl
A. chất oxi hóa.	B. chất khử.	C. Axit. 	D. vừa axit vừa khử.
Câu 21: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của HCl là : 
MnO2 + 4HCl ® MnCl2 + Cl2 + 2H2O
A. oxi hóa. 	B. chất khử. 	
C. tạo môi trường. 	D. chất khử và môi trường.
Câu 22: Cho phản ứng: 4HNO3 đặc nóng + Cu Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. 
Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là :
 A. chất oxi hóa.	B. axit.	 	
C. môi trường.	 	D. chất oxi hóa và môi trường.
Câu 23: Trong phản ứng dưới đây, H2SO4 đóng vai trò là :
Fe3O4 + H2SO4 đặc ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 
	A. chất oxi hóa.	B. chất khử.
	C. chất oxi hóa và môi trường.	D. chất khử và môi trường.
Câu 24: Trong phản ứng dưới đây, chất bị oxi hóa là :
6KI + 2KMnO4 +4H2O ® 3I2 + 2MnO2 + 8KOH 
A. KI.	B. I2.	C. H2O. 	 	D. KMnO4.
Câu 25: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của HBr là gì ?
KClO3 + 6HBr ® 3Br2 + KCl + 3H2O 
A. vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.	B. là chất khử.
	C. vừa là chất khử, vừa là môi trường.	D. là chất oxi hóa.
Câu 26: Cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là :
	A. chất xúc tác.	B. môi trường.	C. chất oxi hoá.	D. chất khử.
Câu 27: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của NO2 là gì ? 
2NO2 + 2NaOH ® NaNO3 + NaNO2 + H2O 
	A. chỉ bị oxi hoá.	B. chỉ bị khử.
	C. không bị oxi hóa, không bị khử.	D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
Câu 28: Trong các chất sau, chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa – khử : Fe2O3, I2, O2, FeCl2, HNO3, H2S, SO2 ? 
A. KMnO4, I2, HNO3. 	B. O2, Fe2O3, HNO3.	
C. HNO3, H2S, SO2.	 	D. FeCl2, I2, HNO3.
Câu 29: Cho các chất và ion sau : Zn ; Cl2 ; FeO ; Fe2O3 ; SO2 ; H2S ; Fe2+ ; Cu2+ ; Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là :
	A. 2.	B. 8.	C. 6.	D. 4. 
Câu 30: Cho dãy các chất và ion : Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là :
 A. 3.	 	B. 4.	C. 6. 	D. 5.
Câu 31*: Trong các chất : FeCl2, FeCl3 , Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là 
 A. 2. 	B. 3. 	C. 5. 	D. 4. 
Câu 32*: Cho dãy các chất : Fe3O4, H2O, Cl2, F2, SO2, NaCl, NO2, NaNO3, CO2, Fe(NO3)3, HCl. Số chất trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là :
 A. 7.	 	B. 9.	C. 6. 	D. 8.
Câu 33: Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng : 
A. oxi hóa – khử. 	 	B. không oxi hóa – khử.
C. oxi hóa – khử hoặc không. 	 	D. thuận nghịch.
Câu 34: Cặp hóa chất có thể phản ứng oxi hóa – khử với nhau là :
A. CaCO3 và H2SO4. 	B. Fe2O3 và HI.	C. Br2 và NaCl. 	D. FeS và HCl.
Câu 35: Cho các phản ứng sau :
 a. FeO + H2SO4 đặc nóng 	b. FeS + H2SO4 đặc nóng 
 c. Al2O3 + HNO3 	d. Cu + Fe2(SO4)3 
 e. RCHO + H2 	f. Glucozơ + AgNO3 + NH3 + H2O
 g. Etilen + Br2 	h. Glixerol + Cu(OH)2 
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là ? 
A. a, b, d, e, f, h. 	B. a, b, d, e, f, g. 	C. a, b, c, d, e, g. 	D. a, b, c, d, e, h. 
Câu 36: Cho từng chất : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là :
	A. 8.	B. 6.	C. 5.	D. 7.
Câu 37: Xét phản ứng sau : 	
3Cl2 + 6KOH ® 5KCl + KClO3 + 3H2O	 (1)
2NO2 + 2KOH ® KNO2 + KNO3 + H2O 	 (2)
Phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng 
A. oxi hóa – khử nội phân tử. 	B. oxi hóa – khử nhiệt phân. 
C. tự oxi hóa – khử. 	D. không oxi hóa – khử.
Câu 38: Cho các phản ứng oxi hoá – khử sau :
 (1) 3I2 + 3H2O ® HIO3 + 5HI	 	(2) HgO ®2Hg + O2	 
 (3) 4K2SO3 ® 3K2SO4 + K2S	 	(4) NH4NO3 ® N2O + 2H2O	 
 (5) 2KClO3 ® 2KCl + 3O2	(6) 3NO2 + H2O ® 2HNO3 + NO 
 (7) 4HClO4 ® 2Cl2 + 7O2 + 2H2O 	(8) 2H2O2 ® 2H2O	 + O2	 
 (9) Cl2 + Ca(OH)2 ® CaOCl2 + H2O (10) KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2 
a. Trong số các phản ứng oxi hoá – khử trên, số phản ứng oxi hoá – khử nội phân tử là :
 A. 2. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 5.
b. Trong số các phản ứng oxi hoá – khử trên, số phản ứng tự oxi hoá – khử là :
 A. 6. 	B. 7. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 39: Khi trộn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl, thì 
 	A. không xảy ra phản ứng. 	B. xảy ra phản ứng thế. 
C. xảy ra phản ứng trao đổi. 	D. xảy ra phản ứng oxi hóa – khử.
Câu 40: Phản ứng nào dưới đây không xảy ra ?
 A. KMnO4 + SO2 + H2O ® 	B. Cu + HCl + NaNO3 ®
 C. Ag + HCl ®	 	D. FeCl2 + Br2 ®
Câu 41: Sản phẩm của phản ứng SO2 + KMnO4 + H2O là :
A. K2SO4, MnO2. 	 	B. KHSO4, MnSO4. 
C. K2SO4, MnSO4, H2SO4 . 	D. KHSO4, MnSO4, MnSO4.
Câu 42: Hòa tan Cu2S trong dung dịch HNO3 loãng, nóng, dư, sản phẩm thu được là :
A. Cu(NO3)2 + CuSO4 + H2O. 	B. Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O. 
C. Cu(NO3)2 + H2SO4 + H2O. 	D. Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO2 + H2O.
Câu 43: Trong phản ứng : Cu + HNO3 ® Cu(NO3)2 + NO + H2O
Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là : 
	A. 8.	B. 6.	C. 4.	D. 2.
Câu 44: Trong phản ứng : KMnO4 + HCl ® KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử là : 
	A. 8.	B. 9.	C. 10.	D. 11.
Câu 45: Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng dưới đây là : 
Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O
	A. 55.	B. 20.	C. 25.	D. 50.
Câu 46: Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng dưới đây là : 
Fe3O4 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 
	A. 21.	B. 26.	C. 19.	D. 28.
Câu 47: Cho sơ đồ phản ứng : 
FeS2 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng là :
 A. 21. 	B. 19. 	C. 23. 	D. 25.
Câu 48: Cho sơ đồ phản ứng : 
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là :
 A. 5 và 2.	B. 2 và 10.	C. 2 và 5.	D. 5 và 1.
Câu 49: Cho sơ đồ phản ứng : 
Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số của các chất tương ứng là :
 A. 3, 14, 9, 1, 7. 	B. 3, 28, 9, 1, 14. 	
C. 3, 26, 9, 2, 13. 	D. 2, 28, 6, 1, 14.
Câu 50: Cho sơ đồ phản ứng : 
Cu2S + HNO3 ® Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O
Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng là :
A. 3 và 22.	B. 3 và 18. 	C. 3 và 10. 	D. 3 và 12.
Câu 51: Cho sơ đồ phản ứng :
 	Al + HNO3 ® Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O. 
Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2. Tỉ lệ mol n : n : nlần lượt là :
 	A. 44 : 6 : 9.	 	B. 46 : 9 : 6. 	C. 46 : 6 : 9.	 	D. 44 : 9 : 6.
Câu 52: Cho sơ đồ phản ứng : 
Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3 là :
 	A. 23x – 9y. 	B. 23x – 8y. C. 46x – 18y. 	D. 13x – 9y.
Câu 53: Cho phản ứng : Fe2+ + MnO4- + H+ ® Fe3+ + Mn2+ + H2O. Sau khi cân bằng, tổng các hệ số (có tỉ lệ nguyên và tối giản nhất) là :
A. 22. 	B. 24. 	C. 18. 	D. 16.
Câu 54: Trong phản ứng : 3M + 2NO3- + 8H+ ® ...Mn+ + ...NO + ...H2O. Giá trị n là :
A. 1. 	B. 2.	C. 3. 	D. 4.
Câu 55: Cho phản ứng : I- + MnO4- + H+ ® I2 + Mn2+ + H2O. Sau khi cân bằng, tổng các chất tham gia phản ứng là :
A. 22. 	B. 24. 	C. 28. 	D. 16.
Câu 56: Cho sơ đồ phản ứng : aFeS +bH+ + cNO3- ® Fe3+ + SO42- + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số a + b + c là :
 	A. 3. 	B. 4. 	C. 6. 	D. 8.
Câu 57: Xét phản ứng : xBr2 + yCrO2- + ...OH- ® ...Br- + ...CrO42- + ...H2O. Giá trị của x và y là : 
A. 3 và 1. 	 	B. 1 và 2. 	C. 2 và 3. 	 	D. 3 và 2.
Câu 58: Cho phản ứng : 
Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng là :
A. 21. 	B. 20. 	C. 19. 	D. 18.
Câu 59: Cho phản ứng: 
Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng là :
A. 29. 	B. 30. 	C. 31. 	D. 32.
Câu 60: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7,0 gam. Khối lượng nhôm và magie trong hỗn hợp đầu là :
 A. 2,7 gam và 1,2 gam.	 	B. 5,4 gam và 2,4 gam.	 
 C. 5,8 gam và 3,6 gam.	D. 1,2 gam và 2,4 gam.
Câu 61: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của V là :
 A. 0,672 lít.	 B. 6,72 lít.	 C. 0,448 lít.	 	D. 4,48 lít.
Câu 62: Hòa tan hết 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Số mol Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là :
A. 0,02 và 0,03. 	B. 0,01 và 0,02. 	C. 0,01 và 0,03. 	D. 0,02 và 0,04.
Câu 63: Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75 (ngoài ra không có sản phẩm khử nào khác). Thể tích (đktc) NO và N2O thu được lần lượt là :
 A. 2,24 lít và 6,72 lít. 	B. 2,016 lít và 0,672 lít.	
 C. 0,672 lít và 2,016 lít. 	D. 1,972 lít và 0,448 lít.
Câu 64: Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là :
 	A. 25,6 gam.	 	B. 16 gam.	 	C. 2,56 gam.	 	D. 8 gam.
Câu 65: Hoà tan 2,64 gam hỗn hợp Fe và Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư, chỉ thu được sản phẩm khử là 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2, có tỉ khối so với H2 bằng 14,75. Thành phần % theo khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu là :
 A. 61,80%.	 	B. 61,82%.	 	C. 38,18%.	 	D. 38,20%.
Câu 66: Cho 18,4 gam hỗn hợp Mg, Fe phản ứng với dung dịch HNO3 dư, chỉ thu được sản phẩm khử là 5,824 lít hỗn hợp khí NO, N2 (đktc) có khối lượng bằng 7,68 gam. Khối lượng của Fe và Mg lần lượt là :
 	A. 7,2 gam và 11,2 gam.	B. 4,8 gam và 16,8 gam.	
C. 4,8 gam và 3,36 gam.	D. 11,2 gam và 7,2 gam.
Câu 67: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) bằng axit HNO3, thu được V lít 
(đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2), dung dịch Y (không chứa muối NH4NO3). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là :
A. 2,24. 	B. 4,48	C. 5,60.	D. 3,36.
Câu 68: Cho 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí oxi và clo tác dụng vừa đủ với hỗn hợp chúa 0,1 mol Mg và 0,3 mol Al thu được m gam hỗn hợp muối clorua và oxit. Giá trị của m là :
 A. 21,7 gam. 	 	B. 35,35 gam. 
 C. 27,55 gam.	 	D. 21,7gam < m < 35,35 gam.
Câu 69: Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất. Phần trăm khối lượng của Al trong X là :
	A. 30,77%.	B. 69,23%.	C. 34,62%.	D. 65,38%.
Câu 70: Chia 10 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn thành hai phần bằng nhau. Phần 1 được đốt cháy hoàn toàn trong O2 dư thu được 21 gam hỗn hợp oxit. Phần hai hòa tan trong HNO3 đặc, nóng dư thu được V lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Giá trị của V là : 
 A. 22,4.	 	B. 44,8. 	C. 89,6. 	D. 30,8.
Câu 71: Chia hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Ni thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được 7,84 lít khí NO duy nhất (đktc). Phần 2 tá

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_hoa_hoc_lop_10_chuyen_de_4_phan_ung_hoa_hoc.docx