PHẦN III: ĐIỆN HỌC CHUYÊN ĐỀ I: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT; HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH; DÒNG ĐIỆN NGUỒN ĐIỆN; CHẤT DẪN ĐIỆN- CHẤT CÁCH ĐIỆN; DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI; SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN- CHIỀU DÒNG ĐIỆN; CÁC TÁC DỤNG CỦA DĐ ----ĐỀ SỐ 15---- BT1: Hai quả cầu nhẹ A và B được treo gần nhau bằng hai sợi chỉ mảnh; chúng hút nhau và hai sợi chỉ bị lệch như hình vẽ. Hỏi các quả cầu đã bị nhiễm điện ntn? BT2: Một ống nhôm nhẹ được treo bằng một sợi chỉ mảnh. Trong tay em chỉ có 1 thanh nhựa nhiễm điện âm và 1 đũa thủy tinh nhiễm điện dương. Làm thế nào để có thể xác định được ống nhôm đã nhiễm điện hay chưa? Hãy giải thích. BT3: Lấy 1 vật đã nhiễm điện âm đưa lại gần quả cầu treo trên một sợi chỉ mảnh. Hãy cho biết trong các trường hợp sau quả cầu có bị nhiễm điện hay không? Nếu có thì nhiễm điện gì? Quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện Quả cầu bị đẩy xa ra vật nhiễm điện BT4: Hai quả cầu A và B nhiễm điện trái dấu được treo gần nhau trên hai sợi chỉ mảnh. Ban đầu dây treo các quả cầu bị lệch so với phương thẳng đứng (H.a). Hãy giải thích vì sao? Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi buông ra thì thấy dây treo hai quả cầu cũng bị lệch nhưng theo hướng ngược lại (H.b). Hãy giải thích vì sao? BT5: Treo một quả cầu làm bằng chất dẫn điện trên một sợi chỉ mảnh. Sau đó đưa một chiếc đũa đã nhiễm điện lại gần thì người ta thấy chiếc đũa hút quả cầu lại gần và tiếp xúc với qủa cầu. Sau một thời gian thì quả cầu lại đẩy xa ra chiếc đũa. Em hãy giải thích hiện tượng đó ntn? BT6: Hai ống nhôm được tích điện cùng dấu và treo trên hai sợi chỉ rất mảnh. Người ta thấy 2 ống nhôm được đẩy xa ra và 2 dây treo hợp với nhau 1 góc nào đó. Nếu lấy tay chạm vào 1 ống nhôm bấy kỳ sau đó bỏ tay ra. Hỏi hiện tượng gì sẽ xảy ra sau đó? BT7: Có 4 thanh A; B; C; D đều bị nhiễm điện. Thanh A đẩy thanh B và hút thanh C; còn thanh C đẩy thanh D. Cho biết thanh D là thanh thủy tinh được nhiễm điện sau khi cọ sát vào lụa. Hỏi các thanh A; B; C; D mang điện tích gì? BT8: Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường khi xe chạy? BT9: Cho A; B; C; D là 4 vật mang điện tích. Nếu A hút B; B hút C; C đẩy D thì có thể nhận xét gì về dấu của 2 vật mang điện tích A và D. BT10: Lấy thanh thủy tinh cọ sát với miếng lụa. Người ta thấy miếng lụa tích điện âm. Còn thanh thủy tinh đẩy vật B; hút vật C và hút vật D. Hãy cho biết: Thanh thủy tinh bị nhiễm điện gì? Các vật B; C và D nhiễm điện gì? Giữa B và C; C và D; B và D xuất hiện tương tác gì với nhau? BT11: Băng kép là thiết bị có mặt trong nhiều thiết bị điện cần đóng ngắt mạch điện tự động. Nó gồm hai tấm kim loại khác nhau được dán sát vào nhau. Một đầu gắn cố định, đầu kia bố trí chạm vào tiếp điểm A (h/v). Khi dòng điện chạy qua băng kép quá một giới hạn nào đó ( quá tải do có dòng điện quá lớn) thì băng kép sẽ bị cong xuống tách khỏi tiếp điểm khi đó dòng điện bị ngắt. Hãy cho biết: Băng kép hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện và trên hiện tượng vật lí gì đã học? Hai tấm kim loại của băng kép có thể được làm từ cùng một loại kim loại được không? Vì sao. Trong hai tấm kim loại cấu tạo lên băng kép như hình vẽ thì tấm nào phải dãn nở vì nhiệt nhiều hơn? Vì sao. BT12: Hình vẽ bên là mô hình cấu tạo bên trong của chiếc bàn là điện. Trong đó: L là dây mai-so B là băng kép Đ là đèn báo ( để báo xem có dòng điện đi qua không) a) Hãy cho biết nhiệm vụ của các bộ phận bên trong bàn là; hoạt động của chúng dựa trên tác dụng gì của dòng điện. b) Khi đang là quần áo nếu bóng đèn tắt thì ta có phải cắm lại điện cho bàn là không? Tại sao. BT13: Một HS thiết kế mô hình ngắt điện tự động như hình vẽ để bảo vệ các thiết bị dùng điện khi dòng điện tăng quá mức cho phép (gọi là rơ le điện). Trong sơ đồ: N là nam châm điện; L là một lò xo đàn hồi; D là dụng cụ điện cần bảo vệ; (1) và (2) là các tiếp điểm; S là một thanh sắt cứng. Hãy nêu nguyên tắc hoạt động của rơ le. Điểm hạn chế cơ bản của thiết bị này là gì?
Tài liệu đính kèm: