Bộ đề ôn tập vật lí 7 – Học kì 2 năm học 2015-2016

docx 24 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1230Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề ôn tập vật lí 7 – Học kì 2 năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề ôn tập vật lí 7 – Học kì 2 năm học 2015-2016
BỘ ĐỀ ÔN TẬP VẬT LÍ 7 – HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ 1
I. TRẮC NGHIỆM: 3 Điểm. 
Câu 1: Chọn câu đúng: 
 A. Nếu vật A mang điện tích dương, vật B mang điện tích âm thì A và B đẩy nhau. 
 B. Nếu vật A mang điện tích âm, vật B mang điện tích dương thì chúng đẩy nhau. 
 C. Nếu vật A mang điện tích dương, vật B mang điện tích âm, thì A và B hút nhau. 
 D. Nếu vật A mang điện tích dương và vật B mang điện tích dương thì A và B hút nhau. 
Câu 2: Vật dẫn điện là vật: 
 A. Có khả năng cho dòng điện chạy qua. 
 B. Có khả năng cho các hạt mang điện tích dương chạy qua. 
 C. Có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chạy qua. 
 D. Các câu A, B, C đều đúng. 
Câu 3: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện: 
 A. Quạt máy. 	B. Acquy. 	C. Bếp lửa. 	D. Đèn pin. 
Câu 4: Khi đi qua cơ thể người dòng điện có thể: 
 A. Gây ra các vết bỏng. 	B. Làm tim ngừng đập. 
 C. Thần kinh bị tê liệt. 	D. Cả A, B, C đều đúng. 
Câu 5: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: 
Trên một bóng đèn có ghi 2, 5 V, đó là giá trị hiệu điện thế. . . (1) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . của bóng đèn pin. Bóng đèn pin sẽ hoạt động bình thường khi được mắc vào mạch điện có hiệu điện thế bằng. . (2) . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
II. TỰ LUẬN: 7 điểm. 
Câu 1: Nêu quy ước về chiều dòng điện trong mạch điện. 
Câu 2: Trong mạch điện có mắc cầu chì, khi dòng điện gây ra tác dụng nhiệt, dây dẫn nóng lên tới 3270C. Hỏi khi đó có hiện tượng gì xảy ra với dây chì và với mạch điện?
Câu 3: Đổi các đơn vị sau: 
 A. 230 mA =? A 	C. 2, 5 V =? mV 
 B. 1, 23 A =? mA 	D. 100 mV =? V 
Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 2 pin, 1 khoá K, 1 đèn, 1 Am pe kế, 1 vôn kế. Biểu diễn chiều dòng điện trong mạch điện trên. 
Câu 5: Trong sơ đồ mạch điện trên, khoá K sẽ thế nào nếu: 
Hiệu điện thế giữa hai đầu khoá K bằng không? 
Hiệu điện thế giữa hai đầu khoá K khác không? 
ĐỀ 2
Phần I: TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: 
Câu 1: Trong các cách nào sau đây làm thước nhựa nhiểm điện. 
A. Đập nhẹ thước nhựa nhiều lần lên bàn. 
B. Cọ xát mạnh thước nhựa lên mãnh vải khô nhiều lần
C. Chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Một vật trung hòa về điện sau khi bị cọ xát trở thành nhiểm điện âm vì: 
A. Vật đó mất bớt điện tích dương
B. Vật đó nhận thêm điện tích dương
C. Vật đó mất bớt electron
D. Vật đó nhận thêm electron
Câu 3: Dòng điện là: 
	A. Dòng dịch chuyển có hướng
	B. Dòng electron dịch chuyển
	C. Dòng các điện tích dịch chuyển không có hướng
	D. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
Câu 4: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện: 
	A. Ly thủy tinh	C. Ruột bút chì
	B. Thanh gỗ khô	D. Cục sứ
Câu 5: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt thì cuộn dây này có thể hút: 
	A. Các vụn nhôm	C. Các vụn đồng
	B. Các vụn sắt	D. Các vụn giấy viết
Câu 6: Chuông điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
	A. Tác dụng nhiệt	C. Tác dụng hóa học
	B. Tác dụng từ	D. Tác dụng sinh lý
Câu 7: Dụng cụ đo cường độ dòng điện là: 
	A. Vôn kế	C. Oát kế
	B. Ampe kế	D. Lực kế
A
+ -
K
K
C
D
A
B
E
Câu 8: Cho mạch điện như hình vẽ. Khi công tắc K ngắt thì hiệu điện thế giữa hai điểm nào trong mạch khác không?
 	A. Giữa hai điểm D và E	
	B. Giữa hai điểm B và A
	C. Giữa hai điểm D và C 
	D. Giữa hai điểm B và C
Câu 9: Bóng đèn pin sáng bình thường với dòng điện có cường độ 0, 4A. Dùng Ampe kế nào là phù hợp để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn pin?
	A. Ampe kế có GHĐ là 50 mA
	B. Ampe kế có GHĐ là 500 mA
	C. Ampe kế có GHĐ là 1A
	D. Ampe kế có GHĐ là 4A
Câu 10: Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là: 
	A. Electron dương và electron âm
	B. Hạt nhân âm và hạt nhân dương
	C. Hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm. 
	D. Hạt nhân mang điện tích âm và electron mang điện tích dương. 
Câu 11: Đơn vị hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ cái nào sau đây?
	A. Chữ A. 	B. Chữ I
	C. Chữ U	D. Chữ V
Câu 12: Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?
	A. Giữa 2 cực của 1 pin khi chưa mắc vào mạch
	B. Giữa 2 đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch 
	C. Giữa 2 đầu bóng đèn đang sáng
	D. Cả A, B, C. 
K
K1
K2
Câu 13: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Các công tắc K, K, Kphải đóng mở như thế nào để Đ sáng?
A. K mở, K đóng C. K đóng, K đóng 
B. K mở, K đóng	D. K đóng, K đóng
 Câu 14: Khi nối hai đầu một sợi dây kim loại với cực âm và cực dương của một nguồn điện, các electron tự do trong dây kim loại đó sẽ bị: 
	A. Cực dương đẩy, cực âm hút C. Cực dương và cực âm cùng hút
	B. Cực dương và cực âm cùng đẩy D. Cực dương hút, cực âm đẩy 
Phần II: TỰ LUẬN
Câu 15: Đổi các đơn vị sau: 
12 V = . KV
1, 5 A =. . mA
1015 mA = . A
1, 5 V =mV
Câu 16: Cho nguồn 2 pin, 2 bóng đèn giống nhau, 1 ampe kế, 1 khóa K và một số dây dẫn. Khi đóng khóa K đèn sáng bình thường. 
 a. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trong trường hợp 2 đèn mắc nối tiếp và ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch
 b. Kí hiệu các cực của pin, các chốt của ampe kế và chiều dòng điện trong mạch
 c. Biết U toàn mạch bằng 3V, U= 1, 5 V. Tìm U=?
ĐỀ 3
Phần 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (_6 điểm) 
Chọn phương án đúng trong các câu sau: (mỗi câu 0, 5 điểm) . 
Câu 1: Đưa một thước nhựa đến gần một quả cầu nhẹ treo trên một sợi chỉ tơ, ta thấy thước nhựa đẩy quả cầu. Kết luận nào sau đây là đúng? 
A. Quả cầu và thước nhựa nhiễm điện cùng loại. 
B. Quả cầu và thước nhựa nhiễm điện khác loại. 
C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện. 
D Thước nhựa nhiếm điện âm, quả cầu không nhiễm điện. 
Câu 2: Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là: 
A. Hạt nhân mang điện tích dương, êlectrôn mang điện tích âm. 
B. Êlectrôn âm và êlectrôn dương. 
C. Hạt nhân âm và hạt nhân dương. 
D. Iôn âm và iôn dương. 
Câu 3: Một vật nhiễm điện dương khi: 
A. Nó nhường êlectrôn cho vật khác. 
B. Nó nhận êlectrôn từ vật khác. 
C. Nó phóng điện qua vật mang điện tích dương. 
D. Nó đẩy vật mang điện tích âm. 
Câu 4: Nói về dòng điện phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 
B. Dòng điện là dòng dịch chuyển của các êlectrôn tự do. 
C. Dòng điện gây ra tác dụng hóa học trong vật dẫn. 
D. Dòng điện có chiều từ cực âm sang dương. 
Câu 5: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút? 
 A. Các vụn sắt. 	B. Các vụn nhôm. 
C. Các vụn đồng. 	D. Các vụn giấy viết. 
Câu 6: Chuông điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện? 
A. Tác dụng từ. 	B. Tác dụng nhiệt. 
C. Tác dụng hóa học. 	D. Tác dụng sinh lý. 
Câu 7: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào sau đây gây ra tác dụng nhiệt vô ích? 
A. Quạt điện. 	B. Bàn là điện. 
C. Bếp điện. 	D. Nồi cơm điện. 
Câu 8: Dùng Ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia làm 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. cường độ dòng điện đo được là: 
A. 3,2A. 	B. 32A 	C. 0,32A. 	D. 1,6A. 
âu 9: Vôn kế dùng để đo: 
A. Hiệu điện thế. 	B. Cường độ dòng điện. 
C. Nhiệt độ. 	D. Khối lượng. 
Câu 10: Cường độ dòng điện được ký hiệu bằng chữ cái cái nào sau đây? 
A. Chữ I. 	B. Chữ A. 	C. Chữ U. 	D. Chữ V. 
Câu 11: Một vật nhiễm điện âm khi: 
A. Vật đó nhận thêm các êlectrôn. 
B. Vật đó mất các êlectrôn. 
C. Vật đó không có các điện tích âm. 
D. Vật đó nhận thêm các điện tích dương. 
Câu 12: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi: 
A. Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai cực nguồn điện. 
B. Mạch điện có dây dẫn ngắn. 
C. Mạch điện không có cầu chì. 
D. Mạch điện dùng acquy để thắp sáng. 
PHẦN II: Tự luận: (4đ) 
 Bài 1: Đổi các đơn vị sau: 
a) 0,25 A =. mA; 25mA =. A ; 
b) 7, 5V=. mV; 220 V=. . KV. 
 Bài 2: Vẽ sơ đồ mạch diện kín gồm 1 nguồn điện (pin) cung cấp dòng điện cho 2 bóng đèn giống nhau mắc song song 
 trong đó có 1 công tắc dùng để đóng ngắt dòng điện trong mạch. Trong mạch điện trên nếu tháo bớt đi 1 bóng đèn thì 
 bóng đèn còn lại có sáng không? Tại sao?
 Bài 3: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 đang sáng. 
Biết I1= 0, 6 A. Tìm I2? 
Biết U toàn mạch bằng 18V; U2 =6V; Tìm U1? 
ĐỀ 4
Phần 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7đ) 
	Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng: 
Câu 1: Nhận xét nào dưới đây là đúng? Nhiều vật sau khi bị cọ xát thì: 
	A. Có khả năng đẩy các vật khác 
	B. Thước nhựa sau khi được cọ xát có tính chất đẩy các vật nhẹ 
	C. Sau khi được cọ xát, nhiều vật có khả năng hút các vật khác. 
	D. Mảnh pôliêtilen sau khi bị cọ xát bằng mảnh lenkhông có khả năng hút hoặc đẩy các giấy vụn
Câu 2: Khi cọ xát thước nhựa vào mảnh dạ thì: 
	A. Chỉ có thước nhựa bị nhiễm điện 
	B. Cả hai cùng bị nhiễm điện 
	C. Chỉ có mảnh dạ bị nhiễm điện 
	D. Không có vật nào bị nhiễm điện cả 
Câu 3: Nối hai quả cầu A và B bằng dây dẫn, người ta thấy êlectrôn dich chuyển trong dây dẫn theo chiều từ A đến B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về điện tích của hai quả cầu A và B. 
	A. A nhiễm điện dương, B không nhiễm điện. 
	B. Akhông nhiễm điện, B nhiễm điện dương. 
	C. A nhiễm điện dương, B nhiễm điện dương. 
	D. A không nhiễm điện, B nhiễm điện âm 
Câu 4: Phát biểu nào đưới đây là đúng nhất? 
	A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 
	B. Dòng điện là dòng các êlẻctôn chuyển dời có hướng. 
	C. Dòng điện là dòng điện tích dương chuyển dời có hướng. 
	D. Dòng điện là dòng điện tích. 
Câu 5: Trong nguyên tử, hạt có thể dich chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là: 
	A. Hạt nhân 	B. Êlectrôn. 
	C. Hạt nhân và êlectrôn 	D. Không có loại hạt nào. 
Câu 6: Chuông điện thoại để bàn reo là do: 
	A. Tác dụng nhiệt của dòng điện. 	B. Tác dụng từ của dòng điện. 
	C. Tác dụng hoá của dòng điện. 	D. Tác dụng sinh lý của dòng điện. 
Câu 7: Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong những dụng cụ nào sau đây? 
	A. Máy tính bỏ túi. 	B. Máy thu thanh (rađio). 
	C. Quạt điện. 	D. Nồi cơm điện. 
Câu 8: Cho các chất dẫn điện sau: nhôm, đồng, dung dịch ãit, than chì. Độ dẫn điện của chúng tốt dần theo thứ tự: 
	A. Dung dịch axít, than chì, nhôm, đồng. 
	B. Dung dịch axít, than chì, đồng, nhôm. 
	C. Than chì, dung dịch axít, nhôm, đồng. 
	D. Than chì, dung dịch axít, đồng, nhôm. 
Câu 9: Khi các dụng cụ mắc nối tiếp thì: 
A. Cường độ dòng điện qua các dụng cụ điện bằng nhau
B. Hiệu điện thế ở hai đầu các dụng cụ điện là như nhau nếu các dụng cụ điện hoàn toàn như nhau. 
C. Nếu dòng điện không đi qua dụng cụ điện này thì cũng không đi qua dụng cụ kia. 
D. Các câu A, B, C đều đúng. 
Câu 10: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây? 
	A. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. 
	B. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. 
	C. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn. 
	D. Lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. 
Câu 11: Hai bóng đèn trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây không mắc nối tiếp với nhau?
A 	B 	C 	D 
Câu 12: Ampe kế nào dưới đay là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0, 35A) 
	A. Ampe kế có giới hạn đo: 100mA. 
	B. Ampe kế có giới hạn đo: 2A 
	C. Ampe kế có giới hạn đo: 2A 
	D. Ampe kế có giới hạn đo: 1A 
Câu 13: Cho nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V. Để mỗi bóng đèn đều sáng bình thường thì phải mắc chúng vào mạch điện như thế nào? 
	A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn. 
	B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn. 
	C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn. 
	D. Không có cách mắc nào để cả hai đèn sáng bình thường. 
Câu 14: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi: 
	A. Mạch điện có dây dẫn ngắn. 
	B. Mạch điện không có cầu chì. 
	C. Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai đầu của dụng cụ dùng điện 
	D. Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai đầu của công tắc. 
Phần 2: TỰ LUẬN (3đ) . 
1) Bộ phận quan trọng nhất của bàn là, bếp điện là dây may so. Dây may so là ứng dụng về tác dụng gì của dòng điện? Khi chế tạo dây may so, người ta phải chọ kim loại có các tính chất cơ bản nào? 
2) Có 3 nguồn điện loại: 12V ; 6V ; 3V và hai bóng đèn cùng loại đều ghi 3V. Hãy trình bày và vẽ sơ đồ cách mắc hai đèn vào một trong ba nguồn trên để cả hai đèn đều sáng bình thường? 
ĐỀ 5
I. Trắc nghiệm khách quan
Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 
1. Có thể làm cho thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây?
A. Phơi thước nhựa ở ngoài trời nắng
B. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin
C. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô
D. Áp thước nhựa vào một cực của nam châm
2. Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?
	A. Ống nhôm treo bằng sợi chỉ
	B. Vật nhiễm điện trái dấu với nó
	C. Ống giấy treo bằng sợi chỉ
	D. Vật nhiễm điệưn cùng dấu với nó
3. Cọ sát thước nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đưa hai thước nhựa lại gần nhau thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?
	A. Hút nhau
	B. Đẩy nhau
	C. Không hút cũng không đẩy nhau
	D. Lúc đầu chúng hút nhau, sau đó đẩy nhau
4. Có 4 vật a, b, c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì: 
	A. Vật b và c có điện tích cùng dấu
	B. Vật a và c có điện tích cùng dấu
C. Vật b và d có điện tích cùng dấu
D. Vật a và d có điện tích trái dấu
5. Dòng điện là gì?
	A. Dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng
	B. Dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng
	C. Dòng các phân tử dịch chuyển có hướng
	D. Dòng các điện tích dịch chuyển có hưóng
6. Mũi tên trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây chỉ đúng chiều qui ước của dòng điện?
+
_
+
A 	C. _
+
+
B 	D
7. Vật nào dưới đây là vật cách điện?
	A. Một đoạn dây thép
	B. Một đoạn dây nhôm
	C. Một đoạn dây nhựa
	D. Một đoạn ruột bút chì
8. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt thì cuộn dây dẫn này có thể hút loại nào dưới đây?
	A. Các vụn giấy
	B. Các vụn sắt
C. Các vụn đồng
D. Các vụn nhôm
9. Cho sơ đồ mạch điện như ở hình 3. Trong trường hợp nào chỉ có đèn Đ1, 
Đ2 sáng?
A. Cả 3 công tắc đều đóng
B. K1, K2 đóng, K3 mở
C. K1, K3 đóng, K2 mở
D. K1 đóng, K2 và K3 mở
10. Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?
	A. Máy bơm nước
	B. Nồi cơm điện
	C. Quạt điện
	D. Máy thu hình(Tivi) 
11. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?
	A. Bóng đèn bút thử điện
	B. Quạt điện
	C. Công tắc
	D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt non
12. Ampe kkế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào?
	A. Dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0, 35A
	B. Dòng điện qua đèn điốt phát quang có cường độ 12Ma
	C. Dòng điện qua nam châm có cường độ 0, 8A
	D. Dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1, 2A
13. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây?
	A. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn
	B. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn
	C. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn
	D. Lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn
14. Các bóng đèn điện trong gia đình được mắc song song không phải vì lí do nào dưới đây? 
	A. Vì tiết kiệm được số đèn cần dùng
	B. Vì các bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức 
	C. Vì có thể bật, tắt cá đèn độc lập với nhau
	D. Vì khi một bóng đèn bị hỏng thì các bóng còn lại vẫn sáng
15. Côn số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây?
	A. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế là 220V
	B. Đèn chỉ sáng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 22V
	C. Bóng đèn có thể tạo ra được một hiệu điện thế là 220V
	D. Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn phải là 220V
16. Cho một nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V. Để mỗi đèn đều sáng bình thường thì phải mắc chúng vào mạch điện như thế nào?
 A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn
	B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn
	C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn
	D. Không
	có cách mắc nào để cả hai bóng đèn sáng bìng thường
II. Tự luận: 
17. Có một mạch điện gồm pin, bóng đèn, dây nối và công tắc. Đóng công tắc nhưng đèn không sáng. Nêu hai trong số những chỗ có thể hở mạch và cho biết cách khắc phục. 
18. Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điẹn chạy qua đèn có cường độ I2. 
	a. Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích. 
	b. Phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao?
19. Hãy nêu tên một dụng cụ dùng điện mà em biết và chỉ ra các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện trên dụng cụ đó?
ĐỀ 6
Phần 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 điểm) 
Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau: (mỗi câu 0, 5 điểm) 
Câu 1: Cầu chì có tác dụng 
	A. Làm cho mạch dẫn điện tốt 
	B. Làm giảm bớt cường độ dòng điện chạy trong mạch 
	C. Tự động ngắt mạch khi có hiện tượng đoản mạch 
	D. Đóng mở công tắc dễ dàng 
Câu 2: Dòng điện chạy qua cơ thể người có thể gây chết người nếu cường độ dòng điện khoảng: 
	A. 1mA 
	B. 0, 1A trở lên 
	C. 20mA 
	D. 10mA
Câu 3: Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể lam cho vật nào dưới đây mang điện tích
	A. Một ống bằng gỗ 
	B. Một ống bằng thép
	C. Một ống bằng giấy 
	D. Một ống bằng nhựa
Câu 4: Vật nhiểm điện là vật: 
	A. Thừa êlectrôn. 
	B. Thiếu êlectrôn. . 
	C. Bình thường về êlectrôn. 
	D. Có thể thiếu hoặc thừa êlectrôn. 
Câu 5: Ở điều kiện bình thường vât sau đây không cho dòng điện chạy qua: 
	A. Sợi dây nhôm. 
	B. Sợi dây chì. 
	C. Sợi dây thuỷ tinh
	D. Sợi dây bạc
Câu 6: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện? 
	A. Thanh thuỷ tinh 
B. Một đoạn ruột bút chì 
	C. Thanh gỗ khô 
	D. Một mảnh nhựa 
Câu 7: Dụng cụ nào dưới đây hoạt động nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện: 
	A. Chuông điện 
	B. Bóng đèn bút thử điện
	C. Đèn LED 
	D. Bóng đèn dây tóc
Câu 8: Người ta ứng dụng tác dụng hóa của dòng điện vào các việc: 
	A. Mạ điện 	B. Làm đinamô phát điện 
	C. Chế tạo loa 	D. Chế tạo micrô
Câu 9:	Dòng điện chạy qua một bóng đèn nhất định có cường độ nhỏ dần thì. 
	A. Đèn sáng mạnh dần	B. Đèn sáng yếu dần
	C. Đèn sáng không đổi 	D. Đèn sáng có lúc mạnh dần, lúc yếu dần
Câu 10: 0, 35A bằng bao nhiêu mA. 
	A. 350mA 	B. 35mA 	C. 3, 5mA 	D. 3500mA
Câu 11:Có hai bóng đèn cùng loại 6v được mắc nối tiếp và nối với hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế nào sau đây là hợp lí nhất. 
	A. 6V 	B. 9V 	C. 12V	D. 3V
Câu 12. Hiệu điện thế của mạch điện gia đình hiện nay là: 
	A. 100V 	B. 220V	C. 110V 	D. 200V
Câu13	44. Chọn ampe kế có số đo phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện qua đèn 1, 2A: 
	A. 1,5A 	B. 1A 	C. 0,5A 	D. 50mA
Câu 14. Khi có dòng điện trong dây dẫn bằng kim loại, các êlectron tự do dịch chuyển có hướng với vận tốc khoảng: 
	A. Từ 0, 1mm/s đến 1mm/s 	B. Từ 0, 1mm/s đến 10mm/s
	C. Từ 1mm/s đến 10mm/s 	D. Từ 0, 1 cm/s đến 1cm/s
Phần 2: TỰ LUẬN 	 (3 điểm) 
Câu 15 (1 điểm) : Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì? 
Câu 16 (2 điểm) : Cho đèn 1 và đèn 2 cùng loại, 1nguồn điện, công tắc và dây dẫn. 
a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm hai đèn mắc nối tiếp, công tắc đóng. 
b) Trong mạch điện trên khi tháo bớt một đèn thì đèn còn lại có sáng không? Vì sao? 
c) Mắc thêm một dụng cụ để đo hiệu điện thế của đèn 2. Vẽ sơ đồ mạch điện và xác định chiều dòng điện trên sơ đồ. 
ĐỀ 7
I Trắc nghiệm: 
 Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất 
Câu 1: Trong các cách sau đây cách nào làm cho thước nhựa nhiễm điện? 
 A. Phơi thước nhựa ngoài nắng 
 B. Áp thước nhựa vào một lúc lâu vào cực dương của pin. 
 C. Cọ xát mạnh thước bằng miếng vải khô. 
 D. Nhúng thước nhựa vào bình nước ấm rồi lấy ra lau khô. 
Câu 2: Khi đưa hai quả cầu bằng nhựa có cùng kích thước, bị nhiễm điện cùng loại như nhau lại gần nhau thì giữa chúng có hiện tượng gì xảy ra? 
 A. Hút nhau 	B. Đẩy nhau 
 C. Không có lực tác dụng 	D. Có lúc hút nhau, có lúc đẩy nhau. 
Câu 3 Các vật A, B đều nhiễm điện. Đưa vật A nhiễm điện dương gần vật B thì thấy hút nhau, đưa vật B gần vật C thì thấy hiện tượng đẩy nhau. Vậy vật C sẽ: 
 A. không nhiễm điện 	B. Nhiễm điện dương. 
 C. Nhiễm điện âm 	D. Vừa nhiễm dương, vừa nhiễm điện âm. 
Câu 4: Dòng điện là gì? 
 A. Dòng elẻctrôn dịch chuyển 	B. Dòng các điện tích dịch chuyển 
 C. Dòng dịch chuyển có hướng 	D. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng 
Câu 5 Vật nhiễm diện dương là vật: 
 A. Nhận thêm electrôn 	B. Mất bớt electrôn. 
 C. Nhận thêm điện tích dương 	D. Không có điện tích âm. 
Câu 6 Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây? 
 A. Đồng hồ dùng pin đang chạy. 
 B. Một mảnh ni lông đã cọ được cọ xát
 C. Chiếc pin đang được đặt tách riêng trên bàn. 
 D. Đường dây điện trong nhà khi không sử dụng bất kì thiết bị nào cả. 
Câu 7 Nhóm vật liệu nào dưới đây được coi là vật dẫn điện? 
 A. Dây đồng, dây nhựa, dây chì 	B. Dây len, dây nhôm, dây đồng 
 C. Dây nhựa, dây len, dây chì 	D. Dây chì, dây nhôm, dây đồng 
Câu 8 Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây: 
 A. Làm nóng dây dẫn 	B. Hút các vụn giấy 
 C. Làm quay kim nam châm 	D. Làm tê liệt thần kinh. 
Câu 9 Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dâynày có thể hút được: 
 A. Các vụn giấy 	B. Các vụn nhôm. 
 C. Các vụn sắt 	D. Các vụn đồng 
Câu 10 Đại lượng cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ: 
 A. U 	B. V 	C. I 	D. A 
Câu 11 Hiệu điện thế được đo bằng dụng cụ nào sau đây: 
 A. Vôn kế 	B. Ampekế 	C. Nhiệt kế 	D. Lực kế 
Câu 12 Có 2 bóng đèn giống nhau cùng loại 3V, được mắc nối tiếp vào nguồn điện bao nhiêu để chúng sáng bình thường? 
 A. 1,5V 	B. 3V 	C. 4,5 V 	D. 6 V 
Câu 13 Dụng cụ nào sau đây hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện? 
 A. Chuông điện 	B. Đèn LED 
 C. Bóng đèn dây tóc 	D. Bóng đèn bút thử điện 
Câu 14 Giữa hai đầu vật nào sau đây có hiệu điện thế? 
 A. Giữa hai cực của đá nam châm 	B. Giữa hai chốt (+) v à (-) của vôn kế 
 C. Giữa hai cực của pin còn mới 	A. Giữa hai chốt (+) và (-) của ampekế 
 II Tự luận: 
1) Đổi đơn vị của các giá trị sau: 
 a) 50 mA = A 	b) 0, 25 A = mA
 c) 220 V = . KV 	d) 5 kv = . . . . V 
2) a) Vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm có một nguồn điện 2pin, dây nối, hai bóng đèn giống nhau mắc song song, một công tắc dùng để đóng cắt cho cả mạch và một am pekế đo cường độ dòng diện trong mạch chính. 
 b) Đóng công tắc, ampekế chỉ I = 0, 5 A và dòng điện qua đèn 1 là I1= 0, 24A. Tính cường độ dòng điện chạy qua đèn 2? 
ĐỀ 8
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(7đ) 
 Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau: 
Câu 1: Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích? 
 A. Một ống bằng gỗ 	B. Một ống bằng giấy 
C. Một ống bằng thép 	D. Một ống bằng nhựa
Câu 2: Hiệu điện thế được ký hiệu bằng chữ cái nào sau đây? 
 A. Chữ V 	B. Chữ U 	C. Chữ A 	D. Chữ I
Câu 3: Đơn vị cường độ dòng điện được ký hiệu bằng chữ cái nào sau đây? 
 A. Chữ V 	B. Chữ U 	C. Chữ A 	D. Chữ I
Câu 4: Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút: 
 A. Các vụn nhôm 	B. Các vụn sắt 
C. Các vụn giấy viết 	D. Các vụn đồng
Câu 5: Dòng điện trong kim loại là: 
A. Dòng điện tích chuyển dời có hướng 	
B. Dòng các êlectrôn tự do
C. Dòng các điện tích 
D. Dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. 
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây chưa thật chính xác? 
 A. Cường độ dòng điện càng lớn thì đèn càng sáng. 
 B. Cường độ dòng điện quá nhỏ thì đèn không sáng. 
 C. Độ sáng của đèn phụ thuộc cường độ dòng điện. 
 D. Đèn không sáng có nghĩa là cường độ dòng điện bằng không. 
Câu 7: Một bóng đèn chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 5A. Nếu cho dòng điện có cường độ nào dưới đây chạy qua đèn thì đèn sáng mạnh nhất? 
 A. 600mA 	B. 480mA 	C. 0, 45A 	D. 0, 4A
Câu 8: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 220V. Đặt vào hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế sau đây, hỏi trường hợp nào dây tóc của đèn sẽ đứt? 
 A. 110V 	B. 220V 	C. 0,2 kV 	D. 0,3 kV
Câu 9: Một vật nhiễm điện dương khi: 
 A. Nó nhận êlectrôn từ vật khác. 	B. Nó mất êlectrôn cho vật khác. 
 C. Nó đẩy vật mang điện tích âm. 	D. Nó hút vật mang điện tích dương. 
Câu 10: Tác dụng hoá học của dòng điện được ứng dụng để: 
 A. Chế tạo bóng đèn. 	B. Chế tạo nam châm. 
C. Mạ điện. 	D. Chế tạo quạt điện. 
Câu 11: Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là: 
 A. Hạt nhân mang điện tích dương, êlectrôn mang điện tích âm. 
 B. Hat nhân mang điện tích âm, êlectrôn mang điện tích dương. 
 C. Hạt nhân và êlectrôn đều mang điện tích dương. 
D. Hạt nhân và êlectrôn đều mang điện tích âm. 
Câu 12: Tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích trong trường hợp nào sau đây? 
 A. Quạt điện 	B. Bàn là điện 
C. Vô tuyến truyền hình 	D. Ấm điện. 
Câu 13: Dùng Vôn kế có giới hạn đo là 6V trên mặt số được chia làm 30 khoảng nhỏ nhất. Dùng Vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 14. Hiệu điện thế đo được là: 
 A. 1,4 V 	B. 2,8 V 	C. 1400mV 	D. 280mV
Câu 14: Vật cách điện là: 
 A. Thuỷ tinh, đồng, nhựa. 	B. Thuỷ tinh, cao su, sứ 
C. Nhôm, vàng, gỗ. 	D. Nước muối, nhựa, caosu. 
PHẦN II: TỰ LUẬN (3 đ) 
Bài 1: Đổi các đơn vị sau: 
 a) 1,2A=. . . . . . . . . . . . mA 25mA=. . . . . . . . . . . . . . . A
 b) 220V=. . . . . . . . . . . . . kV 0,45V=. . . . . . . . . . . . . . . . mV
Bài 2: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện (2 pin), dây dẫn, công tắc dùng chung cho cả hai bóng đèn mắc song song, một Ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch chính và một Vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song. 
Bài 3: Với mạch điện trên, khi hai đèn sáng: 
 a) Nếu Ampe kế chỉ 1, 5A và biết cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0, 5A. Tìm cường độ dòng điện qua đèn 2
 b) Nếu Vôn kế chỉ 6V thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn là bao nhiêu. Tại sao? 
ĐỀ 9
Phần 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 	 (7 điểm) 
Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau: (mỗi câu 0. 5 điểm) 
Câu 1: Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích
	A. Một ống bằng gỗ 
	B. Một ống bằng thép
	C. Một ống bằng giấy 
	D. Một ống bằng nhựa
Câu 2: 	Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các hạt
	A. Hạt nhân 
	B. Êlectrôn. 
	C. Hạt nhân và êlectrôn 
	D. Không có loại hạt nào. 
Câu 3: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây? 
	A. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. 
	B. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. 
	C. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn. 
	D. Lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. 
Câu 4: Vật nhiểm điện dương là vật: 
	A. Thừa êlectrôn. 
	B. Thiếu êlectrôn. . 
	C. Bình thường về êlectrôn. 
	D. Có thể thiếu hoặc thừa êlectrôn. 
Câu 5: Dụng cụ nào dưới đây hoạt động nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện: 
	A. Chuông điện 
	B. Bóng đèn bút thử điện
	C. Đèn LED 
	D. Bóng đèn dây tóc
Câu 6: Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0, 35A) 
	A. Ampe kế có giới hạn đo: 100mA. 
	B. Ampe kế có giới hạn đo: 200A 
	C. Ampe kế có giới hạn đo: 2A 
	D. Ampe kế có giới hạn đo: 1A 
Câu 7: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện? 
	A. Thanh thuỷ tinh 	B. Một đoạn dây chì
	C. Thanh gỗ khô 	D. Một mảnh nhựa 
Câu 8: Đơn vị đo hiệu điện thế là: 
	A. Vôn (V) 	B. Ampe (A) 
	C. Mét (m) 	D. Niư tơn (N) 
Câu 9: 	Có hai bóng đèn như nhau, cùng loại 3V được mắc song song và nối với hai cực của một nguồn điện. Nguồn điện nào sau đây là hợp lý nhất khi đó? 
	A. 3V	B. 6V	C. 9V	D. 12V
Câu10: Ampe kế là dụng cụ dùng để đo: 
	A. Hiệu điện thế	B. Nhiệt độ
	C. Cường độ dòng điện	D. Khối lượng
Câu11: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây? 
	A. Một mảnh nilông đã được cọ xát
	B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn
	C. Đồng hồ dùng pin đang chạy
	D. Đường đây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ thiềt bị điện nào
Câu12: Dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây, khi dụng cụ hoạt động bình thường, vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng? 
	A. Chuông điện
	B. Nồi cơm điện
	C. Rađiô (máy thu thanh) 
	D. Điôt phát quang
Câu13: Hai quả cầu bằng nhựa, có cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại như nhau. Giữa chúng có lực tác dụng như thế nào trong số các khả năng sau: 
	A. Hút nhau	B. Đẩy nhau
	C. Có lúc hút nhau có lúc đẩy nhau	D. Không có lực tác dụng
Câu14: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây
	A. Làm tê liệt thần kinh	B. Hút các vụn giấy
	C. Làm nóng dây dẫn	D. Làm quay kim nam châm
Phần 2: TỰ LUẬN 	 (3điểm) 
Bài 1: 	 1 điểm
a) 	Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây: 
a) 0, 175A = . . mA 	b) 250mA =  A
b) 	Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây: 
a) 250V =  mV 	b) 6, 5kV =  V
Bài 2: 	0.5 điểm
	Vẽ sơ đồ mạch điện kín với hai bóng đèn cùng loại như nhau được mắc song song, công tắc đóng
X
X
Đ1
Đ2
.
.
.
.
.
1
2
3
Bài 3: 	1. 5 điểm
	Cho mạch điện như sơ đồ hình bên + -
Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là U12 = 2, 8V ; 
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nối tiếp 
hai đèn là U13 = 6V
	a) Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2 
	b) Nều trong mạch điện trên, ta tháo bớt đi đèn Đ2 thì bóng đèn Đ1 sẽ sáng như thế nào? Giải thích? 
ĐỀ 10
A. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (6điểm) . 
1, Trong các cách sau cách nào làm cho lươc nhựa nhiễm điện?
 A. Nhúng lược nhựa vào nước ấm rồi thấm khô nhẹ. 
 B. Áp sát lược nhựa một lúc lâu vào cực dương của pin. 
 C. Tì sát và vuốt mạnh lược nhựa nhiều lần trên áo len
 D. Phơi lược nhựa ngoài nắng trong vài phút. 
2, Dòng điện là 
 A. Dòng elctron dịch chuyển 
B. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
C. Dòng điện tích dịch chuyển
D. Dòng dịch chuyển có hướng 
3, Vật nào sau đây là vật dẫn điện?
A. dây len, dây nhôm, dây cao su
B. Dây len, dây cao su, dây nhựa
C. Dây đồng, dây nhôm, dây thép
D. dây thép, dây len, dây nhôm
4, Chiều dòng điện là chiều: 
A. Từ cực dương sang cực âm 
B. Từ cực âm sang cực dương. 
C. Từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện về cực dương của nguồn. 
D. Từ cực dương qua dây dẫn 

Tài liệu đính kèm:

  • docx18_de_thi_HK2_Vat_Li_7.docx