Bài tập Hóa 8 – Chương 5: Hidro

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2195Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa 8 – Chương 5: Hidro", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Hóa 8 – Chương 5: Hidro
BÀI TẬP HÓA 8 – CHƯƠNG 5 : HIDRO
Bài 1. Viết PTHH :
Cho H2 pư lần lượt với : CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, ZnO, HgO, PbO, O2.
Cho HCl , H2SO4 pư lần lượt với Mg, Al, Zn, Fe, Ca, Na
Bài 2. Có 3,36 lít khí H2 (đktc) 
Với lượng khí H2 này có thể khử hết bao nhiêu gam : CuO, Fe2O3, Fe3O4
Tính m kim loại hu được trong mỗi trường hợp
Bài 3. Dúng khí H2 để khử lần lượt :
16,2g ZnO
4g CuO
Hãy tính VH2 (đktc) đã dùng và m kim loại thu được trong mỗi trường hợp.
BÀI TOÁN LƯỢNG DƯ
Bài 4. Dẫn 11,2 lít khí H2 (dktc) qua ống nghiệm chứa 16g CuO. Sau pư kết thúc, hãy tính: m kim loại thu được. Sau pư có chất nào còn dư không? Tính m oxit dư hoặc V khí còn dư
Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí H2 trong bình chứa 11,2 lít khí O2. Tính m H2O thu được. Các khí đo ở đktc
Bài 6. Để khử 16g sắt (III) oxit ở to cao người ta dùng 16,8 lít khí H2 (đktc). Sau pư kết thúc, hỏi sắt (III) oxit có bị khử hết không? Tính khối lượng kim loại sắt thu được
Bài 7. Để khử hoàn toàn 13g kẽm trong dung dịch axit HCl thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)? Dẫn toàn bộ khí thu được qua 23,2g bột Fe3O4, hãy tính khối lượng kim loại thu được. 
Bài 8. Ngâm 2,7g bột nhôm trong dung dịch chứa 39,2g H2SO4
Tính VH2 thu được (đktc)
Lượng khí H2 trên có thể dùng để khử tối da bao nhiêu gam bột chì (II) oxit?
BÀI TẬP HỖN HỢP
Bài 9. Một hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nặng 40 gam. Trong hh này thì CuO chiếm 20% khối lượng. Dùng khí H2 để khử hoàn toàn hh trên. Hãy tính:
Tổng thể tích H2 (đktc) đã dùng.
Khối lượng hh kim loại thu được
Bài 10. Một hh X nặng 32g gồm CuO và Fe2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 2 : 3. Dùng khí H2 để khử hoàn toàn hh này ở to cao
Tổng thể tích H2 (đktc) đã dùng.
Khối lượng hh kim loại thu được
Bài 11. Đốt cháy hoàn toàn hh khí gồm CO và H2 cần dùng 10,08 lít khí O2 và sau pư thu được 2,7g H2O. Hãy tính:
TP% mỗi khí trong hh đầu
VCO2 thu dược
Bài 12. Dùng khí CO để khử hoàn toàn hh gồm PbO và CuO thu được 2,07g Pb và 1,6g Cu. Hãy tính:
Khối lượng hh oxit ban đầu
VCO đã dùng
Bài 13. Khử hoàn toàn a (g) Fe2O3 bằng khí H2 dư thu được b (g) kim loại Fe. Đốt cháy hết lượng Fe này trong khí O2 dư thu được 23,2g oxit sắt từ. Hãy viết các PTHH. Tính a và b
Bài 14. Cho hòa tan hoàn toàn 10g hh kim loại gồm Al và Cu trong dd H2SO4 loãng dư thu được 6,72 lít khí hidro (đktc). Biết Cu không tan trong H2SO4 loãng
Tính TP% mỗi kim loại trong hh đầu
Tính m H2SO4 đã pư
Bài 15. Cho hòa tan hoàn toàn 20g hh kim loại gồm Fe và Cu trong dd HCl dư thu được 6,72 lít khí hidro (đktc). Biết Cu không tan trong HCl.
Tính khối lượng mỗi kim loại và TP% mỗi kl trong hh đầu
Để có được lượng Cu trong hh phải khử bao nhiêu gam CuO nếu dùng khí CO làm chất khử?
Bài 16. Cho 11,3g hh gồm Zn và Mg tác dụng vừa đủ với dd HCl tạo thành 6,72 lít khí H2 thoát ra ở đktc
Viết các PTHH
Tính % về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp đầu
Lượng khí H2 này có thể khử được tối đa bao nhiêu gam Fe3O4
Bài 17. Khử hoàn toàn hh gồm CuO và Fe2O3 nặng 14g phải dùng hết 5,04 lít khí H2 (đktc). Viết các PTHH xảy ra và tính:
Tổng thể tích H2 (đktc) đã dùng
Khối lượng hh kim loại thu được
Để có lượng khí H2 trên phải dùng bao nhiêu gam kim loại Zn và axit HCl
Bài 18. Cho 11g hh gồm Al và Fe tác dụng vừa đủ với dd HCl tạo thành 8,96 lít khí H2 thoát ra ở đktc. Viết các PTHH và tính:
Tính % về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp
Dẫn toàn bộ lượng khí trên qua 16g bột CuO đun nóng đến pư kết thúc. Tính m Cu thu được.
Bài 19. Khử hoàn toàn 19,7g hh gồm Fe3O4 và ZnO cần dùng vừa đủ 6,72 lít H2 (đktc) thu được hh kim loại. Tính:
Khối lượng mỗi oxit trong hh đầu
Khối lượng mỗi kim loại thu được
Để có lượng H2 trên phải dùng bao nhiêu gam kim loại Mg và axit H2SO4? Biết lượng axit dùng dư 10%
Bài 20. Khử hoàn toàn m (g) hh CuO và ZnO cần dùng vừa đủ 4,48 lít H2 (đktc) thu được 12,9g hh kim loại. Tính:
Khối lượng hh đầu
TP% khối lượng mỗi kim loại thu được
Bài 21. Cho 11g hh gồm Al và Fe tác dụng vừa đủ với dd HCl tạo thành 8,96 lít khí H2 thoát ra ở đktc. Tính % khối lượng tưng kim loại có trong hỗn hợp
Bài 22. Cho 11,3g hỗn hợp gồm Zn và Mg tác dụng vừa đủ với dd HCl tạo thành 6,72 lít khí H2 thoát ra ở đktc. Tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu
Bài 23. Đốt cháy hoàn toàn m(g) hh kim loại Fe và Al cần dùng vừa đủ 5,6 lít khí O2 (đktc). Nếu lấy m(g) hh trên hòa tan hết trong dd HCl thì thấy thoát ra 10,08 lít khí H2 (đktc). Hãy tính m(g) hh kim loại và tính TP% mỗi kim loại trong hh đầu
BÀI TẬP XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ
Bài 24. Hòa tan 3,6g một kim loại A hóa trị II bằng một lượng dư axit HCl thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại A
Bài 25. Hòa tan hoàn toàn 8,1g kim loại A hóa trị III trong dd HCl dư thu đucợ 10,08 lít khí H2 (đktc). Xác định tên A và m HCl đã dùng
Bài 26. Hòa tan hoàn toàn 9,75g kim loại M chưa rõ hóa trị trong dd H2SO4 loãng dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định tên M và m HCl đã dùng
Bài 27. Hòa tan hoàn toàn 2,8g kim loại R chưa rõ hóa trị trong dd HCl dư thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Xác định tên R
Bài 28. Khử hoàn toàn 16g oxit của kim loại M có hóa trị II người ta dùng đúng 4,48 lít khí H2 (đktc) thu được kim loại M. Xác định tên M và CTHH của oxit trên
Bài 29. Khử hoàn toàn 16g oxit của kim loại M có hóa trị III người ta dùng đủ 6,72 lít khí CO (đktc) thu được kim loại M và khí CO2. Xác định tên M và CTHH của oxit trên
Bài 30. Khử hoàn toàn 11,6g một oxit sắt (FexOy) bằng khí H2 ở to cao thu được 8,4g sắt kim loại. Xác định CTHH của oxit sắt và tính VH2 (đktc) đã dùng 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_hoa_8_chuong_5.doc