Đề thi khảo sát học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đại Hóa

docx 2 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 284Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đại Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đại Hóa
TRƯỜNG THCS ĐẠI HÓA
(Đề thi gồm 02 trang)
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2022-2023
MÔN: HÓA HỌC. LỚP: 8.
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)
I. Trắc nghiệm (6 điểm):
Câu 1: Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại
A. bị khử	B. bị oxi hoá	C. cho proton	D. nhận proton
Câu 2: Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp O ( n = 5) là:
	A. 25.	B. 32.	C. 40.	D. 50.
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3 là
A. 23x-9y.	B. 23x- 8y.	C. 46x-18y.	D. 13x-9y.
Câu 4: Đây là sơ đồ nguyên tử nguyên tố nào?
A. Na.	B. N.	C. Al.	D. O.
Câu 5: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ:
A. nhận 13 electron. B. nhận 12 electron. C. nhường 13 electron. D. nhường 12 electron.
Câu 6: 7 nguyên tử X nặng bằng 2 nguyên tử sắt. X là
A.  O	B.  Zn.	C.  Fe.	D.  Cu.
Câu 7: Nguyên tử R có 38 hạt mang điện và 20 hạt không mang điện, kí hiệu nào sau đây đúng?
A. 	B. R 	C. 	D. 
Câu 8: Cho thành phần các nguyên tử sau: X (17p,17e, 16 n), Y (20p, 19n, 20e), Z (17p,17e, 16 n), T (19p,19e, 20n). Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 9: Phân tử khối của KMnO4 là
A. 158.	B. 226.	C. 256.	D. 326.
Câu 10: Cho 2 quá trình sau: Mn+ + ne ® M (1); Xn-- ne ® X (2). Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng ?
A. (1) là quá trình oxi hóa; (2) là quá trình khử.	C. (1) (2) đều là quá trình oxi hóa. 
B. (1) là quá trình khử; (2) là quá trình oxi hóa.	D. (1) (2) đều là quá trình khử.
Câu 11: Dãy nguyên tố kim loại là:
A. Na, Mg, C, Ca, Na. B. Al, Na, O, H, S.	C. K, Na, Mn, Al, Ca.	 D. Ca, S, Cl, Al, Na.
Câu 12: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 3s2 3p1, số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là:
	A. 11. 	B. 10. 	C. 13. 	 	D. 12.
Câu 13: Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là
A. -2, -1, -2, -0,5.	B. -2, -1, +2, -0,5.	C. -2, +1, +2, +0,5.	D. -2, +1, -2, +0,5.
Câu 14: Cho dãy gồm các phân tử và ion: Zn, S, FeO, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
A. 7	B. 4	C. 6	D. 5.
Câu 15: Trong số các chất: HCl, H2, NaOH, KMnO4, O2, NaClO có mấy chất là hợp chất?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 16: Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa?
	A. s1, p3, d7, f12 	B. s2, p6, d10, f14	C. s2, d5, d9, f13	D. s2, p4, d10, f10 
Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây?
A. 3, 14, 9, 1, 7.	B. 3, 28, 9, 1, 14.	C. 3, 26, 9, 2, 13.	D. 2, 28, 6, 1, 14.
Câu 18: Một ion Mn-có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 3p6, vậy cấu hình electron của nguyên tử M là: 
A. 3p5 hay3p4	B. 4s1 4s2 hay 4p1	C. 4s24p3	D. 3s1hay 3s2
Câu 19: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 7 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là con số nào sau đây?
	A. 7. 	B. 9. 	 C. 15. 	 	 D. 17.
Câu 20: Cho phương trình phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O. Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3:2, hãy xác định tỉ lệ mol nAl: nN2O: nN2 trong số các kết quả sau
A. 44:6:9.	B. 46:9:6.	C. 46:6:9.	D. 44:9:6.
II. Tự luận (14 điểm):
Câu 21 (3 điểm): Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong phân tử MX3 là 196, trong đó số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt (p, n ,e) trong X- nhiều hơn trong M3+  là 16. 
Xác định nguyên tử M và X.
Viết cấu hình e của M và X
Viết công thức e, CTHH của MX3
Câu 22 (3 điểm): Tổng số hạt mang điện trong ion AB3- là 119. Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử B là 27.
a. Xác định số hiệu nguyên tử của hai nguyên tố A và B.
b. Viết công thức e, công thức hóa học của ion AB3-
Câu 23 (1 điểm): Viết công thức e, công thức hóa học của các chất sau: 
SO2	 b. CH3-CH=CH2	 c. H2SO4	d. CaCO3 
Câu 24 (2 điểm): Xác định số oxi hóa của các nguyên tố Mn, Cr, Cl, P trong các hợp chất sau: Na2MnO4, (NH4)2Cr2O4, KClO3, CaOCl2, NaClO, H3PO4, H4P2O7
Câu 25 (2 điểm): Lập phương trình hóa học bằng phương pháp nhẩm chẵn – lẻ: 
FeCuS2 + O2 ® Fe2O3 + CuO + SO2
MnO2 + HCl ® MnCl2 + Cl2 + H2O
KClO3 ® KCl + KClO4
Cl2 + KOH ® KClO4 + KCl + H2O
Câu 26 (3 điểm): Lập phương trình hóa học bằng phương pháp thăng bằng e (Không được dùng máy tính):
Al + 	FexOy ® Al2O3 + Fe
FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
As2S3 + HNO3 + H2O ® H3AsO4 + H2SO4 + NO
Al + HNO3 ® Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O (Với tỉ lệ thể tích: = 3 : 5)
Mg + Al + HNO3® Mg(NO3)2 + Al(NO3)3 + N2O + H2O (Với tỉ lệ mol: nMg: nAl = 2:3)
HS không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học!

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_hoa_hoc_lop_8_na.docx