Bài ôn tập môn vật lý lớp 11 - Tiết 36: Kiểm tra học kỳ I

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập môn vật lý lớp 11 - Tiết 36: Kiểm tra học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn tập môn vật lý lớp 11 - Tiết 36: Kiểm tra học kỳ I
 Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KỲ I
Ngày soạn
Lớp
Ngày kiểm tra
HS vắng mặt
Ghi chú
14/12/2015
11A
11B
11C
11D
11E
1. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề)
* Chủ đề 1: Chương I: Điện tích. Điện trường.
Kiến thức
- Nêu được các cách làm nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng).
- Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.
- Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường.
- Phát biểu được định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường.
- Nêu được mối quan hệ giữa cường độ điện trường đều và hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường đó. Nhận biết được đơn vị đo cường độ điện trường.
- Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung.
- Nêu được điện trường trong tụ điện và mọi điện trường đều mang năng lượng.
Kĩ năng
- Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.
- Vận dụng được định luật Cu-lông và khái niệm điện trường để giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm.
* Chủ đề 2: Chương II: Dòng điện không đổi.
Kiến thức 
- Nêu được dòng điện không đổi là gì.
- Nêu được suất điện động của nguồn điện là gì.
- Viết được công thức tính công của nguồn điện : 
Ang = Eq = EIt
- Viết được công thức tính công suất của nguồn điện : 
Png = EI
- Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch. 
- Viết được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp, mắc song song.
Kĩ năng 
- Vận dụng được hệ thức hoặc U = E – Ir để giải các bài tập đối với toàn mạch, trong đó mạch ngoài gồm nhiều nhất là ba điện trở.
- Vận dụng được công thức Ang = EIt và Png = EI.
- Tính được hiệu suất của nguồn điện.
- Nhận biết được, trên sơ đồ và trong thực tế, bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song.
- Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song.
* Chủ đề 3: Chương III: Dòng điện trong các môi trường.
Kiến thức 
- Nêu được điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.
- Nêu được hiện tượng nhiệt điện là gì. Nêu được hiện tượng siêu dẫn là gì.
- Phát biểu được định luật Fa-ra-đây về điện phân và viết được hệ thức của định luật này.
- Nêu được bản chất của dòng điện trong chất khí.
- Nêu được điều kiện tạo ra tia lửa điện..
- Nêu được cấu tạo của lớp chuyển tiếp p – n và tính chất chỉnh lưu của nó.
Kĩ năng
- Vận dụng định luật Fa-ra-đây để giải được các bài tập đơn giản về hiện tượng điện phân.
2. Xác định hình thức kiểm tra: kiểm tra 45 phút, tự luận.
3. Thiết lập khung ma trận
KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KỲ I 
Môn: Vật lí lớp 11 cơ bản
(Thời gian kiểm tra: 45 phút )
Phạm vi kiểm tra: Chương I, II III lớp 11 theo chương trình Chuẩn.
Phương án kiểm tra: Tự luận.
Tên Chủ đề
Nhận biết
(Cấp độ 1)
Thông hiểu
(Cấp độ 2)
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
(Cấp độ 3)
Cấp độ cao
(Cấp độ 4)
Chủ đề 1: Điện tích, điện trường (10 tiết)
1. Định luật Cu lông 
Nêu được các cách nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng).
Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.
Vận dụng được định luật Cu-lông giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm.
2. Điện trường. Cường độ điện trường
Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì.
Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường.
Nêu được trường tĩnh điện là trường thế.
Giải thích được các đại lượng trong biểu thức tính cường độ điện trường.
3. Điện thế. Hiệu điện thế
Phát biểu được định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường và nêu được đơn vị đo hiệu điện thế. 
Nêu được mối quan hệ giữa cường độ điện trường đều và hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường đó. Nhận biết được đơn vị đo cường độ điện trường.
Giải được bài tập về chuyển động của một điện tích dọc theo đường sức của một điện trường đều. 
4. Tụ điện
Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện. Nhận dạng được các tụ điện thường dùng.
Phát biểu định nghĩa điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung.
Nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện.
Nêu được điện trường trong tụ điện và mọi điện trường đều mang năng lượng.
Số câu (điểm) 
Tỉ lệ %
0,75 câu (1,5đ)
15%
1,25 câu (2,5đ)
25 %
2 câu ( 4,0 đ)
40%
Chủ đề 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI (13 Tiết)
5. Dòng điện không đổi.
Nêu được dòng điện không đổi là gì.
Nêu được suất điện động của nguồn điện là gì.
6. Điện năng. Công suất điện 
Viết được công thức tính công của nguồn điện : 
Ang = Eq = ξIt
Viết được công thức tính công suất của nguồn điện : Png = EI 
Giải thích được các đại lượng trong công thức tính công suất điện, định luật Junlenxơ.
Vận dụng được công thức Ang = ξIt trong các bài tập.
Vận dụng được công thức Png =ξ I trong các bài tập.
7. Định luật Ôm đối với toàn mạch 
Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch. 
Vận dụng được hệ thức hoặc U = ξ – Ir để giải các bài tập đối với toàn mạch, trong đó mạch ngoài gồm nhiều nhất là ba điện trở. Tính được hiệu suất của nguồn điện
8. Ghép nguồn điện thành bộ.
Viết được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc (ghép) nối tiếp, mắc (ghép) song song.
Nhận biết được trên sơ đồ và trong thực tế, bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song.
Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song.
Số câu (điểm) 
Tỉ lệ %
0,75 câu (1,5đ)
15 %
0,25 câu (0,5đ)
5 %
1 câu (2,0đ)
20 %
Chủ đề III: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG (12 Tiết)
9. Dòng điện trong kim loại 
Nêu được điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ. Bản chất của dòng điện trong kim loại.
Nêu được hiện tượng nhiệt điện là gì. 
Nêu được hiện tượng siêu dẫn là gì. 
10. Dòng điện trong chất điện phân 
Nêu được bản chất của dòng điện trong chất điện phân.
Phát biểu được định luật Fa-ra-đây về điện phân và viết được hệ thức của định luật này.
Mô tả được hiện tượng dương cực tan.
Nêu được một số ứng dụng của hiện tượng điện phân. 
Vận dụng định luật Fa-ra-đây để giải được các bài tập đơn giản về hiện tượng điện phân.
Vận dụng định luật Fa-ra-đây để giải được các bài tập tổng hợp về hiện tượng điện phân.
11. Dòng điện trong chất khí 
Nêu được bản chất của dòng điện trong chất khí.
Nêu được điều kiện tạo ra tia lửa điện.
Nêu được điều kiện tạo ra hồ quang điện và ứng dụng của hồ quang điện
12. Dòng điện trong chất bán dẫn 
Nêu được bản chất của dòng điện trong bán dẫn loại p và bán dẫn loại n.
Nêu được cấu tạo của lớp chuyển tiếp p – n và tính chất chỉnh lưu của nó.
Nêu được cấu tạo, công dụng của điôt bán dẫn.
Số câu (điểm) 
Tỉ lệ %
1 (1,0đ)
10%
0,5 câu (2,0đ)
20%
0,5 câu ( 1,0 đ)
10%
2 câu ( 4,0 đ)
40%
Tổng số câu (điểm) 
Tỉ lệ %
2,5 câu (4,0đ)
40%
1,5 câu (3,0đ)
30%
0,5 câu (2,0đ)
20%
0,5 câu (1,0đ)
10%
5 câu (10 đ)
100%
Năng lực chuyên biệt môn Vật lý
Năng lực tái hiện kiến thức.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực vận dụng và tính toán ở mức độ thấp.
Năng lực vận dụng và tính toán ở mức độ cao, năng lực sáng tạo.
TRƯỜNG THPT NGUYÊN BÌNH
 TỔ TOÁN LÝ
ĐỀ THI HỌC KỲ I-Năm học 2015-2016
Môn: Vật lí 11(cơ bản)
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm): 
Nêu định nghĩa,viết biểu thức và giải thích các đại lượng trong biểu thức tính cường độ điện trường.
Câu 2 (2,0 điểm): 
Nêu định nghĩa, viết biểu thức và giải thích các đại lượng trong biểu thức tính công suất điện.
Câu 3 (1,0 điểm): 
Nêu bản chất dòng điện trong kim loại. 
Câu 4 (2,0 điểm): 
Tính độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm có độ lớn q1=2.10-5C và q2=-3.10-5C cách nhau một khoảng r=5cm trong chân không.
Câu 5 (3,0 điểm): 
Chiều dày lớp niken phủ lên một tấm kim loại là d = 0,05mm sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30cm2. Cho biết niken có khối lượng riêng là r = 8,9.103 kg/m3, nguyên tử khối A = 58 và hoá trị n = 2. Tính:
Khối lượng niken được giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân.
Cường độ dòng điện qua bình điện phân.
.....HẾT
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ I-Năm học 2015-2016
Môn: Vật lí 11( cơ bản)
CÂU
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
(2,0 đ)
 Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và dộ lớn của q.
1,0
Biểu thức: 
0,5
Trong đó: E là cường độ điện trường ( N/C hay V/m)
 q: độ lớn của điện tích thử ( C)
 F: độ lớn của lực điện ( N)
0,5
2
(2,0 đ)
 Công suất điện của một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian hoặc bằng tích của hiểu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
1,0
Biểu thức: 
0,5
Trong đó : P là công suất điện ( W)
 A : Công ( J)
 t : Thời gian (s)
 U: Hiệu điện thế ( V)
 I: Cường độ dòng điện (A)
0,5
3
(1,0 đ)
 Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường.
1,0
3
(2,0 đ)
Tóm tắt:
Cho: q1=2.10-5C; q2=-3.10-5C; r=5cm=0,05m
Tìm: F=?
0,5
Công thức: 
0,5
Thay số: 
0,5
Kết quả: F=2160N
0,5
4
(3,0 đ)
Tóm tắt:
Cho: d = 0,05mm = 5.10-5 m.
 t = 30 phút = 1800 giây
S = 30 cm2 = 3.10-3 m2.
 r = 8,9.103 kg/m3, A = 58, n = 2.
Tìm: a) m = ?
 b) I=?
0,5
a) Khối lượng chất được giải phóng:
m=r.V=r.S.d=8,9.103 .3.10-3 .5.10-5 =1,335.10-3kg=1,335g
1,5
b) => 
0,5
 Cường độ dòng điện qua bình điện phân:
»2,47A
0,5
*Chú ý: Nếu học sinh có cách giải khác đúng thì vẫn chấm điểm tối đa.
 RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docMA_TRAN_DE_THI_MON_VAT_LY_HOC_KY_I_LOP_11_NAM_HOC_2015_2016.doc