Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý 11

docx 8 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 24/06/2022 Lượt xem 312Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý 11
Đề 1 KIỂM TRA 15P
Câu 1: Chọn câu sai. 
Cảm ứng từ B tại một điểm M trong từ trường
A. tỉ lệ với cường độ dòng điện I gây ra từ trường. B. phụ thuộc vào dạng hình học của dây dẫn.
C. phụ thuộc vào môi trường xung quanh. D. phụ thuộc vào chất liệu làm dây dẫn.
Câu 2: Cảm ứng từ của một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài gây ra tại một điểm M có độ lớn tăng lên khi
A. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây.
B. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và ra xa dây.
C. M  dịch chuyển song song với dây và cùng chiều với chiều dòng điện.
D. M dịch chuyển song song với dây theo hướng ngược chiều dòng điện.
Câu 3: Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ I = 5A, người ta đo được ảm ứng từ B = 31,4.10-6 T. Đường kính của dòng điện là:
A. d = 20 cm.              B. d = 10 cm. C. d = 2 cm.                D. d = 1 cm.
Câu 4: Chọn câu sai.
Đường sức từ của từ trường
A. là những đường cong không kín. B. không cắt nhau.
C. là những đường mà tiếp tuyến với nó trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
D. có chiều quy ước là chiều đi từ cực Nam sang cực Bắc của kim nam châm nằm cân bằng tại một điểm trên đường.
Câu 5: Chọn câu đúng.
A. Từ trường tồn tại xung quanh nam châm và dây dẫn điện.
B. Từ trường tại mỗi điểm có hướng xác định.
C. Có thể nhận biết từ trường bằng cách đặt vào trong từ trường một điện tích thử.
D. Tại mỗi điểm trong từ trường có thể vẽ được vô số các đường sức từ đi qua.
Câu 6: Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về phương diện
A. sinh công của từ trường B. tác dụng lực của từ trường
C. tác dụng sinh lí của từ trường D. tác dụng hoá học của từ trường
Câu 7: Đoạn dây CD dài 20 cm, khối lượng 10 g treo bằng 2 dây mềm cách điện sao cho đoạn dây CD nằm ngang. Dây ở trong từ trường đều có B = 0,2 T và các đường sức từ là các đường thẳng đứng hướng lên. Dây treo chịu được lực kéo lớn nhất Fk = 0,06 N. Hỏi có thể cho dòng điện qua dây đồng CD có cường độ lớn nhất bao nhiêu để dây treo không đứt. Coi khối lượng dây treo rất nhỏ; g=10m/s2
A. 1,55 A. B. 1,65 A. C. 1,85 A. D. 2,25 A.
Câu 8: Một dòng điện có cường độ I=5A chạy trong một dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B=4.10−5T. Điểm M cách dây một khoảng 
A. 25cm B. 10cm C. 5cm D. 2,5cm
Câu 9: Một dòng điện trong dây dẫn thẳng dài. Tại điểm A cách dây 10cm, cảm ứng từ do dòng điện gây ra có đô lớn 2.10−5T. Cường độ dòng điện chạy trên dây là
A. 10A B. 20A C. 30A D. 50A
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng. Người ta chế tạo một số tay nắm cửa hình thức giống hệt nhau. Trong đó một số tay nắm làm bằng đồng, một số làm bằng sắt và một số làm bằng gỗ rồi mạ đồng. Để phân biệt chúng ta có thể:
A. Dùng cân, tay nắm nào nhẹ nhất thì được làm bằng gỗ mạ đồng.
B. Dùng nam châm vĩnh cửu, tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng sắt mạ đồng.
C. Dùng nam châm vĩnh cửu, tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng đồng.
D. Áp dụng cả A và B.
Câu 11: Các đường sức từ quanh dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có dạng:
A. Các đường thẳng song song với dòng điện.
B. Các đường thẳng vuông góc với dòng điện như những nan hoa xe đạp.
C. Những vòng tròn đồng tâm với tâm nằm tại vị trí nơi dòng điện chạy qua
D. Những đường xoắn ốc đồng trục với trục là dòng điện.
Câu 12: Chọn câu sai ?
A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.
B. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.
C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.
D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường
Câu 13: Từ phổ là
A. Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
B. Hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
C. Hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
D. Hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
Câu 14: Một ion bay theo quỹ đạo tròn bán kính R trong một mặt phẳng vuông góc với các đường sức của một từ trường đều. Khi độ lớn của vận tốc tăng gấp đôi thì bán kính quỹ đạo là bao nhiêu.
A. R/2 B. R C. 2R D. 4
Đề 2 KIỂM TRA 15P
Câu 1: Người ta muốn tạo ra từ trường có cảm ứng từ B = 250.10-5 T bên trong một ống dây. Cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 2A. Ống dây dài 50cm. Số vòng dây quấn trên ống dây là:
A. N = 994 vòng.        B. N = 49736 vòng.
C. N = 1562 vòng.      D. N = 497 vòng.
Câu 2: Trong các hình vẽ đường sức từ của các dòng điện thẳng ở hình II.1, hình nào đúng?
Câu 3: Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Biết cảm ứng từ tại vị trí cách dòng điện 3 cm có độ lớn là 2.10-5 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là:
A. 2,0 A.                     B. 4,5 A. C. 1,5 A.                     D. 3,0 A.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây về từ trường đều là sai?
A. Từ trường đều có vectơ cảm ứng từ →BB→ tại mọi điểm đều bằng nhau.
B. Từ trường có các đường sức từ là những đường thẳng song song.
C. Từ trường mà có các đường sức từ cách đều nhau là từ trường đều.
D. Đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
Câu 5: Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện 20 A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=5.10−3 T. Dây dẫn đặt vuông góc với véctơ cảm ứng từ và chịu lực từ bằng 10−3N. Chiều dài của đoạn dây dẫn là
A. 4 cm. B. 3 cm. C. 2 cm. D. 1 cm.
Câu 6: Một dây dẫn thẳng MN có chiều dài l = 25 cm, khối lượng của một đơn vị chiều dài của dây là D = 0,04 kg/m. Dây được treo bằng hai dây nhẹ theo phương thẳng đứng và đặt trong từ trường đều có véc - tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa MN và dây treo với B = 0,04 T. Cho dòng điện I = 16 A có chiều từ M tới N chạy qua dây và g = 10 m/s2. Lực căng của mỗi dây là
A. 0,1 N. B. 0,13 N. C. 0,15 N. D. 0,2 N.
Câu : 7Cho một dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn
A. bằng không khi tăng cường độ dòng điện B. tăng khi tăng cường độ dòng điện
C. giảm khi tăng cường độ dòng điện D. đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện
Câu 8: Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 40cm. Trong hai dây dòng điện cùng cường độ I1=I2=10A, cùng chiều chạy qua. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M nằm trong mặt phẳng hai dây, cách dòng I1 một đoạn 10cm, cách dòng I2 một đoạn 30cm có độ lớn là
A. 0T B. 2.10−4T B. 2,4.10−5T D. 1,33.10−5T
Câu 9: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Vecto cảm ứng từ tại M và N bằng nhau B. M và N đều nằm trên một đường sức từ
C. Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau D. Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau
Câu 10: Tính chất cơ bản của từ trường là
A. Gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
B. Gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
C. Gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
D. Gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
Câu 11: Tính chất nào sau đây của đường sức từ không giống với đường sức của điện trường (tĩnh)?
A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức
B. Các đường sức là những đường cong khép kín (hoặc vô hạn ở hai đầu)
C. Chiều của đường sức tuân theo những quy tắc xác định.
D. Chỗ nào từ trường (hay điện trường) mạnh thì vẽ các đường sức mau và chỗ nào từ trường (hay điện trường) yếu thì vẽ các đường sức thưa.
Câu 12: Khi nói về tương tác từ, điều nào sau đâu là đúng?
A. Các cực cùng tên của nam châm thì hút nhau
B. Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau
C. Các cực khác tên của nam châm thì đẩy nhau
D. Nếu cực bắc của một nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đẩy thanh sắt.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Qua bất kì điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
C. Đường sức từ mau hơn ở nơi có từ trường lớn, đường sức thưa hơn ở nơi có từ trường nhỏ hơn.
D. Các đường sức từ là những đường cong kín.
Câu 14: Hai hạt có điện tích lần lượt là q1 = -4q2, bay vào từ trường với cùng tốc độ theo phương vuông góc với đường sức từ, thì thấy rằng bán kính quỹ đạo của hai hạt tương ứng là R1 = 2R2. So sánh khối lượng m1, m2 tương ứng của hai hạt?
A. m1 = 8m2. B. m1 = 2m2. C. m1 = 6m2. D. m1 = 4m2.
Đề 3 KIỂM TRA 15P 
Câu 1: Một khung dây dẫn hình tròn, bán kính R đặt trong chân không. Dòng điện chạy trong khung có cường độ I A. Cảm ứng từ tại tâm O của khung dây được tính theo công thức nào dưới đây?
A. B=2π.10−7RI      B. B=2.10−7I/R
C. B=2π.10−7I/R      D. B=2π.10−7IR
Câu 2: Một dòng điện có cường độ 2 A nằm vuông góc với các đường sức của một từ trường đều. Cho biết lực từ tác dụng lên 20 cm của đoạn dây ấy là 0,04 N. Độ lớn của cảm ứng từ là:
A. 10-3 T          B. 10-2 T
C. 10-1 T          D. 1,0T
Câu 3: Hai dây dẫn thẳng dài có các dòng điện I1 = 2A và I2 = 3A được đặt vuông góc với nhau trong cùng một mặt phẳng (không tiếp xúc được với nhau). Tìm cảm ứng từ tại điểm M nằm cách dòng điện I1 đoạn 10cm và cách dòng điện I2 đoạn 8cm như hình II.2.
A. BM = 3,5.10-6 T.                 B. BM = 4,5.10-6 T.C. BM = 2,5.10-6 T.                 D. BM = 5,5.10-6 T.
Câu 4: Khi đặt nam châm lại gần máy thu hình đang hoạt động thì hình ảnh trên màn hình sẽ bị nhiễu loạn. Nguyên nhân chính là do chùm tia electron đang rọi vào màn hình bị ảnh hưởng bởi tác dụng của lực:
A. Hấp dẫn.                B. Lorentz. C. Colomb.                 D. Đàn hồi.
Câu 5: Bộ phanh điện tử của những oto hạng nặng hoạt động dựa trên nguyên tắc tác dụng của
A. dòng điện không đổi. B. lực Lorentz. C. lực ma sát. D. dòng điện Foucault.
Câu 6: Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 6A nằm vuông góc với đường sức của một từ trường đều. Cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,02T. Lực từ tác dụng lên 30cm chiều dài của dây dẫn có độ lớn bằng
A. 0,36mN B. 0,36N C. 36N D. 36mN
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì
A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây
C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ
D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây
Câu 8: Một dây dẫn thẳng MN có chiều dài l, khối lượng của một đơn vị chiều dài của dây là D = 0,04 kg/m. Dây được treo bằng hai dây nhẹ theo phương thẳng đứng và đặt trong từ trường đều có véctơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa MN và dây treo với B = 0,04 T. Cho dòng điện I chạy qua dây. Để lực căng của dây treo bằng 0 thì chiều và độ lớn của I là
A. I chạy từ M tới N và I = 9,8 A. B. I chạy từ N tới M và I = 10 A.
C. I chạy từ M tới N và I = 7,5 A D. I chạy từ M tới N và I = 7,5 A.
Câu 9: Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không có cường độ I = 10 A. Cảm ứng từ tại một điểm nằm cách dòng điện 2cm có độ lớn là
A. 10−6T B. 10−4T C. 10−5T D. 10−7T
Câu 10: Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Biết cảm ứng từ tại vị trí cách dòng điện 3cm có độ lớn là 2.10-5T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là
A. 3 A B. 1,5A C. 2A D. 4,5A
Câu 11: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?
A. Dòng điện không đổi B. Hạt mang điện chuyển động
C. Hạt mang điện đứng yên D. Nam châm chữ U
Câu 12: Chọn câu trả lời đúng. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh. B. Chỉ có cực Bắc. C. Cả từ hai cực. D. Mọi chỗ đều hút sắt như nhau
 Câu 13: Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?
A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.
B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau.
C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau
D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.
Câu 14: Một proton chuyển động theo một quỹ đạo tròn bán kính 5 cm trong từ trường đều B=10−2 T. Biết khối lượng của proton bằng 1,72.10−27 kg. Chu kì chuyển động của proton là
A. 5,65.10−6s. B. 5,66.10−6s. C. 6,65.10−6s. D. 6,75.10−6s.
Đề 4 KIỂM TRA 15P
Câu 1: Một electron chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào trong từ trường đều B = 0,01 T. Biết lực Lo – ren – xơ tác dụng lên electron có độ lớn F = 1,6.10-15 N. Góc αα hợp với →vv→ và →BB→ là:
A. α=450α=450                B. α=900α=900
C. α=600α=600                D. α=300α=300
Câu 2: Một hạt proton chuyển động theo quĩ đạo tròn với bán kính 5 cm dưới tác dụng của lực từ gây bởi một từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-2 T. Cho khối lượng của hạt proton là 1,67.10-27 kg. Coi chuyển động của hạt proton là tròn đều. Tốc độ chuyển động của hạt proton là
A. 4, 79.108 m/s                B. 2.105 m/s
C. 4,79.104 m/s                 D. 3.106 m/s
Câu 3: Đường sức từ của từ trường gây bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có dạng là
A. các đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.
B. các đường tròn đồng tâm, tâm nằm trên dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.
C. các đường cong hoặc đường tròn hoặc đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.
D. các đuờng tròn hay đường elip tùy theo cường độ dòng điện.
Câu 4: Hai dòng điện cường độ I1 = 6 A, I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có chiều ngược nhau, được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a = 10 cm. Cảm ứng từ tại điểm M cách I1 6 cm và cách I2 4 cm có độ lớn bằng
A. 5.10-5 T                   B. 6.10-5 T
C. 6,5.10-5 T                D. 8.10-5 T
Câu 5: Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện đặt nằm ngang, có chiều từ trái sang phải đặt trong một từ trường đều có chiều hướng từ trong ra.. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có
A. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
B. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C. phương ngang, chiều từ trong ra.
D. phương ngang, chiều từ ngoài vào.
Câu 6 : Các đường sức từ trường bên trong ống dây mang dòng điện có dạng, phân bố, đặc điểm như thế nào?
A. là các đường tròn và là từ trường đều.	
B. là các đường thẳng vuông góc với trục ống cách đều nhau, là từ trường đều.
C. là các đường thẳng song song với trục ống cách đều nhau, là từ trường đều.	
D. các đường xoắn ốc, là từ trường đều.
Câu 7: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-3 N. Xác định cảm ứng từ của từ trường ?
A. 0,08 T. B. 0,06 T C. 0,05 T. D. 0,1 T.
Câu 8: Treo một thanh đồng có chiều dài l = 1 m và có khối lượng 200 g vào hai sợi dây thẳng đứng cùng chiều dài trong một từ trường đều có B = 0,2 T và có chiều thẳng đứng từ dưới lên trên. Cho dòng điện một chiều qua thanh đồng thì thấy dây treo bị lệch so với phương thẳng một góc θ = 60o. Lấy g=9,8m/s2, lực căng của dây bằng
A. 1,96 N. B. 2,06 N C. 1,69 N. D. 2,6 N.
Câu 9: Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Trên đường thẳng ∆ vuông góc với dây dẫn có hai điểm M và N nằm ở một phía so với sợi dây. Biết cảm ứng từ tại M và N có độ lớn lần lượt là BM=3.10−5T và BN=2.10−5T. Cảm ứng từ tại trung điểm của đoạn MN có độ lớn là
A. 2,2.10−5T B. 2,5.10−5T C. 2,6.10−5T D. 2,4.10−5T
Câu 10: Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Gọi M và N là hai điểm trên đường thẳng ∆ nằm vuông góc với dây dẫn, ở cùng một phía so với dây dẫn và điểm M gần dây dẫn hơn. Biết độ lớn của cảm ứng tại M lớn gấp 1,2 lần độ lớn cảm ứng từ tại N và khoảng cách MN bằng 2cm. Khoảng cách từ M đến dây dẫn bằng
A. 10cm B. 12cm C. 6cm D. 8cm
Câu 11: Có hai thanh kim loại bằng sắt, bề ngoài giống nhau. Khi đặt chúng gần nhau thì chúng hút nhau. Có kết luận gì về hai thanh đó ?
A. Đó là hai thanh nam châm. B. Một thanh là nam châm, thanh còn lại là thanh sắt.
C. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là hai thanh sắt.
D. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là một thanh nam châm và một thanh sắt.
Câu 12: Trong bức tranh các đường sức từ, từ trường mạnh hơn được diễn tả bởi
A. Các đường sức từ dày đặc hơn. B. Các đường sức từ nằm cách xa nhau.
C. Các đường sức từ gần như song song nhau. D. Các đường sức từ nằm phân kì nhiều.
Câu 13: Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện
A. Xung quanh dòng điện thẳng B. Xung quanh một thanh nam châm thẳng
C. Trong lòng của một nam châm chữ U D. Xung quanh một dòng điện tròn.
Câu 14: Một electron (điện tích –e) và một hạt nhân heli (điện tích +2e) chuyển động trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ, vận tốc của hạt electron lớn hơn vận tốc của hạt heli 6.105m/s. Biết tỉ số độ lớn của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt electron và hạt heli là: fe:fHe = 4:3. Vận tốc của hạt electron có độ lớn là
A. 9,6.105m/s B. 3,6.105m/s C. 24.105m/s D. 18.105m/s

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_15_phut_mon_vat_ly_11.docx