Bài ôn tập môn Vật lí lớp 10 - Ôn tập chương 4: Các định luật bảo toàn 01

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 4671Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập môn Vật lí lớp 10 - Ôn tập chương 4: Các định luật bảo toàn 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn tập môn Vật lí lớp 10 - Ôn tập chương 4: Các định luật bảo toàn 01
ÔN TẬP CHƯƠNG 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN 01
Câu 1: Đơn vị của động lượng 
A. kg m.s2 	B. kg.m.s 	C. kg.m/s 	D. kg/m.s
Câu 2: Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với vận tốc v thì đập vuông góc vào bức tường và bật trở lại theo phương cũ với cùng một vận tốc. Chọn chiều dương là chiều bật ra của quả bóng. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là 
A. 0 	B. –m.v 	C. 2mv 	D. - 2m.v 
Câu 3: Động lượng được tính bằng 
A. N/s 	B. N.s 	C. N.m 	D.N.m/s 
Câu 4: Một vật nhỏ khối lượng m =2kg trượt xuống một đường dốc thẳng nhẵn tại một thời điểm xác định có vận tốc 3m/s, sau đó 4s có vận tốc 7m/s, tiếp ngay sau đó 3s vật có động lượng (kgm/s) là 
A. 6 	B.10 	C. 20 	D.28
Câu 5: Chọn câu phát biểu sai : 
A. Động lượng là một đại lượng véctơ 
B. Động lượng luôn được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật 
C. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn luôn dương 
D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn luôn dương
Câu 6: Một lực 20N tác dụng vào một vật m =400g đang nằm yên, thời gian tác dụng 0,015s. Xung lượng tác dụng trong khoảng thời gian đó là: 
A. 0,3 kg.m/s 	B. 1,2 kg.m/s 	C. 120 kg.m/s 	D. Một giá trị khác 
Câu 7: Một vật nhỏ m =200g rơi tự do .Lấy g = 10m/s2 .Độ biến thiên động lượng của vật từ thời điểm thứ hai(giây thứ hai) đến thời điểm thứ sáu kể từ lúc bắt đầu rơi là :
A. 0,8 kg.m/s 	B. 8 kg.m/s 	C. 80 kg.m/s 	D. 800 kg.m/s
Câu 8: Động lượng của vật bảo toàn trong trường hợp nào sau đây ? 
A. Vật đang chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang 
B. Vật đang chuyển động tròn đều 
C. Vật đang chuyển động nhanh dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát 
D. Vật đang chuyển động chậm dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát
Câu 9: Chọn câu phát biểu sai : 
A. Động lượng của mỗi vật trong hệ kín có thể thay đổi 
B. Động lượng của vật là đại lượng véctơ 	C. Động lượng của một hệ kín luôn luôn thay đổi 
D. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và vận tốc của vật 
Câu 10: Một khẩu súng có viên đạn khối lượng m = 25g, nằm yên trong súng. Khi bóp cò, đạn chuyển động trong nòng súng hết 2,5 ms và đạt được vận tốc khi tới đầu nòng súng là 800m/s .Lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng là : 
A. 8N 	B. 80N 	C. 800N 	D.8000N 
Câu 11: Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 = 200g ,m2= 300g có vận tốc v1 =3m/s ,v2=2m/s .biết vận tốc của chúng cùng phương ,ngược chiều .Độ lớn động lượng của hệ là:
A. 1,2 kgm/s 	B. 0 	C. 120kgm/s 	D. 60kgm/s
Câu 12: Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 = 1kg ,m2= 4kg có vận tốc v1 =3m/s ,v2=1m/s .Biết vận tốc của chúng vuông góc với nhau .Độ lớn động lượng của hệ là
A. 1 kgm/s 	B. 5 kgm/s 	C. 7 kgm/s 	D. Một giá trị khác 
Câu 13: Một súng có khối lượng M = 400kg được đặt trên mặt đất nằm ngang .Bắn một viên đạn khối lượng m = 400g theo phương nằm ngang .Vận tốc của đạn là v =50m/s .Vận tốc giật lùi của súng là 
A. -5mm/s 	B. -5cm/s 	C.- 5m/s 	D.-50cm/s
Câu 14: Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là: 
A. v1 = 0; v2 = 10m/s	B. v1 = v2 = 5m/s	C. v1 = v2 = 10m/s	D. v1 = v2 = 20m/s
Câu 15: Khối lượng súng là 4kg và của đạn là 50g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800m/s. Vận tốc giật lùi của súng là: 
A. 6m/s 	B. 7m/s 	C. 10m/s 	D. 12m/s
Câu 16: Viên bi A có khối lượng m1= 60g chuyển động với vận tốc v1 = 5m/s va chạm vào viên bi B có khối lượng m2 = 40g chuyển động ngược chiều với vận tốc . Sau va chạm, hai viên bi đứng yên. Vận tốc viên bi B là: 
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 17: Một tên lửa vũ trụ khi bắt đầu rời bệ phóng trong giây đầu tiên đã phụt ra một lượng khí đốt 1300 kg với vận tốc 2500m/s. Lực đẩy tên lửa tại thời điểm đó là: 
A. 3,5. 106 N. 	B. 3,25. 106 N 	C. 3,15. 106 N 	D. 32,5. 106 N
Câu 18: Thả rơi một vật có khối lượng 1kg trong khoảng thời gian 0,2s. Độ biến thiên động lượng của vật là: (g = 10m/s2 ). 
A. 2 kg. m/s 	B. 1 kg. m/s 	C. 20 kg. m/s 	D. 10 kg. m/s
Câu 19: Một tên lửa có khối lượng M = 5 tấn đang chuyển động với vận tốc v = 100m/s thì phụt ra phía sau một lượng khí mo = 1tấn. Vận tốc khí đối với tên lửa lúc chưa phụt là v1 = 400m/s. Sau khi phụt khí vận tốc của tên lửa có giá trị là: 
A. 200 m/s. 	B. 180 m/s. 	C. 225 m/s. 	D. 250 m/s
Câu 20: Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300g và m2 = 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược chiều nhau với các vận tốc tương ứng v1 = 2m/s và v2 = 0,8m/s. Sau khi va chạm hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Bỏ qua sức cản. Độ lớn vận tốc sau va chạm là
A. -0,63 m/s. 	B. 1,24 m/s. 	C. -0,43 m/s. 	D. 1,4 m/s. 
Câu 21: Hai viên bi có khối lượng m1 = 50g và m2 = 80g đang chuyển động ngược chiều nhau và va chạm nhau. Muốn sau va chạm m2 đứng yên còn m1 chuyển động theo chiều ngược lại với vận tốc như cũ thì vận tốc của m2 trước va chạm bằng bao nhiêu? Cho biết v1 = 2m/s. 
A. 1 m/s 	B. 2,5 m/s. 	C. 3 m/s. 	D. 2 m/s. 
Câu 22: Một quả bóng có khối lượng m = 300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc của bóng trước va chạm là +5m/s. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là: 
A. 1,5kg. m/s; 	B. -3kg. m/s;	C. -1,5kg. m/s; 	D. 3kg. m/s;
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn. 
B. Vật rơi tự do không phải là hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực. 
C. Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác(Mặt Trời, các hành tinh. . . ). 
D. Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi
 Câu 24: Một vật khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Bỏ qua ma sát, vận tốc của hệ sau va chạm là: 
 A. v/3 	B. v 	C. 3v 	D. v/2 
Câu 25: Chọn phát biểu sai : 
A. Hiệu suất cho biết tỉ lệ giữa công có ích và công toàn phần do máy sinh ra khi hoạt động 
B. Hiệu suất được tính bằng hiệu số giữa công có ích và công toàn phần 
C. Hiệu suất được tính bằng thương số giữa công có ích và công toàn phần
D. Hiệu suất có giá trị luôn nhỏ hơn 1 
Câu 26: Chọn câu sai : Công của lực 
A. Là đại lượng vô hướng 	B. Có giá trị đại số 
C. Được tính bằng biểu thức F.S.cos 	D.Luôn luôn dương 
Câu 27: Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang là
A. Lực ma sát 	B. Lực phát động 	C. Lực kéo 	D.Trọng lực 
Câu 28: Công của lực tác dụng lên vật bằng không khi góc hợp giữa lực tác dụng và chiều chuyển động là
A. 00 	B. 600 	C. 1800 	D. 900
Câu 29: Khi một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc. Công do lực ma sát thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là :
A. Ams = μ.m.g.sin 	B. Ams = - μm.g.cos 	C. Ams=μ.m.g.sin.S 	D. Ams = - μ.m.g.cos.S
Câu 30: Chọn câu trả lời đúng : Khi một vật trượt đi lên trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc .Công do trọng lực thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là :
A. Ap = m.g.sin.S 	B. Ap = m.g.cos.S 	C. Ap = - m.g.sin.S	D. Ap = - m.g.cos.S
Câu 31: Chọn câu sai: Khi vật chuyển động trượt xuống trên mặt phẳng nghiêng 
A. Lực ma sát sinh công cản 
B. Thành phần tiếp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực sinh công phát động 
C. Phản lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật sinh công cản 
D. Thành phần pháp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực không sinh công 
Câu 32: Một cần cẩu thực hiện một công 120kJ nâng thùng hàng khối lượng 600kg lên cao 10m .Hiệu suất của cần cẩu là :
A. 5% 	B. 50% 	C. 75% 	D. Một giá trị khác 
Câu 33: Một người dùng tay đẩy một cuốn sách có trọng lượng 5N trượt một khoảng dài 0,5m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có phương là phương chuyển động của cuốn sách. Người đó đã thực hiện một công là: 
A. 2,5J 	B. – 2,5J 	C. 0 	D. 5J
Câu 34: Một vật khối lượng 2kg bị hất đi với vận tốc ban đầu có độ lớn bằng 4m/s để trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi trượt được 0,8m thì vật dừng lại. Công của lực ma sát đã thực hiện bằng: 
A. 16J 	B. – 16J 	C. -8J 	D. 8J 
Câu 35: Cần một công suất bằng bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50N lên độ cao 10m trong thời gian 2s: 
A. 2,5W 	B. 25W 	C. 250W 	D. 2,5kW
Câu 36: Một chiếc xe có khối lượng 1,1 tấn bắt đầu chạy với vận tốc bằng không với gia tốc là 4,6m/s2 trong thời gian 5s. Công suất trung bình của xe bằng: 
A. 5,82. 104W 	B. 4,82. 104W 	C. 2,53. 104W 	D. 4,53. 104W 
Câu 37: Một máy kéo có công suất 5kW kéo một khối gỗ có trọng lượng 800N chuyển động đều được 10m trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa khối gỗ và mặt phẳng nằm ngang là 0,5. Tính thời gian máy kéo thực hiện: 
A. 0,2s 	B. 0,4s 	C. 0,6s 	D. 0,8s
Câu 38: Một chiếc xe khối lượng 400kg. Động cơ của xe có công suất 25kW. Xe cần bao nhiêu thời gian để chạy quãng đường dài 2km kể từ lúc đứng yên trên đường ngang nếu bỏ qua ma sát, coi xe chuyển động thẳng nhanh dần đều: 
A. 50s 	B. 100s 	C. 108s 	D. 216s
Câu 39: Một người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 50N cách mặt đất 1,2m trong suốt thời gian 2 phút. Công suất mà người đó đã thực hiện được là: 
A. 50W 	B. 60W 	C. 30W 	D. 0,5W
Câu 40: Một cầu thang cuốn trong siêu thị mang 20 người, trọng lượng của mỗi người bằng 500N từ tầng dưới lên tầng trên cách nhau 6m (theo phương thẳng đứng) trong thời gian 1 phút. Tính công suất của cầu thang cuốn này: 
A. 4kW 	B. 5kW 	C. 1kW 	D. 10kW
Câu 41: Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5kW kéo một vật có trọng lượng 12kN lên cao 30m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ này bằng: 
A. 100% 	B. 80% 	 	C. 60% 	D. 40%
Câu 42: Một trục kéo có hiệu suất 80% được hoạt động bởi một động cơ có công suất 8kW. Trục kéo có thể kéo lên đều một vật có trọng lượng 80N với vận tốc bằng: 
A. 190m/s 	B. 100m/s 	C. 80m/s 	D. 60m/s
Câu 43: Đáp án nào sau đây là đúng: 
A. Lực là đại lượng véc tơ nên công cũng là đại lượng véc tơ 
B. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dời của vật
C. công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số 
D. một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dời của vật 
Câu 44: Một tàu thủy chạy trên sông theo đường thẳng kéo một sà lan chở hàng với lực không đổi 5. 103N, thực hiện công là 15. 106J. Sà lan đã dời chỗ theo phương của lực một quãng đường: 
A. 300m 	B. 3000m 	C. 1500m 	D. 2500m
Câu 45: Một vật khối lượng m = 3kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 300 so với phương ngang bởi một lực không đổi 50N dọc theo đường dốc chính, bỏ qua mọi ma sát, công của lực kéo thực hiện độ dời 1,5m là: 
A. 7,5J 	B. 50J 	C. 75J 	D. 45J
Câu 46: Một vật khối lượng 2kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8m/s2. Sau khoảng thời gian 1,2s trọng lực đã thực hiện một công là: 
A. 138,3J 	B. 150J 	C. 180J 	D. 205,4J
Câu 47: Một vật khối lượng 2kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8m/s2. Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian 1,2s là: 
A. 230,5W 	B. 250W 	C. 180,5W 	D. 115,25W
Câu 48: Một vật khối lượng 2kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8m/s2. Công suất tức thời của trọng lực tại thời điểm 1,2s là: 
A. 250W 	B. 230,5W 	C. 160,5W 	 	D. 130,25W
Câu 49: Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể ở độ cao 10m. Nếu coi tổn hao là không đáng kể, lấy g = 10m/s2, công suất của máy bơm là: 
A. 150W 	B. 3000W 	C. 1500W 	D. 2000W
Câu 50: Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể ở độ cao 10m. Trong thực tế hiệu suất của máy bơm là 0,7; lấy g = 10m/s2. Sau nửa giờ máy bơm đã thực hiện một công là: 	
A. 1500kJ 	B. 3857kJ 	C. 4500kJ 	D. 6785kJ
Câu 51: Công suất được xác định bằng: 
A. tích của công và thời gian thực hiện công	B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian 
C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài 	D. giá trị công thực hiện được. 
Câu 52: Một người nhấc một vật có khối lượng 6kg lên độ cao 1m rồi mang vật đi ngang được một độ dời 30m. Cho gia tốc rơi tự do là g = 10m/s2. Công tổng cộng mà người đó thực hiện được là: 
A. 1860J 	B. 1800J 	C. 180J 	D. 60J
Câu 53: Một thang máy khối lượng 1 tấn có thế chịu tải tối đa là 800kg. Khi chuyển động thang máy còn chịu lực cản không đổi là 4. 103N. Hỏi để đưa thang máy lên cao có tải trọng tối đa với vận tốc không đổi 3m/s thì công suất của động cơ phải bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8m/s2: 
A. 64920W 	B. 32460W 	C. 54000W 	D. 55560W
Câu 54: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s2. Lực nâng của cần cẩu phải bằng bao nhiêu để vật có gia tốc không đổi là 0,5m/s2: 
A. 52600N 	B. 51500N 	C. 75000N 	D. 63400N
Câu 55: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s2. Công suất của cần cẩu phải biến đổi theo thời gian như thế nào để vật có gia tốc không đổi là 0,5m/s2: 
A. P = 22500. t 	B. P = 25750. t 	C. P =28800. t 	D. P = 22820. t
Câu 56: Một ô tô chạy trên đường với vận tốc 72km/h với công suất của động cơ là 60kW. Lực phát động của động cơ là: 
A. 2500N 	B. 3000N 	C. 2800N 	D. 1550N 
Câu 57: MộT ô tô chạy trên đường với vận tốc 72km/h với công suất của động cơ là 60kW. Công của lực phát động của động cơ khi ô tô chạy được quãng đường 6km là: 
A. 18. 106J 	B. 12. 106J 	C. 15. 106J 	D. 17. 106J 
Câu 58: Một vật có trọng lượng 10N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một lực 15N theo phương ngang, lần thứ nhất trên mặt nhẵn, lần thứ hai trên mặt nhám với cùng độ dời 0,5m. Biết rằng công toàn phần trong lần thứ hai giảm còn 2/3 so với lần thứ nhất. Lấy g = 9,8m/s2. Lực ma sát tác dụng lên vật là: 
A. 5N 	B. 10N 	C. 12N 	D. 20N 
Câu 59: Một vật khối lượng m = 3kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 300 so với phương ngang bởi một lực không đổi 50N dọc theo đường dốc chính, bỏ qua mọi ma sát, công của trọng lực thực hiện độ dời 1,5m là: 
A. 25J 	B. - 25J 	C. -22,5J 	D. -15,5J
Câu 60: một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s2. Vật có gia tốc không đổi là 0,5m/s2. Công mà cần cẩu thực hiện được trong thời gian 3s là: 
A. 110050J 	B. 128400J 	C. 15080J 	D. 115875J
Câu 61: Một vật có trọng lượng 10N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một lực 15N theo phương ngang, lần thứ nhất trên mặt nhẵn, lần thứ hai trên mặt nhám với cùng độ dời 0,5m. Biết rằng công toàn phần trong lần thứ hai giảm còn 2/3 so với lần thứ nhất. Lấy g = 9,8m/s2. Hệ số ma sát giữa vật và mặt nằm ngang là: 
A. 0,5 	B. 0,2 	C. 0,4 	D. 0,3
Câu 62: Một đầu tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với vận tốc 72km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì có trướng ngại vật, tầu hãm phanh đột ngột và bị trượt trên đoạn đường dài 160m trong 2 phút trước khi dừng hẳn. Coi lực hãm không đổi, tính lực hãm và công suất trung bình của lực này trong khoảng thời gian trên: 
A. - 15.104N; 333kW 	B. - 20.104N; 500kW 	C. - 25.104N; 250W 	D. - 25.104N; 333kW 
F1
F2
F3
A
B
Câu 63: Một vật chịu tác dụng của lần lượt ba lực khác nhau F1>F2>F3 và cùng đi 
được quãng đường trên phương AB như hình vẽ. Có thể kết luận gì về quan hệ giữa các 
công của các lực này: 
A. A1>A2>A3 	B. A1<A2<A3 
C. A1=A2=A3 	D. còn phụ thuộc vào vật di chuyển đều hay không

Tài liệu đính kèm:

  • docON_TAP_CAC_DINH_LUAT_BAO_TOAN.doc