Bài kiểm tra tổng hợp Sắt - Crom

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1919Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra tổng hợp Sắt - Crom", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra tổng hợp Sắt - Crom
BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP SẮT - CROM
Câu 1: Kim loại tan trong dung dịch HCl là
A. Cu	B. Fe	C. Ag	D. Au
Câu 2: Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình electron của Fe2+ là
A. [Ar]3d44s2.	B. [Ar]4s23d4.	C. [Ar]3d54s1.	D. [Ar]3d6.
Câu 3: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Cr.	B. Fe.	C. Sn.	D. Ni.
Câu 4: Cho phản ứng: Cu + FeCl3 ® CuCl2 + FeCl2
A. Tính oxi hóa của Fe2+ mạnh hơn của Fe3+.	B. Tính oxi hóa của Fe3+ mạnh hơn của Cu2+.
C. Tính khử của Cu yếu hơn của Fe2+.	D. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Cu.
Câu 5: Cho phương trình hóa học : Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
 Nếu hệ số phân tử của H2SO4 là 6 thì hệ số của phân tử SO2 là
A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 3.
Câu 6: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt Fe,FeO và FeS.
A. dung dịch HCl loãng, nóng	B. dung dịch H2SO4 đặc, nóng
C. dung dịch NaOH đặc, nóng	D. dung dịch HNO3 loãng, nóng
Câu 7: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là:
A. 0,224	B. 0,560	C. 0,112	D. 0,448
Câu 8: Sục khí H2S cho tới dư vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Fe2(SO4)3 0,1M và CuSO4 0,2M; phản ứng xong thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 3,68 gam.	B. 4 gam.	C. 2,24 gam.	D. 1,92 gam.
Câu 9: Dãy chỉ gồm các chất tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là
A. Al2O3, Ba, BaCl2, CaCO3.	B. Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3, Fe(OH)3.
C. NaCl, Al(OH)3, Al2O3, Zn.	D. Al, ZnO, Cr2O3, Zn(OH)2.
Câu 10: Cho luồng khí Hiđro (dư) đi qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, MgO, Na2O nung nóng ở nhiêt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp bốn chất rắn. Bốn chất rắn đó là:
A. Cu, Fe, MgO, NaOH.	B. Cu, FeO, Na, MgO.	C. Cu, Fe, Na2O, Mg.	D. Cu, Fe, Na2O, MgO.
Câu 11: Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3; H2S vào dung dịch CuSO4; HI vào dung dịch FeCl3; dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl2 ; dd HCl vào dd Fe(NO3)2. Số cặp chất phản ứng được với nhau là :
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 33,8 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaF (có cùng số mol) vào một lượng nước dư, thu được dung dịch X.Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m
A. 82,8 gam	B. 57,4 gam	C. 79 gam	D. 104,5 gam
Câu 13: Điện phân dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,2 mol FeSO4 trong thùng điện phân không có màng ngăn. Sau một thời gian thu được 2,24 lít khí ở anot thì dừng lại. Tính khối lượng kim loại thu được ở catot.
A. 12g	B. 6,4g	C. 17,6g	D. 7,86 g
Câu 14: Nung nóng đến khối lượng không đổi 81 gam Fe(NO3)2 trong một bình kín không có oxi, được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn Y vào nước dư được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, sau phản ứng thấy còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 8	B. 16	C. 24	D. 32
Câu 15: Cho m gam bột Fe tác dụng với khí Cl2 sau khi phản ứng kết thúc thu được m + 12,78 gam hỗn hợp X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong nước cho đến khi X tan tối đa thì thu được dung dịch Y và 1,12 gam chất rắn. m có giá trị là
A. 5,6 gam.	B. 11,2 gam.	C. 16,8 gam.	D. 8,4 gam.
Câu 16: Cho a gam CuFeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được dung dịch X và khí NO2. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 34,95 gam kết tủa không tan trong dung dịch axit mạnh. Cho a gam CuFeS2 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (ở đktc). Giá trị của a và V lần lượt là:
A. 13,8 và 14,28.	B. 27,6 và 22,4.	C. 13,8 và 17,64.	D. 27,6 và 20,16.
Câu 17: Cho các thí nghiệm sau:
1. Cho bột Fe vào lượng dư bột S đốt nóng( không có không khí). 2. Cho bột Fe vào lượng dư khí Clo đốt nóng.
3. Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng 4. Cho dư bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng, t0.
Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng, số thí nghiệm thu được muối sắt (II) là:
A.  1.	B.  4.	C.  2.	D.  3.
Câu 18: Cho hỗn hợp gồm m gam bột Cu và 23,2 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thấy tan hoàn toàn thu được dung dịch X. Để oxi hóa hết Fe2+ trong dung dịch X cần dùng 90 ml dung dịch KMnO4 0,4M. Giá trị của m là:
A. 3,20 gam.	B. 2,56 gam.	C. 5,12 gam.	D. 6,40 gam.
Câu 19: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO nung nóng thu được khí CO2 và 9,92 gam hỗn hợp Y gồm Cu và Fe. Hấp thụ hết khí CO2 bằng nước vôi trong dư thu được 21 gam kết tủa. Cho toàn bộ hỗn hợp Y vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được bao nhiêu lít SO2 (đktc)
A. 4,704 lít	B. 9.184 lít	C. 5,152 lít	D. 8,064 lít
Câu 20: Hòa tan hết m gam Al và FexOy bằng dung dịch HNO3 thu được hổn hợp sản phẩm khí gồm 0,05 mol NO; 0,03 mol N2O và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 37,95 gam hổn hợp muối khan. Nếu hòa tan lượng muối này vào dung dịch xút dư thì thu được 6,42 gam kết tủa nâu đỏ. Giá trị của m và công thức của FexOy là:
A. 7,29 gam và FeO	B. 9,72 gam và Fe2O3	C. 7,29 gam và Fe3O4.	D. 9,72 gam và Fe3O4
Câu 21: Có các phát biểu sau:
1. Zn có thể khử được Cr3+ trong H+ thành Cr2+.
2. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch Na2Cr2O7 thì dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu cam.
3. P, S, C tự bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
4. Oxi hóa Cr3+ bằng Br2 trong môi trường kiềm sẽ thu được Cr2O72-.
5. Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2CrO4 cho kết tủa màu vàng .
Số phát biểu đúng là A. 4.	 B. 3.	 C. 5.	 D. 2.
Câu 22: Cho 10,8 gam hỗn hợp Fe và FexOy tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Biết X hòa tan tối đa 19,2 gam Cu (NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5), số mol dung dịch HNO3 có trong dung dịch ban đầu là
A. 1,2	B. 1,1	C. 0,65	D. 0,8
Câu 23: Cho hỗn hợp A gồm FeS2 và Cu2S phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch B ( chỉ chứa các muối sunfat) và 44,8 lít NO2 (đkc). Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ vào dung dịch B thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 87,75	 B. 73,4	 C. 73,85	 D. 78,75
Câu 24: Cho 16 gam hỗn hợp gồm Fe, Cr tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 (loãng nóng), thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A. Cho 350 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch A, để trong không khí cho đến khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 69,90	B. 80,60	C. 90,9	D. 96,45
Câu 25: Nung nóng hỗn hợp X gồm Al và Cr2O3 đến khi phản ứng hoàn toàn trong điều kiện không có không khí thì thu được chất rắn Y. Y tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH loãng thu được 0,15 mol H2. Y tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được a mol H2. Giá trị a là A. 0,45.	 B. 0,35.	 C. 0,25.	 D. 0,30.
Câu 26: Cho các phát biểu về crom: 
(1) Crom là kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm VIB, chu kì 4, có số hiệu nguyên tử là 24.
(2) Crom dường như không bị oxi hóa ở nhiệt độ thường do crom có lớp màng oxit bảo vệ.
(3) Trong công nghiệp người ta sản xuất crom chủ yếu từ quặng cromit.
(4) Hợp chất CrO thuộc tính bazơ, là chất rắn màu vàng, có tính khử mạnh.
(5) Hợp chất Cr2O3 lưỡng tính, tan dễ dàng trong dung dịch axit hay kiềm ở mọi nhiệt độ.
(6) Khi nhỏ vài giọt dung dịch axit vào muối cromat màu da cam ta được một dung dịch mới màu vàng.
Số các phát biểu đúng là :
A. 4	B. 5	C. 2	D. 3
Câu 27: Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl (vừa đủ) thu được dung dịch X. Hãy cho biết trong các hóa chất sau: Cu, Mg, Ag, AgNO3, Na2CO3, NaNO3, NaOH, NH3, KI, H2S có bao nhiêu hóa chất tác dụng được với dung dịch X.
A. 7	B. 9	C. 8	D. 6
Câu 28: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí, hiệu suất 100%) với 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt, thu được hỗn hợp rắn Y.Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z, chất không tan T và 0,03 mol khí. Sục CO2 đến dư vào dung dịch Z, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam một chất rắn. Công thức của oxit sắt và khối lượng của nó trong hỗn hợp X trên là
A. Fe3O4 và 2,76 gam.	B. Fe3O4 và 6,96 gam.	C. FeO và 7,20 gam.	D. Fe2O3 và 8,00 gam.
Câu 29: Hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Fe, Ba. Chia X thành 3 phần bằng nhau:
- Phần 1 : tác dụng với nước dư thu được 0,896 lít H2.
- Phần 2 : tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 1,568 lít H2.
- Phần 3 : tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít H2 
(Biết : các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đều đo ở đktc)
Khối lượng Fe trong hỗn hợp X là
A. 6,72 gam.	B. 5,04 gam.	C. 3,36 gam.	D. 4,2 gam.
Câu 30: Đốt 6,16 gam Fe trong 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2, thu được 12,09 gam hỗn hợp Y chỉ gồm oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng dung dịch HCl (vừa đủ), thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào Z, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 27,65.	B. 37,31.	C. 44,87.	D. 36,26. 

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_tong_hop_Fe_Cr.doc