Tuyển tập lý thuyết Hóa học

doc 16 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1195Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập lý thuyết Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập lý thuyết Hóa học
TUYỂN TẬP LÝ THUYẾT LẦN 2
Khi tăng nhiệt độ lên thêm 50oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 1024 lần. Hệ số nhiệt độ
của tốc độ phản ứng là
A. 5 	B. 3 	C. 4	D. 6
Cho Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau : NaHCO3, KHSO4, HNO3, MgSO4, (NH4)2CO3, CaCl2, NaOH. Trường hợp có phản ứng xảy ra là:
A. 4 	B. 6 	C.5 	D.3 
A,B,C, là ba hợp chất cùng công thức phân tử là C7H6Cl2. Khi đun nóng với NaOH loãng, theo tỉ lệ mol 1: 2; B phản ứng theo tỉ lệ mol 1:1; C không phản ứng. Số đồng phân của A, B, C lần lượt là
A. 1, 3, 5 	B. 1, 2, 3 	C. 1, 3, 6 	D. 1, 3, 4. 
Cho các hạt vi mô: Al3+, Mg2+, Na+, O2-, F-. Dãy được xếp đúng thứ tự tăng dần bán kính hạt nhân là
A. Al3+< Mg2+<Na+<O2-<F-	B. Al3+<Mg2+<Na+<F-<O2-.	
C. Na+< Mg2+<Al3+< F-<O2-	D. O2-<F-< Na+< Mg2+<Al3+
Cho các hợp chất sau : SO2 , CO2 , NH4Cl , PCl5 , SO3, H2SO4 theo quy tắc bát tử số trường hợp có liên kết cho nhận là:
A. 5 	B. 3 	C.4	D.2
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và tác dụng với Br2 trong CCl4 theo tỷ lệ 1 :1. Công thức cấu tạo của X là 
A. HOOC-CH=CH-COOH. 	B. HO-CH2-CH2-CH2-CHO. 
C. HO-CH2-CH=CH-CHO.	D. HO-CH2-C≡C-CHO.
Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 21,7 gam Ala-Gly-Ala, 7,5 gam Ala và 14,6 gam Ala – Gly. Giá trị của m là 
A. 41,10	B. 43,80	C. 42,16	D. 34,80
Công thức hoá học của supephotphat kép là:
A. Ca3(PO4)2.	B. Ca(H2PO4)2.	C. CaHPO4.	D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
Cho các chất: anđehit axetic, axit axetic, glixerol , Propan -1,2 –điol, và các dung dịch glucozơ, sacarozơ, fructozơ, mantozơ. ở điều kiện thường số chất có thể tham gia phản ứng với Cu(OH)2 là:
A. 6 	B. 5 	C. 7	D. 4
Cho các polime sau: poli (vinyl clorua) ; tơ olon ; cao su Buna ; nilon – 6,6 ; thủy tinh hữu cơ; tơ lapsan, poli stiren. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là:
A. 4 	B. 5	C. 6 	D. 3
Dãy các chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím là
A. benzen, but-1-en, axit fomic, p-xilen	B. etilen, axetilen, anđehit fomic, toluen
C. axeton, etilen, anđehit axetic, cumen	D. xiclobutan, but-1-in, m-xilen, axit axetic
Thủy phân este (E) C4H6O2 trong môi trường kiềm : 
(E) + NaOH muối (M ) + chất (A)
Cho biết cả M và A đều tham gia phản ứng tráng gương. Công thức đúng của E là:
A. HCOOCH=CH-CH3.	B. HCOOCH2-CH=CH2	C. CH2=CH-COOCH3	D.CH3COOCH=CH2. 
Cho loại nước cứng chứa các ion sau. Mg2+ x mol , Ca2+ y mol , Cl- 0,2 mol , HCO3- 0,1 mol . Cách làm mềm có thể sử dụng để làm loại nước cứng trên có độ cứng nhỏ nhất là 
A. đun sôi dung dịch.	B. dùng Na3PO4	C. dùng Ca(OH)2	D. Dùng NaOH dư
Phát biểu không đúng là
A.Năng lượng ion hóa I1 của kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs.
B.Các kim loại Na, K , Ba có mạng tinh thể lập phương tâm khối. 
C.Các nguyên tố kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước giải phóng H2.
D.Phương pháp cơ bản điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối nóng chảy của chúng.
Khi tách nước 3-etyl pentanol-3 thu được:
A. 2-etyl pent-2en. 	B. 3-etyl pent-3en. 	C.neo-hex-3en. 	D. 3-etyl pent-2en.
Phát biểu không đúng là
A. Fructozơ tồn tại ở dạng β, vòng 5 cạnh ở trạng thái tinh thể.
B. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được amoni gluconat.
C. Metyl glucozit có thể chuyển được từ dạng mạch vòng sang dạng mạch hở.
D. Khử glucozơ bằng H thu được sobitol.
Cho các chất sau: (1) Anilin; (2) etylamin; (3) điphenylamin; (4) đietylamin; (5) natrihidroxit; (6) Amoniăc. Dãy thứ tự sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ của các chất là
A. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3) 	B. (6) > (4) > (3) > (5) > (1) > (2)
C. (5) > (4) > (2) > (1) > (3) > (6)	D. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6)
Sự so sánh nào sau đây đúng với chiều tăng dần tính axit ?
A. C6H5OH < p-CH3-C6H4OH< p-O2N-C6H4OH< CH3COOH
B. p-CH3-C6H4OH < C6H5OH < CH3COOH < p-O2N-C6H4OH.
C. p-CH3-C6H4OH < C6H5OH < p-O2N-C6H4OH< CH3COOH
D. C6H5OH < p-CH3-C6H4OH < CH3COOH < p-O2N-C6H4OH
Thực hiện các thí nghiệm sau đây:
(1) Sục khí C2H4 vào dung dịch KMnO4	(2) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH
(3) Chiếu sáng hỗn hợp khí metan và clo (4) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường
(5) Đun etanol với H2SO4 đặc ở 1400C 	(6) Đun nóng hỗn hợp triolein và hiđro (với xúc tác Ni)
(7) Cho phenol tác dụng với dung dịch NaOH 	(8) Cho anilin tác dụng với dung dịch brom
(9) Cho metyl amin tác dụng với dung dịch FeCl3 	(10) Cho glixerol tác dụng với Na
 Những thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là :
A. (1), (3), (6), (8), (10)	B. (1), (3), (8), (9), (10)
C. (1), (3), (4), (8), (10)	D. (1), (3), (5), (8), (10).
Sục khí CO2 vào các dung dịch riêng biệt chứa các chất: Na[Al(OH)4], NaOH dư, Na2CO3, NaClO, Na2SiO3 ,CaOCl2, Ca(HCO3)2, CaCl2. Số phản ứng hoá học đã xảy ra là:
A. 7	B. 6	C. 5	D. 8
Xét cân bằng trong bình kín có thể tích không đổi 	X (khí) 2Y (khí)
Ban đầu cho 1 mol khí X vào bình, khi đạt cân bằng thì thấy
- Ở 350C trong bình có 0,730 mol X
- Ở 450C trong bình có 0,623 mol X
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Thêm Y vào hỗn hợp cân bằng thì làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
B. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
C. Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt.
D. Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt.
Cho sơ đồ sau :C2H6O X Y Z T CH4O. Với Y, Z, T đều có số nguyên tử cacbon 2. Hãy cho biết X có CTPT là :
A. C2H4O2	B. C2H4O	C. C2H4	D. A,B,C đều đúng.
Một chén sứ có khối lượng m1 gam. Cho vào chén m2 gam một hợp chất X rồi nung chén trong không khí đến khối lượng không đổi. Để nguội chén và cân lại , thấy nặng m3 gam với m3> m1 . Trong số các chất: NH4NO3 , NaNO3 , NH4Cl, Br2 , KHCO3 , Fe, Fe(OH)2 , FeS2 , số chất thoả mãn X là :
A. 3.	B. 4	C. 5	D. 6
Có các phản ứng sau: 
(1) poli(vinylclorua) +Cl2	(2) Cao su thiên nhiên + HCl
(3). Cao su BuNa – S + Br2	(4) poli(vinylaxetat) + H2O 
(5) Amilozơ + H2O
Phản ứng giữ nguyên mạch polime là
A. (1), (2), (3)	B. (1), (2), (3), (4)	C. (1), (2),(5)	D. (1),(2),(3),(4),(5)
Cho các polime sau: tơ nilon-6,6 (a); poli(ure-fomanđehit) (b); tơ nitron (c); teflon (d); poli(metyl metacrylat) (e); poli(phenol-fomanđehit) (f); capron (g). Dãy gồm các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là :
A. (b), (c), (d).	B. (c), (d), (e),(g).	C. (a), (b), (f).	D. (b), (d), (e).
Chọn phát biểu chính xác:
A. Khi điện phân dung dịch MgCl2 với điện cực trơ, có màng ngăn thì độ giảm khối lượng của dung dịch sau điện phân khác tổng khối lượng H2 và Cl2 thoát ra (bỏ qua độ tan của khí và sự bay hơi của nước).
B. Hai muối tác dụng được với nhau (trong dung dịch) thì sản phẩm luôn là 2 muối mới.
C. Kim loại có tính khử mạnh hơn luôn đẩy được kim loại có tính khử yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
D. Hai axit không thể tác dụng được với nhau
Este X tạo bới ancol no đơn hở và axit đơn hở không no chứa hai nối đôi trong gốc. Đốt cháy m gam X thu 15,232 lít khí CO2(đ.k.c) và 11,52 gam nước.Thể tích NaOH 0,1M cần xà phòng hoá hoàn toàn ¼ lượng X ở trên là:
A. 200 ml	B. 250 ml	C. 100ml	D. 50 ml
Đốt cháy hoàn toàn một amino axit có dạng NH2-[CH2]n-COOH cần x mol O2, sau phản ứng thu được y mol CO2 và z mol H2O, biết 2x = y + z. Công thức của amino axit là
A. NH2-[CH2]4-COOH	B. NH2-CH2-COOH	C. NH2-[CH2]2-COOH	D. NH2-[CH2]3-COOH
D. 35,8
Cho cân bằng sau: Cr2O72- + H2O 2CrO42-+ 2H+
Thêm axit HCl đặc, dư vào dung dịch K2CrO4 thì dung dịch chuyển thành.
A. màu da cam	B. màu vàng	C. màu xanh	D. không màu.
Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm lượng nhỏ khí Cl2. Phương pháp tốt nhất để lọai bỏ khí độc hại này là:
A. Để hở lọ đựng dung dịch NH3 đặc	B. Phun dung dịch KBr
C. Phun dung dịch NaOH	D. Phun dung dịch Ca(OH)2.
Cho các phản ứng sau :
(1) F2 + H2O®	(6) Điện phân dung dịch CuCl 2 ®
(2) Ag + O3 ®	(7) Nhiệt phân KClO3®
(3) KI + H2O+ O3 ®	(8) Điện phân dung dịch AgNO3®
(4) Nhiệt phân Cu(NO3) 2®	(9) Nhiệt phân H2O2®
(5) Điện phân dung dịch H2SO4 ®
Số phản ứng mà sản phẩm tạo ra có O2 là
A. 5.	B. 7	C. 6.	D. 8
Đốt cháy hoàn toàn các chất sau : FeS2, Cu2S, Ag2S, HgS, ZnS, MgCl2 trong oxi (dư). Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số phản ứng tạo ra oxit kim loại là
A. 3	B. 2.	C. 4.	D. 5.
Có bao nhiêu nhận xét sau đây là chung cho cả glucozơ và fructozơ
(1) Có phản ứng thuỷ phân
(2) Dung dịch mỗi chất hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
(3) Có nhóm –OH và nhóm –CHO trong phân tử
(4) Có phản ứng tráng gương
(5) Hiđro hóa (t0, xt Ni) không thu được sobitol
(6) Có nhiều trong mật ong
(7) Tác dụng với metanol khi có mặt axit HCl làm xúc tác
A. 7	B. 6	C. 5	D. 4
Có các thí nghiệm:
(1) Nhỏ dd NaOH dư vào dd hỗn hợp {KHCO3 và CaCl2}.	(2) Đun nóng nước cứng toàn phần.
(3) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu.	(4) Nhỏ dd Ba(OH)2 dư vào dd KAl(SO4)2.12H2O.
(5) Cho dd Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu.	(6) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch CrCl2.
(7) Cho CO2 dư vào dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 và NaOH.	(8) Cho AlCl3 đến dư vào dung dịch K[Al(OH)4]
Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 6	B. 5	C. 4	D. 7.
Cho các chất: NH4Cl (1), Na2CO3 (2), NaF (3), H2CO3 (4), KNO3 (5), HClO (6), KClO (7). Trong các chất trên, số chất mà phân tử vừa có liên kết ion vừa có liên kết cộng hóa trị là :
A. (2), (5), (7).	B. (1), (2), (6).	C. (2), (3), (5), (7).	D. (1), (2), (5), (7).
Tìm nhận xét sai trong các nhận xét sau đây:
A. Có các nguyên tố hóa học: 9X; 13M; 15Y; 17R. Thứ tự các nguyên tố có độ âm điện tăng dần là :
M < Y < X.< R.
B. Có các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: K, Mg, Si, N.
C. Có ba loại hợp chất cao phân tử là PVC, thuỷ tinh hữu cơ, nilon-6,6. Loại polime kém bền về mặt hoá học (dễ bị axit và kiềm tác dụng) là nilon-6,6
D. Có thể điều chế được nước clo nhưng không thể điều chế được nước flo
Để nhận biết ba axit đặc, nguội HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, có thể dùng hóa chất
A. Al.	B. CuO.	C. Fe	D. NaOH.
Cho cân bằng hóa học sau: N2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2NH3 (k) ; ∆H < 0.
Cho các biện pháp: (1) Giảm nhiệt độ; (2) Tăng áp suất chung của hệ phản ứng; (3) Dùng thêm chất xúc tác Fe; (4) Giảm nồng độ của NH3. Những biện pháp nào làm cho cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (2), (4).	B. (1), (2), (4).	C. (1), (2).	D. (1), (2), (3).
Cho sơ đồ biến hóa: CH4 → X→Y→ CH3COOH.
 Để thỏa mãn với sơ đồ biến hóa trên thì Y là
A. C2H4 hoặc C2H5OH.	B. CH3CHO hoặc CH3CH2Cl.	
C. CH3CHO.	D. C2H5OH.
Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(a) Đun nóng hỗn hợp bột Fe và I2.
(b) Cho Fe vào dung dịch HCl.
(c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
(d) Đốt dây sắt trong hơi brom.
(e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
 Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là
A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H11Cl và phù hợp với sơ đồ biến hóa:
X→Y (ancol bậc I)→Z→T (ancol bậc II)→E→ F (ancol bậc III). Y, Z, T, E, F là các sản phẩm hữu cơ chính được tạo ra. Tên gọi của X là
A. 1- Clo-3- metylbutan.	B. 4- Clo - 2- metylbutan.	
C. 1- Clo-2- metylbutan.	D. 2- Clo-3- metylbutan.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi đun nóng propyl clorua với KOH/C2H5OH thì sản phẩm hữu cơ chính thu được là ancol propylic.
B. Axit benzoic tham gia phản ứng thế brom dễ hơn so với phenol.
C. Axeton có thể điều chế được bằng cách nhiệt phân canxi axetat.
D. Phenyl axetat là sản phẩm của phản ứng giữa là axit axetic và phenol.
Cho các phát biểu sau:
(a) Khi đốt cháy hoàn toàn a mol một hiđrocacbon X bất kì thu được b mol CO2 và c mol H2O, nếu b - c = a thì X là ankin.
(b) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có hiđro.
(c) Trong thành phần của gốc tự do phải có ít nhất hai nguyên tử.
(d) Muối ăn dễ tan trong benzen.
(e) Ở trạng thái rắn, phenol không tồn tại liên kết hiđro liên phân tử.
(g) Trong phân tử canxi axetat chỉ có liên kết cộng hóa trị.
(h) Ở điều kiện thường, các este đều ở trạng thái lỏng.
(i) Trong phân tử hợp chất hữu cơ chứa (C, H, O) thì số nguyên tử H phải là số chẵn.
 Số phát biểu sai là
A. 7.	B. 8.	C. 5.	D. 6.
Khi so sánh 2 oxit Al2O3 và Cr2O3, phát biểu không đúng là:
A. Hai oxit đều có hiđroxit tương ứng là chất lưỡng tính.
B. Hai oxit đều không thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
C. Hai oxit đều tan được trong dung dịch NaOH loãng, nguội.
D. Oxi trong 2 oxit đều có điện hóa trị bằng 2.
Phát biểu không đúng là:
A. Vật liệu compozit, vật liệu nano, vật liệu quang điện tử là những vật liệu mới có nhiều tính năng đặc biệt.
B. Các khí SO2, NO2 gây mưa axit, khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính còn hợp chất CFC gây thủng tầng ozon.
C. Các chất: Penixilin, amphetamin, erythromixin thuộc loại thuốc kháng sinh, còn: Seduxen, moocphin, ampixilin thuộc loại chất gây nghiện.
D. Việc sử dụng các chất: Fomon, ure, hàn the, phân đạm trong bảo quản và chế biến thực phẩm là vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cho các chất: isobutan, isobutilen, isopren, vinyl axetilen, đivinyl, metylxiclopropan, toluen, naphtalen, xiclohexan, xiclohexen. Trong số các chất trên, số chất phản ứng được với nước brom là
A. 7.	B. 6.	C. 4.	D. 5.
Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch Na2Cr2O7 là
A. dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.	B. dung dịch chuyển từ màu vàng thành không màu.
C. dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.	D. dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V lít khí CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít khí CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa a và b là
A. a = 0,8b.	B. a = 0,5b.	C. a = 0,35b.	D. a = 0,75b.
Cho phản ứng: ure + NaBrO ® N2 + CO2 + NaBr + H2O.
 Sau khi cân bằng phương trình hoá học, tổng hệ số nguyên tối giản của các chất phản ứng là
A. 4.	B. 2.	C. 11.	D. 7.
Khi điện phân dung dịch CuSO4 (cực dương làm bằng đồng, cực âm làm bằng than chì) thì
A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình khử Cu.
B. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa H2O.
C. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa Cu.
D. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình khử H2O.
Các hợp chất hữu cơ mạch hở, bền X và Y có công thức phân tử tương ứng là C2H4O2 và C3H6O. X tác dụng được với Na, làm mất màu nước brom và có phản ứng tráng bạc. Y làm mất màu nước brom nhưng không có phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y lần lượt là
A. HO-CH2-CHO và CH2=CH-CH2-OH.	B. CH3COOH và CH2=CH-CH2-OH.
C. HCOOCH3 và CH3-CO-CH3.	D. HO-CH2-CHO và CH3-CH2-CHO.
Cho hình vẽ sau mô tả quá trình điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm:
1
2
3
4
	Tên dụng cụ và hóa chất theo thứ tự 1, 2, 3, 4 trên hình vẽ đã cho là:
	A. 1:KClO3 ; 2:ống dẫn khi; 3: đèn cồn; 4: khí Oxi
	B. 1:KClO3 ; 2:đèn cồn; 3:ống dẫn khí; 4: khí Oxi
	C. 1:khí Oxi; 2: đèn cồn; 3:ống dẫn khí; 4:KClO3
	D. 1.KClO3; 2: ống nghiệm; 3:đèn cồn; 4:khí Oxi
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tính axit của HF yếu hơn tính axit của HI.
B. Nhiệt độ sôi của hiđro florua cao hơn nhiệt độ sôi của hiđro clorua.
C. Tính khử của HCl mạnh hơn tính khử của HBr.
D. Bán kính của ion F- nhỏ hơn bán kính của ion Cl-.
Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện là:
A. Ca, Sr, Cu.	B. Mg, Cr, Feα.	C. Ca, Sr, Ba.	D. Be, Cr, Cu.
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt saccarozơ và mantozơ.
(b) Có thể phân biệt saccarozơ và mantozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(c) Trong dung dịch, saccarozơ và mantozơ đều hòa tan Cu(OH)2(ở to thường) cho dung dịch màu xanh lam.
(d) Trong dung dịch, saccarozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(e) Trong môi trường bazơ, saccarozơ và mantozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(g) Trong phân tử saccarozơ có nhóm -OH hemiaxetal.
 Số phát biểu đúng là
A. 5.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
(b) Cho dung dịch Al2(SO4)3 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc dung dịch Na[Al(OH)4].
(c) Sục khí CH3NH2 tới dư vào dung dịch FeCl3.
(d) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4.
(e) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.
(g) Sục khí H2S vào dung dịch SO2.
(h) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AgNO3.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 6	B. 3	C. 5	D. 4
Cho dãy các chất: Cr(OH)3, CrO3, ZnO, Ca(HCO3)2, Al(OH)3, CrO, CO2, NO2, P2O5, N2O5, PCl5, Al4C3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, nguội là
A. 10.	B. 11.	C. 9.	D. 12.
Trong các thí nghiệm sau:
(a) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI.
(b) Nhiệt phân amoni nitrit.
(c) Cho NaClO tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(d) Cho khí H2S tác dụng với dung dịch FeCl3.
(e) Cho khí NH3 tác dụng với khí Cl2.
(g) Cho dung dịch H2O2 tác dụng với dung dịch chứa KMnO4 và H2SO4 (loãng).
(h) Sục khí O2 vào dung dịch HBr.
(i) Cho NaI tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng.
(k) Cho SiO2 tác dụng với Na2CO3 nóng chảy.
 Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 5	B. 8	C. 7	D. 6
Cho dãy các chất: benzyl axetat, vinyl axetat,metyl fomat, anlyl clorua, phenyl fomat, isopropyl clorua, triolein. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 4.	B. 6.	C. 5.	D. 3.
Hợp chất T được tạo bởi 4 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim R và X (số hiệu nguyên tử của R nhỏ hơn số hiệu nguyên tử của X). Tổng số hạt mang điện trong một phân tử T là 20. Phát biểu sai là:
A. Hợp chất T có thể tạo được liên kết hiđro với nước.
B. Trong các hợp chất với các nguyên tố khác, R có thể có số oxi hóa bằng -1.
C. Ở trạng thái kích thích, nguyên tử nguyên tố X có 5 electron độc thân.
D. Trong phân tử T, nguyên tố X ở trạng thái lai hóa sp3.
Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng) thu được dung dịch Y, phần kim loại không tan Z và khí T. Cho Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa
A. Fe(OH)2 và Fe(OH)3.	B. Fe(OH)2 và Zn(OH)2.
C. Fe(OH)2.	D. Fe(OH)2, Zn(OH)2 và Fe(OH)3.
Cho isopren phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) tối đa thu được là
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 2.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.
(b) Cho Cl2 tác dụng với toluen trong điều kiện chiếu sáng (không có xúc tác).
(c) Sục khí HI vào dung dịch FeCl3.
(d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl.
(e) Sục khí axetilen vào dung dịch brom trong dung môi CCl4.
 Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Cho các phản ứng sau:
(a) CuO + HCl (đặc) → 	(b) K2Cr2O7 + HCl (đặc) → 
(c) Cu + NaNO3 + HCl → 	(d) Zn + H2SO4 (loãng) →
(e) Mg + HNO3(loãng) → 	(g) CaCO3 + HNO3 (đặc) →
(h) FeCO3 + H2SO4 (loãng) → 	(i) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 (loãng) →
 Số phản ứng mà ion H+ của axit đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 1.	B. 3.	C. 2.	D.4.
Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch natri isopropylat trong nước có thể làm quì tím hóa xanh.
(b) Dung dịch axit axetic có thể hòa tan được CuO tạo thành dung dịch có màu xanh.
(c) Oxi hóa ancol bậc một bằng CuO (to) thu được xeton.
(d) Naphtalen tham gia phản ứng thế brom khó hơn so với benzen.
(e) Phản ứng tách H2O từ ancol etylic dùng để điều chế etilen trong công nghiệp.
(g) Benzen có thể tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng clo.
 Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là :
A. C3H8, CH3COOH, C3H7OH, HCOOCH3	B. C3H8, HCOOCH3, C3H7OH, CH3COOH
C. C3H7OH, C3H8, CH3COOH, HCOOCH3	D. C3H8, C3H7OH, HCOOCH3, CH3COOH
Nguyên tố phi kim X có hợp chất khí với H là XH3. Trong oxit cao nhất của X có chứa % khối lượng X bằng 43,662%. Nguyên tố X là:
A. N	B. P	C. As	D. S
Cho các phản ứng sau:
(1) CaOCl2 + 2HCl đặc CaCl2 + Cl2 + H2O;	(2) NH4Cl NH3 + HCl;
(3) NH4NO3 N2O + 2H2O;	(4) FeS + 2HCl FeCl2 + H2S;
(5) Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2;	(6) C + CO2 2CO
Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là
A. 4	B. 5	C. 6	D. 3
Cho dãy các chất sau đây: Cl2, KH2PO4, C3H8O3, CH3COONa, HCOOH, NH3, Mg(OH)2, C6H6, NH4Cl. Số chất điện li trong dãy là
A. 4	B. 6	C. 3	D. 5
Cho hợp chất X tác dụng với NaOH tạo ra khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác, chất X tác dụng với axit HCl tạo ra khí Z vừa làm vẩn đục nước vôi trong, vừa làm mất màu dung dịch Brom. Chất X không tác dụng với dung dịch BaCl2. Vậy chất X có thể là:
A. NH4HSO3	B. (NH4)2SO3	C. (NH4)2CO3	D. NH4HCO3
Số đồng phân este có công thức phân tử C6H12O2 khi thủy phân tạo ra ancol không bị oxi hóa bởi CuO là
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X mạch hở tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b=a+c). Trong phản ứng tráng bạc, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit nào sau đây:
A. no, hai chức.	B. no, đơn chức.
C. không no, có hai nối đôi, đơn chức.	D. không no, có một nối đôi, đơn chức.
Cho phản ứng: Al + HNO3 Al(NO3)3 + N2O + H2O
Hệ số (nguyên, tối giản) của HNO3 trong PTHH của phản ứng trên là
A. 8	B. 12	C. 24	D. 30
Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn để điều chế nước gia-ven.
B. Phân bón phức hợp là sản phẩm trộn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ khác nhau.
C. Axit HCl vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. Không thể dập tắt các đám cháy Mg bằng cát khô.
Cho dãy các chất: Al2O3, NaHCO3, K2CO3, CrO3, Zn(OH)2, Sn(OH)2, AlCl3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là 
A. 7. 	B. 5. 	C. 4.	D. 6. 
Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P2O5. Vậy % khối lượng Ca(H2PO4)2 trong phân bón đó là 
A. 78,56%.	B. 56,94%.	C. 65,92%.	D. 75,83%.
Số đồng phân α-aminoaxit có công thức phân tử C4H9O2N là
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy có thể tham gia phản ứng tráng bạc là
A.3. 	B. 6. 	C. 4. 	D. 5.
Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Glucozơ và Fructozơ là đồng phân của nhau.
B. Trong phân tử Amilozơ tồn tại cả liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit 
C. Thủy phân Saccarozơ thu được 2 monosaccarit khác nhau.
D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ cùng thu được một monosaccarit.
Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là
A. CH3-COO-C6H5	B. C6H5-COO-CH3
C. C6H5-CH2-COO-CH3	D. CH3-COO-CH2-C6H5
Chất M có công thức phân tử C4H6O2. Cho m gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 2 gam NaOH, tạo ra 4,1 gam muối. Kết luận nào sau đây là đúng cho chất M
A. M có khả năng làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
B. M có phản ứng tráng bạc và có làm mất màu nước brom
C. M có phản ứng tráng bạc nhưng không làm mất màu nước brom 
D. M không tham gia phản ứng tráng bạc nhưng có làm mất màu nước brom
Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là
A. 4	B. 5	C. 3	D. 6
Cho HCl đặc, dư tác dụng với cùng số mol mỗi chất: MnO2, KMnO4, KClO3, KClO. Chất nào cho lượng clo lớn nhất?
A. KMnO4	B. MnO2	C. KClO3	D. KClO
Cho các chất sau: axetilen, etilen, benzen, buta-1,3-đien, stiren, toluen, anlyl benzen, naphtalen. Số chất tác dụng được với dung dịch nước brom là
A. 6	B. 3	C. 5	D. 4
Cho sơ đồ phản ứng:
X Y Z T Q metyl acrylat.
 Y, Z, T, Q là các sản phẩm chính của các phản ứng. tên gọi của X và Z là
A. propen và ancol anlylic	B. propen và andehit acrylic	
C. propin và propan-1-ol	D. xiclopropan và ancol anlylic
Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là
A. CO2.	B. SO2.	C. N2O.	D. NO2.
Đun nóng 2,3-đimetylpentan-2-ol với H2SO4 đặc, 1700C, thu được sản phẩm chính là
A. (CH3)2C=C(CH3)-CH2-CH3.	B. CH3-CH=C(CH3)-CH(CH3)2. .
C. CH3-CH2-CH(CH3)-C(CH3)=CH2.	D. CH2=CH-CH(CH3)-CH(CH3)2. 
(X) là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C5H11O2N. Đun X với dd NaOH thu được một hợp chất có công thức phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ (Y), cho hơi (Y) qua CuO/to thu được chất hữu cơ (Z) không có khả năng phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của (X) là:
A. CH3(CH2)4NO2	B. NH2 - CH2 - COO - CH(CH3)2
C. NH2 - CH2COO - CH2 - CH2 - CH3	D. H2N - CH2 - CH2 - COOC2H5
Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit, được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp các monome tương ứng.
B. Ancol o-hiđroxibenzylic là sản phẩm trung gian trong quá trình điều chế nhựa novolac từ phenol và fomanđehit.
C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ nitron cùng thuộc loại tơ nhân tạo.
D. Cao su buna-S thu được khi cho cao su buna tác dụng với lưu huỳnh.
Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2(k) 2NH3 (k), (DH < 0). Để tăng hiệu suất tổng hợp NH3 ta cần phải:
A. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ.	B. Giảm áp suất, giảm nhiệt độ.	
C. Tăng áp suất, tăng nhiệt độ.	D. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ.
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm dần.
(2) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần.
(3) Liên kết hóa học giữa một kim loại nhóm IA và một phi kim nhóm VIIA luôn là liên kết ion.
(4) Nguyên tử N trong NH3 và trong NH4+ có cùng cộng hóa trị là 3.
(5) Số oxi hóa của Cr trong K2Cr2O7 là +6.
Số phát biểu đúng là
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Cho các polime: (1) polietilen; (2) poli(metyl metacrilat); (3) polibutađien; (4) polisitiren; (5) poli (vinyl axetat); (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên các polime bị thủy phân trong dung dịch axit và trong dung dịch kiềm là:
A. (1), (4), (5), (3).	B. (1), (2), (5), (4).	C. (2), (5), (6).	D. (2),(3),(6).
Cho Cu (dư) tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 được dung dịch X. Cho AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Cho Fe (dư) tác dụng với dung dịch Y được hỗn hợp kim loại Z. Số phương trình phản ứng xảy ra là
A. 6	B. 7	C. 5	D. 4
Cho các phản ứng oxi hoá- khử sau:
(1)3I2 + 3H2O ® HIO3 + 5HI	(2) 2HgO ®2Hg + O2	
(3) 4K2SO3® 3K2SO4 + K2S	(4) NH4NO3® N2O + 2H2O
(5) 2KClO3® 2KCl + 3O2	(6) 3NO2 + H2O ® 2HNO3 + NO 
(7) 4HClO4® 2Cl2 + 7O2 + 2H2O	(8) 2H2O2® 2H2O+ O2	
(9) Cl2 + Ca(OH)2® CaOCl2 + H2O 	(10) 2KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2
Trong số các phản ứng oxi hoá- khử trên, số phản ứng oxi hoá- khử nội phân tử và tự oxi hoá- tự khử lần lượt là
A. 5 và 5	B. 6 và 4	C. 8 và 2	D. 7 và 3
Cho sơ đồ chuyển hóa:
CH3CH(CH3)CH2CH2Cl A B C D.
Biết các chất A, B, C, D là các sản phẩm chính. Tên gọi của D là
A. 2-clo-3-metylbutan	B. 3-metylbut-1-en	C. 2-clo-2-metylbutan	D. 2-metylbut-2-en
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H14O4. Cho X thực hiện các thí nghiệm
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O.	(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4.
(3) nX3 + nX4 → nilon 6,6 + nH2O.	(4) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O.
Công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. CH3OOC[CH2]5COOH.	B. CH3OOC[CH2]4COOCH3.
C. CH3CH2OOC[CH2]4COOH.	D. HCOO[CH2]6OOCH.
Thực hiện các phản ứng sau đây:
(1) Nhiệt phân NH4ClO4	(2) Cr2O3 + KNO3 + KOH	
(3) NH3 + Br2	(4) MnO2 + KCl + KHSO4
(5) I2 + Na2S2O3	(6) H2C2O4 + KMnO4 + H2SO4
(7) FeCl2 + H2O2 + HCl	(8) Nung hỗn hợp Ca3(PO4)2 + SiO2 + C
Phản ứng tạo ra đơn chất là:
A. (2); (6); (7); (8)	B. (1); (4); (7); (8)	C. (1); (3); (4); (8)	D. (2); (3); (5); (8)
Trong các chất xiclopropan, xiclohexan, benzen, stiren, axit axetic, axit acrylic, andehit axetic, andehit acrylic, etyl axetat, vinyl axetat, đimetyl ete số chất có khả năng làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là
A. 6	B. 5	C. 7	D. 4
Sắp xếp các chất sau đây theo trình tự giảm dần nhiệt độ sôi:
CH3COOH (1), HCOOCH3 (2), CH3CH2COOH (3),CH3COOCH3 (4), CH3CH2CH2OH (5).
A. (3) > (1) > (4) > (5) > (2).	B. (1) > (3) > (4) > (5) > (2).
C. (3) > (1) > (5) > (4) > (2).	D. (3) > (5) > (1) > (2) > (4).
Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dd FeCl3 là:
A. Au, Cu, Al, Mg, Zn	B. Fe, Zn, Cu, Al, Mg	
C. Cu, Ag, Au, Mg, Fe	D. Fe, Mg, Cu, Ag, Al
Có sơ đồ sau :Cr . X là hợp chất nào của Crom?
A. Cr(OH)3.	 B. Na2CrO4.	C. Na2Cr2O7.	D. NaCrO2.
Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một nonapeptit có công thức là: 
Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thuỷ phân không hoàn toàn, số tripeptit có chứa phenylamin (Phe) là:
A. 6	B. 8	C. 7	D. 5
Cho sơ đồ Buta-1,3 -đienX Y Z T. 
Biết các chất trên mũi tên là sản phẩm chính ;T có thể là chất nào sau đây ?
A. OHC-CH=CHCHO	B. NH4OOC-CH=CH-COONH4
C. CH3CH[CHO]CH[CHO]CH3	D. HOOC-CO-CH=CH2
Cho các chất: p-crezol, anilin, benzen, axit acylic, axit fomic, andehit metacrylic, axetilen. Số chất tác dụng với dung dịch Br2 (dư) ở điều kiện thường theo tỷ lệ mol 1 : 1 là
A. 5.	B. 6.	C. 2	D. 3
Cho các chất sau : Ba(HSO3)2 ; Cr(OH)2; Sn(OH)2; NaHS; NaHSO4; NH4Cl; CH3COONH4; C6H5ONa; ClH3NCH2COOH. Số chất vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với HCl là
A. 5	B. 6	C. 4	D. 7
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch chứa 1 mol Ba(OH)2.
(2) Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch chứa 1 mol NaHCO3.
(3) Sục khí NH3 (dư) vào dung dịch chứa 1 mol AlCl3.
(4) Sục khí NH3 (dư) vào dung dịch chứa 1 mol CuCl2.
(5) Cho dung dịch HCl (dư) vào dung dịch chứa 1 mol Na[Al(OH)4]
(6) Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch chứa 1 mol Na2CO3.
(7) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch chứa 1 mol Na[Al(OH)4]
Phản ứng thu được lượng kết tủa nhiều nhất là 
A. (2), (6).	 B. (6).	C. (2), (7).	D. (2), (3).
Cho các chất sau : axetilen, axitfomic, saccarozơ ,glucozơ, vinylaxetilen; phenylaxetilen axit axetic, metyl axetat, mantôzơ, amoni fomat, axeton, phenyl fomat. Số chất có thế tham gia phán ứng với AgNO3/NH3:
A. 8	B. 5	C. 7	D. 6
Thực hiện các phản ứng sau:
(1) Fe + HCl	(2) KMnO4 + HCl
(3) Cl2 + HBr	(4) KMnO4 + Na2SO3 + H2SO4
(5) Cu + HNO3	(6) Nhiệt phân HNO3
H2O
H2SO4
Hình 1
H2SO4
Hình 3
H2O
H2SO4
Hình 2
 Phản ứng t

Tài liệu đính kèm:

  • docTUYEN_TAP_TRAC_NGHIEM_LI_THUYET.doc