Ôn tập chương Oxi Luu huỳnh - Môn Hóa

pdf 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập chương Oxi Luu huỳnh - Môn Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập chương Oxi Luu huỳnh - Môn Hóa
Th.S Bùi Văn Tâm            0915.926.569 
ÔN TẬP CHƯƠNG OXI LUU HUỲNH 
I. PHẦN TRẮC NGIỆM 
01. ​Chọn phát biểu ​không ​đúng  
A.​ Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trên trái đất. 
B.​ Tính  phi  kim  của  các  nguyên  tố  nhóm VIA giảm dần từ O đến Te. 
C. ​Hidrosunfua có trong một số nước suối, trong khí núi lửa, bốc ra  từ xác chết của người và động vật. 
D.​ Hợp chất với hiđro của các nguyên tố nhóm VIA đều là những chất khí. 
02.​Sơ đồ nào sau đây ​không​ chính xác ? 
A.​  H​2​S→ KHS → K​2​S. B.​ H​2​S → S → SO​2​.  
C.​ O​3​ → O​2​ → S.  D.​ Cu → CuS → H​2​S.  
03. ​Chọn phát biểu ​sai 
A. ​Lưu huỳnh là chất rắn màu vàng. 
B.​ Ozon là chất cần thiết trên thượng tầng khí quyển  vì nó hấp thụ tia cực tím. 
C.​ Lưu huỳnh tan được trong nước. 
D.​ Dung dịch axit sunfuhiđric để trong không khí sẽ có vẩn đục màu vàng. 
04.​ Trong phòng thí nghiệm, ta có thể điều chế oxi bằng cách nhiệt phân một số hợp chất có chứa oxi và 
kém bền ( nhiệt phân KMnO​4​ , KClO​3​ ) như hình dưới đây.  
05.​ Chọn phát biểu ​sai  
A.​ Ứng dụng quan trọng nhất lưu huỳnh dùng để sản xuất axit sunfuric. 
B.​ Dùng ozon để khử trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng tinh bột, chữa sâu răng, bảo quản hoa quả. 
C.​ Dùng ozon để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 
D.​ Không khí trong lành khi có chứa lượng rất nhỏ ozon (dưới 1 phần triệu theo thể tích).  
06.​ Dẫn khí hidro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat. Hiện tượng quan sát được là 
A.​ Màu xanh của dung dịch nhạt dần đồng thời xuất hiện kết tủa màu đen.  
B.​ Xuất hiện kết tủa màu đen, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt. 
C.​ Xuất hiện kết tủa màu đen.  
D.​ Không có hiện tượng. 
07. ​Có  4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn sau: HCl, Na​2​SO​4​, NaCl, Ba(OH)​2​ . Chỉ  cần dùng thêm một 
hóa chất trong các chất sau có thể nhận biết được 4 chất trên là  
A.​ BaCl​2.  ​B.​ H​2​SO​4. C. ​quỳ tím. D.​ AgNO​3​. 
08. ​Phản ứng hóa học nào sau đây là ​đúng ? 
A.​ 2H​2​S + 3O​2​ thiếu    2SO​2​ + 2H​2​O. B. ​2H​2​S + 3O​2​ dư   2SO​2​ + 2H​2​O. 
C.​ H​2​S + KOH dư → KHS + H​2​O. D.​ H​2​S + 2 NaCl → Na​2​S + 2 HCl.  
Th.S Bùi Văn Tâm            0915.926.569 
09. ​Hidro sunfua (H​2​S) đóng vai trò là chất khử trong phản ứng nào dưới đây? 
A. ​2H​2​S + 4Ag + O​2​ → 2Ag​2​S + 2H​2​O. B. ​H​2​S + Pb(NO​3​)2​ → PbS + 2HNO​3​. 
C. ​NaOH + H​2​S → NaHS + H​2​O. D. ​2H​2​S + SO​2​ → 3S + 2H​2​O. 
10.​ Trong các thí nghiệm sau: 
(1) Đốt cháy khí H​2​S trong O​2​ (thiếu). (2) Cho H​2​O​2​ vào dung dịch KNO​2​. 
(3) Dẫn khí SO​2​ vào dung dịch H​2​S. (4) Cho khí O​3​ tác dụng với Ag. 
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra đơn chất? 
A.​ 3. B.​ 2. C.​ 1. D.​ 4. 
11. Nhiệt phân 31,6 gam kali pemanganat với hiệu suất là 80%. Thể tích khí oxi thu được ở điều kiện tiêu                                           
chuẩn là 
A.​ 2,240 lít. B.​ 1,792 lít. C.​ 3,584 lít. D.​ 1,972 lít..  
12. Để oxi hoá hoàn toàn 8,1 gam kim loại hoá trị n cần 25,2 lít không khí (đktc). Biết oxi chiếm 20% thể                                               
tích không khí. Kim loại đó là 
A. ​Al. B.​ Zn. C.​ Fe. D.​ Cu. 
13: ​Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na​2​O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 26,4 gam X vào nước, thu được 1,68 lít khí 
H​2 ​(đktc) và dung dịch Y, trong đó có 25,65 gam Ba(OH)​2​. Hấp thụ hoàn toàn V  lít khí CO​2 ​(đktc) vào Y, 
thu được kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 9,5 gam muối. Giá trị của V là 
A. ​5,60. B. ​4,48. C. ​8,96. D. ​6,72. 
14: ​Hòa tan hoàn toàn m gam Fe  bằng dung dịch HNO​3​ thu được dung dịch X và 0,672 lít NO (đktc). Thêm 
dung dịch chứa 0,05 mol HCl vào dung dịch X thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và thu được dung dịch Y. Để 
phản ứng hết với các  chất trong dung dịch Y cần vừa đủ 100ml  mol NaOH 1,3M. Dung dịch Y hòa tan tối 
đa bao nhiêu gam Cu (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N​+5​) ?  
A. 1,52. B. ​2,88. C. ​1,60. D. ​2,24. 
15: ​Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam HNO​3​ 50,4%, sau khi kim loại tan 
hết thu được dung dịch X .  Cho 500ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung 
dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn 
dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi  thu được 41,05 gam chất rắn. Nồng độ % 
của muối Fe(NO​3​)3​ có trong dung dịch X ​gần nhất​ với giá trị nào dưới đây? 
A.​ 14%. B. ​28%. C. ​37%. D.​ 12%. 
16:​ Trộn 10,17 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO​3​)2​ và Al  với 4,64 gam FeCO​3​ được hỗn hợp Y. Cho Y vào 
lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,56 mol KHSO​4​ được  dung dịch Z chứa  83,41 gam muối sunfat trung hòa và 
m gam hỗn hợp khí  T trong đó có chứa 0,01 mol H​2​. Thêm NaOH vào Z đến khi toàn bộ muối sắt chuyển 
hết thành hiđroxit và ngừng khí thoát ra thì cần vừa đủ 0,57 mol NaOH,  lọc kết tủa nung trong không khí 
đến khối lượng không đổi thu được 11,5 gam chất rắn.. Giá trị m là  
A.​ 2,52. B.​ 3,42. C.​ 2,70. D.​ 3,22. 
17:​ Hai ống nghiệm  A và B chứa lần lượt dung dịch ZnSO​4​ và AlCl​3​, nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào 2 ống 
nghiệm  riêng biệt trên thu được kết 
quả biểu  diễn đồ thị bên dưới 
  n↓ 
                                                                                                       ​0,4​    ​ nNaOH   
Tổng khối lượng kết tủa ở 2 thí nghiệm khi dùng x mol NaOH  có giá trị là  ? 
A. 10,62. B. ​14,16. C. ​12,39. D. ​8,85. 
18: ​Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe​3​O​4 và Fe(NO​3​)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO​4 1M. Sau                                           
phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 59,04 gam muối trung hòa và 0,896 lít NO (đktc, sản phẩm khử                                           
Th.S Bùi Văn Tâm            0915.926.569 
duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 0,44 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn                                             
toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X ​gần giá trị nào nhất ​sau đây? 
A.​ 3,5%. B. ​2,0%. C. ​3,0%. D. ​2,5%. 
19: ​Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO​4 và Fe(NO​3​)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam                                         
hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO và Al​2​O​3 (trong đó oxi chiếm 64/205 về khối lượng) tan hết vào X, sau khi                                             
các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít hỗn hợp khí T có tổng khối                                                 
lượng 1,84 gam gồm 5 khí (đktc), trong đó về thể tích H​2​, N​2​O, NO​2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho                                             
BaCl​2​ dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. Giá trị của m ​gần giá trị nào nhất ​sau đây?   
A.​ 21. B. ​22. C. ​19. D. ​20. 
20: ​Cho 240 ml dung dịch Ba(OH)​2 1M vào 200 ml dung dịch gồm AlCl​3 a mol/lít và Al​2​(SO​4​)3 2a mol/lít;                                         
sau khi các phản ứng kết thúc thu được 51,3 gam kết tủa. Giá trị của a là  
A.​ 0,16. B. ​0,18. C. ​0,12. D. ​0,15. 
PHẦN II. TỰ LUẬN  
Câu 1:   
Viết phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) 
KClO​3​   O​2​    S   FeS   H​2​S   H​2​SO​4  
  NaHS   Na​2​S 
Xác định vai trò của H​2​S trong phản ứng (5) và phản ứng (6) 
Câu 2:​  ​Viết 1 phương trình hóa học của phản ứng chứng minh cho các trường hợp sau: 
a) Tính oxi hóa của : O​3​ > O​2​. 
b) Tính axit : axit sunfuhidric (H​2​S) < axit clohidric (HCl) 
c)  Dung dịch H​2​S để lâu trong không khí bị vẩn đục màu vàng. 
d)  S thể hiện tính khử. 
Câu 3​: ​Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất hãy nhận biết 4 lọ dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa                                             
học: Na​2​S , NaNO​3​, BaCl​2​ , Na​2​CO​3 
Câu 4​: ​Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,1 mol mỗi chất FeS, CuS và ZnS trong dd HCl dư. Dẫn toàn                                               
bộ khí bay ra vào 450 ml dd NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Z . Tính khối                                                 
lượng Z ? 
Câu 5​: ​Trộn 4,8 gam kim loại R (đứng trước H​2​) có hoá trị II với S rồi đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn 
toàn thu được chất rắn X. Hòa tan  X vào dung dịch H​2​SO​4​ loãng ( có dư) được hỗn hợp khí Y nặng 5,2 gam 
có tỉ khối so với oxi là 0,8125 . Tìm kim loại R? 
Câu 6:​ Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa được không ? 
a) khí hidro sunfua (H​2​S) và khí lưu huỳnh đioxit (SO​2​) 
b) khí O​2​ và khí Cl​2 
c) NaHSO​3​ ( rắn ) và dung dịch H​2​SO​4 ​ loãng.  
d) Al và dung dịch H​2​SO​4​ đặc nguội. 
Giải thích bằng phương trình hóa học của phản ứng. 
Câu 7: Nung nóng một hỗn hợp gồm 8,4 gam bột Fe và 6,4 gam bột lưu huỳnh. Chất rắn thu được sau phản                                                
ứng được hòa tan hoàn toàn bằng dd H​2​SO​4 loãng , dẫn toàn bộ chất khí sinh ra qua dd CuSO​4 dư . Tính                                               
khối lượng kết tủa tạo thành ? 
Câu 8:​ Sơ đồ điều chế H​2​SO​4​ từ quặng pirit sắt:  FeS​2​ →​ SO​2​ →​ SO​3​ →​ H​2​SO​4  
Từ 3 tấn quặng pirit sắt FeS​2​ (có chứa 5% tạp chất) người ta điều chế được bao nhiêu tấn dung dịch H​2​SO​4 
98% , biết hiêụ suất của cả quá trình là 80%? ( Học sinh sử dụng sơ đồ , không cần viết phương trình hóa 
học) 
Th.S Bùi Văn Tâm            0915.926.569 
Câu 9:​  Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau: (ghi rõ điều kiện, nếu có): 
S   SO​2​   H​2​SO​4​   Fe​2​(SO​4​)3​   FeCl​3 
                                                                                    H​2​S 
Câu 10:   
a) Chứng minh axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh. ( viết 2 ​phương trình hóa học ​với 2 loại chất 
khác nhau , không cần ghi số oxi hóa )  
b) Chứng minh tính oxi hóa  của : O​3​  >  O​2​  >  S . Viết 1 ​phương trình hóa học cho mỗi trường hợp. 
c) Khí lưu huỳnh đioxit (SO​2​) là một trong những khí gây ra mưa axit . Mưa axit phá hủy những                                         
công trình được xây dựng bằng đá , thép. Tính chất nào của khí SO​2 đã phá hủy những công trình này? Dẫn                                             
một phản ứng hóa học để chứng minh.  
d) Điều chế khí oxi ( trong phòng thí nghiệm ) bằng cách nhiệt phân một số hợp chất có chứa oxi và 
kém bền như : KMnO​4​ , KClO​3​. Viết phương trình phản ứng. 
Câu 11​: ​Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học giải thích các thí nghiệm sau: 
a) ​Nhỏ dung dịch H​2​SO​4​ đặc vào cốc đựng đường saccarozơ (C​12​H​22​O​11​) 
b) Dẫn không khí bị ô nhiễm khí hidrosunfua (H​2​S) đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO​3​)2​.  
Câu 12​:  Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: 
K​2​SO​4​, H​2​SO​4​, Na​2​S, NaCl , Na​2​SO​3 
Câu 13: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dd H​2​SO​4 loãng (dư) thu được 5,6 lít khí (đktc). Cũng                                                
cho m gam hỗn hợp X trên vào dd H​2​SO​4 đặc, nguội (dư) thu được 6,72 lít khí Y (đktc) có mùi hắc ( sản                                                 
phẩm khử duy nhất ).  
a) Tính giá trị m. 
b) Dẫn toàn bộ lượng khí Y ở trên lội qua V ml dung dịch NaOH 3M , trong dung dịch thu được có 
sự tạo thành muối axit và muối trung hòa với tỉ lệ mol lần lượt là  3 : 1. Tính V ? 
Câu 14:​ Hòa tan 3,82 gam hỗn hợp X gồm hai muối sunfat kim loại A và B có hoá trị I và II tương ứng vào 
nước được dung dịch Y. Thêm một lượng BaCl​2​ vừa đủ vào Y để kết tủa hết ion sunfat, thu được 6,99 gam 
kết tủa. 
a. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc đem cô cạn thì thu được bao nhiêu gam muối khan? 
b. Xác định tên và % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X. Biết hai kim loại A và B ở cùng một chu kỳ. 
Câu 15:​  ​Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam hợp chất A, thu được 1,08 gam H​2​O​ ​và 1,344 lit SO​2​ (đktc). 
a. Hãy xác định công thức phân tử hợp chất A 
b. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí SO​2​ nói trên vào 13,95 ml dung dịch KOH 28% (D = 1,147 g/ml). Tính nồng 
độ % các chất trong dung dịch sau phản ứng. 
Câu 16:​  ​Trộn 20 gam oleum chứa 40 % SO​3​ về khối lượng với 100 gam dung dịch H​2​SO​4​ 27,2%. Để trung 
hoà dung dịch thu được cần dùng bao nhiêu ml dung dịch NaOH 2M. 
Câu 17:​  Nung m gam hỗn hợp A gồm FeS và FeS​2​ trong một bình kín chứa không khí ​(gồm 20% thể tích 
oxi và 80% thể tích nitơ)​ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C có thành 
phần thể tích N​2​ = 84,77%; SO​2​ = 10,6% còn lại là oxi. 
Hoà tan chất rắn B bằng dung dịch H​2​SO​4​ vừa đủ, dung dịch thu được cho tác dụng với Ba(OH)​2​ dư. Lọc lấy 
kết tủa, làm khô, nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 12,885 gam chất rắn. 
a. Tính % khối lượng các chất trong A. 
b. Tính m. 
c. Giả sử dung tích của bình là 1,232 lít ở nhiệt độ và áp suất ban đầu là 27,3​0​C và 1 atm, sau khi nung chất 
A ở t​0​ cao, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình là p. 
Tính áp suất gây ra trong bình bởi mỗi khí có trong hỗn hợp C. 
Câu 18:​  Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Mg, Cu vào một lượng vừa đủ dung dịch H​2​SO​4​ 70% ​(đặc, 
nóng)​, thu được 1,12 lít khí SO​2​ (đo ở điều kiện tiêu chuẩn)​ và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với 
NaOH dư, được kết tủa C; nung C đến khối lượng không đổi, được hỗn hợp chất rắn E. Cho E tác dụng với 
lượng dư H​2​ (nung nóng)​ thu được 2,72g hỗn hợp chất rắn F. 
a. Tính số gam Mg, Cu có trong hỗn hợp A. 
Th.S Bùi Văn Tâm            0915.926.569 
b. Cho thêm 6,8g nước vào dung dịch B được dung dịch B'. Tính nồng độ % các chất trong B' ​(xem như 
lượng nước bay hơi không đáng kể)​. 
Câu 19:​  ​ Cho 1,26 gam hỗn hợp Mg và Al (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2) tác dụng với dung dịch 
H​2​SO​4​ đặc nóng (lấy dư 25 % so với lượng cần dùng) thì thu được 0,015 mol một trong các sản phẩm là 
H​2​S, S hoặc SO​2​. 
a. Xác định sản phẩm tạo thành. 
b. Tính thể tích dung dịch H​2​SO​4​ đã dùng (D = 1,84 g/ml). 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfoxi_luu_huynh.pdf