Tuyển tập Đề thi thử môn Hóa (Phần 1)

docx 142 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1191Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập Đề thi thử môn Hóa (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Đề thi thử môn Hóa (Phần 1)
SỞ GD – ĐT AN GIANG
THPT LONG XUYÊN
Mã đề thi: H001 
ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016
Môn: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể phát đề)
Câu 1: Chất nào sau đây làm tan đá vôi?
	A. C2H5OH.	B. CH3CHO.	C. CH3COOH.	D. CH3NH2.
Câu 2: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
	A. đá vôi.	B. thạch cao khan.	C. thạch cao sống.	D. thạch cao nung.
Câu 3: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2 ?
	A. HCl.	B. NaOH.	C. CH3OH.	D. NaCl.
Câu 4: Số hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có CTPT là C3H6O2 tham gia phản ứng với dd NaOH là
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 5: Ứng dụng không phải của ozon là
	A. Chữa sâu răng.	
	B. Chất chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm.
	C. Sát trùng nước sinh hoạt.	
	D. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
Câu 6: Dãy gồm các kim loại chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là
	A. Al, Na, Ca.	B. K, Zn, Ba.	C. Mg, Sr, Ag.	D. Be, Na, Cr.
Câu 7: Một nguyên tố X có tổng số eletron trong các phân lớp p bằng 10. X là nguyên tố nào ?
	A. Cl ( Z =17 ).	B. O ( Z =8 ).	C. S ( Z =16 ).	D. P ( Z =15 ).
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este X (chứa C, H, O) đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc) thu được 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) và 3,6 gam H2O. Giá trị của V là
	A. 4,48 lít.	B. 6,72 lít.	C. 8,96 lít.	D. 2,24 lít.
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn m gam sắt bằng dd H2SO4 loãng (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là
	A. 5,6.	B. 9,6.	C. 2,8.	D. 8,4.
Câu 10: Trong các chất sau: (1) saccarozơ, (2) glixerol, (3) axit fomic, (4) etyl axetat. Số chất có thể hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 11: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
	A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
Câu 12: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được muối hữu cơ Y và 4,6 gam ancol Z. Tên gọi của X là
	A. etyl fomat.	B. etyl axetat.	C. etyl propionat.	D. propyl axetat.
Câu 13: Cho 2,16 gam Mg tác dụng hết với dd HNO3 dư thu được 0,896 lit khí NO (đktc) và dd X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dd X là
	A. 6,52 gam	B. 13,92 gam.	C. 13,32 gam.	D. 8,88 gam.
Câu 14: Dd X gồm 0,1 mol Na+, 0,3 mol H+, 0,2 mol Fe3+ và x mol SO42-. Cho dd Ba(OH)2 dư vào X đến phản ứng hòan toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 140,2.	B. 137,9.	C. 114,6.	D. 116,5.
Câu 15: Chất nào sau đây trùng hợp tạo tơ olon?
	A. CHºCH.	B. CF2=CF2.	C. CH2=CHCl.	D. CH2=CHCN.
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 8,975 gam hỗn hợp gồm Al, Fe và Zn vào một lượng vừa đủ dd H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc) và dd X. Cô cạn dd X thu được 32,975 gam muối khan. Giá trị của V là
	A. 6,72.	B. 4,48.	C. 11,20.	D. 5,60.
Câu 17: Cho 32,5 gam kim loại X tác dụng với dd HNO3 (dư), sinh ra 8,96 lít hỗn hợp khí Y gồm NO, NO2 (đktc) có tỷ khối hơi so với hiđro là 17. Kim loại X là
	A. sắt.	B. kẽm.	C. đồng.	D. magie.
Câu 18: Cho từ từ đến hết 75 ml dd HCl 1M vào 100 ml dd Na2CO3 0,5M, số mol CO2 thu được là
	A. 0,025.	B. 0,0375.	C. 0,075.	D. 0,05.
Câu 19: Cho 7,4 gam hỗn hợp tất cả các chất đồng phân C3H6O2 (đơn chức, mạch hở, có cùng số mol) phản ứng với NaHCO3 (dư). Thể tích CO2 thu được ở (đktc) là
	A. 2,24 lít.	B. 1,12 lít.	C. 0,75 lít.	D. 0,56 lít.
Câu 20: Hoà tan 5,4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch A chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là
	A. 13,20	B. 15,20	C. 10,95.	D. 13,80.
Câu 21: Để phản ứng hoàn toàn với dd chứa 7,5g H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dd NaOH 1M. Giá trị V là
	A. 50.	B. 200.	C. 100.	D. 150.
Câu 22: Chất nào sau đây là amin bậc hai?
	A. CH3NHCH3.	B. (CH3)3N.	C. (CH3)2CH-NH2.	D. H2N-CH2-NH2.
Câu 23: Nguyên tử Al có Z = 13, cấu hình e của Al là
	A. 1s22s22p63s23p5.	B. 1s22s22p63s23p3.	C. 1s22s22p63s23p2.	D. 1s22s22p63s23p1.
Câu 24: Trong dung dịch CuSO4, ion Cu2+ không bị khử bởi
	A. Fe.	B. Zn.	C. Mg.	D. Ag.
Câu 25: Cho 3,36 lít C2H2 (đktc) đi qua dd HgSO4 ở 800C thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ X (hiệu suất 60%). Cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 (đun nóng), thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
	A. 33,84.	B. 19,44.	C. 48,24.	D. 14,4.
Câu 26: Nhóm nguyên tố nào sau đây chỉ gồm các kim loại ?
	A. IA.	B. IIA.	C. IVA.	D. IIIA.
Câu 27: Cho các dd: HCOOH, C2H5NH2, NH3, C6H5OH, C6H5NH2. Số dd làm đổi màu quỳ tím là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 28: Cho các cân bằng sau:
	(1) 2 SO2(k) + O2(k) 2SO3 (k) 	(2) N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) 
	(3) 2HI(k) H2(k) + I2(k) 	(4) CO2(k) + H2(k) CO(k) + H2O(k)
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng không bị dịch chuyển là
	A. (1) và (3).	B. (2) và (4).	C. (1) và (2).	D. (3) và (4).
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metyl amin, thu được sản phẩm có V lít khí N2 (đkc). Giá trị của V là
	A. 3,36.	B. 4,48.	C. 1,12.	D. 2,24	.
Câu 30: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, metyl axetat, metylamin, axit fomic. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 31: Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất trong PT phản ứng giữa Cu với dd HNO3 đặc, nóng là
	A. 18.	B. 20.	C. 10.	D. 11.
Câu 32: Kim loại có độ cứng cao nhất là
	A. Os.	B. W.	C. Cr.	D. Cs.
Câu 33: Metyl axetat có công thức là
	A. CH3COOCH3.	B. HCOOC2H5.	C. CH3COOCH=CH2.	D. C2H5COOCH3.
Câu 34: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y: 
Dung dịch X
 Khí Z
 Dung dịch X
Chất rắn Y
 Khí Z
 H2O
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây ?
	A. CuO (r) + CO (k) Cu + CO2­	
	B. K2SO3 (r) + H2SO4 K2SO4 + SO2­ + H2O
	C. Zn + H2SO4 (l) ZnSO4 + H2­ 	
	D. NaOH + NH4Cl (r) NH3­ + NaCl + H2O
Câu 35: Trường hợp nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa ?
	A. Nhúng thanh Ni vào dung dịch FeCl3.	B. Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl2.
	C. Nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl.	D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
Câu 36: Cho dãy: NaHCO3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Al(OH)3, MgO, Al2O3. Số chất có tính chất lưỡng tính là
	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Câu 37: Dãy đồng đẳng của amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
	A. CnH2n+1N (n ≥ 1).	B. CnH2n+3NH2 (n ≥ 3).	C. CnH2n+3N (n ≥ 1).	D. CnH2n+2N (n ≥ 2).
Câu 38: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
	A. HCOONa, CH3OH.	B. HCOONa, C2H5OH.	C. CH3COONa, CH3OH. 	D. CH3COONa, C2H5OH.
Câu 39: Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu, người ta thường
	A. ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan đi.	
	B. rửa cá bằng giấm ăn.
	C. rửa cá bằng dung dịch Na2CO3.	
	D. rửa cá bằng dung dịch thuốc tím để sát trùng.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm saccarozơ và glucozơ cùng số mol được đun nóng với lượng dư dd AgNO3/NH3 thu được 3 gam Ag. Nếu thủy phân hoàn toàn hỗn hợp rồi mới cho sản phẩm thực hiện phản ứng tráng bạc thì lượng Ag tối đa có thể thu được là
	A. 9,0 gam.	B. 4,5 gam.	C. 3,0 gam.	D. 6,0 gam.
Câu 41: Hỗn hợp M gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó oxi chiếm 20,4255% khối lượng hỗn hợp. Cho 6,72 lít khí CO (đktc) đi qua 35,25 gam M nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn N và hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hết toàn bộ N trong lượng dư dd HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối (không có muối NH4NO3 sinh ra) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16,75. Giá trị của m gần nhất với
	A. 118.	B. 81.	C. 140.	D. 96.
Câu 42: Cho các chất, ion: HCl, Fe2+, S2-, Cl-, Al, N2, C, F2, Fe3+, SO2. Số chất và ion vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử là
	A. 5.	B. 4.	C. 7.	D. 6.
Câu 43: Khi nhỏ từ từ đến dư dd HCl vào dd hỗn hợp gồm x mol Ba(OH)2 và y mol Ba[Al(OH)4]2 (hoặc Ba(AlO2)2), kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của x và y lần lượt là
	A. 0,10 và 0,30.	B. 0,10 và 0,15.	C. 0,05 và 0,15.	D. 0,05 và 0,30.
Câu 44: Trong các thí nghiệm sau: 
	(1) Cho khí O3 tác dụng với Ag.	
	(2) Nhiệt phân muối amoni nitrit.
	(3) Cho KClO3 tác dụng với HCl đặc.	
	(4) Cho khí H2S tác dụng với dung dịch FeCl3.
	(5) Cho khí NH3 dư tác dụng với khí Cl2. 	
	(6) Cho NaBr rắn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
	A. 6.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 45: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (axit benzoic), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:
Chất
X
Y
Z
T
Nhiệt độ sôi (°C)
100,5
118,2
249,0
141,0
Nhận xét nào sau đây là đúng ?
	A. T là C6H5COOH.	B. Y là CH3COOH.	C. Z là HCOOH.	D. X là C2H5COOH.
Câu 46: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn 19,32 gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành 2 phần (phần một có khối lượng gấp 3 lần phần hai)
	- Phần 1: được hòa tan hết trong dd HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được dd Z và V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc).
	- Phần 2: đem tác dụng với dd NaOH dư đun nóng thu được 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn. 
Giá trị của V và công thức của oxit sắt là
	A. 3,696 và Fe2O3.	B. 3,36 và Fe2O3.	C. 3,696 và Fe3O4.	D. 3,36 và Fe3O4.
Câu 47: Một heptapeptit có công thức: Pro-Pro-Gly-Arg-Phe-Ser-Phe-Pro. Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptit này thu được tối đa mấy loại peptit có aminoaxit đầu N là phenylalanin (Phe)?
	A. 6.	B. 5.	C. 3.	D. 4.
Câu 48: Oxi hoá m gam hỗn hợp X gồm hai ancol có công thức phân tử C3H8O bằng CuO đun nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp hơi Z gồm (anđehit, xeton, nước và ancol dư). Cho Z phản ứng với Na (dư), kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
	A. 12,0 gam.	B. 6,0 gam.	C. 24,0 gam. 	D. 3,0 gam.
Câu 49: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:2 cần dùng 190,008 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dd Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 400,53 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 21,84 lít (đktc). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a : b là
	A. 7 : 8.	B. 8 : 7.	C. 2 : 1.	D. 1 : 3.
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic đơn chức X, Y và một este đơn chức Z, thu được 0,75 mol CO2 và 0,5 mol H2O. Mặt khác, cho 24,6 gam hỗn hợp M trên tác dụng hết với 160 gam dd NaOH 10%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dd N. Cô cạn toàn bộ dd N, thu được m gam chất rắn khan; CH3OH và 146,7 gam H2O. Coi H2O bay hơi không đáng kể trong phản ứng của M với dd NaOH. Giá trị của m gần nhất với
	A. 29,0.	B. 36,0.	C. 31,0.	D. 33,0.
SỞ GD – ĐT HÀ TĨNH
THPT NGUYỄN DU
Mã đề thi: H001 
ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016
Môn: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể phát đề)
Câu 1: Polime nào sau đây không có cấu tạo mạch thẳng:
	A. Poli etyen	B. Xenlulozo	C. Cao su lưu hoá	D. Poli (vinyl clorua)
Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dd gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
	A. 2,00.	B. 0,75.	C. 1,00.	D. 1,25.
Câu 3: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dd một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
	A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 4: Loại tơ nào sau đây chứa nguyên tố nitơ:
	A. Tơ visco	B. Tơ lapsan	C. Sợi bông	D. Tơ tằm
Câu 5: Dãy nào sau đây gồm các chất tan vô hạn trong nước?
	A. HCOOH, C4H9OH, C17H35COOH.	B. CH3COOH, C2H5OH, C2H4(OH)2.
	C. C2H5COOH, C6H5NH2, HCHO.	D. CH3CHO, CH4, C2H5OH.
Câu 6: Nhúng một thanh Al nặng 45 gam vào 400 ml dd AgNO3 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng thanh Al cân nặng là:
	A. 84,6 gam	B. 39,6 gam	C. 43,2 gam	D. 40,8 gam
Câu 7: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hoá khử
	A. Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu	B. 2NaHCO3 ® Na2CO3 + CO2 + H2O
	C. 2AgNO3 ® 2Ag + 2NO2 + O2	D. 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2
Câu 8: Nguyên tử 1123Na có số e lớp ngoài cùng là:
	A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
Câu 9: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển xanh:
	A. H2SO4	B. NaOH	C. NaCl	D. Al2(SO4)3
Câu 10: Cho 1 mol A tác dụng hết với NaHCO3 thu được 1 mol CO2. A làm mất màu dd Br2. A có thể là:
	A. HOOC-COOH	B. CH2CHCOOH	C. HCOOH 	D. HOOC-CHCHCOOH
Câu 11: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 4,05 gam. Thể tích dd HCl 1,2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
	A. 120 ml.	B. 200 ml.	C. 100 ml.	D. 240 ml.
Câu 12: Hoà tan 5,6 gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư. Thể tích khí NO (đktc – là sản phẩm khử duy nhất) thu được là:
	A. 1,12 lít	B. 3,36 lít	C. 2,24 lít	D. 4,48 lít
Câu 13: Đun 12 gam axit axetic với 8,28 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 10,56 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
	A. 70,20%.	B. 62,50%.	C. 66,67%.	D. 60,00%.
Câu 14: Cho dãy các chất: CH2CHCl, C2H4, CH2CHCHCH2, C6H5CH3, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
	A. 5	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 15: Kim loại sắt không tan trong dung dịch nào sau đây?
	A. HNO3 đặc, nguội.	B. H2SO4 loãng, nguội.	C. AgNO3.	D. FeCl3.
Câu 16: Đốt cháy 7,75 gam một amin bậc một thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức của amin là:
	A. CH3NH2	B. C2H5NH2	C. C3H7NH2	D. C6H5NH2
Câu 17: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc:
	A. Axit axetic	B. Glucozo	C. Etylamin	D. Rượu etylic
Câu 18: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 24, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Phát biểu không đúng là
	A. X thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA
	B. Liên kết hoá học trong phân tử tạo bởi X và hiđro là liên kết cộng hoá trị phân cực
	C. X là chất khí ở điều kiện thường.
	D. X có số oxi hoá cao nhất là +6
Câu 19: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là:
	A. Hg	B. Pb	C. Al	D. Na
Câu 20: Chất A vừa tác dụng với dd NaOH, vừa tác dụng với dd nước Br2 tạo kết tủa trắng. A là
	A. Anilin	B. Glixin	C. Glixerol	D. Phenol
Câu 21: Ancol metylic có công thức là:
	A. C6H5OH	B. C2H5OH	C. CH3NH2	D. CH3OH
Câu 22: Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O. 
Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?
	A. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.	B. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.
	C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.	D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dd HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dd X. Cô cạn dd X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
	A. 71,0 gam.	B. 90,0 gam.	C. 55,5 gam.	D. 91,0 gam.
Câu 24: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất:
	A. KCl: Phân Kali	B. (NH2)2CO: Ure
	C. Ca(H2PO4)2: Supe photphat kép	D. NH4Cl: Đạm amoni
Câu 25: Chất nào sau đây làm đổi mầu quỳ tím:
	A. Anilin	B. Axit axetic	C. glixin	D. Alanin
Câu 26: Trong phòng thí nghiệm CO2 được điều chế bằng cách:
	A. Đốt cháy CH4	B. Đốt cháy C 	
	C. Nung CaCO3	D. Cho CaCO3 tác dụng với dd HCl
Câu 27: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?
	A. C3H7OH, C2H5OCH3.	B. C4H10, C3H8O	
	C. CH3CH2NH2, CH3NH2.	D. CH3OCH3, CH3CHO.
Câu 28: Có các phát biểu sau: 
	(1) Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm luôn thu được glixerol.
	(2) Triolein làm mất màu nước brom.
	(3) Chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
	(4) Benzyl axetat là este có mùi chuối chín.
	(5) Đốt cháy etyl axetat thu được số mol nước bằng số mol khí cacbonic.
Số phát biểu đúng là
	A. 4.	B. 5.	C. 2.	D. 3.
Câu 29: Xôđa Na2CO3.n H2O chứa 72,72% oxi. n có giá trị là:
	A. 12	B. 10	C. 6	D. 8
Câu 30: Hidrocacbon nào sau đây không làm mất mầu dd Br2:
	A. Propen	B. Axetylen	C. Metan	D. Etylen
Câu 31: Cho sơ đồ: C6H12O6 ® A ® D E ® CH3COOH. 
Biết D, E không tan trong H2O và khi đốt cháy mỗi chất A và E đều tạo ra nH2O > nCO2 . Phân tử khối của chất A và % khối lượng của cacbon trong E có giá trị tương ứng là
	A. 60 và 82,76	B. 46 và 82,76	C. 46 và 88,89	D. 60 và 88,89
Câu 32: Hoà tan hoàn toàn 8,0 gam hh X gồm FeS và FeS2 trong 290 ml dd HNO3 a mol/l, thu được khí NO duy nhất và dd Y. Để tác dụng hết với các chất trong dd Y cần 250 ml dd Ba(OH)2 1M. Kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 32,03 gam chất rắn Z. Giá trị của a là:
	A. 1,20	B. 1,62	C. 1,03	D. 2,00
Câu 33: Cho V lít dd NaOH 0,5M vào dd chứa 0,1 mol AlCl3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 5,85 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là:
	A. 1,05	B. 0,85	C. 0,45	D. 0,525
Câu 34: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dd H2SO4 đun nóng là:
	A. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.	B. glucozơ, saccarozơ và fructozơ.
	C. fructozơ, saccarozơ và tinh bột.	D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dd NaOH (đun nóng), thu được dd Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 2,97.	B. 3,36.	C. 2,76.	D. 3,12.	
Câu 36: Cho dãy các chất: NaOH, NaHCO3, NaAlO2, Al(OH)3, NaHSO4. Số chất có tính chất lưỡng tính là:
	A. 3.	B. 1	C. 2	D. 4
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dd AgNO3/NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là
	A. anđehit oxalic	B. anđehit axetic.	C. anđehit acrylic.	D. anđehit fomic.
Câu 38: Z có công thức phân tử là C7H8O. Z không tác dụng với dung dịch NaOH, không làm mất màu dung dịch Br2. Số chất Z thỏa mãn là:
	A. 2	B. 4	C. 3	D. 1
Câu 39: Cho hỗn hợp axit fomic và axit axetic tham gia phản ứng este hóa với hỗn hợp P gồm 2 ancol đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Phản ứng xong thu được sản phẩm là 4 este trong đó có chất X (phân tử khối lớn nhất) và chất Y (oxi chiếm 53,33% về khối lượng). Số nguyên tử cacbon có trong phân tử X là:
	A. 4.	B. 6.	C. 3.	D. 5.
Câu 40: Thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm tetrapeptit X1 và pentapeptit X2 đều mạch hở bằng dd KOH vừa đủ rồi cạn thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối bằng oxi vừa đủ được K2CO3, 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp CO2, H2O. % theo khối lượng của X1 trong hỗn hợp có giá trị là:
	A. 50,24%	B. 60,00%	C. 48,66%	D. 54,02%
Câu 41: Thủy phân hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X trong dd HCl sinh ra 1 mol ancol no Y và x mol axit hữu cơ đơn chức Z. Trung hòa 0,3 gam Z cần 10 ml dd KOH 0,5M. Đốt cháy 1 mol Y cần x mol O2 thu được 5 mol CO2. Khối lượng mol phân tử của X có giá trị là:
	A. 174	B. 365	C. 360	D. 288
Câu 42: Dd A chứa Na+ (0,15 mol); Ca2+ (0,15 mol); SO42-(0,1mol) và HCO3-. Có thể dùng cách nào sau đay để làm mất tính cứng của dd A: Đun nóng (1); cho A t/d với Ca(OH)2 vừa đủ (2); t/d với dd HCl (3); t/d với Na2CO3 (4); t/d với K3(PO4) (5)
	A. 3, 4, 5	B. 1, 2, 3	C. 4, 5	D. 1, 2, 4, 5
Câu 43: Cho m gam hỗn hợp A gồm Mg và Al có tỷ lệ mol 4 : 5 vào dd HNO3 20%. Sau khi các kim loại tan hết có 6,72 lít hỗn hợp X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dd X1. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dd KOH dư, có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dd NaOH vào dd X1 thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là (m + 39,1) gam . Biết HNO3 dùng dư 20 % so với lượng cần thiết. Nồng độ % của Al(NO3)3 trong X1 gần nhất với :
	A. 9,4%	B. 9,6%	C. 9,7%	D. 9,5%
Câu 44: Oxi hóa m gam ancol X đơn chức thu được 1,8m gam hỗn hợp Y gồm anđehit, axit cacboxylic và nước. Chia hỗn hợp Y thành hai phần bằng nhau:
	- Phần 1: tác dụng với Na dư, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc).
	- Phần 2: tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, thu được a gam Ag.
Giá trị của m và a là
	A. 20,0 và 108,0.	B. 16,0 và 43,2.	C. 16,0 và 75,6.	D. 12,8 và 64,8.
Câu 45: Dung dịch A chứa CH3COOH 1M. Quá trình nào sau đây làm tăng độ điện li của CH3COOH:
	A. Thêm vào dd A một ít nước	B. Thêm vào dd A một ít HCl
	C. Thêm vào dd A một ít dd CH3COOH 1M	D. Thêm vào dd A một ít CH3COONa
Câu 46: Để mạ bạc huy chương có bề dầy là 3mm, bán kính 4cm, người ta tiến hành điện phân dd AgNO3 với cường độ dòng điện là 2A, anot làm bằng Ag, catot là tấm huy chương. Tính thời gian cần điện phân để có lớp mạ dầy 0,01mm. Cho biết khối lượng riêng Ag là 10,8g/cm3, lớp mạ bám đều lên các mặt của tấm huy chương.
	A. 348 giây	B. 522 giây	C. 624 giây	D. 279 giây
Câu 47: Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dd KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dd sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
	A. CH3COOCHCHCH3.	B. CH3CH2COOCHCH2.	
	C. CH2CHCOOCH2CH3.	D. CH2CHCH2COOCH3.
Câu 48: Cho phản ứng oxi hoá khử sau với các hệ số là các số nguyên tối giản:
aKHSO4 + bFe(NO3)2 à cFe(NO3)3 + dFe2(SO4)3 + eK2SO4 + gNO +h H2O.
Tổng c+d có giá trị là:
	A. 8	B. 7	C. 5	D. 21
Câu 49: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dd KHSO4 1M. Sau phản ứng thu được dd Y chỉ chứa 61,4 gam muối trung hòa và 0,896 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho dd NaOH dư vào Y thì có 0,46 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 5,0%.	B. 3,5%.	C. 2,0%.	D. 3,0%.
Câu 50: Đốt cháy m gam hh hai hidrocacbon thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Cho sản phẩm cháy qua dd Ca(OH)2 dư thu được 50 gam kết tủa đồng thời khối lượng dd giảm 22,6 gam. Hai hidrocacbon có thể là:
	A. Ankan	B. ankin hoặc ankadien 	C. Ankin	D. Anken hoặc xicloankan
SỞ GD – ĐT ĐÀ NẴNG
THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
Mã đề thi: H003 
ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016
Môn: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể phát đề)
Câu 1: Độ âm điện của Al và Cl lần lượt bằng 1,6 và 3,0. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử AlCl3 là 
	A. liên kết ion	B. liên kết cộng hóa trị có cực.	
	C. liên kết kim loại	D. liên kết cộng hóa trị không cực
Câu 2: Xét phản ứng hóa học: A (k) + 2B (k) → AB2 (k), DH > 0 (phản ứng thu nhiệt). Hiệu suất quá trình hình thành AB2 sẽ tăng khi
	A. tăng áp suất chung của hệ	B. giảm nhiệt độ phản ứng.
	C. giảm nồng độ chất A	D. tăng thể tích bình phản ứng
Câu 3: Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol HCO3-. Đun dung dịch X đến cô cạn thu được muối khan có khối lượng là
	A. 49,4 gam 	B. 28,6 gam	C. 37,4 gam 	D. 23,2 gam
Câu 4: Xét phản ứng: NaX (rắn) + H2SO4 (đặc) NaHSO4 + HX (khí). Các hiđro halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là
	A. HCl, HBr và HI	B. HBr và HI	C. HF và HCl	D. HF, HCl, HBr và HI
Câu 5: Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dd hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dd X chứa m gam muối và 0,56 L (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là
	A. 16,085 gam	B. 14,485 gam	C. 18,300 gam	D. 18,035 gam
Câu 6: Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào?
	A. Cho photpho tác dụng với dd HNO3 đặc, nóng.
	B. Cho dd H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit.
	C. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước.
	D. Cho dd axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng photphorit
Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dd chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 14,775 gam	B. 9,850 gam	C. 29,550 gam	D. 19,700 gam
Câu 8: Bốn KL: K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z, và T. Biết rằng X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dd muối; và Z tác dụng được với dd H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dd H2SO4 đặc nguội. Các KL: X, Y, Z, và T theo thứ tự là
	A. Al, K, Fe, và Ag	B. K, Fe, Al và Ag	C. K, Al, Fe và Ag	D. Al, K, Ag và Fe.
Câu 9: Có 4 ống nghiệm cùng thể tích, mỗi ống đựng một trong bốn khí sau (không theo thứ tự): O2, H2S, SO2, và HCl. Lật úp từng ống nghiệm và nhúng vào các chậu nước thì kết quả thu được như các hình vẽ dưới đây:
Vậy các bình a, b, c, và d lần lượt chứa các khí 
	A. O2, H2S, HCl, SO2	B. H2S, HCl, O2, SO2	C. HCl, SO2, O2, H2S	D. SO2, HCl, O2, H2S
Câu 10: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. 
Khí A trong bình có thể là khí nào dưới đây?
	A. H2S	B. NH3	C. SO2	D. HCl
Câu 11: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch natri aluminat đến dư thì 
	A. không có phản ứng xảy ra	B. tạo kết tủa Al(OH)3, phần dd chứa Na2CO3	
	C. tạo kết tủa Al(OH)3, phần dd chứa NaHCO3	D. tạo kết tủa Al(OH)3, sau đó kết tủa bị hòa tan lại.
Câu 12: Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 200 mL dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Khi cho BaCl2 dư vào dung dịch X được kết tủa và dung dịch Y, đun nóng Y lại thấy có kết tủa xuất hiện. Khoảng giá trị của V là 
	A. V £ 1,12	B. 2,24 < V < 4,48 	C.1,12 < V < 2,24. 	D. 4,48£ V £ 6,72
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Ba với số mol bằng nhau vào nước được dd X. Cho từ từ dd HCl 0,5M vào dd X đến khi lượng kết tủa đạt giá trị lớn nhất thấy dùng hết 200 ml. Giá trị của m bằng
	A. 8,2 gam	B. 16,4 gam	C. 13,7 gam	D. 4,1 gam
Câu 14: Kết luận nào sau đây về tính chất của hợp kim là sai?
	A. Liên kết trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại	
	B. Hợp kim thường dễ nóng chảy hơn so với kim loại nguyên chất	 
	C. Hợp kim thường dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn kim loại nguyên chất	
	D. Độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại nguyên chất
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh	
	B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước	
	C. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền bảo vệ	
	D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần
Câu 16: Khi nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 cho tới dư vào dung dịch NaOH và lắc đều thì
	A. đầu tiên không xuất hiện kết tủa, sau đó có kết tủa trắng keo	
	B. đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan lại.	
	C. đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa không tan lại	
	D. không thấy kết tủa trắng keo xuất hiện.
Câu 17: Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn điện hoá?
	A. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển	
	B. Sự gỉ của gang trong không khí ẩm
	C. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4.
	D. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4
Câu 18: Cho hỗn hợp có a mol Zn tác dụng với dung dịch chứa b mol Cu(NO3)2 và c mol AgNO3. Kết thúc phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Biết 0,5c < a < b + 0,5c. Kết luận nào sau đây đúng?
	A. X chứa 1 muối và Y có 2 kim loại	B. X chứa 3 muối và Y chứa 2 kim loại	
	C. X chứa 2 muối và Y chứa 2 kim loại	D. X chứa 2 muối và Y có 1 kim loại
Câu 19: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dd NaOH dư, thu được dd Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dd H2SO4, thu được dd chứa 20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 6,80 gam	B. 8,04 gam	C. 6,96 gam	D. 7,28 gam
Câu 20: Hòa tan hết 1,69 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào 10g dd H2SO4 20% được dd X có nồng độ a%. Giá trị a là
	A. 33,875%.	B. 11,292%.	C. 22,054%.	D. 42,344%.
Câu 21: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dd sau: FeCl3, CrCl3, AlCl3, MgSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là 
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 22: Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dd H2SO4 đặc, nóng (dư), tạo ra 2 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X và Y là: 
	A. Fe và Fe2O3	B. FeO và Fe3O4	C. Fe3O4 và Fe2O3	D. Fe và FeO
Câu 23: Trong các cặp chất sau: (1) AgNO3 và NaCl; (2) NO2 và NaOH; (3) FeS2 và HCl; và (4) CaO và CO2. Số cặp chất xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là 
	A. 1	B. 2.	C. 3	D. 4
Câu 24: Cho dãy chuyển hóa sau: X Y X. Công thức của Y là
	A. CaO	B. Ca(OH)2	C. CaCO3	D. Ca(HCO3)2
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là sai? 
	A. CrO3 là một oxit axit	
	B. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH
	C. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành Cr2+.	
	D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa CrO2- thành Cr2O7-.
Câu 26: Cho công thức cấu tạo sau: CH3CH(OH)CH=C(Cl)CHO. Số oxi hóa của các nguyên tử cacbon tính từ phải sang trái có giá trị lần lượt là
	A. +1; +1; -1; 0; -3	B. +1; -1; -1; 0; -3	 C. +1; +1; 0; -1; +3	D. +1; -1; 0; -1; +3
Câu 27: Tiến hành các thí nghiệm sau: 
	(a) Cho dd NH3 đến dư vào dd Al2(SO4)3; 	(b) Sục khí SO2 vào dd H2S; 
	(c) Cho dd AgNO3 vào dd H3PO4; 	(d) Cho dd AlCl3 vào dd Na2CO3; 
	(e) Cho dd AgNO3 vào dd HF. 
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
	A. 3	B. 2	 C. 5	D. 4
Câu 28: Xét các phản ứng sau:
	(a) F2 + H2O (hơi) 	(b) Al + dd NaOH 	
	(c) P2O5 + H2O 	(d) dd AgNO3 + dd Fe(NO3)2 	
	(e) Ca(NO3)2 	(f) NaHCO3 
Số phản ứng sinh ra đơn chất là
	A. 2	B. 3	 C. 4.	D. 5
Câu 29: Có ba dd riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). 
	Trộn 5 ml dd (1) với 5 ml dd (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO. 
	Trộn 5 ml dd (1) với 5 ml dd (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO. 
	Trộn 5 ml dd (2) với 5 ml dd (3), thêm bột Cu dư, thu được 3V1 lít khí NO. 
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh nào đúng?
	A. V2 = V1	B. V2 = 3V1	C. V2 = 2V1	D. 2V2 = V1
Câu 30: Số lượng đồng phân chứa vòng benzen (không chứa các vòng no khác) ứng với CTPT C9H10 là
	A. 5 	B. 6	C. 7	D. 8 
Câu 31: Dẫn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3/NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuyen_tap_de_thi_100_thu_Hoa_2016_P1.docx