TUYỂN TẬP CÁC BT HỮU CƠ KHÓ TRONG CÁC ĐỀ THI THỬ 2016. ĐỀ THI THỬ THPT QG THAM KHẢO Câu 44: Hỗn hợp M gồm một axit cacboxylic đơn chức X, một axit cacboxylic hai chức Y (hai axit đều mạch hở, cùng liên p) và hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam M thu được 4,32 gam H2O và 4,704 lít CO2 (đktc). Thực hiện phản ứng este hóa m gam M (hiệu suất 100%), sản phẩm thu được chỉ có H2O và 5,4 gam các este thuần chức. Phần trăm khối lượng ancol có phân tử khối nhỏ hơn trong hỗn hợp M là A. 21,05%. B. 6,73%. C. 39,47%. D. 32,75%. Câu 46: Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y) cần vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng X trong 0,4 mol hỗn hợp trên là A. 18,0 gam. B. 10,8 gam. C. 11,4 gam. D. 9,0 gam. Câu 47: Hỗn hợp M gồm ba peptit mạch hở A, B, C có tỷ lệ mol tương ứng 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn 35,97 gam M thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol X và 0,18 mol Y (X, Y đều là các amino axit no có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử). Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử A, B, C là 16. Nếu đốt cháy 4x mol A hoặc 3x mol B đều thu được số mol CO2 như nhau. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M thu được V lít N2 (đktc), 16,576 lít CO2 (đktc) và x mol H2O. Tỷ lệ gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 6,7. B. 3,5. C. 3,9. D. 6,6. Câu 49: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH). Trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 4,40 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 672 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 1,86 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 4,40 gam X thì thu được CO2 và 2,88 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là A. 33,64%. B. 34,01%. C. 39,09%. D. 27,27%. ĐỀ TIÊN LÃNG LẦN 4 – 2016 Câu 34: . X là hỗn hợp gồm một axit no, một andehit no và một ancol (không no, có một nối đôi và số C < 5 trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol X thu được 0,18 mol CO2 và 2,7 gam nước. Mặt khác, cho Na dư vào lượng X trên thấy thoát ra 1,12 lít khí (đktc). Nếu cho NaOH dư vào lượng X trên thì số mol NaOH phản ứng là 0,04 mol.Biết các phản ứng hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của andehit trong X là : A. 12,36% B. 13,25% C. 14,25% D. 11,55% Câu 36: . Cho 0,225mol hỗn hợp M gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,225mol M trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 0,775mol NaOH phản ng. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y đều thu được cùng số mol CO2. Tổng số nguyên tử oxi của hai peptit trong hỗn hợp M là 9. Tổng số nguyên tử Hidro của hai peptit trong M là: A. 34. B. 33. C. 35. D. 36. Câu 41: . Cho hỗn hợp X gồm A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là: A. 4,24 gam. B. 3,18 gam. C. 5,36 gam. D. 8,04 gam. Câu 47: . Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 0,55 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được 0,9 gam H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây sai? A. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1 : 1. B. X phản ứng được với NH3 . C. Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X. D. Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học. Câu 49: . Cho X, Y là 2 chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY ; Z là ancol có cùng số nguyên tử C với X; T là este 2 chức được tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 13,216 lit khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2 . Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư gần nhất với giá tri nào dưới đây? A. 4,88 gam B. 5,44 gam C. 5,04 gam D. 5,80 gam ĐỀ NAM YÊN THÀNH LẦN 1 - 2016 Câu 37: Hỗn hỗn X gồm propilen, axetilen, butan và hidro. Cho m gam X vào bình kín (có xúc tác Ni, không chứa không khí). Nung nóng bình đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn Y.Đốt cháy hoàn toàn Y cần V lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp Z gồm khí và hơi. Cho Z lội từ từ qua bình đựng H2SO4 đặc dư thấy khối lượng bình tăng 3,96 gam. Biết hỗn hợp Y làm mất màu tối đa 50 ml dung dịch Br2 1M (dung môi CCl4). Cho 3,36 lít hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư (dung môi CCl4) có 19,2 gam brom phản ứng. giá trị của V là. A. 8,96 lít B. 6,944 lít C. 13,44 lít D. 6,72 lít Câu 39: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là A. 55,24%. B. 45,98%. C. 54,54%. D. 64,59%. Câu 44: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với A. 38,04. B. 24,74 C. 16,74 D. 25,10. ĐỀ QUẢNG NAM MÃ 218 – NĂM 2016 Câu 41. Hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở Y, trong đó số mol metan gấp 2 lần số mol glixerol. Đốt cháy hết m gam X cần 6,832 lít O2 (đktc), thu được 6,944 lít CO2 (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 2,5M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là A. 12,48. B. 10,88. C. 13,12. D. 14,72. Câu 43. Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một số este đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được a gam hỗn hợp muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp muối trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp khí Y và 11,13 gam Na2CO3. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34,5 gam kết tủa, đồng thời thấy khối lượng bình tăng 19,77 gam so với ban đầu. Đun b gam hỗn hợp ancol với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 6,51 gam hỗn hợp các ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là A. 25,86. B. 11,64. C. 19,35. D. 17,46. Câu 46. Hỗn hợp X gồm valin và đipeptit glyxylalanin. Cho m gam X vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M (loãng), thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1,75M đun nóng, thu được dung dịch chứa 30,725 gam muối. Phần trăm khối lượng của valin trong X là A. 65,179. B. 54,588. C. 45,412. D. 34,821. Câu 47. Peptit X và peptit Y đều mạch hở có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với A. 14. B. 29. C. 19. D. 24. Câu 48. Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ mạch hở A và B, trong phân tử đều chứa C, H, O và có số nguyên tử hiđro gấp đôi số nguyên tử cacbon. Nếu lấy cùng số mol A hoặc B phản ứng hết với Na thì đều thu được V lít H2. Còn nếu hiđro hóa cùng số mol A hoặc B như trên thì cần tối đa 2V lít H2 (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện). Cho 33,8 gam X phản ứng với Na dư, thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, 33,8 gam X phản ứng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3, lượng Ag sinh ra phản ứng hết với dung dịch HNO3 đặc, thu được 13,44 lít NO2 (đktc, là sản phảm khử duy nhất). Nếu đốt cháy hoàn toàn 33,8 gam X thì cần V lít (đktc) O2. Giá trị của V gần nhất với A. 41. B. 44. C. 42. D. 43. Câu 50. Hỗn hợp X gồm etanol, propan-1-ol, butan-1-ol và pentan-1-ol. Oxi hóa không hoàn toàn một lượng X bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được H2O và hỗn hợp Y gồm 4 anđehit tương ứng và 4 ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 21 lít O2 (đktc), thu được H2O và 15,12 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 43,2. B. 64,8. C. 32,4. D. 27,0. ĐỀ ĐÔ LƯƠNG 1 LẦN 2 – 2016 Câu 47: Chia 0,15 mol hỗn hợp X gồm một số chất hữu cơ (trong phân tử cùng chứa C, H và O) thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy phần một bằng một lượng oxi vừa đủ rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 8,64 gam Ag. Phần ba tác dụng với một lượng Na vừa đủ thu được 0,448 lít H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,15 mol hỗn hợp X là A. 6,48 gam. B. 5,58 gam. C. 5,52 gam. D. 6,00 gam. Câu 48: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no có một liên kết C=C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F là: A. 8,64 gam. B. 4,68 gam. C. 9,72 gam. D. 8,10 gam. Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E chứa ancol X; este đơn chức Y và anđehit Z (X, Y, Z đều no, mạch hở và có cùng số nguyên tử hiđro) có tỉ lệ mol tương ứng 3:1:2 thu được 24,64 lít CO2 (đktc) và 21,6 gam nước. Mặt khác cho 0,6 mol hỗn hợp E trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị m là: A. 64,8 gam. B. 97,2 gam. C. 86,4 gam. D. 108 gam. ĐỀ QUẢNG NINH – 2016 Câu 43: Z là hợp chất hữu cơ chỉ chứa C, H, O, có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đem 2,85 gam Z tác dụng với H2O (trong môi trường H+), phản ứng tạo ra hai chất hữu cơ P, Q. Khi đốt cháy hoàn toàn lượng P và Q ở trên thì P tạo ra 0,09 mol CO2 và 0,09 mol H2O; Q tạo ra 0,03 mol CO2 và 0,045 mol H2O, thể tích oxi tiêu tốn cho cả hai quá trình đốt cháy là 3,024 lít (đktc). Biết Z tác dụng được với Na giải phóng H2; chất P có khối lượng phân tử bằng 90 gam.mol-1 và Q là hợp chất đơn chức. Số đồng phân phù hợp của Z là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 37: Cho hỗn hợp X gồm C3H7COOH, C4H8(NH2)2, HO-CH2-CH=CH-CH2OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X rồi dẫn sản phẩm cháy cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo ra 20 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi rồi đem cân thì thấy cân được 5,6 gam. Giá trị của m là A. 5,4. B. 7,2. C. 8,2. D. 8,8. ĐỀ CHUYÊN ĐHV LẦN 3 – 2016 Câu 32: Ba chất hữu cơ bền X, Y, Z chứa C, H, O có phân tử khối lập thành một cấp số cộng, khi đốt cháy một lượng với tỉ lệ bất kì của X, Y, Z đều thu được mCO2 gấp 44/9 lần mH2O. X và Y pư với Na với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 và 1 : 2. Cho 0,12 mol hh cùng số mol của X, Y, Z pư với dd AgNO3/NH3 dư đến pư hoàn toàn đều tạo ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất T trong dd. Khối lượng của T có thể là A. 18,44 gam. B. 14,88 gam. C. 16,66 gam. D. 8,76 gam. Câu 41: Hh M gồm axit axetic, ancol metylic và este đơn chức X. Đốt cháy hoàn toàn 2,44 gam M cần 0,09 mol O2 và thu được 1,8 gam H2O. Nếu lấy 0,1 mol M đem pư với Na dư thì thu được 0,672 lít H2 (đktc). Phần trăm số mol của axit axetic trong hh M là A. 25,00%. B. 40,00%. C. 20,00%. D. 24,59%. Câu 48: Đun nóng 0,03 mol hai ancol với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 0,742 gam hh 3 ete. Tách lấy ancol chưa tham gia pư(ancol có phân tử khối nhỏ còn 40% và ancol có phân tử khối lớn hơn còn 60% so với ban đầu), đun với H2SO4 đặc ở 1700C (hiệu suất các pư đều là 100%) thu được V lít (đktc) hh hai anken đồng đẳng kế tiếp. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 0,358. B. 0,336. C. 0,670. D. 0,448. Câu 43: Chất hữu cơ X chứa C, H, O, N. Đốt cháy 0,01 mol X bằng lượng vừa đủ 0,0875 mol O2. Sau pư cháy, sục toàn bộ sản phẩm vào nước vôi trong dư. Sau các pư, thấy tách ra 7,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 2,39 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu, đồng thời có 0,336 lít khí thoát ra (đktc). Khi lấy 4,46 gam X pư vừa đủ với 60 ml dd NaOH 1M, đun nóng sau khi các pứ xảy ra hoàn toàn thu được dd Y chứa m gam 3 chất tan gồm một muối của axit hữu cơ đơn chức và hai muối của hai aminoaxit (đều chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm - NH2, phân tử khối hơn kém nhau 14 đvC). Giá trị của m là A. 5,80 gam. B. 5,44 gam. C. 6,14 gam. D. 6,50 gam. ĐỀ NGUYỄN KHUYẾN – 2016 Hỗn hợp X gồm một anđehit, một axit cacboxylic và một este (trong đó axit và este là đồng phân của nhau). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol O2, thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol nước. Nếu đem toàn bộ lượng anđehit trong X cho phản ứng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khối lượng Ag tạo ra là : A. 64,8 gam. B. 21,6 gam. C. 16,2 gam. D. 32,4 gam. Một hỗn hợp Y gồm 2 este A, B mạch hở (MA< MB). Nếu đun nóng 15,7 gam hỗn hợp Y với dung dịch NaOH dư thì thu được một muối của axit hữu cơ đơn chức và 7,6 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Nếu đốt cháy 15,7 gam hỗn hợp Y cần dùng vừa hết 21,84 lít O2 và thu được 17,92 lít CO2. Các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp Y là A. 63,69%. B. 40,57%. C. 36,28%. D. 48,19%. Đun nóng 0,08 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a gam muối của glyxin và b gam muối của alanin. Mặt khác, đốt cháy 60,90 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 136,14 gam. Tỉ lệ a : b gần nhất với giá trị nào sau đây: A. 0,765. B. 0,625. C. 0,750. D. 0,875. Hỗn hợp X gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp. Đun m gam X với H2SO4 đặc, thu được H2O và hỗn hợp các chất hữu cơ Y gồm hai ancol và ba ete. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 7,56 lít O2 (đktc), sinh ra 5,04 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Z gồm 2 chất hữu cơ và hơi nước. Cho Z tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 16,2 gam Ag. Tên thay thế của ancol có khối lượng mol phân tử lớn hơn trong X là A. butan-2-ol B. propan-1-ol C. butan-1-ol D. propan-2-ol Đun nóng m gam hỗn hợp X (R-COO-R1; R-COO-R2) với 500 ml dung dịch NaOH 1,38M thu được dung dịch Y và 15,4 gam hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Cho toàn bộ lượng T tác dụng với Na dư thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Cô cạn Y thu được chất rắn rồi lấy chất rắn này đem nung với CaO xúc tác đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,2 gam một khí. Giá trị của m là A. 20,44. B. 40,60. C. 34,51. D. 31,00. ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 – 2016 Câu 44: Cho m gam hỗn hợp X gồm một peptit A và một amino axit B ( MA > 4MB) được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1 tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch Y phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Z chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng? A. A có 5 liên kết peptit. B. B có thành phần phần trăm khối lượng nitơ là 15,73%. C. Tỉ lệ số phân tử glyxin và alanin trong phân tử A là 3 : 2. D. A có thành phần trăm khối lượng nitơ là 20,29%. Câu 46: E là một este 3 chức, mạch hở. Đun nóng 7,9 gam E với dung dịch NaOH dư, đến khi phản ứng hoàn toàn thu được ancol X và 8,6 gam hỗn hợp muối Y. Tách nước từ X có thể thu được propenal. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được 3 axit hữu no, mạch hở, đơn chức (trong đó 2 axit có khối lượng phân tử nhỏ là đồng phân của nhau). Công thức phân tử của axit có khối lượng phân tử lớn hơn là: A. C5H10O2 B. C7H14O2 C. C6H12O2 D. C5H12O2 Câu 44: Đáp án : A Trong Y: NH2-CH2-COONa (a mol) và NH2-CH(CH3)-COONa (b mol) =>nHCl = 2a + 2b = 0,72 mmuối = 110,5a + 124,5b + 58,5(a+b) = 63,72 =>a = 27/175 và b = 36/175 => nGly : nAla = 3 : 4 Nếu A là (Gly)3(Ala)3 và B là Ala thì A và B đều đúng nên loại. Nếu A là (Gly)2(Ala)4 và B là Gly => A đúng Câu 46: Đáp án : A Vì Y gồm 3 muối khác nhau => ancol X là triol Mag khi tách nước thu được propenal CH2=CH-CHO => ancol là C3H5(OH)3 Xét tổng quát : 1 mol C3H5 -> 3 mol Na => mmuối – meste = (3.23 – 41)neste => neste = 0,025 mol => ME = 316g. Vì trong Y có 2 muối của 2 axit là đồng phân của nhau => 2R1 + R2 + 44.3 + 41 = 316 => 2R1 + R2 = 143 Vì R1 R1 < 47,67 < R2 +) R1 = 15 => R2 = 113 ; +) R1 = 29 => R2 = 85 ; +) R1 = 43 => R2 = 57 (C4H9) có trong đáp án ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 2 – 2016 Câu 38. Chất X có công thức phân tử C6H8O4 . Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chấ t T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất T không có đồng phân hình học. B. Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1 : 3. C. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2. D. Chất Z làm mất màu nước brom. Đun Z với H2SO4 đặc thu được đimetyl ete → Z là CH3OH, mà 1 mol X + NaOH thu được 2 mol Z → X là este 2 chức có dạng R(COOCH3)2 → CTCT của X là C2H2(COOCH3)2 → CTCT của Y là C2H2(COONa)2 và của T là C2H2(COOH)2. Mà T + HBr thu được 2 sản phẩm → T có cấu tạo không đối xứng → CTCT của T là CH2=C(COOH)2 → CTCT của X là CH2=C(COOCH3)2 → A Câu 41. Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là A. 39,66%. B. 60,34%. C. 21,84%. D. 78,16%. Vì đốt cháy X và Y đều thu được số mol CO2 = số mol H2O → có k = 1. Cho 0,1 mol hỗn hợp X và Y tráng bạc thu được 0,26 mol Ag → có 1 chất là HCHO vì 2 chất có cùng số C → chất còn lại cũng có 1 cacbon, mà nó phải chứa oxi và có k = 1 → chỉ có thể là axit HCOOH. Vậy X là HCHO (a mol) và Y là HCOOH (b mol) → a + b = 0,1 (1) Lại có: HCHO → 4Ag và HCOOH → 2Ag → tổng số mol Ag = 4a + 2b = 0,26 → a = 0,03 và b = 0,07 (mol) → %X = 21,84% → C Câu 49. Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 5,6 lit CO2 (đktc) và 3,24 gam nước. Mặt khác 6,88 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng rắn khan thu được là A. 10,54 gam B. 14,04 gam C. 12,78 gam D. 13,66 gam Vì E có phản ứng tráng bạc → X là HCOOH (vì MX < MY), gọi CT của Y là R-COOH và CT của Z là R’(OH)2 → CT của T là HCOO-R’-OOC-R. Gọi số mol của X, Y, T trong hỗn hợp E là a, b, c (mol) Số mol Ag = 0,12 mol → 2a + 2d = 0,12 → a + c = 0,06 (1) Khối lượng hỗn hợp E = 46a + (R+45)b + (R + R’ + 89)c = 6,88 → 46(a+c) + 45(b+c) + (b+c)R + (R’-2)c = 6,88 (2) Khi đốt cháy E, bảo toàn khối lượng ta có: mE + mO2 = mCO2 + mH2O → mO2 = 7,36 gam → nO2 = 0,23 mol Bảo toàn nguyên tố oxi ta có: nO(E) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nO(E) = 0,22 mol → 2a + 2b + 4c = 0,22 → a + b + 2c = 0,11 (3) Từ (1) và (3) → b + c = 0,05 mol (4) Thay (1) và (4) vào (2) → 005R = 1,87 - (R’-2)c → 0,05R < 1,87 → R < 37,4 Lại có khi cho E tác dụng với KOH có các phương trình hóa học sau: HCOOH + KOH → HCOOK + H2O a a a RCOOH + KOH → RCOOK + H2O b b b HCOO-R’-OOCR + 2KOH → HCOOK + RCOOK + R’(OH)2 c 2c c c → tổng số mol KOH phản ứng là a + b + 2c = 0,11 mol → số mol KOH dư là 0,15 – 0,11 = 0,04 mol → chất rắn gồm: HCOOK (a+c mol); RCOOK (b+c mol); KOH (0,04 mol) → m = 84(a+c) + (R + 83)(b+c) + 56.0,04 = 11,43 + 0,05R với R 0 → 11,43 < m < 13,35 → C Câu 50. Hỗn hợp A gồm 3 chât X, Y, Z là ba hidrocacbon mạch hở có cùng CTĐGN (theo thứ tự tăng dần về số nguyên tử cacbon) trong đó C chiếm 92,31% về khối lượng. Khi đốt cháy 0,01 mol Z thu được không quá 2,75 gam CO2. Cho 3,12 gam hỗn hợp A (có số mol các chất bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được tối đa m gam kết tủa. Giá trị của m gam là : A. 13,82 B. 11,68 C. 15,96 D. 7,98 Gọi CTĐGN của 3 hidrocacbon là CxHy → %C = 12x/(12x + y).100% = 92,93% → x:y = 1:1 → CTĐGN của 3 hidrocacbon là CH Lại có khi đốt cháy 0,01 nol Z thu được số mol CO2 < 0,0625 → số cacbon của Z < 6,25 → các CTPT có thể có của X, Y, Z là C2H2, C3H3, C4H4, C5H5, C6H6 vì số hidro là chẵn → X là C2H2, Y là C4H4, Z là C6H6. Tính được số mol của 3 chất đều là 0,02 mol Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì cả X, Y, Z đều phải tác dụng được với AgNO3/NH3 và tác dụng với tỉ lệ lớn nhất → CTCT của các chất phải là: CH≡CH; CH≡C-CH=CH2; CH≡C-C2H4-CH≡CH Khi đó các kết tủa thu được là: AgC≡CAg (0,02 mol); AgC≡C-CH=CH2 (0,02 mol) và AgC≡C-C2H4-CH≡CAg (0,02 mol) → m = 240.0,02 + 159.0,02 + 292.0,02 = 13,82 gam → A ĐỀ THI THỬ THPT QG 2016 Câu 45. Cho hỗn hợp X gồm một ester E và hai axit cacboxylic A và B đơn chức, mạch hở. Biết E và A là đồng phân của nhau; hai axit A và B có tổng số C trong phân tử không lớn hơn 5. Đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam X thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Mặt khác nếu cho 9,6 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,84 lít khí H2. Nếu cho 9,6 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH dư thì khối lượng muối thu được là A. 12,75g B. 11,85g C. 12,90g D. 10,95g Câu 48. Cho hỗn hợp X gồm metanol, etylen glicol, glyxerol, etyl metacrylat, metyl propionat, etyl axetat trong đó số mol metanol và glyxerol bằng nhau. Biết 24,2 gam X có thể cộng tối đa 0,12 mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác 24,2 gam X tác dụng với kim loại Na dư thu được 2,688 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 24,2 gam X cần dùng V lít khí O2 (đktc) sinh ra V’ lít khí CO2 (đktc) và m gam nước. Kết luận đúng là A. Giá trị của V là 36,96 B. Giá trị của V’ là 22,4 C. Giá trị của m là 19,8 D. Không thể chứng minh các kết luận đó 45. B Đốt cháy X thu được số mol CO2 và nước lần lượt là 0,35 và 0,3. Vì E và A là đồng phân nên E cũng phải là ester đơn chức có 2 nguyên tử O trong phân tử. Khối lượng O có trong X là mO = 9,6 – 0,35.12 + 0,3.2 = 4,8 g Số mol O có trong X là 4,8/16 = 0,3 mà mỗi chất có đúng 2 nguyên tử O trong phân tử nên nX = 0,3/2 = 0,15 Số C trung bình là 0,35/0,15 ≈ 2,3333. Như vậy trong X có ít nhất một chất có 2 nguyên tử C trong phân tử. Số mol H2 thu được khi X tác dụng với Na dư là 0,84/22,4 = 0,0375. => tổng số mol của hai axit là 0,0375.2 = 0,075 => số mol ester E là 0,15 – 0,075 = 0,075 Xét phản ứng cháy có chênh lệch số mol của CO2 và nước là 0,35 – 0,3 = 0,05 Nếu E chưa no thì chênh lệch số mol của CO2 và nước phải nhiều hơn số mol của E là 0,075 Trên thực tế, chỉ có thể xảy ra trường hợp axit B chưa no có ít nhất 3C. => theo số C trung bình, E và A buộc phải có số C là 2. Do đó, E là HCOOCH3 và A là CH3COOH. => axit B có đúng 3 nguyên tử C trong phân tử. Axit có thể là CH2=CH–COOH hoặc CH≡C–COOH B là axit CH2=CH–COOH thì nB = 0,05 => nA = 0,075 – 0,05 = 0,025 => mX = 0,075.60 + 0,025.60 + 0,05.72 = 9,6 (hợp lý) B là axit CH≡C–COOH thì nB = 0,025 => nA = 0,075 – 0,025 = 0,05 => mX = 0,075.60 + 0,05.60 + 0,025.70 = 9,25 (mâu thuẩn với đề bài) => Các muối thu được gồm HCOONa (0,075 mol); CH3COONa (0,025 mol); C2H3COONa (0,05 mol) => m = 0,075.68 + 0,025.82 + 0.05.94 = 11,85 g 48. C Hỗn hợp X chứa CH4O, C2H6O2, C3H8O3, C6H10O2; C4H8O2 (hai chất) Vì số mol metanol và glyxerol bằng nhau nên hai chất có công thức trung bình C2H6O2 giống etylen glicol. Gọi x là số mol metanol, y là số mol etylenglicol => số mol glyxerol là x Chỉ có metyl metacrylat cộng brom nên số mol metyl metacrylat là 0,12 Quy đổi metanol và glyxerol thành 2x mol etylen glicol. Khi đó X có tổng cộng (2x + y) mol etylten glicol. Số mol H2 thu được từ phản ứng với Na là 2,688/22,4 = 0,12. Etylen glicol (C2H6O2) sinh ra H2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 => 2x + y = 0,12. Như vậy X lại có 0,12 mol C6H10O2 và 0,12 mol C2H6O2 nên có thể quy đổi hai chất đó thành C4H8O2 tức là cùng công thức phân tử với cả metyl propionat và etyl axetat. Vậy có thể xem hỗn hợp X chỉ gồm các đồng phân có công thức phân tử C4H8O2 với tổng số mol là 24,2/88 = 0,275. Số mol CO2 và nước bằng nhau và bằng 0,275.4 = 1,1. Số mol O2 cần dùng là 0,275.5 = 1,375 => V = 1,375.22,4 = 30,8; V’ = 1,1.22,4 = 24,68; m = 1,1,18 = 19,8. Chọn đáp án C. Câu 31. Hỗn hợp X gồm một ancol A1, một axit cacboxylic A2 và một ester E tạo thành từ A1 và A2. Biết E là các chất trong X đều no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 18,704 lít khí oxi (đktc), thu được 13,888 lít khí CO2 (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 10,65 gam chất rắn khan. Nếu cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 952 ml khí hiđro (đktc). Công thức của ester E là A. CH3COOC2H5. B. CH3COOC3H7. C. C3H7COOC3H7. D. C3H7COOC2H5. ĐỀ TRƯỜNG NGÔ SĨ LIÊN LẦN 3 – 2016 Câu 49: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28 gam. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 50 B. 40 C. 45 D. 35 ĐỀ THI TRƯỜNG LẠI SƠN – 2016 Câu 41: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm -OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn vứi lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là A. 1,50. B. 2,98. C. 1,22. D. 1,24. Câu 43: Hỗn hợp T gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở, tạo bởi glyxin và alanin). Đun nóng m gam T trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được (m + 11,85) gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3 và hồn hợp Q gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Q vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 42,03 và còn lại 3,696 lít (đktc) một khí duy nhất. Phần trăm khối lượng của X trong T gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 54 B. 52 C. 55 D. 53 Câu 47: Hỗn hợp P gồm ancol A, axit cacboxylic B (đều no, đơn chức, mạch hở) và este C tạo ra từ A và B. Đốt cháy hoàn toàn m gam P cần dùng vừa đủ 0,36 mol O2, sinh ra 0,28 mol CO2. Cho m gam P trên vào 250 ml dung dịch NaOH 0,4 M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Q. Cô cạn dung dịch Q còn lại 7,36 gam chất rắn khan. Người ta cho thêm bột CaO và 0,96 gam NaOH vào 7,36 gam chất rắn khan trên rồi nung trong bình kín không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được a gam khí. Giá trị a gần nhất với A. 2,9 B. 2,1 C. 2,5 D. 1,7 ĐỀ TRƯỜNG ĐÔNG DU LẦN 2 – 2016 Câu 38: X là pentapeptit, Y là hexapeptit, đều mạch hở và đều được tạo thành từ một amino axit (no, hở, chỉ có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH trong phân tử). - Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 295,5 gam kết tủa, V lít khí N2 và khối lượng dung dịch sau hấp thụ giảm so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu là 205,2 gam. - Cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 98,9. B. 88,9. C. 99,9. D. 88,8. Câu 42: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic Y và một este Z (Y và Z đều mạch hở và có mạch C không phân nhánh). 0,275 mol X phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M (đun nóng), thu được hỗn hợp hai muối và hỗn hợp hai ancol. Đun nóng toàn bộ lượng ancol thu được ở trên với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 7,5 gam hỗn hợp 3 ete. Lấy toàn bộ lượng muối trên nung với vôi tôi xút (dư), thu được một khí duy nhất, khí này làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 44 gam brom, thu được dẫn xuất chứa 85,106% brom theo khối lượng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Z trong X là: A. 25,70 gam. B. 18,96 gam. C. 15,60 gam. D. 19,75 gam. ĐỀ TRƯỜNG VIỆT ĐỨC LẦN 4 – 2016 Câu 42: Thực hiện các thí nghiệm sau: TN 1 : Trộn 0,015 mol rượu no X với 0,02 mol rượu no Y rồi cho tác dụng hết với Na thì thu được 1,008 lít H2. TN 2 : Trộn 0,02 mol rượu X với 0,015 mol rượu Y rồi cho hợp tác dụng hết với Na thì thu được 0,952 lít H2.
Tài liệu đính kèm: