Trắc nghiệm Di truyền học tế bào

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1604Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Di truyền học tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trắc nghiệm Di truyền học tế bào
DTH TẾ BÀO
Câu 1: Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?
A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
B. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường.
C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường.
D. Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
Câu 2: Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta
thường sử dụng phương pháp gây đột biến
A. đa bội. 	B. mất đoạn.	C. dị bội.	D. chuyển đoạn.
Câu 3: Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá
trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ
tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là
A. 1/6.	B. 1/12.	C. 1/36.	D. 1/2.
Câu 4: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là
A. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn.	C. lặp đoạn và mất đoạn lớn.
B. mất đoạn lớn.	D. đảo đoạn.
Câu 5: Trong chọn giống cây trồng, hoá chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là
A. NMU. 	B. cônsixin. 	C. EMS. 	D. 5BU.
Câu 6: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể
tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến
A. lặp đoạn và mất đoạn.	C. chuyển đoạn và mất đoạn.
B. đảo đoạn và lặp đoạn.	D. chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 7: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là
A. 12.	B. 36.	C. 24.	D. 48.
Câu 8: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
	A. AABb, AaBB.	B. AABB, AABb.	C. AaBb, AABb.	D. aaBb, Aabb.
Câu 9: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là:
A. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.	B. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.
C. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.	D. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa.
Câu 10: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến
	A. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.	B. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.
	C. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể.	D. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 11: Thể đa bội lẻ
	A. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội.
	B. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1.
	C. không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
	D. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
Câu 12: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
	(1): ABCD.EFGH ® ABGFE.DCH
	(2): ABCD.EFGH ® AD.EFGBCH
	A. (1) : chuyển đọan không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
	B. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2) : chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
	C. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn không chứa tâm động.
	D. (1) : chuyển đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn chứa tâm động.
Câu 13: Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam:
	A. Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ.B. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3.
	C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao.	D. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông.
Câu 14: Thể song nhị bội
	A. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính
	B. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.
	C. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào
	D. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ
Câu 15: Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có hiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng ?
	A. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
	B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
	C. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
	D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
Câu 16: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là	A. 2.	B. 6.	C. 4.	D. 8.
Câu 18: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là
	A. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40.
	B. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.
	C. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
	D. Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
Câu 19: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
	(1) Bệnh phêninkêto niệu.	(2) Bệnh ung thư máu.	(3) Tật có túm lông ở vành tai.	
(4) Hội chứng Đao.	(5) Hội chứng Tơcnơ.	(6) Bệnh máu khó đông.
	Bệnh tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:
	A. (1), (2), (5).	B. (3), (4), (5), (6).	C. (1), (2), (4), (6).	D. (2), (3), (4), (6).
Câu 20: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là	A. 80.	B. 20.	C. 22.	D. 44.
Câu 21: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 22: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là :	A. 21	B. 14	C. 42	D. 7
Câu 23: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?
	A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.
	B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.
	C. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.
	D. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
Câu 24: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là
	A. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng	B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
	C. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng	D. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
Câu 25: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
	A. ABb và A hoặc aBb và a	B. ABb và a hoặc aBb và A
	C. Abb và B hoặc ABB và b	D. ABB và abb hoặc AAB và aab
Câu 26: Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là
	A. 1x	B. 0,5x	C. 4x	D. 2x
Câu 27: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây hoa trắng này có thể là thể đột biến nào sau đây ?
	A. Thể không	B. Thể ba	C. Thể một	D. Thể bốn
Câu 28: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là 
	A. 2n + 2 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 2 - 1
	B. 2n + 1 + 1 và 2n - 1 - 1 hoặc 2n + 1 - 1 và 2n - 1 + 1
	C. 2n + 1 - 1 và 2n - 2 - 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 1 + 1
	D. 2n + 1 + 1 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 và 2n - 1 - 1
Câu 29: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Chọn ngẫu nhiên hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F2 là:
	A. 5 AAA : 1AAa : 5 Aaa : 1 aaa	B. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa
	C. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa	D. 1 AAA : 5 AAa : 1Aaa : 5 aaa
Câu 30: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau:
Nòi 1 :ABCDEFGHI ; nói 2: HEFBAGCDI; nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là:
	A. 1 à 3 à 4 à2	B. 1à 4 à 2 à 3	C. 1 à 3 à 2 à 4	D. 1 à 2 à 4 à 3
Câu 31: Khi nói về thể di đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
	B. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
	C. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
	D. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa.
Câu 32: Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
	A. Bệnh phêninkêto niệu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
	B. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu.
	C. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tớcnơ.
	D. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao.
Câu 33: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen di hợp, trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?	A. 128.	 B. 192.	C. 24.	D. 16.
Câu 34: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.
B, Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.
C.Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.
D.Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.
Câu 35: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ	A. 0,5%	B. 0,25%	C. 1%	D. 2%. 
Câu 36: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
AAAa x AAAa.	(2) Aaaa x Aaaa.	(3) AAaa x AAAa.	(4) AAaa x Aaaa.
Đáp án đúng là:	A(1), (4)	B. (2), (3)	C. (1), (2).	D. (3), (4).
Câu 37: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
	A. 24	B. 9	C. 18	D. 17. 
Câu 38: Đột biến cấu trúc NST là quá trình:
	A. Thay đổi thành phần prôtêin trong NST.	B. Phá huỷ mối liên kết giữa prôtêin và ADN.
	C. Thay đổi cấu trúc NST trên từng NST.	D. Biến đổi ADN tại một điểm nào đó trên NST.
Câu 39: Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là
	A. sự phân ly độc lập của các cặp NST, tổ hợp tự do của các NST trong phát sinh giao tử và kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh.
	B. tác nhân gây đột biến làm đứt gãy NST hoặc ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chéo giữa các crômatit. 
	C. do ảnh hưởng của các yếu tố nội môi hay của môi trường ngoài làm thay đổi bộ NST của loài.
	D. tác nhân gây đột biến tác động đến quá trình tự nhân đôi và phân ly của NST.
Câu 40: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là
	A. thể ba. 	B. thể ba kép. 	C. thể bốn. 	D. thể tứ bội
Câu 41: Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là: 
	A. Quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn. 
	B. Cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ. 
	C. Sự phân ly không bình thường của một hay nhiều cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào. 
	D. Quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn. 
Câu 42: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới
	A. một số cặp nhiễm sắc thể.	B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
	C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.	D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
Câu 43: Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau là
	A. thể lệch bội.	B. thể tự đa bội.	C. thể dị đa bội.	D. thể lưỡng bội.
Câu 44: Hạt phấn của loài A có n = 5 nhiễm sắc thể thụ phấn cho noãn của loài B có n= 7 nhiễm sắc thể. Cây lai dạng song nhị bội có số nhiễm săc thể là	A. 24.	B. 12.	C. 14.	D. 10. 
Câu 45: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là
	A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ.	B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.
	C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao.	D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.
Câu 46: Cơ chế nào dưới đây tạo thể ba nhiễm?
	A. giao tử thừa nhiễm kết hợp với giao tử bình thường.	B. hai giao tử bình thường kết hợp với nhau.	
	C. hai giao tử thừa nhiễm kết hợp với nhau..	D. giao tử khuyết nhiễm kết hợp với giao tử bình thường.
Câu 47: Ở người, bộ nhiễm sắc thể 2n = 46. Người mắc hội chứng Tơcnơ có bộ nhiễm sắc thể gồm 45 chiếc được gọi là 
	A. thể đa nhiễm. 	B. thể khuyết nhiễm. 	C. thể ba nhiễm. 	D. thể một nhiễm.
Câu 48: Đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền;
	A. Chuyển đoạn tương hỗ.	B. Mất đoạn và lặp đoạn.	
	C. Đảo đoạn và chuyển đoạn.	D. Lặp đoạn và chuyển đoạn.
Câu 49: Người bị bệnh Đao có bộ NST ?
	A. 2n = 48.	B. 2n = 47 (cặp NST thứ 21 gồm 3 chiếc).
	C. 2n = 47 (cặp NST giới tính gồm 3 chiếc).	D. 2n = 45.
Câu 50: Ở lúa Đại mạch, con người đã sử dụng đột biến nào để làm tăng hoạt tính của enzim amylaza, có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia?
	A. Mất đoạn.	B. Chuyển đoạn.	C. Lặp đoạn.	D. Đảo đoạn.
Câu 51: Cơ chế gây đột biến đảo đoạn là 
	A. đoạn đứt gắn vào vị trí mới.	B. đoạn đứt bị tiêu biến.
	C. đoạn đứt quay 1800 gắn vào vị trí cũ.	D. đoạn đứt gắn vào NST khác.
Câu 52: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?
	A. Đột biến gen.	B. Mất đoạn nhỏ.	C. Chuyển đoạn nhỏ.	D. Đột biến lệch bội.
Câu 53: Một đoạn NST bình thường có trình tự các gen như sau: ABCDE*FGH (dấu * biểu hiện cho tâm động), một đột biến xảy ra làm NST có trình tự các gen: ABCDE*HGF, dạng đột biến đã xảy ra là
	A. đảo đoạn ngoài tâm động	B. đảo đoạn có chứa tâm động
	C. chuyển đoạn tương hỗ	D. chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 54: Trên một cánh của nhiễm sắc thể gồm các gen được kí hiệu : ABCDEFGH. Sau đột biến, trình tự các gen là ABCFEDGH. Đột biến trên thuộc dạng
	A. chuyển đoạn tương hỗ.	B. lặp đoạn.
	C. chuyển đoạn không tương hỗ	D. đảo đoạn
Câu 55: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? 1. AAAA ; 2. AAAa ; 3. AAaa ; 4. Aaaa ; 5. aaaa
	A. 2, 4, 5. 	B. 1, 2, 3. 	C. 1, 3, 5. 	D. 1, 2, 4.
Câu 56: Do tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit đồng dạng trong kỳ trước lần phân bào 1 giảm phân, tạo nên các đột biến cấu trúc thuộc dạng:
	A. mất đoạn và đảo đoạn. 	B. mất đoạn và chuyển đoạn. 
	C. mất đoạn và lặp đoạn. 	D. đảo đoạn và chuyển đoạn.
Câu 57: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là:
	A. lặp đoạn, chuyển đoạn.	B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
	C. mất đoạn, chuyển đoạn.	D. chuyển đoạn.
Câu 58: Điểm khác nhau giữa đột biến tự đa bội với đột biến dị đa bội?
	A. Số lượng NST của loài nào nhiều hơn.	B. Kết quả là đa bội chẵn hay đa bội lẻ.	
	C. Phương pháp gây đa bội.	D. Bộ NST đa bội của một loài hay hai loài khác nhau.
Câu 59: Đột biến cấu trúc NST ít ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể sinh vật thuộc dạng
	A. Đảo vị trí hoặc mất đoạn.	B. Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc lặp đoạn.
	C. Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc đảo đoạn.	D. Đảo đoạn hoặc chuyển đoạn không tương đồng.
Câu 60: Dạng đột biến cấu trúc NST nào không làm thay đổi kích thước NST, nhóm gen liên kết nhưng làm thay đổi trật tự phân bố của các gen trên NST.
	A. Mất đoạn.	B. Đảo đoạn.	C. Chuyển đoạn.	D. Lặp đoạn.
Câu 61: Các hiện tượng dẫn đến sự thay đổi vị trí gen trong phạm vi một cặp nhiễm sắc thể thuộc
	A. lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn, tiếp hợp và trao đổi đoạn trong giảm phân.
	B. đảo đoạn, mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn.
	C. lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
	D. chuyển đoạn, đảo đoạn, tiếp hợp và trao đổi đoạn trong giảm phân.
Câu 62: Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính XA Xa . Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là: 
	A. XAXa , XaXa, XA, Xa, O. 	B. XAXA, XAXa, XA, Xa, O. 
	C. XAXA, XaXa, XA, Xa, O. 	D. XAXa, O, XA, XAXA. 
Câu 63: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ
	A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến.
	B. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
	C. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến. 	 
	D. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến.
Câu 64: Từ hai NST có cấu trúc A*BCDFGH và M*NOPQRS đã tạo nên hai NST có cấu trúc A*BCDQRS và M*NOPFGH: 
	A. chuyển đoạn không tương hỗ. 	B. chuyển đoạn tương hỗ. 
	C. tiếp hợp và trao đổi chéo không cân. 	D. tiếp hợp và trao đổi chéo cân.
Câu 65: Tiến hành đa bội hóa các tế bào sinh dưỡng của một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). Theo lí thuyết, có thể thu được những loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể là: 
	A. 6n, 8n. 	B. 4n, 6n. 	C. 4n, 8n. 	D. 3n, 4n.
Câu 66: Vì sao thể đa bội thường hiếm gặp ở động vật?
	A. Vì quá trình nguyên phân luôn diễn ra bình thường. 	
	B. Vì quá trình giảm phân luôn diễn ra bình thường. 	
	C. Vì quá trình thụ tinh luôn diễn ra giữa các giao tử bình thường. 	
	D. Vì cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng tới sinh sản.
Câu 67: Loài sinh vật có 2n = 26. Một tế bào sinh dưỡng của thể khuyết nhiễm kép có bao nhiêu NST?
	A. 22.	B. 24.	C. 25.	D. 27. 
Câu 68: Tế bào sinh dưỡng của thể có 9 NST đơn. Giải thích nào dưới đây là không đúng?
	A. Thể đó có thể là thể ba nhiễm.	B. Thể đó có thể là thể một nhiễm.
	C. Thể đó có thể là thể khuyết nhiễm hoặc thừa nhiễm.	D. Thể đó thường bất thụ.
Câu 69: Rối loạn trong sự phân ly toàn bộ NST trong quá trình nguyên phân từ tế bào có 2n = 14 làm xuất hiện thể : 	A. 4n = 28	B. 3n = 21	C. 2n + 1 = 15 	D. 2n – 1 = 13	
Câu 70: Ruồi giấm 2n = 8. Số lượng NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng của thể ba nhiễm kép là bao nhiêu?	A. 9.	B. 4.	C. 6.	D. 10.
Câu 71: Một người mang bộ NST có 45 NST trong đó chỉ có 1 NST giới tính X, người này là:
	A. Nữ mắc hội chứng Tớcnơ 	B. Nữ mắc hội chứng Claiphentơ
	C. Nam mắc hội chứng Tớcnơ	D. Nam mắc hội chứng Claiphentơ
Câu 72: Dạng đột biến dị bội nào sau đây thuộc thể ba nhiễm?
	A. 2n - 2.	B. 2n + 1.	C. 2n + 2.	D. 2n – 1.
Câu 73: Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bội so với thể lưỡng bội ?
	A. Có sức chống chịu tốt hơn.	B. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn.	
	C. Sinh trưởng và phát triển tốt hơn.	D. Độ hữu thụ lớn hơn.
Câu 74: Cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng. Số loại thể một nhiểm kép có thể có là:
	A. 10	B. 14	C. 66	D.48
Câu 75: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là
	A. 12. 	B. 24. 	C. 25. 	D. 23.
Câu 76: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng thừa 2 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là
	A. thể bốn.	B. thể ba kép. 	C. thể ba.	D. thể tứ bội
Câu 77: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là
	A. thể ba. 	B. thể ba kép. 	C. thể bốn kép. 	D. thể tứ bội
Câu 78: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng 
	A. thể không. 	B. thể một kép. 	C. thể một. 	D. thể ba.
Câu 79: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau:
	1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n
	2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n
	3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
	4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội
	5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
	A. 5 → 1 → 4	B. 4 → 3 → 1	C. 3 → 1 → 4	D. 1 → 3 → 4
Câu 80: Ở cà chua, gen A quy định tính trạngquả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạngquả màu vàng. Lai những cây cà chua tứ bội với nhau (F1), thu được thế hệ lai (F2) phân li theo tỉ lệ 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. Cho biết quá trình giảm phân hình thành giao tử 2n diễn ra bình thường. Kiểu gen của F1 là 
	A. AAAa x AAAa. 	 B. AAaa x AAaa. 	C. Aaaa x Aaaa. 	D. AAAa x Aaaa.
Câu 81: Cho thể tứ bội BBbb giao phấn với nhau, tỷ lệ kiểu gen BBbb xuất hiện chiếm bao nhiêu?
	A. 25%.	B. 30%.	C. 50%.	D. 75%.
Câu 82: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định thân thấp. Cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
	A. 35 cao: 1 thấp.	B. 5 cao: 1 thấp.	C. 3 cao: 1 thấp.	D. 11 cao: 1 thấp.
Câu 83: Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là
	A. 11 đỏ: 1 vàng.	B. 5 đỏ: 1 vàng.	C. 1 đỏ: 1 vàng.	D. 3 đỏ: 1 vàng.
Câu 84: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây cà chua tứ bội có kiểugen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa. Cho biết các cây tứ bội giảm phân đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
	A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.	B. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
	C. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.	D. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
Câu 85: Cho phép lai Aaa thụ phấn với cây Aaa. Nếu hạt phấn lưỡng bội không có khả năng thụ tinh thì kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ:	A. 1/8.	B. 1/3.	C. 1/12.	D. 1/16.
Câu 86: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạngquả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn quả vàng. Cây tứ bội giảm phân đều cho giao tử 2n. Cho cây có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây có kiểu gen AAaa, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là
	A. 1AAAA: 8AAAa: 18AAaa: 8Aaaa:1aaaa	B. 1AAAa: 4AAaa: 1Aaaa
	C. 1AAAA: 5AAaa: 5Aaaa: 1aaa	D. 1AAAa: 5AAaa: 5Aaaa: 1aaaa
Câu 87: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
	A. AaBbDDdEe và AaBbdEe. 	B. AaBbDddEe và AaBbDEe.
	C. AaBbDDddEe và AaBbEe. 	D. AaBbDddEe và AaBbdEe.
Câu 88: Ở người có sự chuyển đoạn tương hỗ xẩy ra giữa NST số 13 và NST số 18. Tế bào giảm phân sinh giao tử sẽ có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau về nguồn gốc bố mẹ của 2 cặp NST này.
A. 8	B. 16	C. 20 	D. 24
Câu 89: Nếu sản phẩm giảm phân của một tế bào sinh giao tử gồm 3 loại (n); (n+1); (n-1) và từ đó sinh ra một người con bị hội chứng siêu nữ thì chứng tỏ đã xảy ra sự rối loạn phân ly của 1 cặp NST ở
A. giảm phân I của bố hoặc giảm phân II của mẹ.	B. giảm phân I của mẹ hoặc giảm phân II của bố.
C. giảm phân I của mẹ hoặc bố.	D. giảm phân II của mẹ hoặc bố.
Câu 90: Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường để tạo tinh trùng, theo lý thuyết số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 2.	B. 16.	C. 4.	D. 8.
Một loài thực vật xét 4 cặp NST được ký hiệu là (A,a) ; (B,b); (D,d); (E,e). 
Câu 91: Cây nào sau đây là cây thuộc thể 3 nhiễm kép?
A. AAaBbbDDdEee.	B. AaBbbDdEEe.	C. AAaaBBbbDDddEe.	D. AaBBBbbbDdEe.
Câu 92: Cho rằng các cặp NST vẫn phân li trong giảm phân, về mặt lý thuyết thì cây nào sau đây tạo ra giao tử bị đột biến với tỉ lệ 3/4?
(1): AaaBbdEe ; (2): AaBbDdEEe ; (3): AAaBDdEee ; (4): AaBbbDDdEe ; (5): ABBbDddEe
Câu trả lời đúng là tổ hợp các cây:
A. (2), (3).	B. (1), (2), (5).	C. (1), (4). 	D. (2), (4), (5).
Câu 93: Một thể lục bội có KG AAAaaa, quá trình giảm phân cho bao nhiêu tổ hợp giao tử:
A.3	B.6	C.20	D.60
Câu 94: Trong cơ quan sinh sản của 1 loài động vật,tại vùng sinh sản có 5 tế bào sinh dục trong cùng 1 thời gian phân chia liên tiếp môi trường nội bào cung cấp 702 NST đơn.Các tế bào con sinh ra chuyển qua vùng chín giảm phân và đòi hỏi môi trường cung cấp thêm nguyên liệu tương đương 832 NST đơn để hình thành nên 128 giao tử.Bộ NST và giới tính của loài là:
A.2n=8,cái	B.2n=52,cái	C.2n=24,đực	D.2n=26,đực
Câu 95: Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaXBY tiến hành giảm phân hình thành giao tử, trong đó ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường. Nếu giảm phân II diễn ra bình thường thì kết thúc quá trình này sẽ tạo ra số loại giao tử tối đa là:	A. 8	B. 4	C. 16	D. 6
Câu 96: Cơ thể đực ở một loài khi giảm phân đã tạo tối đa 512 loại giao tử, biết rằng trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST tương đồng xảy ra trao đổi chéo tại một chỗ, cặp NST giới tính bị rối loạn giảm phân I . Bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu?	A. 2n = 12
Câu 97: Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AB/abXDY, khi giảm phân bình thường (có xảy ra hoán vị gen ở kì đầu giảm phân I) thực tế cho mấy loại trứng?
	A. 4 loại trứng.	B. 8 loại trứng.	 C. 1 loại trứng.	 D. 2 loại trứng.
Câu 98 Tại vùng chín của một cơ thể đực có kiểu gen AaBbCcDE/de tiến hành giảm phân hình thành giao tử. Biết quá trình giảm phân xảy ra bình thường và có 1/3 số tế bào xảy ra hoán vị gen. Theo lý thuyết số lượng tế bào sinh dục chín tối thiểu tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa mang các gen trên là
	A. 8.	B.16.	C.32.	D. 12.
Câu 99. Xét 1 cơ thể ruồi giấm đực có kiểu gen là AB/ab. Trong trường hợp giảm phân bình thường thường có thể cho ra tối đa số loại giao tử là:
A. 1 loại	B. 2 loại.	C. 4 loại.	D. 8 loại.
Câu 100: Xét 1 cơ thể ruồi giấm cái có kiểu gen là Ab/aB. Trong trường hợp giảm phân bình thường có thể cho ra tối đa số loại giao tử là:
	A. 1 loại.	B. 2 loại. 	C. 4 loại	D. 8 loại.
Câu 101: Ở 1 loài:cơ thể cái có 1 cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm,còn cơ thể dực giảm phân bình thường.Qua thụ tinh tạo ra đc 512 kiểu tổ hợp.Biết loài có bộ NST gồm các cặp có cấu trúc NST khác nhau.Bộ NST của loài là:
A.2n=10	B.2n=14	C.2n=46	D2n=8	
Câu 102: Ở giới cái một loài động vật (2n = 24), trong đó bốn cặp NST đồng dạng có cấu trúc giống nhau, giảm phân có trao đổi chéo đơn xảy ra ở 2 cặp NST, số loại giao tử tối đa là
A. 16384.	B. 16.	C. 1024.	D. 4096.
Câu 103: Cho 3 tế bào có cùng kiểu gen AaBBCcDd cùng giảm phân hình thành giao tử.Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất là:
A.1 và 8	B.1 và 6	C.2 và 6	D.6 và 8
Câu 104: Ở một loài sinh vật có bộ NST 2n = 24.Trong bộ nhiễm sắc thể của cá thể này có 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng chỉ chứa toàn các cặp gen đồng hợp, 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng chỉ chứa 1 cặp gen dị hợp có trao đổi đoạn tại 2 điểm và 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa nhiều cặp gen dị hợp có trao đổi đoạn tại 1 điểm trong quá trình giảm phân. Các cặp nhiễm sắc thể tương đồng còn lại đều chứa nhiều cặp gen dị hợp nhưng trong giảm phân không xảy ra trao đổi đoạn. Nếu không xảy ra đột biến thì khả năng tối đa cá thể này có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử.( Chắc muốn hỏi các loại gt khác nhau về KG)
A. 2048	B. 8192	C. 4096	D. 6144
Câu 105: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết , kiểu gen nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%?	A. AAaa. B. Aaaa. C. AAAa. D. aaaa
Câu 106: Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li bất thường ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo ra loại giao tử nào:
	A. XY và O. B. X, Y, XY và O C. XY, XX, YY và O.	D. X, Y, XX, YY, XY và O.
Câu 107 : Bộ NST lưỡng bội của 1 loài là 2n = 8. Trong quá trình GF tạo giao tử, vào kỳ đầu của GF1 có m

Tài liệu đính kèm:

  • docDI_TRUYEN_TE_BAO_CAN_CHO_NHUNG_AI_YEU_TE_BAO.doc