Đề thi thử môn Sinh học - Chuyên KHTN Hà Nội

pdf 15 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Sinh học - Chuyên KHTN Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử môn Sinh học - Chuyên KHTN Hà Nội
THI THỬ CÙNG CHUYÊN KHTN HÀ NỘI 
Đề chính thức 
ĐỀ THI THỬ MÔN SINH HỌC - ĐỀ SỐ 01 
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian đọc đề) 
Câu 1 (1 điểm) 
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy 
định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, 
hoa trắng thu được 400 cây F1 gồm 139 cây thân cao, hoa trắng; 141 cây thân thấp, hoa đỏ; 28 cây thân 
cao, hoa đỏ và 32 cây thân thấp, hoa trắng. Các cây bố, mẹ trong phép lai trên có kiểu gen là 
A. AaBb X aabb 
B. AaBB X aabbC. 
C. AB//ab X ab//ab 
D. Ab//aB X ab//ab 
Câu 2 (1 điểm) 
Ở một loài thực vật, gen quy định chiều cao cây và gen quy định hình dạng quả nằm trong cùng một 
nhóm liên kết, trong đó alen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp; alen B 
quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Người ta lấy hạt phấn của cây dị hợp tử 
về 2 gen trên thụ phấn cho cây thân cao, quả dài và thu được đời con gồm 450 cây thân cao, quả dài, 300 
cây thân cao, quả tròn, 200 cây thân thấp, quả tròn và 50 cây thân thấp, quả dài. Tần số hoán vị giữa hai 
gen trên là 
A. 10% 
B. 24% 
C. 20% 
D. 12% 
Câu 3 (1 điểm) 
Các loài sinh vật đều sử dụng 4 loại nucleotit là A, T, G, X để cấu tạo nên vật chất di truyền của chúng 
nhưng vật chất di truyền của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Những lý do nào có thể giải thích được cho 
tính đa dạng về vật chất di truyền đó ở các loài sinh vật? 
1. Chúng sử dụng số lượng số cặp A-T và G-X khác nhau. 
2. Các loài sinh vật nhân thật sử dụng nhiều cặp A-T hơn G-X. 
3. Trình tự xắp xếp các cặp nucleotit trên các phân tử ADN của chúng khác nhau. 
4. Gen của các sinh vật nhân sơ không có intron 
1,3 
1,2 
1,2,3,4 
3,4 
Câu 4 (1 điểm) 
Người có 46 NST. Nếu không có trao đổi chéo xảy ra ở bất kỳ cặp NST tương đồng nào thì số kiểu giao 
tử và số tổ hợp giao tử được tạo thành là: 
A. 23 kiểu giao tử và 46 tổ hợp giao tử. 
B. 223 kiểu giao tử và 246 tổ hợp giao tử. 
C. 223 kiểu giao tử và 46 tổ hợp giao tử 
D. 23 kiểu giao tử và 246 tổ hợp giao tử 
Câu 5 (1 điểm) 
Hai tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen AB//ab giảm phân tạo tinh trùng. Trao đổi chéo giữa hai gen xảy 
ra ở một trong hai tế bào đó. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ 
từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là : 
A. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen. 
B. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. 
C. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 3 : 3. 
D. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen. 
Câu 6 (1 điểm) 
Các cá thể của hai quần thể thực vật thụ phấn chéo liền kề nhau (gọi là quần thể A và B) đều có 24 NST. 
Người ta lai chúng với nhau và thu được con lai. Phân tích tiêu bản NST quá trình giảm phân của con lai 
cho thấy 4 NST của quần thể A tiếp hợp với 4 NST của quần thể B; các NST còn lại không tiếp hợp. Con 
lai nói trên 
A. có khả năng sinh sản hữu tính. 
B. sinh được tế bào trứng nhưng không sinh được hạt phấ 
C. sinh được hạt phấn nhưng không sinh được tế bào trứng. 
D. không sinh được giao tử 
Câu 7 (1 điểm) 
Plasmit tái tổ hợp là 
A. Phân tử ADN được tạo ra nhờ kết hợp plasmit với một đoạn ADN thể nhận 
B. Phân tử ADN mạch kép, dạng vòng được tạo ra nhờ kết nối plasmit với đoạn ADN từ một nguồn khác không phải là vi khuẩn 
C. Phân tử ADN mạch kép, dạng vòng được tạo ra nhờ kết nối plasmit với đoạn ADN từ một sinh vật bất kỳ khác 
D. Phân tử ADN được tạo ra nhờ tái kết hợp ADN thể cho sau khi được xử lý bằng enzym giới hạn. 
Câu 8 (1 điểm) 
Nếu một loài thực vật tự thụ phấn có 4 cặp NST tương đồng (ký hiệu aaBbDDee) thì có thể tìm thấy bộ 
NST nào sau đây ở các tế bào lá của các cây con? 
1. aaBbDDee 
2. aaBBDDee 
3. AABbDdEe 
4. aabbDDee 
5. AaBBddEe 
A. 1,2,3,4 
B. 2,3,4,6 
 C. 1,2, 4 
D. 2,3,5 
Câu 9 (1 điểm) 
Đối với các gen liên kết X không có alen tương đồng trên Y, tần số hoán vị gen giữa hai gen A và B của 
phép lai XABX
a
b x X
A
BY thường được tính bằng: 
A. tỷ lệ cá thể đực có kiểu hình khác bố mẹ so với tổng số con đực ở đời con 
B. tỷ lệ cá thể cái có kiểu hình khác bố mẹ ở đời con so với toàn bộ đực cái đời con 
C. tỷ lệ kiểu hình khác bố mẹ ở giới cái so với tổng số cá thể đời con 
D. tỷ lệ kiểu hình giống bố mẹ ở đời con 
Câu 10 (1 điểm) 
Ở ruồi giấm, gen A quy định mắt nâu, gen B quy định mắt đỏ cờ nhưng kiểu gen A-B- lại cho kiểu hình 
mắt đỏ còn đồng hợp tử lặn về cả hai gen cho mắt trắng. Phép lai nào dưới đây cho tỷ lệ phân ly 3 đỏ : 3 
nâu: 1 đỏ cờ: 1 trắng? 
A. aaBb X AaBb 
B. AaBb X Aabb 
 C. AABB X AaBb 
 D. Aabb X Aab 
Câu 11 (1 điểm) 
Người ta tạo ra một đột biến đặc biệt ở ruồi giấm – đột biến “ngất” (chỉ cần một tiến động nhỏ là ruồi lăn 
ra bất tỉnh). Lai ruồi cái dễ ngất, thân xám với ruồi đực bình thường, thân đen, người ta thu được toàn bộ 
ruồi F1 có mầu xám nhưng chỉ có ruồi đực mới bị ngất. Biết rằng gen quy định mầu thân nằm trên NST 
thường và thân xám là tính trạng trội. Ruồi thân xám, dễ ngất ở F2 chiếm tỷ lệ: 
A.3/8 
B. 3/16 
 C. 1/4 
D. 5/8 
Câu 12 (1 điểm) 
Các nhà khoa học tiến hành tổng hợp nhân tạo phân tử mARN từ hỗn hợp hai loại ribonucleotit U và G 
với tỷ lệ G gấp hai lần U. Phân tử mARN được tạo ra có thể chứa bao nhiêu loại bộ ba ? Bộ ba nào chiếm 
tỷ lệ cao nhất và tỷ lệ đó là bao nhiêu ? 
A. 6 bộ ba ; bộ ba GUG chiếm tỷ lệ cao nhất là 8/27 
B. 8 bộ ba ; bộ ba GGG chiếm tỷ lệ cao nhất là 8/27 
C. 8 bộ ba ; bộ ba GGU chiếm tỷ lệ cao nhất là 6/27 
D. 16 bộ ba ; bộ ba UUG chiếm tỷ lệ cao nhất là 2/2 
Câu 13 (1 điểm) 
Ở một quần thể ruồi quả, gen A có 2 alen A và a. Các phép thử cho thấy 70% giao tử được tạo ra trong 
quần thể chứa alen A. Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng thì tỷ lệ ruồi dị hợp tử làỞ một quần thể ruồi 
quả, gen A có 2 alen A và a. Các phép thử cho thấy 70% giao tử được tạo ra trong quần thể chứa alen A. 
Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng thì tỷ lệ ruồi dị hợp tử l 
A. 0,7 
B. 0,49 
C. 0,2 
D. 0,4 
Câu 14 (1 điểm) 
Có thể nhận biết ngay được đột biến gen trội vì nó 
A. tạo ra những alen mới. 
B. biến đổi một hay một số nucleotit trong gen 
C. biến đổi cấu trúc của NST 
D. tạo nên những kiểu hình mới. 
Câu 15 (1 điểm) 
Có bao nhiêu loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trong số 5 loại dưới đây làm thay đổi hàm lượng ADN 
của tế bào? 
1. Chuyển đoạn tương hỗ. 
2. Chuyển đoạn không tương hỗ. 
3. Mất đoạn. 
4. Lặp đoạn. 
5. Đảo đoạn 
A. 3 
B. 2 
C.4 
D.5 
Câu 16 (1 điểm) 
Trên mARN, các bộ ba quy định các axit amin như sau: AUG: mêtiônin; UGG: triptôphan; AGU: sêrin; 
UUA: lơxin; AXG: trêonin. Trình tự nuclêôtit trên mạch khuôn của đoạn gen quy định tổng hợp đoạn 
phân tử prôtein có trình tự các axit amin Triptôphan – Mêtiônin – Lơxin – Sêrin – Lơxin là: 
A. 5’AXX TAX AAT TXA AAT3’ 
A. 5’AXX TAX AAT TXA AAT3’ 
C. 3’AXX TAX AAT TXA AAT5’ 
D. 3’AXX TAX TAT TXA AAT5’ 
Câu 17 (1 điểm) 
Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể 
ba này 
A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau 
B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau 
C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau 
D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau. 
Câu 18 (1 điểm) 
Gen A đột biến thành gen a. Khi hai gen cùng tự nhân đôi liên tiếp 6 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi 
trường nội bào cung cấp cho gen a ít hơn so với cho gen A là 252 nuclêôtit. Đột biến từ gen A thành a là 
loại đột biến: 
A. thêm 2 cặp nuclêôtit 
B. thay thế 2 cặp nuclêôtit 
C. mất 2 cặp nuclêôti 
D. mất 1 cặp nuclêôtit 
Câu 19 (1 điểm) 
Có bao nhiêu nhận định đúng về ổ sinh thái của các loài trong tự nhiên trong số bốn nhận định dưới đây? 
1. Hai loài luôn có có ổ sinh thái không trùng khít lên nhau. 
2. Hai loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì cạnh tranh càng lớn. 
3. Hai loài có ổ sinh thái không trùng nhau thì không cạnh tranh nhau. 
4. Có thể có hai loài luôn có ổ sinh thái trùng khít lên nhau. 
A. 1 
B. 2 
C. 3 
D. 4 
Câu 20 (1 điểm) 
Sau hai thế hệ tự thụ phấn, cá thể có kiểu gen Bb sẽ tạo ra số cá thể đời con thuần chủng về alen B chiếm 
tỷ lệ: 
A. 1/4 
B. 3/8 
C. 1/8 
D. 1/16 
Câu 21 (1 điểm) 
Một loài thực vật có 12 NST. Khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện một số thể đột biến 
có 14 NST. Thể đột biến đó có thể là 
1. thể ba nhiễm. 
2. thể bốn nhiễm. 
3. thể ba nhiễm kép. 
4. thể bốn nhiễm kép. 
5. thể một nhiễm 
A. 2 
B. 3 hoặc 5 
C. 1 hoặc 2 
D. 2 hoặc 3 
Câu 22 (1 điểm) 
Ở cà chua, tính trạng cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Một 
nhà chọn giống có hai giống thuần chủng cây cao, quả vàng và cây thấp quả đỏ. Từ hai giống thuần chủng 
đó, ông muốn chọn tạo các giống thuần chủng cây cao quả đỏ và cây thấp quả vàng. Giống nào sẽ được 
tạo ra dễ dàng và nhanh hơn? 
A. Giống cây cao quả đỏ 
B. Giống cây thấp quả vàng 
C. Không giống nào dễ tạo hơn giống nào 
D. Không thể tạo được hai giống đ 
Câu 23 (1 điểm) 
Cháu trai được di truyền các gen trên NST X từ ai? 
1. Bà nội 
2. Ông nội 
3. Ông ngoại 
4. Bà ngoại 
A. Ông nội hoặc bà nội 
B. Ông ngoại hoặc bà ngoại 
C. Ông nội hoặc bà ngoại 
D. Ông ngoại hoặc bà nội 
Câu 24 (1 điểm) 
Phát biểu nào dưới đây không đúng? 
A. Động vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. 
B. Động vật biến nhiệt có thể thay đổi nhiệt độ theo nhiệt độ môi trường 
C. Động vật được chia thành động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt 
D. Động vật có vú vùng bắc cực có bộ lông và lớp mỡ dưới da dầy 
Câu 25 (1 điểm) 
Phả hệ dưới đây thể hiện sự di truyền của hai bệnh mù màu và máu khó đông. Biết rằng hai bệnh này đều 
do gen lặn liên kết X quy định. 
Nếu gọi a là gen quy định bệnh máu khó đông, còn b là gen quy định bệnh mù màu thì người III-4 có 
kiểu gen: 
A. XABXaB 
B. XAbXAb 
C. XABXab 
D. XaBXAb 
Câu 26 (1 điểm) 
Mối quan hệ “tự tỉa thưa” ở sinh vật là mối quan hệ.. 
A. cạnh tranh khác loài 
B. hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài 
C. đối địch (hay cạnh trang cùng loài) 
D. ức chế cảm nhiễm 
Câu 27 (1 điểm) 
Gen A có hai alen A và a. Một quần thể giao phối có tổng số N cá thể, trong đó có N1 cá thể có kiểu gen 
AA, N2 cá thể có kiểu gen Aa, N3 cá thể có kiểu gen aa thì tần số alen a được tính bằng 
A. (1/2N2 + N3)/N 
B. N3 + 1/2N 
C. (N1 + N3)/N 
D. 1/2N3 + N2 
Câu 28 (1 điểm) 
Một quần thể thực vật giao phấn chéo gồm 60 cá thể có kiểu gen AA và 40 cá thể có kiểu gen aa. Với 
những điều kiện nghiệm đúng của quy luật Hacđi-Vanbec thì sau năm thế hệ, quần thể có thành phần kiểu 
gen là: 
A. 0,69AA : 0,31aa 
B. 0,4761AA : 0,4278 Aa : 0,0961aa 
C. 0,36AA : 0,48 Aa : 16aa 
D. 0,36AA : 0,48 Aa : 16aa 
Câu 29 (1 điểm) 
Lai hai cá thể dị hợp tử về 4 gen phân ly độc lập, mỗi gen có hai alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Số 
loại kiểu hình khác bố mẹ ở đời con 
A. 8 
B. 15 
C. 11 
D. 27 
Câu 30 (1 điểm) 
Chọn lọc tự nhiên được coi là nhân tố chính quy định nhịp điệu và chiều hướng tiến hoá vì: 
A. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số gen 
B. Chọn lọc tự nhiên tác động liên tục, qua thời gian dài và kiên định theo một hướng 
B. Chọn lọc tự nhiên tác động liên tục, qua thời gian dài và kiên định theo một hướng 
D. Chọn lọc tự nhiên loại bỏ tất cả các alen đột biến 
Câu 31 (1 điểm) 
Theo Lamac, nguyên nhân dẫn đến quá trình tiến hóa là: 
A. sự tích lũy các biến dị có lợi đào thải các biến dị có hại dưới tác động của ngoại cảnh 
B. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vậ 
C. do tập quán hoạt động ở động vật hoặc do ngoại cảnh thay đổi 
C. do tập quán hoạt động ở động vật hoặc do ngoại cảnh thay đổi 
Câu 32 (1 điểm) 
Sự đa dạng di truyền của các quần thể tự nhiên có ý nghĩa gì đối với tiến hoá? 
A. Đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của các kiểu hình trong quần thể 
B. Giải thích tại sao các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so với các thể đồng hợp 
C. Giải thích tại sao các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so với các thể đồng hợp 
D. Giải thích vai trò của quá trình giao phối trong việc tạo ra vô số biến dị tổ hợp dẫn tới sự đa dạng về kiểu gen 
Câu 33 (1 điểm) 
Trong nông nghiệp, người nông dân luôn sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ cây trồng. Giả sử rằng gen quy 
định tính kháng thuốc của sâu có hai alen là A và a. Năm 2000, kết quả điều tra một quần thể sâu hại rau 
ở một xã thuộc ngoại thành Hà nội cho thấy quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,40 AA + 0,40 Aa + 
0,20 aa. Năm 2005, khi điều tra lại quần thể này, người ta thấy thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi 
như sau: 0,50 AA + 0,40 Aa + 0,10 aa. Nhận xét nào dưới đây đúng với sự biến đổi tần số các alen và kiểu 
gen của gen kháng thuốc trong quần thể sâu hại rau trên? 
A. Alen trội A giúp cho sâu hại chịu đựng tốt hơn với thuốc nên tần số của nó tăng lên trong quần thể 
B. Alen a giúp cho sâu hại chịu đựng tốt hơn với thuốc nên tần số của nó tăng lên trong quần thể 
C. Kiểu gen Aa giúp cho sâu hại chịu đựng tốt hơn với thuốc nên tần số của nó tăng lên trong quần th 
D. Tần số các alen không thay đổi 
Câu 34 (1 điểm) 
Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội là phương thức phổ biến ở: 
A. Thực vật thụ phấn chéo 
B. Động vật bậc thấp 
C. Thực vật tự thụ phấn 
D. Bò sát 
Câu 35 (1 điểm) 
Có mấy nhận xét đúng trong số 4 nhận xét dưới đây về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hóa hóa 
học? 
1. Trong khí quyển nguyên thủy của quả đất chưa có oxi và nitơ. 
2. Do tác động của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp 
chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêotit. 
3. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hóa học mới chỉ là giả thuyết chưa được 
chứng minh bằng thực nghiệm. 
4. Các hợp chất hữu cơ càng phức tạp sẽ càng nặng, theo các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm thời 
kỳ đó mà rơi xuống biển 
A. 1 
B. 2 
C. 3 
D. 4 
Câu 36 (1 điểm) 
Một nhiễm sắc thể của cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2 ở chuột mang đột biến mất đoạn, còn một chiếc 
của cặp nhiễm sắc thể số 3 mang đảo đoạn. Giả sử quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không có 
trao đổi chéo xảy ra thì tỷ lệ loại tinh trùng mang cả hai đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trên là bao 
nhiêu? 
A. 1/2 
B. 1/8 
C. 1/4 
D. không có 
Câu 37 (1 điểm) 
Nhận xét nào trong số 4 nhận xét dưới đây về những tính chất cơ bản của quần xã sinh vật là đúng? 
1. Mỗi quần xã có một vài quần thể ưu thế 
2. Mỗi quần xã có một quần thể đặc trưng 
3. Các quần xã có độ đa dạng khác nhau 
4. Các quần xã sinh vật ở Bắc cực đa dạng hơn ở vùng nhiệt đới 
A. 1,2 
B. 1,2,3 
C. 2,3 
D. 1,2,3,4 
Câu 38 (1 điểm) 
Một người đàn ông da có vẩy sừng lấy một người phụ nữ bình thường, sinh được bốn cô con gái đều bị 
bệnh da có vẩy sừng và ba cậu con trai da bình thường. Các con trai họ đều lấy vợ da bình thường và các 
cháu nội đều có da bình thường. Một trong số các cô con gái của họ lấy chồng có da bình thường và sinh 
được năm cháu ngoại, trong đó hai cháu gái da có vẩy, một cháu gái da bình thường, một cháu trai da có 
vẩy và một cháu trai da bình thường. Bệnh da có vẩy sừng di truyền theo quy luật nào 
A. gen trội liên kết Y quy định 
B. gen lặn liên kết X quy định 
C. gen trội trên nhiễm sắc thể thường quy định 
D.gen trội liên kết X quy địn 
Câu 39 (1 điểm) 
Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái? 
A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ 
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. 
C. Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ 
C. Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ 
Câu 40 (1 điểm) 
Phát biểu nào dưới đây là đúng về quan hệ giữa loài người và các loài thuộc bộ linh trưởng? 
A. Người có nguồn gốc từ tinh tinh. 
B. Người có nguồn gốc từ đười ươi 
C. Người và các loài thuộc bộ linh trưởng có cùng tổ tiên 
D. Người có nguồn gốc từ vượn gôrila 
Câu 41 (1 điểm) 
Ếch nhái ngủ đông là cơ chế để: 
A. Tiết kiệm thức ăn 
B. Tìm nơi ở mớ 
C. Thích nghi với môi trường 
D. Chuẩn bị cho mùa sinh sản tiếp sau 
Câu 42 (1 điểm) 
Mô hình chuỗi xoắn kép ADN không trực tiếp giải thích được tính chất nào của ADN với vai trò là chất 
mang thông tin di truyền? 
1. Khả năng nhân đôi chính xác. 
2. Tính đa dạng của vật chất di truyền. 
3. Mang thông tin di truyền được mã hóa bằng mã bộ ba. 
4. Khả năng bị đột biến 
A. 1,2,3 
B. 2,3,4 
C. 3,4 
D. 2,4 
Câu 43 (1 điểm) 
Các nhà khoa học chọn tạo được hai dòng ruồi giấm thuần chủng, một dòng mắt nâu và một dòng mắt đỏ 
cờ. Khi lai hai dòng ruồi đó với nhau, người ta thu được toàn bộ ruồi F1 có mắt đỏ. Lai phân tích ruồi F1, 
người ta thu được thế hệ ruồi con gồm: 49 ruồi mắt đỏ, 50 ruồi mắt nâu, 51 ruồi mắt đỏ cờ và 50 ruồi mắt 
trắng. Từ kết quả phép lai trên có thể rút ra kết luận nào về quy luật di truyền màu mắt ở ruồi giấm? 
A. Tính trạng được quy định bởi hai gen phân ly độc lập, tương tác bổ trợ cho tỷ lệ phân ly 9:3:3:1 ở F2 
B. Tính trạng được quy định bởi hai gen phân ly độc lập, tương tác bổ trợ cho tỷ lệ phân ly 9:6:1 ở F2. 
C. Tính trạng được quy định bởi hai gen phân ly độc lập, tương tác bổ trợ cho tỷ lệ phân ly 9:6:1 ở F2 
D. Tính trạng được quy định bởi hai gen phân ly độc lập, tương tác át chế lặn cho tỷ lệ phân ly 9:3;4 ở F2 
Câu 44 (1 điểm) 
Nhận định nào dưới đây là sai về quá trình đột biến đối với tiến hóa? 
A. Phần lớn các đột biến gen tự nhiên là trung tính hoặc có hại cho sinh vật. 
B. Đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn 
C. Khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó 
D. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen 
Câu 45 (1 điểm) 
Loài chim sẽ ngô mở rộng khu vực phân bố sang các vùng địa lý khác nhau. Sau một thời gian dài những 
con chim ở vùng giáp ranh giữa hai khu vực địa lý thường không giao phối với nhau nữa. Để khẳng định 
chúng đã phân hoá thành các loài mới, cần phải làm gì? 
A. Chúng không giao phối đủ chứng tỏ chúng đã là hai loài mới 
B. Làm tiểu bản bộ NST. Nếu các bộ NST khác nhau thì đó là hai loài mới 
C.. Chúng phân bố ở hai khu vực địa lý khác nhau; điều đó đủ để kết luận đó là hai loài mới. 
D. Cho giao phối cưỡng bức. Nếu không giao phối hoặc giao phối được nhưng sinh con bất thụ thì đó là hai loài mới 
Câu 46 (1 điểm) 
Sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân bao gồm: 
1. Xảy ra trên cùng 1 loại tế bào. 
2. Có sự nhân đôi của nhiễm sắc thể tạo thành nhiễm sắc thể kép. 
3. Diễn ra qua các kì tương tự. 
4. Hình thái của nhiễm sắc thể đều biến đổi qua các kì phân bào. 
5. Đều tạo ra các tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ 
A. 1,2,3,4,5 
B. 2,3,4 
C. 1,2,3 
D. 3,4,5 
Câu 47 (1 điểm) 
Ở người, màu tóc do gen trên nhiễm sắc thể thường quy định; màu tóc vàng do alen lặn r quy định, alen 
trội R quy định tóc nâu. Một cặp vợ chồng có hai con, một trai và một gái. Cha mẹ và con trai đều tóc 
nâu, con gái tóc vàng. Người con trai cưới cô vợ tóc màu nâu. Họ sinh ba con (một gái và hai trai) đều có 
tóc màu vàng. Người con dâu có kiểu ge 
A. RR 
B. Rr 
C. rr 
D. không xác định được 
Câu 48 (1 điểm) 
Ở cây đậu Hà lan, alen quy định hạt trơn (S) trội hoàn toàn so với alen quy định hạt nhăn (s). Nếu alen 
quy định cây cao (T) trội không hoàn toàn so với alen quy định cây thấp (t) thì tỷ lệ phân ly kiểu hình ở 
đời con trong phép lai cây đậu hạt trơn, cây thấp (kiểu gen SStt) với cây đậu hạt nhăn, cây cao (kiểu gen 
ssTT) là 
A. Tất cả các cây con đều hạt trơn, cây cao 
B. 1/2 hạt trơn, cây cao trung bình; 1/2 hạt trơn, cây cao 
C. Tất cả các cây con đều hạt trơn, cây thấp 
D. Tất cả các cây con đều hạt trơn và có chiều cao trung bình. 
Câu 49 (1 điểm) 
Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái? 
A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc 
do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. 
B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. 
C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống 
D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường 
Câu 50 (1 điểm) 
Loại đột biến nào được chú trọng khai thác để nâng cao sản lượng của các giống cây trồng lấy thân, củ, 
quả? 
A. Dị bội thể 
B. Đa bội thể 
C. Chuyển đoạn NST 
D. Đột biến gen 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_thi_thu_mon_sinh_chuyen_KHKT_Ha_Noi.pdf