Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học

doc 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học
Câu 1: Trong mô hình cấu trúc của Operon Lac , trình tự cấu trúc nào sau đây đúng ?
A. Gen điều hòa à vùng khởi động à vùng vận hành à cụm gen cấu trúc 
B.Gen điều hòa à vùng vận hành à vùng khởi động à cụm gen cấu trúc 
C.Vùng khởi động à vùng vận hành à gen điều hòa à cụm gen cấu trúc 
D.Vùng khởi động à gen điều hòa à vùng vận hànhà cụm gen cấu trúc 
[]
Câu 2 : Cấu trúc của 1 Nucleôxôm gồm :
A. 146 cặp Nu và 8 phân tử histôn B.146 cặp Nu và 4 phân tử histôn
C.164 cặp Nu và 8 phân tử histôn D.164 cặp Nu và 4 phân tử histôn
[]
Câu 3 :Enzim giới hạn dùng trong kĩ thuật di truyền là :
A.Restrictaza 	B.Ligaza 	C.Amilaza 	D.Polymeraza .
[]
Câu 4 : Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền ?
A.Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật .
B.Mã di truyền có tính thoái hóa 
C.Mã di truyền có tính phổ biến 
D.Mã di truyền là mã bộ ba 
[]
Câu 5 : Người mắc bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây thuộc dạng thể một ?
A. Hội chứng tơcnơ 
B. Hội chứng claiphentơ 
C. Bệnh ung thư vú 
D. Bệnh phêninkêto niệu 
[]
Câu 6 : Trong các bộ ba sau bộ ba nào có thể bị biến đổi thành bộ ba vô nghĩa bằng cách chỉ thay một nucleotit ?
A.UGG 	B.GGX 	C.UUU 	D.GXX
[]
Câu 7 :Khi xảy ra đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit trong gen , dạng nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng nhất ?
A. Mất 1 cặp nucleotit sau mã mở đầu 
B. Mất 1 cặp nucleotit trước bộ ba kết thúc 
C. Thay thế 1 cặp nucleotit 
D. Đảo vị trí 1 cặp nucleotit 
[]
Câu 8 : Trong tế bào sinh dưỡng của người bị đột biến dạng thể ba nhiễm kép có số lượng NST là :
A.48 B.45 	C.47 D.44 
[]
Câu 9 :Cho các thông tin :
(1) làm thay đổi hàm lượng AND ở trong nhân tế bào.
(2) không làm thay đổi thành phần , số lượng gen trên NST
(3) làm xuất hiện alen mới trong quần thể 
(4) không làm thay đổi chiều dài của phân tử AND 
(5) xảy ra ở cả động vật và thực vật
Trong 5 thông tin trên có bao nhiêu thông tin đúng khi nói về đột biến đảo đoạn NST ?
A. 3 B. 4 C.1 D.2
[]
Câu 10 : Nuôi 5 vi khuẩn ( mỗi vi khuẩn chứa 1 AND và mỗi AND được cấu tạo từ các nucleotit có N15 ) vào môi trường N14 . Biết rằng sau một thời gian nuôi cấy người ta thu được vi khuẩn chứa N15 là 12,5% . Tổng số vi khuẩn thu được là :
A.80 	B. 40	C. 20 D.160
[]
Câu 11:Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã mà không có ở quá trình nhân đôi AND ?
A. Chỉ diễn ra trên mạch gốc của từng gen 
B. Sử dụng nucleotit Uraxin làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp 
C. Có sự tham gia của enzim ARN polimeraza 
D. Mạch mới được tổng hợp luôn có chiều 5’à3’ 
[]
Câu 12 : Cho các nhận định sau :
(1) Intron là những cấu trúc mang thông tin di truyền chỉ có ở hệ gen của sinh vật nhân thực .
(2) Trong cơ chế hoạt động của Operon Lac gen điều hòa tổng hợp protein ức chế khi có mặt của lactose 
(3) Hoạt chất acridin có thể gây đột biến gen dạng mất , thêm một cặp nucleotit 
(4) Đột biến xôma được di truyền trong sinh sản hữu tính 
(5) Trong tái bản AND trên mỗi phân tử có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản 
Trong các nhận định trên có bao nhiêu nhận định đúng ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
[]
Câu 13 : Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về liên kết gen ?
A.Các gen trên cùng một NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết .
B. Liên kết gen làm tăng tần số biến dị tổ hợp .
C. Liên kết gen tạo điều kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp lại với nhau .
D. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng với bộ NST lưỡng bội ( 2n ) của loài đó .
[]
Câu 14 : Trong chọn giống gồm các công đoạn :
(1). Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn 
(2). Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau 
(3). Lai các dòng thuần chủng với nhau 
(4). Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn 
Thứ tự các bước được thực hiện là :
A. 2à3à1à4 B. 2à3à4à1 C. 1à2à3à4 D. 4à1à2à3
[]
Câu 15 :Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của gen ngoài nhân ?
A.Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ 
B.Bố di truyền tính trạng cho con gái 
C.Mẹ di truyền tính trạng cho con trai 
D.Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam giới 
[]
Câu 16 :Sự mềm dẻo kiểu hình có nghĩa là :
A. Một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau 
B. Tính trạng có mức phản ứng rộng 
C.Sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen 
D. Một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen qui định 
[]
Câu 17 : Phát biểu nào sau đây chắc chắn đúng khi nói về hội chứng Đao ở người ?
A.Tế bào sinh dưỡng có 47 NST 
B.Do bố bị đột biến trong quá trình giảm phân 
C.Do mẹ bị đột biến trong quá trình giảm phân 
D.Người bị Đao thuộc thể một nhiễm 
[]
Câu 18 : Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai ?
A. Lai phân tích 
B. Lai khác dòng đơn 
C. Lai khác dòng kép 
D. Lai thuận nghịch 
[]
Câu 19 :Ở người , gen gây bệnh nằm trên NST giới tính X quy định . Nếu con trai mắc bệnh thì do bố hay mẹ, vì sao ?
A. Do mẹ, vì đứa con trai nhận Y từ bố và X từ mẹ 
B. Do mẹ, vì bệnh được di truyền theo dòng mẹ 
C. Do bố, vì gen gây bệnh xuất phát từ bà nội 
D. Do bố, vì bệnh được di truyền thẳng 
[]
Câu 20 : Khi đề cập đến mức phản ứng , điều nào sau đây không đúng ?
A. Năng suất của vật nuôi , cây trồng ít phụ thuộc vào môi trường 
B. Mức phản ứng của tính trạng do kiểu gen quy định 
C. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng 
D. Mức phản ứng là giới hạn của thường biến trong những điều kiện môi trường sống khác nhau 
[]
Câu 21: Cho cây hoa màu vàng giao phấn với cây hoa màu vàng được F1 đồng loạt hoa đỏ . Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2 , đời F2 có tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa đỏ; 43,75% cây hoa vàng . Cho F1 lai phân tích thì đời con có tỷ lệ 
A. 25% cây hoa đỏ : 75 % cây hoa vàng 
B. 75 % cây hoa đỏ : 25% cây hoa vàng 
C. 100% cây hoa đỏ 	
D. 100% cây hoa vàng 
[]
Câu 22 :Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng , alen trội là trội hoàn toàn . Ở đời con của phép lai AaBbDd x AabbDD , lấy ngẫu nhiên 2 cá thể , xác suất để thu được 2 cá thể có kiểu hình A-bbD- là :
A. 9/64 B. 1/16 C. 81/256 D. 1/64
[]
Câu 23 :Một người đàn ông có em gái bị bệnh di truyền lấy vợ có anh vợ cũng bị bệnh đó ; hai vợ chồng đều bình thường . Họ dự định sinh con xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng bị bệnh là :
A. 1/18 B.1/16 C.1/4 D.1/9
[]
Câu 24 : Ở ngô , tính trạng chiều cao của cây do 3 cặp gen Aa , Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp , trong đó kiểu gen cứ có thêm 1 alen trội sẽ làm cho cây cao thêm 10 cm. Cây thấp nhất có độ cao 110 cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1 , cho F1 tự thụ thu được F2 . Ở F2 , loại cây có chiều cao 150 cm chiếm tỉ lệ :
A.15/64 B. 7/64 C. 9/32 D. 5/16
[]
Câu 25 : Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn , hoán vị gen với tần số 20% . Tiến hành phép lai thu được F1 . Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể F1 xác suất thu được cá thể có kiểu gen aabbDd là 
A.20%	B.10%	C.5% D.40%
[]
Câu 26 : Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi như thế nào qua các thế hệ ?
A.Giảm dần tỉ lệ dị hợp tử , tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử 
B.Tăng dần tỉ lệ dị hợp tử , giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử
C.Giảm dần kiểu gen đồng hợp lặn , tăng dần kiểu gen đồng hợp trội 
D.Giảm dần kiểu gen đồng hợp trội , tăng dần kiểu gen đồng hợp lặn
[]
Câu 27 : Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền ?
A.0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa
B. 0,64Aa : 0,32aa : 0,04 AA
C.0,32AA : 0,64Aa : 0,04aa
D.0,04 Aa : 0,32 AA : 0,64 aa
[]
Câu 28 : Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ . Tỷ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ 3 sẽ là 
A.0,4375 AA : 0,125 Aa : 0,4375 aa 
B. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa
C.0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa 
D.0,375AA : 0,25Aa : 0,375aa
[]
Câu 29 : Tính trạng nhóm máu của người do 3 alen quy định . Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số IA = 0,2 ; IB = 0,7 . Lấy ngẫu nhiên một người , xác suất để được người có nhóm máu AB là 
A.28% B.14% C.21% D.15%
[]
Câu 30 :Ở người , gen A nằm trên NST thường quy định da đen trội hoàn toàn so với alen a quy định da trắng . Một quần thể người đang cân bằng về mặt di truyền có tỷ lệ người da đen chiếm 64% . Một cặp vợ chồng đều có da đen , xác suất để người con đầu lòng có da trắng là bao nhiêu ?
A.9/64
B. 81/4096 
C. 81/625 
D.1/16
[]
Câu 31: Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng ?
A. Cánh chim và cánh bướm 
B. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người 
C. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật 
D. Chân trước của mèo và cách dơi 
[]
Câu 32 : Vai trò của đột biến đối với tiến hóa :
A.Cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa 
B.Cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa 
C.Làm phát tán các biến dị có lợi trong quần thể 
D.Tạo nên các tổ hợp gen mới thích nghi
[]
Câu 33 :Không giao phối được do chênh lệch về mùa sinh sản như thời kì ra hoa thuộc dạng cách li nào ?
A. Cách li sinh thái 
B. Cách li địa lí 
C. Cách li tập tính 
D. Cách li cơ học 
[]
Câu 34 : Đặc điểm của tiến hóa nhỏ :
A. Diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp 
B. Không nghiên cứu được bằng thực nghiệm 
C. Diễn ra trong thời gian dài 
D. Hình thành nên các đơn vị phân loại trên loài 
[]
Câu 35 : Vì nguyên nhân nào , có lúc con người phải sử dụng tổng hợp các tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài thân thuộc ?
A.Mỗi tiêu chuẩn đều có tính tương đối 
B.Để biết chắc chắn hơn 
C.Sử dụng tiêu chuẩn đơn giản trước , phức tạp sau 
D. Tiêu chuẩn di truyền là tiêu chuẩn cuối cùng dùng để khẳng định 
[]
Câu 36 : Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa thường thấy ở :
A. Thực vật 
B. Động vật bậc cao 
C. Động vật bậc thấp 
D. Động vật nguyên sinh 
[]
Câu 37 :Cặp ví dụ nào dưới đây là cơ quan tương tự ?
A.Cách sâu bọ và cách dơi 
B.Tuyến nước bọt của các động vật và tuyến nọc độc của rắn 
C. Gai xương rồng và tua cuốn cây đậu hà lan 
D.Tay người và cách dơi 
[]
Câu 38 : Các nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xá định là : 
(1) đột biến ; (2) chọn lọc tự nhiên ; (3) các yếu tố ngẫu nhiên ; (4) di nhập gen 
Phương án đúng là :
A.1,3,4 . B. 1,2,3 . C. 2,3,4 . D. 1,2,4 .
[]
Câu 39 : Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể ?
A. Chọn lọc tự nhiên 
B. Đột biến 
C. Giao phối ngẫu nhiên 
D. Giao phối không ngẫu nhiên
[]
Câu 40 : Giai đoạn từ khi sự sống xuất hiện và phát triển đến nay được gọi là :
A.Tiến hóa sinh học 
B.Tiến hóa tiền sinh học 
C.Tiến hóa hóa học 
D.Tiến hóa xã hội 
[]
Câu 41:Trong quá trình phát sinh sự sống trên trái đất , sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học ?
A.Hình thành nên các tế bào sơ khai 
B.Các axit amin liên kết với nhau tạo thành chuỗi polipeptit đơn giản 
C.Các nucleotit liên kết với nhau tạo nên phân tử axit nucleic 
D.Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản 
[]
Câu 42 : Khi nói về tiến hóa hóa học điều nào sau đây chưa chính xác ?
A.Milơ và Urây đã tổng hợp chất hữu cơ từ nguyên liệu là nước , khí nitơ , khí gas tự nhiên và khí hiđrô 
B. Nhiều bằng chứng chứng minh ARN xuất hiện trước AND 
C. Giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên các chất hữu cơ 
D. Sự trùng hợp các axit amin trên nền đất sét đã tạo ra protein 
[]
Câu 43 : Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là :
A.chưa hiểu rõ nhuyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị 
B.đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hóa 
C.chưa đi sâu vào cơ chế quá trình hình thành loài mới 
D.chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật 
[]
Câu 44 : Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho các nhân tố tiến hóa ?
A. làm thay đổi thành phần kiểu gen 
B. làm thay đổi tần số alen 
C. làm tăng tính đa dạng và phong phú về vốn gen của quần thể 
D. làm xuất hiện alen mới trong quần thể 
[]
Câu 45 :Cho các nhân tố sau :
(1) biến động di truyền ; (2) đột biến ; (3) giao phối không ngẫu nhiên ; (4)giao phối ngẫu nhiên . Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là :
A. 1 , 3 
B. 1, 2
C. 1, 4 
D. 2 , 4 
[]
Câu 46 : Bằng chứng quan trọng nhất để chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa người và các loài thuộc bộ linh trưởng là :
A. Mức độ giống nhau về AND và protein 
B. Các loài đều dùng chung bộ mã di truyền .
C. Bằng chứng hình thái , giải phẫu sinh lí . 
D. Bằng chứng về đặc điểm tay 5 ngón .
[]
Câu 47 : Cho các cặp cơ quan sau :
(1) tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người . (2) vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp . (3) gai xương rồng và lá cây lúa . (4) cánh bướm và cách chim .
Những cặp cơ quan tương đồng là :
A.1,2,3 
B. 1,2,4 
C. 2,3,4
D. 1,2 
[]
Câu 48 : Xét các ví dụ sau :
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á .
(2) Cừu có thể giao phối được với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi .
(3) Lừa đực giao phối với ngựa cái sinh ra con la không có khả năng sinh sản .
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho loài cây khác .
Những ví dụ nào là biểu hiện của cách li trước hợp tử .
A.1,4	B.1,2 C. 2,3 D. 3,4
[]
Câu 49 : Quan điểm nào sau đây đúng ?
A.Cơ chế tự đa bội hóa tạo ra dạng tam bội bất thụ nên không phải là cơ chế để dẫn đến hình thành loài mới .
B.Lai xa kết hợp với đa bội hóa là con đường hình thành loài phổ biến ở động vật .
C.Lai xa tạo cơ thể lai dẫn đến hình thành loài mới .
D.Sự đa bội hóa tạo dạng tứ bội hữu thụ là cơ chế dẫn đến hình thành loài mới .
[]
Câu 50 : Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên ?
(1) chúng đều là các nhân tố tiến hóa ; (2) chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên ; 
(3) chúng đều dẫn đến thích nghi ; (4) chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể . 
Câu trả lời đúng là 
A.1,4 B.1,2 C. 2, 3 D. 1, 3

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_dai_hoc_sinh_new_2016.doc