Thi thử THPT quốc gia lần I môn: Hóa Học - Trường THPT Phúc Thành

pdf 9 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thi thử THPT quốc gia lần I môn: Hóa Học - Trường THPT Phúc Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thi thử THPT quốc gia lần I môn: Hóa Học - Trường THPT Phúc Thành
Phương pháp là thầy của các thầy ! 
Luyện giải đề THPT Quốc Gia 2016 – Vũ Văn Chinh 1 
Sở GD & ĐT Hải Dương 
Trường THPT Phúc Thành 
 THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2016 
MÔN : HÓA HỌC 
Thời gian làm bài:90 phút; 
(50 câu trắc nghiệm - 5 trang A4) 
Mã đề thi 132 
Câu 1: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là : 
A. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. B. metyl amin, amoniac, natri axetat. 
C. anilin, metyl amin, amoniac. D.anilin,amoniac,natri,hiđroxit. 
Hướng dẫn : Chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh thì phải có tính bazo ví dụ như các amin, hidroxit của 
kim loại kiềm, kiềm thổ ( Ca, Ba ), và các aminno axit có số nhóm –NH2 > - COOH. 
=> Chọn B. 
Câu 2: Ion Xn+ có cấu hình electron là 1s22s22p6, X là nguyên tố thuộc nhóm A. Số nguyên tố hóa học thỏa mãn 
với điều kiện trên là: 
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. 
Hướng dẫn : Đây là nhóm IIIA nên sẽ có các ion dương kim loại ở 3 mức điện tích +1, +2. +3 
=> có 3 ion thỏa mãn 
Câu 3: Khí biogaz sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông 
thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogaz là 
A. giảm giá thành sản xuất dầu, khí. 
B. phát triển chăn nuôi. 
C. đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 
D. giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn. 
Hướng dẫn : Biogaz thành phần chính là CH4 ( dễ cháy, tỏa nhiều nhiệt..) => C. đốt để lấy nhiệt và giảm 
thiểu ô nhiễm môi trường. 
Câu 4: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hoà tan X trong 400 ml dung dịch HCl 2M, thấy thoát ra 
2,24 lít H2 (đktc) và còn lại 2,8 gam sắt chưa tan. Nếu cho toàn bộ hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 đặc nóng 
(dư) thì thu được bao nhiêu lít khí NO2 (đktc) ? 
A. 4,48 lít. B. 10,08 lít. C. 16,8 lít. D. 20,16 lít. 
Hướng dẫn : +)Thí nghiệm 1 : Bản chất của phản ứng mà ta cần biết là : 
 2H+  H2 ; 2H
+ + O  H2O 
 0,2 mol 0,1 mol ( 0,8 – 0,2 ) 0,3 
+) Cách nhìn nhận yêu cầu bài toán : Bài toán yêu cầu tính số mol NO2 mà nó chính là sản phẩm khử của quá 
trình oxi hóa khử nên sẽ liên quan đến số mol electron trao đổi. 
Cho hỗn hợp X tác dụng với HNO3 đặc nóng thì số oxi hóa 
Tính toán : Ở thí nghiệm 1 số mol e trao đổi để tạo thành Fe2+ là : 
0,1 x 2 ( H2 trao đổi từ H+ ) + 0,3x2 ( trao đổi từ oxi ) = 0,8 mol 
 Số mol electron để oxi hóa hết lên sắt Fe3+ = 0,8 x 1,5 + 0,05x3 = 1,35 mol 
 Do hỗn hợp X là oxit kim loại nên ta có : n(NO2 ) = 1,35 – 0,2x3 = 0,75 
 C. 
Câu 5: Cách pha loãng axit H2SO4 đặc nào sau đây là đúng ? 
Phương pháp là thầy của các thầy ! 
Luyện giải đề THPT Quốc Gia 2016 – Vũ Văn Chinh 2 
Hướng dẫn : Theo SGK A ( rất cơ abrn và hay thi cần phải nhớ ). 
Câu 6: Hỗn hợp X gồm các chất có công thức phân tử là C2H7O3N và C2H10O3N2. Khi cho các chất trong X tác 
dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ đều có khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào 
dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng 
không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là: 
A. 16,9 gam. B. 17,25 gam. C. 18,85 gam. D. 16,6 gam. 
Hướng dẫn : Câu này là câu khá khó đòi hỏi kinh nghiệm của em là nhiều. 
Tác dụng với HCl, KOH tạo khí thì hợp chất phải có nhóm (–CO32- hoặc –HCO-3 ) và nó là hợp chất lưỡng tính 
C2H7O3N : CH3 – NH3 – HCO3 , C2H10O3N2 : CH3 – NH3 – CO3 – NH4 
Chất rắn sau phản ứng sẽ là : K2CO3 và KOH 
 m = 0,1. 138 + 0,05.56 = 16,6 g. 
 D 
Câu 7: Hỗn hợp X chứa 3 kim loại Fe, Ag và Cu ở dạng bột. Cho hỗn hợp X vào dung dịch Y chỉ chứa một 
chất tan và khuấy kỹ cho đến khi kết thúc phản ứng thì thấy Fe và Cu tan hết và còn lại lượng Ag đúng bằng 
lượng Ag trong X. Dung dịch Y chứa chất nào sau đây ? 
A. FeSO4. B. AgNO3. C. Fe2(SO4)3. D. Cu(NO3)2. 
Hướng dẫn : lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong X => C. 
Câu 8: Phương pháp thủy luyện thường dùng để điều chế 
A. kim loại mà ion dương của nó có tính oxy hóa yếu. 
B. kim loại có tính khử yếu. 
C. kim loại có cặp oxi hóa - khử đứng trước Zn2+/Zn. 
D. kim loại hoạt động mạnh. 
Hướng dẫn : khử yếu thì dùng thủy luyện sách giáo khoa 12 cơ bản. 
 B 
Câu 9: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. 
Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là : 
A. rượu metylic. B. etyl axetat. C. axit fomic. D. rượu etylic. 
Hướng dẫn : mấu chốt X có thể điều chế trực tiếp ra Y mà 4 C 
 Nghĩ đến cái quen thuộc hay học 
 D. rượu etylic. ( rất quen thuộc ). 
 
Phương pháp là thầy của các thầy ! 
Luyện giải đề THPT Quốc Gia 2016 – Vũ Văn Chinh 3 
Câu 10: Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch hỗn hợp có hòa tan 6,25 gam hai muối KCl và KBr, 
thu được 10,39 gam hỗn hợp AgCl và AgBr. Số mol các chất trong hỗn hợp đầu là : 
A. 0,06 mol. B. 0,08 mol. C. 0,055 mol. D. 0,03 mol. 
Hướng dẫn : Cách làm nhanh bản chất của phản ứng là thay K bằng Ag. 
 Tính được số mol K = ( 10,39 – 6,25 ) / ( 108 – 39 ) = 0,06 mol 
 A 
Câu 11: Khi hoà tan b gam oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ axit dung dịch H2SO4 15,8%, thu 
được dung dịch muối có nồng độ 18,21%. Vậy kim loại hoá trị II là : 
A. Be. B. Mg. C. Ba. D. Ca. 
Hướng dẫn : Sẽ hướng dẫn em cách làm mẹo và nhanh sau . ( Chọn số liệu ) 
 B 
Câu 12: Cho các chất sau : Tinh bột; glucozơ; saccarozơ; xenlulozơ; fructozơ. Số chất không tham gia phản 
ứng tráng gương là 
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. 
Hướng dẫn : 
Có 3 chất => D 
Câu 13: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3? 
A. HCl. B. KBr. C. K3PO4. D. HNO3. 
Hướng dẫn : câu này rất đơn giản nhưng hay thi yêu cầu em phải nhớ các gốc kết tủa với ion Ag 
 D. 
Câu 14: Cho 0,1 mol este đơn chức X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, thu được 
19,8 gam hỗn hợp hai muối. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là 
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. 
Hướng dẫn : Este đơn chức mà tỷ lệ mol là 1:2 nên phải là este của phenol. 
Tính toán => C. 
Câu 15: Cho các phát biểu sau : 
(1) Al là kim loại lưỡng tính. 
(2) Trong phản ứng hoá học ion kim loại chỉ thể hiện tính oxi hóa. 
(3) Nguyên tắc để làm mền nước cứng là khử ion Ca2+, Mg2+. 
(4) Dung dịch hỗn hợp NaHSO4 và NaNO3 có thể hoà tan được Cu. 
Phát biểu không đúng là : 
A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4). 
Hướng dẫn : (1),(2), (3). Nếu không hiểu thì xem lại SGK. 
Câu 16: Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng được với dung dịch 
NaOH là : 
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. 
Hướng dẫn : Tính được số liên kết pi + vòng = 4 
 7C nữa và có thể tác dụng với NaOH 
 Là đồng đẳg của phenol 
 C.3 
 
Câu 17: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được 
tạo ra tối đa là : 
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. 
Hướng dẫn : đếm thường hoặc dùng tổ hợp 
 C.6 
Câu 18: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là : 
A. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2. B. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. 
C. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. D. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. 
Hướng đẫn : Sách giáo khoa lớp 12 bài Polime 
 C. 
Phương pháp là thầy của các thầy ! 
Luyện giải đề THPT Quốc Gia 2016 – Vũ Văn Chinh 4 
Câu 19: Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là 
A. HI và O3. B. NH3 và HCl. C. Cl2 và O2. D. H2S và Cl2. 
Hướng dẫn : 
Dạng này thực chất ra là hỏi các chât không tác dụng với nhau mà thôi 
 C. Cl2 và O2. 
 
Câu 20: Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của amino 
axit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung 
dịch HCl là : 
A. Y, Z, T. B. X, Y, T. C. X, Y, Z. D. X, Y, Z, T. 
Hướng dẫn : Có Z thì loại vì không thảo mãn 
 B 
Câu 21: Cho a gam dung dịch H2SO4 loãng nồng độ C% tác dụng hoàn toàn với hỗn hợp 2 kim loại K và Fe 
(Lấy dư so với lượng phản ứng). Sau phản ứng, khối lượng khí sinh ra là 0,04694a gam. Giá trị của C% là : 
A. 25%. B. 14,5%. C. 13%. D. 24,5%. 
Hướng dẫn : Bài này có thể áp dụng phương pháp tự chọn lượng chất. 
Chọn a= 100g sau đó dùng bảo toàn Hidro ( Chú ý 2H2O  H2 ) 
 D. 24,5%. 
Câu 22: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna? 
A. But-2-en. B. Penta-1,3-đien. 
C. 2-metylbuta-1,3-đien. D. Buta-1,3-đien. 
Hướng dẫn : hiđrocacbon tạo ra cao su buna là D. Buta-1,3-đien. ( kiến thức đơn giản trong bài Polime ). 
Câu 23: Cho sắt tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, tạo ra dung dịch X. Biết rằng 50 ml dung dịch X tác 
dụng vừa đủ với 100 ml KMnO4 0,1M. Nồng độ mol của muối sắt trong X là 
A. 0,2M. B. 2M. C. 0,5M. D. 1M. 
Hướng dẫn : Xác định được dung dịch X gồm FeSO4 và H2SO4 loãng, dư. 
Phân tích H2SO4 loãng, dư ở đây sẽ chính là môi trường và xúc tác để Mn5+ oxi hóa Fe2+( FeSO4 ) lên thành 
Fe3+. 
Đơn giản trong việc tính toán ta sẽ áp dụng bảo toàn electron : 
 n FeSO4 = 0,1.0,1.5 = 0,05 
 CM = 0,05/0,05 = 1 M 
 D. 
Câu 24: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O 
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là 
A. 1/7. B. 3/14. C. 4/7. D. 3/7. 
Hướng dẫn : K2Cr2O7 + 14HCl 2CrCl3 + 2Cl2 + 2KCl + 7H2O 
 3/7 . ( yêu cầu cơ bản xác định được rõ đâu là chất khử, chất oxi hóa và môi trường ). 
 
Câu 25: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol 
(rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là : 
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. 
Hướng dẫn : etyl axetat, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, p-crezol 
 Chọn D.5 
Câu 26: Hòa tan hỗn hợp ba kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn 
toàn, thu được chất không tan là Cu. Phần dung dịch sau phản ứng chắc chắn có chứa 
A. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3. B. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2. 
C. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2. D. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2. 
Hướng dẫn : Cu dư không có Fe(NO3)3 => loại A,D 
Do Cu có thể chưa phản ứng nên muối của Cu có thể không có nên chọn B. 
Phương pháp là thầy của các thầy ! 
Luyện giải đề THPT Quốc Gia 2016 – Vũ Văn Chinh 5 
Câu 27: Khi tách nước từ 3-metylbutan-2-ol, sản phẩm chính thu được là : 
A. 3-metylbut-1-en. B. 2-metylbut-2-en. C. 2-metylbut-3-en. D. 3-metylbut-2-en. 
Hướng dẫn : Quy tắc tách nước ở C bậc cao => 2-metylbut-2-en. 
Câu 28: Hoà tan hoàn toàn 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại K và Al bằng nước (dư), sau phản ứng thu được 
dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch X: lúc đầu không có kết tủa, khi thêm được 200 ml 
dung dịch HCl 1M thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Thành phần phần trăm về khối lượng của từng kim 
loại lần lượt trong hỗn hợp đầu là : 
A. 74,29% và 25,71%. B. 78,54% và 21,46%. 
C. 54,68% và 45,32%. D. 67,75% và 32,25. 
Hướng dẫn : Nhận định ta thu được dung dịch X sau thí nghiệm thứ nhất nên Al phải tan hết và dung dịch x sẽ 
gồm KOH và KAlO2. 
Đến đây nhận định bên trên của ta đã đúng vì : thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch X: lúc đầu không 
có kết tủa nên X phải có dung dịch KOH còn dư. 
Tính toán : Lập hệ và đi tắt đón đầu do kết tủa max nên dung dịch sau phản ứng sẽ có KCl 
 n K = n HCl = 0,2 
 A. 74,29% và 25,71%. 
Câu 29: Thực hiện thí nghiệm theo các sơ đồ phản ứng : 
Mg + HNO3 đặc, dư  khí X CaOCl2 + HCl khí Y 
NaHSO3 + H2SO4 khí Z Ca(HCO3)2 + HNO3 khí T 
Cho các khí X, Y, Z, T lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH dư. Trong tất cả các phản ứng trên có bao nhiêu 
phản ứng oxi hoá - khử ? 
A. 4. B. 5. C. 3 D. 2. 
Hướng dẫn : X:NH3, Y: CaOCl2 + 2HCl  CaCl2 + Cl2 + H2O ; Z :SO2 ;T : CO2 
 Có 3 phản ứng thay đổi số oxi hóa 
 Chọn C. 
Câu 30: X, Y, Z là những nguyên tố có số điện tích hạt nhân là 9, 19, 8. Nếu các cặp X và Y; Y và Z; X và Z 
tạo thành liên kết hoá học thì các cặp nào sau đây có liên kết cộng hoá trị phân cực ? 
A. Cặp X và Z. B. Cả 3 cặp. 
C. Cặp X và Y, cặp X và Z. D. Cặp X và Y, cặp Y và Z. 
Hướng dẫn : X : F , Y : K, Z : O 
 A. Cặp X và Z. 
Câu 31: Hoà tan hoàn toàn 4,78 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ vào 
dung dịch HCl, thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,33 gam muối khan. 
Giá trị của V là : 
A. 1,12 lít. B. 1,68 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít. 
Hướng dẫn : Bảo toàn khối lượng 5,33 – 4,78 = 36,5.2.x – 18x – 44x 
 x = 0,05 
 V = 1,12 lít. 
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c). 
Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit 
A. không no có hai nối đôi, đơn chức. B. không no có một nối đôi, đơn chức. 
C. no, đơn chức. D. no, hai chức. 
Hướng dẫn : Công thức tính pi từ đốt cháy 
 X có 2 pi 
 B. không no có một nối đôi, đơn chức. 
Phương pháp là thầy của các thầy ! 
Luyện giải đề THPT Quốc Gia 2016 – Vũ Văn Chinh 6 
Câu 33: Cho sơ đồ biểu diễn mối 
liên hộ giữa ion H+ và lượng kết tủa 
Al(OH)3 trong phản ứng của ion H+ 
với dung dịch chứa ion AlO2- (hoặc 
Al[(OH)4]
-) như sau: 
Cho X là dung dịch HCl x mol/lít. Khi 
cho 25 ml X (TN1) hoặc 175 ml X 
(TN2) vào 25 ml dung dịch NaAlO2 
1,2M, thu được lượng kết tủa bằng 
nhau. Giá trị của x là : 
A. 0,48. B. 0,8. 
C. 1. D. 0,6. 
Hướng dẫn : Biết được 2 phản ứng sẽ 
xảy ra ở thí nghiệm 2, phân tích rõ + 
biện luận chi tiết thu được 2 lượng 
kết tủa bằng nhau => x = 0.48 
Câu 34: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2 với xúc tác Ni đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, 
thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp Y (có tỉ khối so với hiđro bằng 8). Đốt cháy hoàn toàn cùng lượng hỗn hợp X 
trên, rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu 
được là 
A. 40 gam. B. 20 gam. C. 30 gam. D. 50 gam. 
Hướng dẫn : phản ứng xảy ra hoàn toàn nên sau phản ứng sẽ có C2H6 và H2 
 Lập hệ gải ra A 
Câu 35: Cho cân bằng hóa học : nX (k) + mY (k)  pZ (k) + qT (k). Ở 50
oC, số mol chất Z là x; Ở 100oC 
số mol chất Z là y. Biết x > y và (n+m) > (p+q), kết luận nào sau đây đúng? 
A. Phản ứng thuận thu nhiệt, làm tăng áp suất của hệ. 
B. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, làm tăng áp suất của hệ. 
C. Phản ứng thuận thu nhiệt, làm giảm áp suất của hệ. 
D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, làm giảm áp suất của hệ. 
Hướng dẫn: Xét chất Z tăng nhiệt mol giảm 
 Chiều phản ứng thuận tỏa nhiệt, tăng áp suất của hệ. 
Câu 36: Cho 6,596 gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 2,3296 
lít H2 (đktc). Mặt khác, 13,192 gam hỗn hợp trên tác dụng với 100 ml dung dịch CuSO4 thì thu được 13,352 
gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là : 
A. 0,04M hoặc 1,2M. B. 1,2M. C. 1,68M. D. 0,04M hoặc 1,68M. 
Hướng dẫn : Đơn giản lập hệ chú ý 2 phần ở 2 thí nghiệm không bằng nhau 
Từ dữ kiện ban đầu giải được n Mg=0,004 n Zn= 0,1 
Trong 13,192 g tác dụng có n Mg=0,008, n Zn=0,2 
m tăng = 0,16 g=> 2 trường hợp ( số mol CuSO4 là x) 
TH1: Mg tác dụng một phần, Zn chưa tác dụng 
x(64-24)=0,16=> x=0,004 mol 
TH2: Mg tác dụng hết, Zn tác dụng một phần 
0,008(64-24)-(x-0,008)(65-64)=0,16 => x=0,168 mol. 
3Al(OH)
n 
a 
a 4a H
n  
Phương pháp là thầy của các thầy ! 
Luyện giải đề THPT Quốc Gia 2016 – Vũ Văn Chinh 7 
Câu 37: Hỗn hợp X gồm một anđehit, một axit cacboxylic và một este (trong đó axit và este là đồng phân của 
nhau). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol O2, thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol nước. Nếu đem 
toàn bộ lượng anđehit trong X cho phản ứng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì 
khối lượng Ag tạo ra là 
A. 32,4 gam. B. 16,2 gam. C. 64,8 gam. D. 21,6 gam. 
Hướng dẫn : số mol H2O = số mol CO2 nên tất cả đều no đơn chức mạch hở CnH2nO2 a mol, CmHmO b mol. Ta 
có: 
 a + b =0,2 a = 0,125 
2a + b =0,525.3 - 0,625.2 = 0,325 b = 0,075 
số mol của CO2 = 0,125n + 0,075m =0,525 
hay 5n +3m =21 n =3 va m = 2  Khối lượng Ag tạo ra là = 0,075.2.108 = 16,2 gamB 
Câu 38: Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm FeO vào Fe2O3 bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl, sau phản ứng thu 
được dung dịch B. Cho một nửa dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được đem nung 
trong không khí đến khối lượng không đổi được 40 gam chất rắn. Cho một nửa dung dịch B còn lại tác dụng 
với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 208,15 gam chất rắn. Giá trị của m là 
A. 76,8. B. 38,4. C. 62,4. D. 124,8. 
Hướng dẫn : Dung dịch B sau phản wusng sẽ gồm : Fe2+, Fe3+, Cl-. 
40 g chất rắn chính là Fe2O3 => n Fe = 0,5 mol. 
Chú ý : đây chỉ là số mol ở 1 nửa. Đặt ẩn số mol Sắt 2 và sắt 3 ( chú ý dung dịch muối bạc dư nên sẽ tạo kết tủa 
Ag vì có Fe2+) . Bảo toàn điện tích => nO => khối lượng ban đầu .( Nhớ nhân thêm 2 vì đây là 1 nửa ). 
Câu 39: Hỗn hợp X gồn hai anđehit no, đơn chức, mạch hở (tỉ lệ mol 3 : 1). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X 
cần vừa đủ 1,75 mol khí O2, thu được 33,6 lít khí CO2 ( đktc). Công thức của hai anđehit trong X là: 
A. CH3CHO và C2H5CHO. B. HCHO và C2H5CHO. 
C. CH3CHO và C3H7CHO. D. HCHO và CH3CHO. 
Hướng dẫn : Số mol CO2 = số mol H2O = 1,5 mol 
Do andehit no, đơn, hở : 4x + 1,75.2 = 1,5.3 => x = 0,25 
 Số nguyên tử Ctb = 1.5/4 = 0,375 
 Có andehit là HCHO với số mol = 0,75 
 Andehit còn lại sẽ có 3 C 
 B. 
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol no, hai chức, mạch hở cần vừa đủ V1 lít khí O2, thu 
được V2 lít khí CO2 và a mol H2O. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị 
V1, V2, a là 
A. V1 = 2V2 – 11,2a. B. V1 = V2 +22,4a. 
C. V1 = V2 – 22,4a. D. V1 = 2V2 + 11,2a. 
Hướng dẫn : Quy 2 ancol về 1 ancol với công thức trung bình vì chung dãy đồng đẳng. 
Tính được số mol ancol theo a và V2 , sau đó tiến hành abro toàn nguyên tố Oxi 
 A. 
Câu 41: Sục 7,28 lít CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,4M và Ca(OH)2 0,2M, phần nước lọc 
sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lần lượt cho tác dụng với các chất HNO3, NaCl, Ca(OH)2, 
NaHSO4, Mg(NO3)2. Số trường hợp có phản ứng hoá học xảy ra là 
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. 
Hướng dẫn : Thủ thuật Casio nhẹ giúp bài toán đơn giản hơn. Xác định được sau phản ứng 1 sẽ có muối trung 
hòa và muối axit. 
 Xác định được được có 4 TH có phản ứng ( trừ NaCl và Mg(NO3)2 ). 
 Chú ý : bẫy bài toán ở đây là số mol Ca lớn hơn số mol CO32- nên dung dịch sau thí nghiệm 1 sẽ chỉ có 
muối axit. Bài toán đơn giản nhwung bẫy khá hay. 
Phương pháp là thầy của các thầy ! 
Luyện giải đề THPT Quốc Gia 2016 – Vũ Văn Chinh 8 
Câu 42: Xà phòng hóa hoàn toàn 0,15 mol một este no, đơn chức X bằng 200 ml dung dịch NaOH 1,25M, cô 
cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 14,2 gam chất rắn khan. Đốt cháy hết 0,1 mol X rồi cho toàn bộ sản 
phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư), thu được 59,1 gam kết tủa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. CH3COOC2H5. B. CH3COOC3H7. C. HCOOC2H5. D. HCOOC3H7. 
Hướng giải : Thí nghiệm 1 dùng bảo toàn mol Na xác định được gốc axit là HCOO- 
Thí nghiệm 2 : Xác định được số C trong este là 3 C nên công thwusc cấu tạo thu gọn của este sẽ là 
HCOOC2H5. 
 C. 
Câu 43: Cho sơ đồ chuyển hoá sau : C3H4O2 + NaOH  X + Y 
X + H2SO4 loãng Z + T 
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là : 
A. HCHO, CH3CHO. B. CH3CHO, HCOOH. 
C. HCHO, HCOOH. D. HCOONa, CH3CHO. 
Hướng dẫn : X phải là muối mà Z có phản ứng tráng gương 
 Z phải có gốc HCOO và là X muối của Na nên Z là HCOOH. 
 Y sẽ là andehit CH3CHO 
 B. 
Câu 44: Cho 2,76 gam chất hữu cơ X gồm C, H, O tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó chưng khô thì 
phần bay hơi chỉ có nước và còn lại 2 muối của Na có khối lượng 4,44 gam. Nung nóng 2 muối này trong oxi 
dư, phản ứng hoàn toàn thu được 2,464 lít CO2 (đktc); 3,18 gam Na2CO3 và 0,9 gam H2O. Biết công thức phân 
tử của X trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 2,76 gam X tác dụng với 80 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn 
dung dịch thu được m gam chất rắn. m có giá trị là : 
A. 6,16. B. 7,24. C. 6,88. D. 6,52. 
Hướng dẫn :n CO2 = 0,11; n Na2CO3 = 0,03, n H2O = 0,05 
Do dùng vừa đủ NaOH nên n NaOH = 2 n Na2CO3 = 0,03.2 = 0,06 mol 
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng sau thí nghiệm 1 ta có : 
m H2O = 0,72 g => n = 0,04 mol 
Bảo toàn hidro ta sẽ tính được số mol H trong X = 0,05.2 + 0.04.2 – 0,06 ( n H (NaOH)) = 0,12 mol 
 n O ( trong X ) = 0,06 
 C : H : O = 7 : 6 : 3 
 C7H6O3 
 Vì phản ứng chỉ tạo muối nên X có một gốc axit và 1 gốc –OH gắn vào vòng benzen tạo thành nhóm 
phenol nên CTCT rút gọn của X là HCOOC6H4 (OH) 
 m = 0,04.56 + 0,02.214 = 6,52g 
Câu 45: Cho X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn 
toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá 
trị của m là 
A. 77,6. B. 83,2. C. 87,4. D. 73,4. 
Hướng dẫn : Gọi số mol 2 peptit là x và y 
 2x + 2y =0,4 và 2x + y = 0,32 
 x = 0,12, y = 0,08 
 m = 83,2 
Câu 46: Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol 
hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là : 
A. 20%. B. 50%. C. 40%. D. 30%. 
Hướng dẫn : Do cùng số nguyên tử C 
 Ankin sẽ là C3H4 và anđehit là C3HmO . 
 Tính số nguyên tử H trung bình = 3,6 
 m = 2 
 Gọi ẩn giải theo H trung bình 
 A. 20%. 
Phương pháp là thầy của các thầy ! 
Luyện giải đề THPT Quốc Gia 2016 – Vũ Văn Chinh 9 
Câu 47: Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên tử 
cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y) cần 
vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu 
chuẩn. Khối lượng Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là 
A. 17,7 gam. B. 9,0 gam. C. 11,4 gam. D. 19,0 gam. 
Hướng dẫn : nCO2 = 1.2; nH2O = 1.1 mol; nO2 = 1.35 mol; nO = 0.8 mol; 
Số O trung bình bằng 2 nên ancol phải là 2 chức; nCO2 > nH2O nên axit phải không no. 
 Và vì cùng số C nên cả 2 đều có số C = 3. Vậy ancol là C3H8O2. 
Axit có 2 trường hợp: C3H4O2 và C3H2O2. 
Trường hợp 1: Nếu axit là C3H4O2 thì giải hệ (x + y = 0.4; 2x + 4y = 1.1); x = 0.25 mol; y = 0.15 mol. Thỏa 
mãn số mol axit > số mol ancol. 
Trường hợp 2: C3H2O2 thì ta có hệ (x+ y = 0.4; x + 4y = 1.1) số y = 0.7/3 > 0.2 (nửa số mol hỗn hợp) => y > x 
nên Loại. 
Vậy khối lượng 0.15 mol C3H8O2 là 11.4 gam. 
Câu 48: Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol (rượu) etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm 
các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là 
A. T, Z, Y, X. B. T, X, Y, Z. C. Y, T, X, Z. D. Z, T, Y, X. 
Hướng dẫn : So sánh nhiệt độ sôi bản chất là so sánh độ linh động của H ( chính ) và phân tử khối ( phụ ) 
 A. T, Z, Y, X. 
Câu 49: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: 
Trong các phản ứng trên có bao nhiêu phản ứng oxi hóa - khử ? 
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. 
Hướng dẫn : 
X là S; A: H2S; B : SO2; E: FeS; D : H2O; Y : H2SO4; Z : HBr; G : không quan trọng 
 Có 5 phản ứng. 
Câu 50: Điện phân 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì ngừng. Để yên dung 
dịch cho đến khi khối lượng không đổi (tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất) thì khối lượng catot tăng 3,2 
gam so với lúc chưa điện phân. Nồng độ mol/l của dung dịch Cu(NO3)2 trước phản ứng là : 
A. 0,5M. B. 0,9M. C. 1M. D. 1,5M. 
Hướng dẫn : Xác định rõ phản ứng ở thí nghiệm đầu tiên dừng ở đâu ( Cu2+ tạo hết thành Cu). 
Tính được số mol H+ tạo ra theo số mol của Cu rồi dùng bán phản ứng bảo toàn electron 
 Cu còn dư sau phản ứng ( chính là khối lượng catot tăng so với lúc chưa điện phân ) 
 n Cubđ = 0,2 mol 
 CM = 1M 
......................................HẾT...................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfGiai_chi_tiet_de_thi_thu_THPT_QG_Hoa_hoc_lan_I.pdf