Thi thử lần 2 Biên soạn: Đỗ Thanh Tuân, Đại học Y Dược Thái Bình ĐỀ SỐ 05 Câu 1: Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hi vọng tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì A. Quần thể giao phối đa hình về kiểu gen B. Thuốc sẽ tác động làm phát sinh những đột biến có khả năng thích ứng cao. C. Ở sinh vật có cơ chế tự điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới D. Khi đó, quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo một hướng. Câu 2: Khi lai gà lông đen với gà lông trắng đều thuần chủng được F1 có màu lông đốm. Tiếp tục cho gà F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ 1 lông đen: 2 lông đốm: 1 lông trắng. Tính trạng màu lông gà đã di truyền theo quy luật. A. Phân li B. Trội không hoàn toàn C. Tác động cộng gộp D. Tác động bổ sung Câu 3: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt màu xanh. Cho cây mọc lên từ hạt màu vàng giao phấn với cây mọc lên từ hạt màu xanh, thu hoạch được 900 hạt vàng và 895 hạt màu xanh. Gieo số hạt đó thành cây rồi cho chúng tự thụ phấn, khi thu hoạch sẽ có tỉ lệ hạt vàng (theo lí thuyết) là: A. B. C. D. Câu 4: Người ta chuyển một số phân tử AND của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Tất cả các AND nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 512 phân tử AND. Số phân tử AND còn chứa N15 là A. 10 B. 5 C. 16 D. 32 Câu 5: Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì: 1. Quy tụ mật độ cao có thành phần kiểu gen đa dạng và khép kín 2. Có khả năng cách li sinh sản và kiểu gen không bị biến đổi. 3. Có tính toàn vẹn di truyền, có tính đặc trưng cao. 4. Là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên. 5. Có khả năng trao đổi gen và biến đổi gen. Phương án đúng là: A. 1, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 2, 4, 5 D. 3, 4, 5 Câu 6: Một gen có 2 alen, ở thế hệ xuất phát tần số alen A = 0,4; a = 0,6. Sau 5 thế hệ chọn lọc loại bỏ hoàn toàn kiểu hình lặn ra khỏi quần thể thì tần số alen a trong quần thể là A. 0,176 B. 0,185 C. 0,150 D. 0,130 Câu 7: Một gen khi tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành nên 3800 liên kết hiđro. Trong đó số liên kết hiđro giữa các cặp G – X nhiều hơn số liên kết trong các cặp A – T là 1000. Chiều dài của gen là A. B. C. D. Câu 8: Ở người: mắt nâu là trội hoàn toàn so với mắt xanh, do gen trên NST thường quy định: bệnh mù màu do gen lặn trên NST X quy định, alen của nó là trội hoàn toàn quy định khả năng phân biệt màu bình thường, còn NST Y không có alen. Bố và mẹ đều mắt nâu, không bệnh sinh 1 con gái mắt xanh, không bệnh và 1 con trai mắt nâu, bị mù màu. Khả năng vợ chồng này sinh con trai mắt xanh, bị mù màu là A. B. C. D. Câu 9: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ A. Làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài B. Làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái C. Làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt D. Làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh Câu 10: Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các virut để tổng hợp các gen từ nhiều vi trùng gây bệnh. Các virut này A. Được dùng như các vectơ trong nhân bản vô tính các gen B. Đã được dùng để điều trị gen đột biến cho người C. Có thể dùng để chế tạo vacxin D. Được dùng để đề phòng an toàn cho các phòng thí nghiệm. Câu 11: Nhân tố sinh thái vô sinh là A. Độ ẩm B. Thực vật C. Động vật D. Vi sinh vật Câu 12: Cơ chế cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này sống cùng một chỗ. Ví dụ nào dưới đây không thuộc dạng cách li sinh sản? A. Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo hoa khác nhau. B. Hai quần thể chim sẻ sống ở đất liền và quần đảo Galapagos. C. Hai quần thể mao lương sống ở bãi bồi sông Vônga và ở phía trong bờ sông. D. Hai quần thể cá sống ở một hồ Châu phi có màu đỏ và màu xám. Câu 13: Cho một cây tự thụ phấn, đời F1 thu được 43,75% cây cao, 56,25% cây thấp. Trong số những cây thân cao ở F1, tỉ lệ cây thuần chủng là bao nhiêu? A. B. C. D. Câu 14: Khi nói về sự liên quan giữa kiểu gen, kiểu hình về môi trường thì câu nào sai? A. Giữa kiểu gen với ngoại cảnh và kiểu hình có mối quan hệ phức tạp. B. Kiểu gen là tổ hợp tất cả các gen có tác động riêng rẽ, độc lập nhau. C. Kiểu hình chịu ảnh hưởng của sự tác động giữa các gen và ngoại cảnh. D. Ngoài tác động giữa các gen alen, còn có tác động tương hỗ giữa các gen không alen quy định sự hình thành tính trạng. Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái? A. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn. B. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn C. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần. D. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình. Câu 16: Ở đậu Hà lan, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Số cromatit ở kỳ giữa của nguyên phân là A. 7 B. 14 C. 28 D. 42 Câu 17: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm của quy luật phân li là A. Các nhân tố di truyền cùng nằm trên một NST. B. Các nhân tố di truyền cùng nhau trong quá trình hình thành giao tử C. Sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền, các nhân tố di truyền không hòa lẫn vào nhau, mỗi tính trạng được quy định bởi một nhân tố di truyền. D. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều nhân tố di truyền quy định. Câu 18: Khi nghiên cứu một bệnh M ở người trong một gia đình đã lập được phả hệ sau: I Bị bệnh II Bình thường III Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định và nằm trên NST gì? A. Do gen trội quy định và nằm trên NST thường. B. Do gen lặn quy định và nằm trên NST thường. C. Do gen lặn quy định và nằm trên NST X. D. Do gen lặn quy định và nằm trên NST Y. Câu 19: Gen M quy định vỏ trứng có vằn và bướm đẻ nhiều, alen lặn m quy định vỏ trứng không vằn và bướm đẻ ít. Những cá thể mang kiểu gen M – đẻ trung bình 150 trứng/lần, những cá thể có kiểu gen mm chỉ đẻ 100 trứng/lần. Biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, quần thể bướm đang cân bằng di truyền. Tiến hành kiểm tra số trứng sau lần đẻ đầu tiên của tất cả các cá thể cái, người ta thấy có 14200 trứng trong đó có 12600 trứng vằn. Số lượng cá thể cái có kiểu gen Mm trong quần thể là: A. 48 con B. 84 con C. 64 con D. 36 con Câu 20: Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên (2) Giao phối ngẫu nhiên (3) Đột biến (4) Các yếu tố ngẫu nhiên (5) Giao phối không ngẫu nhiên (6) Di – nhập gen Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là: A. 2, 4, 5, 6 B. 1, 2, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 3, 4, 6 Câu 21: Mô tả nào sau đây là không đúng với hiện tượng di truyền liên kết với giới tính: A. Nhiều gen liên kết với giới tính được xác minh là nằm trên NST giới tính X. B. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền của các tính trạng thường mà các gen đã xác định chúng nằm trên NST giới tính. C. Trên NST Y ở đa số các loài hầu như không mang gen. D. Một số NST giới tính do các gen nằm trên các NST thường chi phối sự di truyền của chúng được coi là di truyền liên kết với giới tính. Câu 22: Nhân tố tạo ra nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa là A. Đột biến B. Quá trình giao phối C. Chọn lọc tự nhiên D. Các yếu tố ngẫu nhiên Câu 23: Một loài thứ bội, có A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng. Khi đem lai hai cây thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng, thu được F1 100% hoa đỏ. Đem cho các cá thể được tạo ra ở đời F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2 là: A. 17 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng B. 35 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng C. 7 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng D. 13 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng Câu 24: F1 tự thụ phấn được F2 có tỷ lệ cây hoa hồng nhiều hơn cây hoa trắng là 31,25%. Số còn lại là hoa đỏ. Tỉ lệ kiểu hình F2. A. 9 : 6 : 1 B. 1 : 2 : 1 C. 12 : 3 : 1 D. 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 3 : 4 Câu 25: Những đặc điểm nào không thể có ở một quần thể sinh vật: 1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật. 2. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài 3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau 4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau 5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau 6. Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông, núi, eo biển Tổ hợp câu đúng là: A. 1, 4, 6 B. 1, 3, 5 C. 3, 4, 5 D. 4, 5, 6 Câu 26: Hai cơ thể đều chứa 2 cặp gen dị hợp trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, di truyền liên kết hoàn toàn lai với nhau. Tỷ lệ phân li kiểu gen hoặc phân li kiểu hình nào sau đây không thể xuất hiện ở đời sau? A. 1 : 2 : 1 B. 3 : 1 C. 3:3:1:1 D. 1: 1:1:1 Câu 27: Biết gen A – lông đỏ: gen a- lông trắng, thế hệ ban đầu của một quần thể giao phối có tỉ lệ kiểu gen là 1AA : 2Aa : 1aa thì quần thể có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau giữa các cá thể của quần thể ban đầu? A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 28: Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với 4278 nhiễm sắc thể đơn để một số tế bào ở người nguyên phân với số lần như nhau. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào là A. 2 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 29: Cho các ví dụ sau đây: (1) Cây tỏi tiết các chất hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật ở xung quanh. (2) Hổ ăn thịt thỏ (3) Cây nắp ấm bắt ruồi (4) Giun sống trong ruột người (5) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm xung quanh (6) Cú và chồn trong rừng cạnh tranh thức ăn Ví dụ về quan hệ ức chế cảm nhiễm gồm: A. (2), (3) B. (4), (6) C. (1), (5) D. (3), (4) Câu 30: Ở ngô hạt phấn (n + 1) không có khả năng thụ tinh, nhưng tế bào noãn (n+1) vẫn có khả năng thụ tinh bình thường. Cho giao phấn giữa cây cái 3 nhiễm Rrr với cây đực bình thường (rr) thì tỉ lệ kiểu gen ở cây F1 là: A. 1 Rr : 2Rr B. 1 Rrr : 1 rrr C. 1 Rrr : 1 Rr D. 2 Rrr : 1 Rr : 2 rr : 1 rrr Câu 31: Bước chuyển biến nào đã giúp bàn tay người trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động? A. Hình thành dáng đi thẳng B. Cột sống cong hình chữ S và bàn chân có dạng vòm C. Nhu cầu trao đổi kinh nghiệm D. Săn bắn và chăn nuôi. Câu 32: Một cơ thể có kiểu gen . Nếu trong giảm phân, ở một số tế bào cặp NST giới tính XY không phân ly ở 1 lần phân bào thì số loại giao tử đột biến tạo ra nhiều nhất là: A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 Câu 33: Mô tả nào sau đây là không đúng với hiện tượng di truyền liên kết với giới tính. A. Nhiều gen liên kết với giới tính được xác minh là nằm trên NST giới tính X. B. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền của các tính trạng thường mà các gen đã xác định chúng nằm trên NST giới tính. C. Trên NST Y ở đa số các loài hầu như không mang gen D D. Một số NST giới tính do các gen nằm trên các NST thường chi phối sự di truyền của chúng được côi là di truyền liên kết với giới tính. Câu 34: Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng, những sai khác về chi tiết là do A. Sự thoái hóa trong quá trình phát triển B. Thực hiện các chức phận khác nhau C. Chúng sống trong các điều kiện khác nhau D. CLTN đã diễn ra theo các hướng khác nhau. Câu 35: Điều nào không đúng với quy trình nuôi cấy hạt phấn? A. Các dòng tế bào đơn bội có các kiểu gen khác nhau, biểu hiện sự đa dạng của các giao tử do giảm phân tạo ra. B. Lưỡng bội hóa dòng tế bào 1n thành 2n rồi cho mọc thành cây lưỡng bội là cách duy nhất để tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh. C. Các hạt phấn riêng rẽ có thể mọc trên môi trường nuôi nhân tạo trong ống nghiệm thành dòng tế bào đơn bội. D. Các dòng tế bào có bộ gen đơn bội nên alen lặn được biểu hiện thành kiểu hình, cho phép chọn lọc in vitro ở mức tế bào. Câu 36: Đặc trưng nào sau đây không phải của quần xã? A. Tính đa dạng về loài B. Số lượng cá thể mỗi loài C. Sự phân bố của loài trong không gian D. Mật độ cá thể Câu 37: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của cây ưa bóng? A. Lá thường nhỏ, dày nằm ngang B. Lá xanh thẫm và trơn bóng C. Tầng cutin và biểu bì lá kém phát triển D. Lá có nhiều lục lạp và ít lỗ khí. Câu 38: Có nhiều giống mới được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo. Để tạo ra được giống mới, ngoài việc gây đột biến lên vật nuôi và cây trồng thì không thể thiếu công đoạn nào sau đây? A. Lai giữa các cá thể mang biến bị đột biến với nhau. B. Sử dựng kĩ thuật di truyền để chuyển gen mong muốn. C. Chọn lọc các biến dị phù hợp với mục tiêu đã đề ra. D. Cho sinh sản để nhân lên thành giống mới. Câu 39: Ở loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Thế hệ ban đầu có 2 cây mang kiểu gen aa và 1 cây mang kiểu gen Aa. Cho 3 cây trên tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ, sau đó lại cho ngẫu phối ở thế hệ thứ tư. Tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ thứ tư là: A. 30,5556% qủa đỏ; 69,4444% quả vàng B. 33,5% quả đỏ; 66,5% quả vàng C. 66,5% quả đỏ; 33,5% quả vàng D. 69,4444% quả đỏ; 30,5556% quả vàng Câu 40: Trong giảm phân, hai cromatit của nhiễm sắc thể kép tách nhau ra thành hai nhiễm sắc thể đơn xảy ra ở A. Kì đầu của giảm phân I B. Kì sau của giảm phân I C. Kì sau của nguyên phân D. Kì sau của giảm phân II Câu 41: Trong điều kiện sống khó khăn ở các khe chật hẹp vùng nước sâu của đáy biển, một số cá đực Edriolychnus schmidti kí sinh trên con cái. Đây là một ví dụ về mối quan hệ A. Ức chế cảm nhiễm B. Cạnh tranh cùng loài C. Hỗ trợ cùng loài D. Kí sinh – vật chủ Câu 42: Phép lai: AaBbDdEe x AaBbDdEe. Tính xác suất ở F1 có kiểu hình trong đó có ít nhất 2 tính trạng trội. B. C. D. Câu 43: Giống thỏ Himalaya lông trắng trừ các cơ quan đầu mút cơ thể như: Tai, bàn chân, đuôi, mõm có màu đen. Giải thích hiện tượng trên? A. Các tế bào thuộc các cơ quan đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nên có khả năng tổng hợp sắc tố melanin làm lông đen. B. Các tế bào thuộc các cơ quan đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên có khả năng tổng hợp sắc tố melanin làm lông đen. C. Các tế bào thuộc các cơ quan đầu mút cơ thể có kích thước bé hơn nên có khả năng tổng hợp sắc tố melanin làm lông đen hơn. D. Các tế bào thuộc các cơ quan đầu mút cơ thể có kích thước lớn hơn nên có khả năng tổng hợp sắc tố melanin làm lông đen hơn. Câu 44: Khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ F2, Menđen đã nhận biết được điều gì? A. 100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau B. cá thể F2 có kiểu gen giống cá thể F2 có kiểu gen giống F1. C. cá thể F2 có kiểu gen giống cá thể F2 có kiểu gen giống F1. D. F2 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F1. Câu 45: Khi cho giao phối giữa ruồi giấm cái cánh chẻ với ruồi đực cánh bình thường thu được 121 ruồi cái cánh chẻ: 124 ruồi cái cánh bình thường: 116 ruồi đực cánh bình thường. Cho biết hình dạng cánh do 1 gen chi phối. Nguyên nhân giải thích xuất hiện tỉ lệ phép lai trên là: A. Gen lặn trên NST X gây chết ở con đực. B. Gen gây chết ở trạng thái đồng hợp lặn C. Gen trội trên X gây chết ở con đực D. Ruồi đực cánh chẻ bị đột biến thành dạng bình thường. Câu 46: Cho 5 tế bào sinh tinh của một loài động vật có kiểu gen AaBbXY, giảm phân bình thường. Theo lý thuyết tối đa tạo ra số loại tinh trùng là: A. 6 B. 10 C. 20 D. 8 Câu 47: Chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên một quần thể sinh vật nhân thực vì A.Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường. B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen. C. Vi khuẩn có ít gen nên tỷ lệ gen đột biến lớn D. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình. Câu 48: Nguyên nhân gây bệnh phêninkêtô niệu ở người là A. Do người ăn quá nhiều thức ăn chứa pheninalanin, vì vậy axit amin này bị ứ đọng trong máu, đầu độc tế bào thần kinh. B. Do gen quy định enzim phân giải pheninalanin thành tirôzin bị đột biến, gen đột biến không tạo ra được enzim có chức năng. C. Do các loài vi khuẩn làm rối loạn chuyển hóa pheninalanin thành tirôzin, vì vậy axit amin này bị ứ đọng trong máu, đầu độc tế bào thần kinh nên người bệnh dẫn đến mất trí. D. Do đột biến mất đoạn thuộc vai dài của NST số 22. Câu 49: Làm thế nào để biết được 2 gen nào đó là cùng năm trên 1 NST khi khoảng cách giữa chúng bằng 50cM? A.Tìm kiếm sự liên kết của 2 gen với gen thứ 3 B. Phân tích bộ NST C. Phân tích 1 số lượng con lai lớn D. Tiến hành lai phân tích. Câu 50: Ở các độc dược (2n = 24) có 1 thể đột biến, trong đó ở 1 chiếc của NST số 1 bị mất 1 đoạn. Ở 1 chiếc của NST số 5 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 3 được lặp 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân ly bình thường thì giao tử đột biến sẽ có tỷ lệ: A. 25% B. 12,5% C. 87,5% D. 75% HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: A Trong quần thể luôn có sẵn những đột biến gen xuất hiện trong quá trình sống và sinh sản của cá thể. Các đột biến này xuất hiện ngẫu nhiên vô hướng tạo nên các alen mới trong quần thể dẫn đến tạo nên nhiều kiểu gen khác nhau trong quần thể (quần thể ngẫu phối đa hình về kiểu gen) mà có kiểu gen quy định tính trạng kháng thuốc vì thế không thể diệt trừ được toàn bộ sâu bọ cùng lúc. ® Vậy đáp án A đúng. Câu 2: B P: AA x aa ® F1 : Aa lông đốm F1: Aa x Aa ® 1AA : 2Aa : 1aa ® Trội không hoàn toàn Câu 3: C Theo giả thiết: Gen A quy định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt màu xanh. Tỉ lệ F1 thu được tỉ lệ 900 hạt vàng: 895 hạt màu xanh xấp xỉ 1 : 1 ® P: Aa x aa. F1 : 0,5Aa : 0,5aa Cho F1 tự thụ được F2, tỉ lệ cây có kiểu gen aa ở F2 là: Tỉ lệ kiểu hình vàng là: Vậy đáp án C đúng Câu 4: D Gọi a là số phân tử AND ban đầu (chỉ chứa N15) Số phân tử AND thu được sau khi tái bản 5 lần liên tiếp là: a.25 = 512 ® a =512 : 32 = 16 Theo nguyên tắc bán bảo toàn trong tái bản AND, 16 phân tử AND chứa N15 sẽ có mặt trong 32 phân tử AND mới (1 mạch chứa N15 còn mạch kia chứa N14). ® Số phân tử AND con chứa N15 là: 32 ® Đáp án D đúng. Câu 5: D Theo N.V.Timopheep Rixopxki thì đơn vị tiến hóa phải thỏa mãn 3 điều kiện: + Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian + Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ + Tồn tại thực trong tự nhiên Do vậy câu 1, 2 sai ® Đáp án D đúng Câu 6: C F1 vì bị loại đi kiểu hình lặn (aa) nên chỉ còn 2 kiểu gen AA và Aa với tỷ lệ: (p2)AA : 2pqAa hay viết gọn pAA : 2qAa ®Tỷ lệ A : a = (p+q) : q Biện luận tương tự: tỉ lệ kiểu gen ở F2: (p + q)2AA : 2q(p+q)Aa hay (p+q)AA : 2qAa ® Tỷ lệ A : a = (p + 2q) : q Tương tự như trên, ta sẽ có tần số các alen tương ứng ở thế hệ thứ 5 là: A : a = (p + 5q)q Với dữ kiện ban đầu: p = 0,2 (tần số của A) và q = 0,8 (tần số của a) suy ra sau 5 thế hệ: A : a = (0,2 + 0,8.5) : 0,8 = 21 : 4 Vậy tần số của a sau 5 thế hệ = 4 : (4 + 21) = = 0,16 ® Vậy đáp án C đúng Câu 7: D Gọi số liên kết hđrô của gen là H, ta có 2.H = 3800 ® H = 1900 ® 2A + 3G = 1900 (1) Lại có: 2.(3G – 2A) = 1000 (2) Giải hệ phương trình tạo bởi (1) và (2) ta được: A = 350; G = 400 Số Nu của gen là: 2.(350+400) = 1500 Chiều dài của gen là: L = 1500.3,4/2 = 2550 Câu 8: C Bố mẹ mắt nâu sinh ra con mắt xanh tức bố mẹ dị hợp về tính trạng mắt: Aa x Aa ® khả năng bố mẹ sinh ra con mắt xanh là Bố mẹ không bệnh mà sinh ra con trai bị mù màu ® XMXm x XMY --> XmY. Xác suất con trai mắt xanh mù màu là: ® Đáp án C đúng Câu 9: B Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái để tận dụng tối đa nguồn sống. ® Đáp án B đúng. Câu 10: B Câu 11: A Câu 12: B Câu A: Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo hoa khác nhau ® cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau ® không giao phối được với nhau ® Đây là cách li Câu B sai vì đây là cách li địa lý chứ không phải cách li sinh sản. Câu C đúng vì hai loài mao lương sống ở bãi bồi và phía trong bờ sông thì thời gian ra hoa khác nhau ® cách li sinh sản với nhau. Câu D đúng vì cá sống ở một hồ Châu phi có màu đỏ và màu xám ® tập tính giao phối khác nhau ® cách li sinh sản với nhau. ® Vậy đáp án B không đúng. Câu 13: B F1: Cao : thấp = 7 : 9 ® 9A – B – thấp, 3A – bb (1AAbb, 2Aabb) + 3aaB- (1aaBB, 2aaBb) + 1aabb : cao ® Tỉ lệ cây thuần chủng trong số những cây cao là (AAbb,aaBB,aabb) ® Vậy đáp án B đúng Câu 14: B Câu A, C, D đúng Câu B sai vì không phải các gen tác động riêng rẽ, độc lập mà có tác động lẫn nhau như trong trường hợp bổ trợ, át chế gen. ® Đáp án B sai. Câu 15: B Các đáp án A, C, D đúng Đáp án B sai vì sự biến đổi năng lượng không có tính tuần hoàn, chỉ có biến đổi vật chất mới theo chu trình tuần hoàn. ® Vậy đáp án B là đáp án không đúng Câu 16: C Ở đậu Hà Lan, bộ NST lưỡng bội 2n = 14, số cromatit ở kì giữa nguyên phân là 4n. Số cromatit là 28 ® Đáp án C đúng Câu 17: C Menđen giải thích kết quả thí nghiệm của quy luật phân li là do sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền, các nhân tố di truyền không hòa lẫn vào nhau, mỗi tính trạng được quy định bởi một nhân tố di truyền ® Đáp án C đúng. Câu 18: D Nhìn vào sơ đồ phả hệ trên ta thấy: Cặp bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh ®Tính trạng bị bệnh do gen lặn quy định Mặt khác tính trạng này phân bố đồng đều ở 2 giới ® Gen bị bệnh nằm trên NST thường Vậy đáp án D đúng. Câu 19: A Số cá thể cái lông vằn là: 12600 : 150 = 84 Số trứng không vằn là: 14200 – 12600 = 1600 Số cá thể không vằn là: 1600 : 100 = 16 Tổng số cá thể nghiên cứu là: 84 + 16 = 100 (cá thể) Số cá thể lông không vằn (aa) chiếm tỉ lệ Tần số alen m là: 0,4 Tần số alen M = 1 – 0,4 = 0,6. Tỉ lệ Mm trong quần thể là: 2.0,4.0,6 = 0,48 Số cá thể Mm trong quần thể là: 0,48.100 = 48 cá thể Câu 20: D (1) Chọn lọc tự nhiên, (3) Đột biến, (4) các yếu tố ngẫu nhiên, (6) Di nhập gen có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (2) Giao phối ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. (5) Giao phối không ngẫu nhiên: Làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số alen của quần thể. Vậy đáp án D đúng Câu 21: D Các đáp án A, B, C đúng Đáp án D sai Một số NST giới tính do các gen nằm trên các NST thường chi phối sự di truyền của chúng được gọi là gen chịu ảnh hưởng của giới tính chứ không phải là di truyền liên kết với giới tính. Câu 22: A Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa → nhân tố tạo ra đột biến là quá trình đột biến ® Đáp án A đúng. Câu 23: B Khi lai hai cây tứ bội thuần chủng: Pt/c: Hoa đỏ x Hoa trắng AAAA aaaa F1: AAaa F2: KG: 1AAAA : 8AAAa: 18Aaaa : 8Aaaa :1aaaa KH: 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng ® Vậy đáp án B đúng Câu 24: D Câu B loại vì tỉ lệ: Tỉ lệ 12 : 3 : 1 ta có: nên không có phép trừ nào cả. Vậy ta loại tỉ lệ này. Tỉ lệ 9 : 6 : 1 thực chất là dễ dàng nhìn thấy 6 – 1 = 5 ® phù hợp. Tỉ lệ 9 : 3 : 4 thực chất là dễ dàng nhìn thấy 9 – 4 = 5 ® phù hợp. Vậy đáp án là D đúng. Câu 25: D Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định ® Loại câu 4 Dù là quần thể tự phối hay ngẫu phối thì không bao giờ các cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau ® Loại câu 5. Quần thể có khu phân bố hẹp trong một không gian nhất định ® Loại câu 6. ® Đáp án D đúng. Câu 26: C Khi cơ thể dị hợp về hai cặp gen trên một cặp NST tương đồng thì kiểu gen có thể có là: AB//ab hoặc Ab//aB: Khi lai hai cơ thể đều dị hợp hai cặp gen thì có thể có các trường hợp: - TH1: P: AB//ab x AB//ab; F1: TLKG : 1:2:1; TLKH:3:1 - TH2: P: Ab//aB x Ab//aB; F1: TLKG: 1:2:1; TLKH:1:2:1 - TH1: P: AB//ab x Ab//aB; F1:TLKG: 1:1:1:1; TLKH: 1:2:1 Vậy không có trường hợp tỷ lệ phân li là 3:3:1:1 ® Đáp án C đúng. Câu 27: C Số kiểu giao phối khác nhau có thể có là: 1. AA x AA 2. Aa x Aa 3. aa x aa 4. AA x Aa 5. AA x aa 6. Aa x aa Vậy có 6 kiểu giao phối khác nhau ® Đáp án C đúng Câu 28: A Môi trường cung cấp 4278 NST đơn ® một số tế bào người nguyên phân với số lần như nhau. Gọi a là số tế bào, x là số lần nguyên phân: a x 2n x 2x = 4278 ® a x 2x = 93 Thử các đáp án với x = 2 ® a = 31, x = 3, x = 4, x = 6 ® a không nguyên. ® Vậy số lần nguyên phân là 2, tổng số hợp tử là 31. ® Vậy đáp án A đúng. Câu 29: C Mối quan hệ ức chế cảm nhiễm là mối quan hệ mà hoạt động sống của loài này đã vô tính gây hại cho các loài khác. Trong các đáp án trên chỉ có đáp án (1) và (5) là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm. ® Vậy đáp án C đúng Câu 30: D Cơ thể cái có kiểu gen Rrr khi giảm phân tạo giao tử với tỉ lệ: Cơ thể đực có kiểu gen rr khi giảm phân tạo giao tử 100%r. Qúa trình thụ tinh gạo F1 có tỉ lệ kiểu gen là: 2Rrr : 1Rr : 2rr : 1rrr ® Đáp án D đúng Câu 31: A Bước chuyển biến đã giúp bàn tay người trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động là hình thành dáng đi thẳng ® Đáp án A đúng. Câu 32: C Nếu trong giảm phân, ở một số tế bào cặp NST giới tính XY không phân ly ở 1 lần phân bào (có thể là phân bào 1 hoặc 2) thì số giao tử đột biến tạo ra có thể là : XY, O, XX, YY. Cặp AB/ab giảm phân tối đa cho 4 loại giao tử (trong trường hợp có hoán vị gen) Vậy số giao tử đột biến tạo ra nhiều nhất là: 4.4 = 16 loại ® Đáp án C đúng Câu 33: D Các câu A, B, C đúng. Câu B sai vì có hiện tượng gen trên NST thường chịu ảnh hưởng bởi giới tính chứ chúng không di truyền liên kết với giới tính và không có NST giới tính do các gen nằm trên các NST thường chi phối. Vậy đáp A không đúng. Câu 34: D Các cơ quan tương đồng có kiểu cấu tạo giống nhau tuy nhiên do chúng sống ở các điều kiện khác nhau nên CLTN đã diễn ra theo các hướng khác nhau dẫn đến sự sai khác về một số chi tiết của chúng ® Đáp án D đúng. Câu 35: B Các đáp án A, C, D đúng Đáp án B sai vì lưỡng bội hóa dòng tế bào 1n thành 2n rồi cho mọc thành cây lưỡng bội không phải là cách duy nhất để tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh, cây lưỡng bội còn được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính, lai tế bào Câu 36: D. Những đặc trưng cơ bản của quần xã gồm: Đặc trưng về thành phần loài, đặc trưng về phân bố cá thể, đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng của các nhóm sinh vật, sự phân bố của loài trong không gian ® Các đáp án A, B, C đúng. Đáp án D: Mật độ cá thể là đặc trưng của quần thể chứ không phải quần xã → Đáp án D sai. Câu 37: A Câu A sai vì ở cây ưa bóng lá thường to để nhận được nhiều ánh sáng nhất có thể chứ không phải là nhỏ → Đáp án A sai. Các câu B, C, D đúng Câu 38: A Câu 39: A Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là: Sau n thế hệ ngẫu phối và tự phối thì tần số alen của quần thể không thay đổi. Vậy tần số alen là: Vậy Tỉ lệ kiểu hình A- = 100% - 69,4444% = 30,5555% Vậy đáp án A đúng. Câu 40: D Trong giảm phân, hai cromatit của nhiễm sắc thể kép tách nhau ra thành hai nhiễm sắc thể đơn xảy ra ở kì sau của giảm phân II. Kì I của giảm phân NST vẫn tồn tại trạng thái kép, kết thúc giảm phân I (n-kép) → giảm phân II → kì sau NST kép tách thành NST đơn phân li về hai cực của tế bào. → Đáp án D đúng Câu 41: B Trong điều kiện sống khó khăn ở các khe chật hẹp vùng nước sâu của đáy biển, một số cá đực Edriolychnus schmidti kí sinh trên con cái, đợi thời cơ để thụ tinh với con cái từ đó chúng có ưu thế hơn so với những con đực có kích thước lớn. Đây là một ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh cùng loài. Đây là sự cạnh tranh nhau về nguồn sống → Đáp án B đúng. Câu 42: B Xác suất thu được kiểu hình có 4 tính trạng lặn là: Xác suất thu được kiểu hình có 3 tính trạng lặn là: Xác suất thu được kiểu hình có ít nhất 2 tính trạng trội là: → Đáp án B đúng Câu 43: B Giống thỏ Himalaya lông trắng trừ các cơ quan đầu mút cơ thể như: Tai, bàn chân, đuôi, mõm có màu đen do các tế bào thuộc các cơ quan đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên có khả năng tổng hợp sắc tố melanin làm lông đen → Đáp án B đúng Câu 44: B F2 có tỉ lệ kiểu hình: Cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ F2 có kiểu gen: Như vậy cá thể F2 có kiểu gen giống cá thể F2 có kiểu gen giống F1. Vậy đáp án B đúng. Câu 45: C Với các trường hợp A, B, D thì viết sơ đồ lai thấy ko hợp lý. Trường hợp C: XMXm x XmY → XMXm (♀: chẻ): XmXm (♀: bình thường): XmY (♂: bình thường): XMY (♂: chẻ → gây chết) → Đáp án C đúng Câu 46: D Cơ thể có kiểu gen AaBbXY tối đa cho 2.2.2 = 8 loại giao tử. 5 tế bào sinh tinh tối đa cho 8 loại giao tử → Đáp án D đúng Câu 47: D Ở quần thể vi khuẩn, sinh sản nhanh và số lượng cá thể được sinh ra ở mỗi thế hệ nhiều, gen đột biến nhanh chóng biểu hiện ra kiểu hình → chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên quần thể sinh vật nhân thực. → Vậy đáp án D đúng. Câu A sai vì sự trao đổi chất nhanh và mạnh ở vi khuẩn không liên quan đến sức chịu đựng của chúng với điều kiện môi trường. Câu B sai vì ở cả quần thể sinh vật nhân thực và vi khuẩn thì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen → Đây không phải yếu tố so sánh và giải thích. Câu C sai vì số lượng gen của vi khuẩn là nhiều chứ không phải là ít. Câu 48: B Bệnh phêninkêtô niệu do gen mã hóa cho enzin xúc tác phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirozin trong cơ thể bị đột biến. Do đột biến nên không tạo được enzim có chức năng nên phêninalanin không được chuyển thành tirozin và axit amin này bị ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ. → Vậy đáp án B đúng. Câu 49: A Xét 2 gen A, B có khoảng cách là 50cM. Giả sử A và B cùng nằm trên 1 NST. Xét gen C nằm trên NST đó thỏa mãn, khoảng cách giữa 2 gen A-C, B-C đều bé hơn 50cM. → Từ đây ta xác định được khoảng cách giữa các gen A-C, B-C. Nếu 2 tổng khoảng cách này cũng bằng 50cM thì điều giả sử là đúng. Vậy đáp án A đúng. Câu 50: C Cà độc dược 2n = 24, có 1 thể đột biến, 1 chiếc số 1 bị mất đoạn, NST số 5 bị đảo 1 đoạn. NST số 3 lặp 1 đoạn → giảm phân nếu các cặp NST phân ly bình thường. Một cặp NST sẽ tạo thành giao tử bình thường, giao tử đột biến → số giao tử bình thường: Số giao tử đột biến: 1 – 12,5% = 87,5%. → Đáp án C đúng.
Tài liệu đính kèm: