CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT HÓA HỮU CƠ TỔNG HỢP I/ VIẾT CÔNG THỨC CẤU TẠO Viết công thức cấu tạo của các ankan: C3H8, C4H10, C5H12, C6H14. Viết công thức cấu tạo của các anken: C3H6, C4H8, C5H10, C6H12. Viết công thức cấu tạo của hiđrocacbon có CTPT: C3H6, C4H8, C5H10. Viết công thức cấu tạo của các ancol (rượu) sau: C2H6O, C3H8O, C4H10O, C5H12O. Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử là C4H9Br. (Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2016-2017) Viết công thức cấu tạo của các chất có cùng công thức phân tử là C4H10O. (Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2013-2014) Viết tất cả các công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử là CnH2n+2-2k-xClx (với n = 4, k = 1 và x = 2). (Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2006-2007) “Tính chất của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào trật tự sắp xếp các nguyên tử trong phân tử ”. Hãy lấy thí dụ chứng minh. (Đề thi HSG Tỉnh Cà Mau năm học 2011-2012) Chất hữu cơ có công thức phân tử: C3H9N. Hãy viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử trên. (Đề thi HSG Tỉnh Cà Mau năm học 2011-2012) A, B, C là 3 chất hữu cơ mạch hở có các tính chất sau: B làm mất màu dung dịch brom, C tác dụng được với Na, A tác dụng được với Na và NaOH. A, B, C là những chất nào trong số các chất sau: C4H8, C2H4O2, C2H6O. Hãy viết công thức cấu tạo của các chất trên. (Đề thi HSG Tỉnh Điện Biên năm học 2011-2012) Có 3 chất hữu cơ A, B, D đều chứa 3 nguyên tố C, H, O và đều có M = 46. Trong đó A và B tan nhiều trong nước, A và B tác dụng với Na, B còn tác dụng với NaOH. D không tác dụng với Na, NaOH và được dùng trong y học để gây tê khi phẫu thuật. Xác định công thức cấu tạo của A, B, D. (Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2016-2017) A và B là hai hợp chất hữu cơ chứa vòng benzen có công thức phân tử lần lượt là C8H10 và C8H8. a/ Viết công thức cấu tạo có thể có của A và B. b/ Viết phương trình hóa học dưới dạng công thức cấu tạo xảy ra (nếu có) khi cho A và B lần lượt tác dụng với H2 dư (Ni, to); dung dịch brom. (Đề thi HSG Tỉnh Thái Bình năm học 2012-2013) A và B là hai hợp chất hữu cơ chứa vòng benzen có công thức phân tử lần lượt là C8H10 và C8H8. Viết công thức cấu tạo có thể có của A và B. (Đề thi TS 10 chuyên Hòa Bình 2014-2015) Viết lại công thức phân tử và gọi tên các chất sau đây: a) C2H5O2N ; b) N2H9O4P ; c) N2H4O3 ; d) C2H7O2N ; e) H10C4O2Ca (Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2010-2011) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của hiđrocacbon A, biết rằng khi đốt cháy A, ta nhận thấy tỉ lệ số mol của A với số mol H2O và CO2 là 1:1:2. (Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2009-2010) Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử C4H10O. (Đề thi TS 10 chuyên Bình Phước năm học 2008-2009) Có 4 hiđrocacbon A, B, C, D có cùng công thức phân tử là C4H8. A, B mất màu dd Brom nhanh, C làm chậm mất màu dd Brom, còn D thì không. Biết A, B cộng H2 cho cùng sản phẩm G. Xác định CTCT A, B, C, D. (HSG TP.HCM năm 2017-2018) Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử là C4H6. (Đề thi HSG tỉnh Hưng Yên năm 2017-2018) Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, quy ước liên kết trong các hợp chất hữu cơ gồm 2 loại chính là liên kết xichma (kí hiệu σ) và liên kết pi (kí hiệu π). Liên kết đơn được tính là 1 liên kết σ; liên kết đôi được tính là 1 liên kết σ và 1 liên kết π; liên kết ba được tính là 1 liên kết σ và 2 liên kết π. Các hidrocacbon A, B, C, D khác nhau có cùng công thức phân tử C6H6. A có số liên kết π nhiều nhất có thể; B có ít hơn A 4 liên kết π; C có 3 liên kết π còn D có 2 liên kết π. Vẽ ít nhất một công thức cấu tạo tương ứng với mỗi chất A, B, C, D. Biết trong phân tử hợp chất hữu cơ, nguyên tử cacbon luôn có hóa trị bốn (nghĩa là luôn có 4 liên kết). (Đề thi TS 10 chuyên Nam Định năm học 2018-2019) Hợp chất X là hiđrocacbon no (không chứa liên kết π), phân tử có 5 nguyên tử cacbon. Cho X tác dụng với Cl2 (ánh sáng, tỉ lệ phản ứng 1 : 1) chỉ tạo ra 1 sản phẩm thế monoclo. Viết công thức cấu tạo của X và sản phẩm thế monoclo. (Đề thi TS 10 chuyên Nam Định năm học 2018-2019) II/ TÍNH CHẤT – PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC – GIẢI THÍCH Có 4 hiđrocacbon: Metan, etilen, axetilen và benzen. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho các hiđrocacbon lần lượt tác dụng với: a/ H2/ xúc tác Ni, t0. b/ Dung dịch nước brom (ở điều kiện thường). c/ Trùng hợp tạo polime. (Đề thi HSG Tỉnh Gia Lai năm học 2013-2014) Etilen và axetilen là những hiđrocacbon không no, dễ cháy trong khí oxi, có khả năng làm mất màu dung dịch Br2, có khả năng chuyển hóa thành hiđrocacbon no (etan) khi cộng hợp với H2 khi có xúc tác Ni nung nóng. Viết các phương trình phản ứng mô tả các tính chất trên? (Đề thi HSG Tỉnh Nam Định năm học 2016-2017) Đun nóng hỗn hợp gồm benzen, brom có mặt bột sắt. a/ Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình phản ứng. b/ Tính khối lượng benzen và brom tối thiểu cần lấy để điều chế được 47,1 gam brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 75%. (Đề thi HSG Tỉnh Nam Định năm học 2016-2017) Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, SO2, C2H4 qua dung dịch A (dư) thì thu được 1 chất khí duy nhất B thoát ra. B là khí gì? Viết phương trình phản ứng? (Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2012-2013) Nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng xảy ra khi úp ống nghiệm chứa đầy hỗn hợp khí C2H2 và C2H4 vào chậu thuỷ tinh chứa dung dịch nước brom (như hình bên). (Đề thi HSG Tỉnh Gia Lai năm học 2011-2012) Viết phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) để chứng minh: metan, benzen đều có thể cho phản ứng thế; etilen, axetilen, benzen đều có thể cho phản ứng cộng. (Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2011-2012) Dẫn hỗn hợp khí gồm C2H2, CO2 và SO2 cho qua dung dịch X chữa một chất tan thấy có Y duy nhất thoát ra. Hỏi chất tan trong dung dịch X có tính chất gì ? Dùng hai chất có tính chất khác nhau để viết ptpư minh họa. (Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2009-2010) Axit lactic có công thức cấu tạo: CH3 – CH(OH) – COOH. Dựa vào tính chất các chất hữu cơ đã học, hãy viết phương trình hóa học của phản ứng giữa axit lactic với: a/ Mg b/ C2H5OH c/ Na (Đề thi HSG Tỉnh Cà Mau năm học 2011-2012) Axit acrylic là một axit hữu cơ có công thức phân tử là C3H4O2. Hãy viết công thức cấu tạo và hoàn thành các phương trình hóa học của axit acrylic lần lượt với H2, dung dịch Br2, Na, NaOH, Na2CO3 và C2H5OH (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). (Đề thi TS 10 chuyên Quảng Trị năm học 2017-2018) Viết phương trình hoá học của axit axetic phản ứng với các chất sau (nếu có): ZnO, K2SO4, KHCO3, Mg, C2H5OH, Cu (ghi rõ điều kiện phản ứng). (Đề thi TS 10 chuyên Long An 2014-2015) Cho các chất C2H5OH, CH3COOH, chất béo (C17H35COO)3C3H5 lần lượt tác dụng với Na, dung dịch NaOH. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có). (Đề thi TS 10 chuyên Đăk Lăk năm học 2017-2018) 1/ Ba chất A, B, C đều có công thức phân tử C2H4O2; tác dụng với Na kim loại sinh ra H2 chỉ có A và B; tác dụng với NaHCO3 sinh ra CO2 chỉ có B. Viết công thức cấu tạo cảu A, B, C và viết phương trình phản ứng xảy ra. 2/ Cho hỗn hợp gồm ancol etylic và axit axetic. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng axit axetic. (Đề thi TS 10 chuyên Ninh Thuận 2013-2014) Cho H2SO4 đặc vào cốc chứa một ít đường saccarozo, thu hỗn hợp khí sau phản ứng rồi sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. (Đề thi TS 10 chuyên TP. Đà Nẵng năm học 2017-2018) Chất A có công thức: CH2=CH-CH2OH, chất B có công thức: HCOOH. Chúng có tính chất giống rượu và axit. Cho lần lượt Na, dung dịch NaOH, dung dịch Brom vào các chất trên. Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có. (Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2009-2010) Cho các chất sau: khí clo, cacbon, saccarozơ, điphotpho pentaoxit, khí etilen, xenlulozơ, chất béo (RCOO)3C3H5, canxi cacbua. Hãy viết phương trình hóa học của các chất trên với H2O. (ghi rõ điều kiện phản ứng). (Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2012-2013) Nêu hiện tượng và giải thích bằng phản ứng hóa học khi cho: a/ Đồng kim loại vào dung dịch NaNO3 có lẫn HCl. b/ Đồng kim loại vào dung dịch HCl có O2 hòa tan. c/ Một mẫu đá vôi vào giấm ăn. d/ Một mẫu Na vào rượu etylic 400. (Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2013-2014) Trình bày cách tiến hành thí nghiệm chứng tỏ dung dịch glucozơ có phản ứng tráng gương và trình bày cách làm sạch ống nghiệm có tráng lớp Ag thu được sau khi làm thí nghiệm. (Đề thi TS 10 chuyên Đà Nẵng năm học 2013-2014) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau: a/ Cho canxi cacbua vào nước b/ Đun nóng tinh bột trong dung dịch axit H2SO4 loãng, thu được dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng nhẹ. c/ Cho lòng trắng trứng vào rượu etylic. (Đề thi TS 10 chuyên Đăk Lăk 2010-2011) 1/ Viết PTHH xảy ra của các phản ứng (ghi điều kiện phản ứng, nếu có) : lên men rượu etylic từ glucozơ, lên men giấm từ rượu, este hoá từ axit axetic và rượu etylic, xà phòng hoá chất béo bằng dung dịch KOH, tạo tinh bột trong cây xanh, điều chế axit axetic từ C4H10 . 2/ Viết tên 1 polime có mạch thẳng, 1 polime có mạch nhánh, 1 polime có mạng không gian. Propilen (CH2 = CH - CH3) có phản ứng trùng hợp tương tự etilen tạo polime, viết PTHH xảy ra và cho biết polime này có cấu tạo loại nào trong các loại cấu tạo trên? (Đề thi TS 10 chuyên Nam Định 2009-2010) Dân gian ta có câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.” Dựa vào kiến thức hóa học về chất béo, em hãy giải thích vì sao thịt mỡ thường được ăn cùng với dưa chua? (Đề thi TS 10 chuyên Nam Định 2015-2016) Xác định các chất hữu cơ A, B, C, D và hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (ghi rõ điều kiện nếu có) (Đề thi TS 10 chuyên Ninh Bình 2013-2014) Khi thủy phân một trieste X bằng dung dịch NaOH, người ta thu được glixerol và hỗn hợp hai muối natri của 2 axit béo có công thức: C17H35COOH (axit stearic), C15H31COOH (axit panmitic). Viết công thức cấu tạo có thể có của X? (Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2011-2012) Có các chất lỏng A, B, C, D, E. Chất nào là benzen, ancol etylic, axit axetic, dung dịch glucozơ, nước. Biết kết quả của những thí nghiệm như sau: - Cho tác dụng với Na thì A, B, C, D có khí bay ra; E không phản ứng - Cho tác dụng với CaCO3 thì A, B, C, E không phản ứng; D có khí bay ra - Cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì A, C, D, E bạc không xuất hiện; B có bạc xuất hiện - Đốt trong không khí thì A, E cháy dễ dàng; D có cháy; B, C không cháy Xác định A, B, C, D, E và viết các phương trình phản ứng hoá học theo các kết quả thí nghiệm trên. (Đề thi HSG Tỉnh Quảng Nam năm học 2011-2012) Có 2 vết bẩn trên quần áo: vết dầu nhờn và vết dầu ăn. Hãy chọn trong số các chất sau để làm sạch vết bẩn, giải thích: nước, nước xà phòng, giấm ăn, ét-xăng, cồn 90o. A, B, C là ba chất hữu cơ có các tính chất sau đây: Khi đốt cháy A hoặc B đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. B làm mất màu dung dịch nước brom. C tác dụng được với Na. A không tác dụng được với Na, nhưng tác dụng được với dung dịch NaOH tạo ra C. Cho biết A, B, C là những chất nào trong số các chất sau: C3H6, C4H8O2, C2H6O. Hãy viết công thức cấu tạo của A, B, C. (Đề thi TS 10 chuyên Đăk Lăk năm học 2017-2018) Cho 2 chất hữu cơ A và B có công thức phân tử lần lượt là C3H8O và C3H6O2. Biết rằng chất A và chất B đều tác dụng với Na, chỉ có chất B tác dụng với NaHCO3. a/ Xác định các công thức cấu tạo có thể có của A và B. b/ Viết các phương trìn hóa học xảy ra khi cho A tác dụng với B. (Đề thi TS 10 chuyên TP. Đà Nẵng năm học 2017-2018) A, B, C là ba chất hữu cơ có tính chất sau: Khi đốt cháy A, B đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O B làm mất màu dung dịch brom C tác dụng với natri kim loại A tác dụng với natri kim loại và dung dịch NaOH a/ A, B, C là chất nào trong số các chất sau: C4H8, C2H4O2, C3H8O? Biện luận và viết công thức cấu tạo của các chất A, B, C. b/ Viết các phương trình hóa học xảy ra ở trên c/ Chất C có thể tác dụng với chất A, viết phương trình hóa học xảy ra (ghi rõ điều kiện phản ứng) (Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2014-2015) Các công thức C2H6O, C3H8O và C3H6O2 là công thức phân tử của 5 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở A, B, C, D, E trong đó : - Tác dụng với Na chỉ có A và E. - Tác dụng với dung dịch NaOH có B, D và E. - D tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được F mà F tác dụng với A lại tạo C. a/ Xác định CTPT của A, B, C, D và E. Viết các CTCT của chúng. b/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra. (Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2009-2010) Ba chất hữu cơ mạch hở A, B, C có công thức phân tử tương ứng là: C3H6O, C3H4O2, C6H8O2. Chúng có những tính chất sau: - Chỉ A và B tác dụng với Na giải phóng khí H2. - Chỉ B và C tác dụng được với dung dịch NaOH. - A tác dụng với B (trong điều kiện xúc tác, nhiệt độ thích hợp) thu được sản phẩm là chất C. Hãy cho biết công thức cấu tạo của A, B, C. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. (Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2010-2011) Ba chất hữu cơ mạch hở A, B, C có công thức phân tử tương ứng là: C3H6O, C3H4O2, C6H8O2. Chúng có những tính chất sau: - Chỉ A và B tác dụng với Na giải phóng khí H2. - Chỉ B và C tác dụng được với dung dịch NaOH. - A tác dụng với B (trong điều kiện xúc tác, nhiệt độ thích hợp) thu được sản phẩm là chất C. Hãy cho biết công thức cấu tạo của A, B, C. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. (Đề thi TS 10 chuyên Nam Định 2010-2011) A, B, C là ba chất hữu cơ có các tính chất sau: - Khi đốt cháy A, B đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. - B làm mất màu dung dịch brom. C tác dụng được với Na. - A tác dụng được với Na và NaOH. a. Hỏi A, B, C là những chất nào trong số các chất sau: C4H8, C2H4O2, C3H8O? b. Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của C? (Đề thi TS 10 chuyên Long An 2014-2015) Ba chất hữu cơ mạch hở A, B, C có công thức phân tử tương ứng là: C3H6O, C3H4O2, C6H8O2. Chúng có những tính chất sau: - Chỉ A và B tác dụng với Na giải phóng khí H2. - Chỉ B và C tác dụng được với dung dịch NaOH. - A tác dụng với B (trong điều kiện xúc tác, nhiệt độ thích hợp) thu được sản phẩm là chất C. Hãy cho biết công thức cấu tạo của A, B, C. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. (Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2010-2011) Có các chất lỏng A, B, C, D, E. Chất nào là benzen, rượu etylic, axit axetic, dung dịch glucozơ, nước? Biết kết quả của những thí nghiệm như sau: Chất lỏng T/d với natri T/d với canxi cacbonat T/d với dd AgNO3/NH3 Đốt trong không khí A Khí bay ra Không Phản ứng Bạc không xuất hiện Cháy dễ dàng B Khí bay ra Không Phản ứng Bạc kết tủa Không cháy C Khí bay ra Không Phản ứng Bạc không xuất hiện Không cháy D Khí bay ra Khí bay ra Bạc không xuất hiện Có cháy E Không phản ứng Không Phản ứng Bạc không xuất hiện Cháy dễ dàng Viết các phương trình phản ứng theo kết quả của các thí nghiệm. (Đề thi TS 10 chuyên Lâm Đồng 2010-2011) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học trong các trường hợp sau: a/ Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm đựng dung dịch amoniac, lắc nhẹ. Thêm tiếp dung dịch glucozơ vào, sau đó đặt ống nghiệm vào trong cốc nước nóng. b/ Đưa bình thủy tinh kín đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian, cho nước vào bình lắc nhẹ rồi thêm vào một mẫu giấy quỳ tím. (Đề thi TS 10 chuyên Long An 2014-2015) Có hai aminoaxit E và F cùng công thức phân tử C3H7NO2, dùng công thức cấu tạo của chúng viết phương trình phản ứng giữa một phân tử E và một phân tử F tạo ra sản phẩm mạch hở. (Đề thi TS 10 chuyên ĐHKHTN Hà Nội 2008-2009) Cho A và B là 2 hợp chất hữu cơ đơn chức (chứa C, H, O) đều có khối lượng mol là 74. A phản ứng được với cả Na và NaOH, còn B phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra muối có khối lượng mol nhỏ hơn 74. Hãy viết công thức cấu tạo đúng của A, B và viết các phương trình phản ứng minh hoạ. (Đề thi TS 10 chuyên ĐHKHTN Hà Nội 2008-2009) Trùng hợp hyđrocacbon A (mạch hở, có công thức phân tử C3H6) thu được polime. Viết cấu tạo có thể có của đoạn mạch polime được tạo ra từ 2 phân tử A. (Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2014-2015) Khi cho một hyđrocacbon B (mạch hở, có công thức phân tử C4H8) tác dụng với HBr thì thu được 2 sản phẩm hữu cơ. a/ Xác định công thức cấu tạo của B. b/ Dùng công thức cấu tạo viết các phương trình hóa học của phản ứng. (Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2014-2015) Chất có công thức hóa học C6H6 có làm mất màu dung dịch brom không? Lấy công thức cấu tạo minh họa và viết phương trình hóa học (nếu có)? (Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2015-2016) Trình bày thí nghiệm và viết phương trình phản ứng tráng gương của dung dịch glucozơ. Trong phản ứng tráng gương, nếu hơ nóng mạnh ống nghiệm thì hiện tượng có thể như thế nào? (Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2015-2016) 1/ Từ tinh bột hãy viết phương trình phản ứng điều chế Etyl axetat (ghi rõ điều kiện nếu có) 2/ Cho hợp chất X có công thức CH2 = C(CH3) – CH = CH2. a/ Viết phương trình phản ứng trùng hợp tạo polime có nhiều ứng dụng trong thực tế từ X. b/ Cho X phản ứng với Br2(1:1) Viết PTHH xảy ra. (Đề thi TS 10 chuyên Quảng Nam 2010-2011) Cho A, B, C là những hiđrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết: bằng 1 phản ứng, từ C có thể điều chế được B, từ B có thể điều chế được A và từ B có thể điều chế được rượu etylic. A không tác dụng với dung dịch brom và không làm mất màu dung dịch KMnO4. Dưới tác dụng của tia lửa điện chất A bị phân huỷ làm thể tích khí tăng lên gấp 3 lần. a/ Xác định các chất A, B, C và viết các phương trình hoá học xảy ra. b/ Từ C viết các phương trình hoá học điều chế cao su Buna, nhựa PVC. (Đề thi TS 10 chuyên Quảng Nam 2013-2014) Ba rượu (ancol) A, B, D không phải đồng phân của nhau. Khi đốt cháy mỗi rượu đều thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. a/ Xác định công thức phân tử của A,B, D. Biết MA < MB < MD . b/ Viết công thức cấu tạo của A, B, D. (Đề thi TS 10 chuyên Thái Nguyên 2012-2013) Axit hữu cơ A có công thức cấu tạo: HOOC – CH=CH – CH = CH – COOH vừa có tính chất hóa học giống axit axetic vừa có tính chất hóa học giống etilen. Hãy viết PTHH của các phản ứng của A lần lượt với các chất sau: Na; NaOH; C2H5OH (H2SO4 đặc, t0); H2(Ni, t0); dd nước Br2. (Đề thi TS 10 chuyên Thái Nguyên 2012-2013) Viết các công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử sau: C5H10, C3H5Cl3. Đun nóng glixerol với hỗn hợp hai axit C15H31COOH và C17H35COOH (có H2SO4 đậm đặc làm chất xúc tác) tạo thành hỗn hợp các este. Hãy viết các công thức cấu tạo có thể có của các este. (Đề thi TS 10 chuyên Quảng Trị 2008-2009) 1/ Có 3 chất lỏng là rượu etylic (900), benzen và nước đựng trong 3 lọ riêng biệt. Trình bày phương pháp đơn giản để phân biệt chúng. 2/ Hợp chất hữu cơ A mạch hở chứa C, H, O có khối lượng mol bằng 60 gam. Tìm công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của A. Xác định công thức cấu tạo đúng của A, biết rằng A tác dụng được với KOH và với K kim loại. (Đề thi TS 10 chuyên Thái Nguyên 2012-2013) 1/ Xác định các chất trong dãy biến hoá sau, biết rằng Y là chất vô cơ, các chất còn lại là chất hữu cơ: Biết rằng: R-CH=CH-OH (không bền)R-CH2- CHO R-CH2-CH(OH)2 (không bền) R-CH2-CHO. R là gốc hiđrocacbon hoặc nguyên tử H. 2/ Có 3 chất lỏng là rượu etylic, benzen và nước. Trình bày phương pháp đơn giản để phân biệt chúng. 3/ Hợp chất hữu cơ A mạch hở chứa C, H, O có khối lượng mol bằng 60 gam. Tìm công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của A. Xác định công thức cấu tạo đúng của A, biết rằng A tác dụng được với NaOH và với Na kim loại. (Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2008-2009) 1/ Cho A, B, C, D, X, Y, Z đều là các hợp chất hữu cơ; A, B, C là những hiđrocacbon, C là chất khí có khả năng kích thích quả mau chín và phân tử chứa một liên kết kém bền; X, Y, Z là những muối của axit hữu cơ. Hãy xác định công thức cấu tạo thích hợp của A, B, C, D, X, Y, Z và viết phương trình hóa học theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện nếu có): 2/ Hợp chất hữu cơ A có công thức cấu tạo thu gọn: CH2 = CH - CH2 - OH. Hỏi A có thể có những tính chất hóa học nào? Hãy viết phương trình phản ứng minh họa cho những tính chất đó. 3/ Từ đá vôi, than đá, các chất vô cơ và các điều kiện cần thiết viết các phương trình hoá học (ghi rõ điều kiện) điều chế Benzen, Caosubuna. (Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2009-2010) 1/ Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra khi sục khí C2H4 dư vào dung dịch Br2. 2/ Đốt cháy hoàn toàn cùng số mol CH4 và C2H4. Viết phương trình hoá học và so sánh số mol CO2 sinh ra từ 2 phản ứng hoá học đó. 3/ Viết CTCT của tất cả các chất có CTPT là C4H10O. 4/ Từ etyl axetat, các chất vô cơ cần thiết điều chế polietylen. (Đề thi TS 10 Thanh Hóa 2013-2014) Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau: a/ Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 b/ Thêm từ từ 1-2 ml H2SO4 đặc vào cốc có đựng sẵn một ít đường saccarozơ ở đáy cốc. c/ Cho 1 ml benzen vào ống nghiệm đựng 2 ml nước cất, lắc kĩ, để yên. Cho tiếp 2 ml dung dịch brom loãng vào ống nghiệm trên lắc kĩ, để yên. (Đề thi TS 10 chuyên Điện Biên năm học 2018-2019) Giải thích các hiện tượng thực tế sau và viết phương trình hóa học (nếu có). a/ Vào mùa đông, một số gia đình ở nông thôn đốt than tổ ong trong phòng kín để sưởi ấm. hậu quả đã có trường hợp tử vong do ngạt khí. b/ Một trong các phương pháp sản xuất rượu etylic là lên men tinh bột. Phần còn lại sau khi chưng cất lấy rượu etylic gọi là bỗng rượu. Bỗng rượu để lâu trong không khí lại bị chua và khi dùng bỗng rượu để nấu canh chua thì lại thấy có mùi thơm. (Đề thi TS 10 chuyên Điện Biên năm học 2018-2019) Phân loại thành đơn chất, hợp chất hoặc hỗn hợp các chất cho dưới đây: xenlulozơ, hồ tinh bột, kim cương, đất đèn. (Đề thi TS 10 chuyên Nam Định năm học 2018-2019) Cho các chất sau: rượu etylic, axit axetic, saccarozơ, glucozơ. Chất nào phản ứng với: nước, Ag2O/NH3, axit axetic, CaCO3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. (HSG tỉnh Quảng Trị năm 2017-2018) 1/ Dùng dung dịch HCl loãng có thể nhận biết được các chất dưới đây (chất lỏng hoặc dung dịch trong suốt): Rượu etylic, benzen, natri cacbonat, natri sunfit, natri axetat. Giải thích và viết các phương trình hoá học minh họa. 2/ Cho các chất sau: Clo, cacbon, saccarozơ, nhôm cacbua, etilen, xenlulozơ, chất béo, canxi cacbua. Hãy viết phương trình hoá học của các chất trên với H2O. (ghi rõ điều kiện phản ứng). (Đề thi TS 10 chuyên Thái Bình 2010-2011) III/ CHUỖI PHẢN ỨNG HỮU CƠ Viết phương trình hoá học hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: (Đề thi HSG Tỉnh Bắc Giang năm học 2011-2012) Viết phương trình hoá học thực hiện các biến hoá theo sơ đồ sau: (Đề thi HSG Tỉnh Tây Ninh năm học 2014-2015) Xác định các chất hữu cơ A, D, Y, E, G, H, I và viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện của phản ứng, nếu có) trong dãy biến hóa sau: (Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2014-2015) Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau. (Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2011-2012) Thực hiện chuỗi phản ứng: CaO CaC2 C2H2 C2H4 C2H6O C2H4O2 C4H6O4Ca (Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2011-2012) Cho sơ đồ biến hóa: Hãy gán các chất: CH4, C2H4, C2H2, CH3COONa, CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5, CH2=CHCl ứng với các chữ cái (không trùng lặp) trong sơ đồ trên và viết các phương trình hóa học thực hiện sơ đồ biến hóa đó. Hoàn thành các phương trình phản ứng của sơ đồ sau và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): X X1 X2 Rượu etylic X3 X4 Tinh bột Biết X, X4 là các hợp chất vô cơ chứa cacbon, X1, X2, X3 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. (Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2015-2016) Hoàn thành các phương trình phản ứng của sơ đồ sau. Ghi rõ điều kiện (nếu có): Saccarozơ g glucozơ g ancol etylic g axit axetic g natri axetat g metan g axetilen g benzen g nitrobenzen. (Đề thi HSG Tỉnh Quảng Nam năm học 2011-2012) (Đề thi HSG Tỉnh Cà Mau năm học 2011-2012) Viết phương trình phản ứng biểu diễn các biến hóa sau: (Đề thi HSG Tỉnh Lào Cai năm học 2014-2015) Viết các phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (Biết A1, A2, A3, A4, A5 là các chất vô cơ): (Đề thi HSG Tỉnh Lạng Sơn năm học 2011-2012) Viết phương trình phản ứng để hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau: Biết A1 chứa các nguyên tố C, H, O, N theo tỷ lệ mC: mH: mO: mN = 3: 1: 4 : 7 và trong phân tử chỉ chứa 2 nguyên tử N. Nêu phương pháp hoá học làm khô mỗi khí A3 và A4 (Đề thi TS 10 chuyên Hà Nam 2011-2012) Viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đổ biến hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): (Đề thi TS 10 Hải Dương 2012-2013) Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tìm các chất hữu cơ ứng với các chữ cái A, B, C, ... Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra, ghi rõ các điều kiện. Biết A là một loại gluxit, khi đốt cháy hoàn toàn A thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỷ lệ 33: 88 và C, D, E là các hợp chất có cùng số nguyên tử cacbon. (Đề thi TS 10 chuyên Quốc học Huế 2008-2009) Viết phương trình hóa học của chuỗi chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phản ứng) Tinh bột glucozơ (A) (B) etyl axetat(D) (B) (Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2015-2016) Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ sau đây (mỗi mũi tên là một phản ứng) và cho biết tên của các chất (X), (Y), (Z): (Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2016-2017) Viết các phương trình phản ứng thực hiện sự chuyển hóa theo sơ đồ và ghi rõ điều kiện (nếu có); Tinh bột ® A ® B ® C ® B. (B có tác dụng với axit axetic thu được etyl axetat; trùng hợp C thu được polietile (Đề thi TS 10 chuyên Bến Tre năm học 2015-2016) Viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có). A B C D E F (6) G Cho biết B là glucozơ, F là metan và A, C, D, E, G là các hợp chất hữu cơ khác nhau. (Đề thi TS 10 chuyên Điện Biên năm học 2018-2019) Hoàn thành dãy chuyển hóa sau (ghi điều kiện, nếu có): Biết X là chất khí gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, Y là polime thiên nhiên có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như lúa, ngô, sắn. Z phản ứng được với Na, nhưng không phản ứng được với dung dịch kiềm. G phản ứng được với kiềm nhưng không phản ứng được với Na, E và F là những hợp chất chứa Na. H là axit gluconic. (Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2013-2014) Xác định các chất hữu cơ A, B, C, D và viết phương trình hóa học (ở dạng công thức cấu tạo thu gọn đối với hợp chất hữu cơ) để thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phản ứng): A B C D E F A Biết A là hiđrocacbon ở thể khí có tỉ khối so với khí hiđro là 14. E là hợp chất hữu cơ có khối lượng mol nhỏ nhất. (Đề thi TS 10 chuyên Quảng Ninh 2015-2016) Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện (nếu có): Hãy cho biết tên của các phản ứng trên? (Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2011-2012) Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): CO2X Y ZT M Z V CH2Br – CH2Br Biết Z, T, V là những hợp chất hữu cơ đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử. (Đề thi TS 10 chuyên Vũng Tàu 2013-2014) Viết các phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ sau: Trong đó A là hợp chất hữu cơ; F là bari sunfat. (Đề thi TS 10 chuyên Quảng Trị 2008-2009) Xác định các chất và hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau: (HSG tỉnh Quảng Trị năm 2017-2018) Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi sau, ghi rõ điều kiện (nếu có): Glucozơ ® C2H5OH ® CH3COOH ® CH3COOC2H5 ® CH3COOK (HSG tỉnh Quảng Bình năm 2017-2018) Viết các PTHH theo sơ đồ pư sau: Trong đó: A là hợp chất hữu cơ; F là bari sufat. (Đề thi TS 10 Thanh Hóa 2013-2014) Có các chất sau : CH4 , C2H4, C2H2, CH3COOH, C2H5OH. Hãy thiết lập một dãy chuyển hoá mối quan hệ 4 chất trên (gồm 4 PTHH) liên tiếp không lặơ lại chất đã dùng. Viết PTHH. (Đề thi TS 10 Thanh Hóa 2013-2014) 1/ Cho sơ đồ phản ứng sau:. Biết rằng X1, X6 là các hợp chất hữu cơ, trong đó X4 là CH3COOH. Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng (ghi điều kiện, nếu có) theo sơ đồ trên. 2/ Có các chất sau: CaC2, CH4, C2H4, C2H2 , C12H22O11 , xenlulozơ và chất béo. Các chất trên đều phản ứng được với nước. Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng đó (ghi rõ điều kiện, nếu có). (Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2010-2011) IV/ PHÂN BIỆT, NHẬN BIẾT, Nhận biết các chất sau trong các lọ riêng biệt, mất nhãn bằng phương pháp hoá học: CO2, C2H4, C2H2, CH4. (Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2013-2014) Nhận biết các chất sau trong các lọ riêng biệt, mất nhãn bằng phương pháp hoá học: SO2, C2H4, C2H2, C2H6. Chỉ dùng thêm thuốc thử duy nhất là dung dịch NaOH, nêu phương pháp phân biệt các dung dịch sau: NaHCO3, MgSO4, CH3COOH, C2H5OH (Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2015-2016) Nhận biết các chất sau chứa trong các dung dịch mất nhản bằng phương pháp hoá học: Glucozơ, axit axetic, rượu etylic, amoniclorua. (Đề thi TS 10 chuyên Đà Nẵng năm học 2008-2009) Có 4 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống nghiệm đựng một dung dịch là: Rượu Etylic, axit Axetic, Hồ tinh bột và Benzen. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các dung dịch trên. Viết các phản ứng hóa học nếu có. (Đề thi TS 10 chuyên Đăk Nông 2011-2012) Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các lọ riêng biệt mất nhãn có chứa: Dung dịch glucozơ; dung dịch saccarozơ; dung dịch axit axetic; nước. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). (Đề thi TS 10 chuyên Hải Dương 2009-2010) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất khí đựng trong các bình mất nhãn sau đây: CH4, C2H4, CO2. (Đề thi TS 10 Hải Dương 2012-2013) 1/ Chỉ dùng thêm thuốc thử duy nhất là dung dịch KOH, nêu phương pháp phân biệt các dung dịch sau: Na2CO3, MgSO4, CH3COOH, C2H5OH 2/ Từ Metan và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình hoá học ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) điều chế: Poli Vinyl Clorua; Poli Etilen. (Đề thi TS 10 chuyên Hưng Yên 2010-2011) Cho 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất sau: dung dịch glucozơ và các chất lỏng rượu etylic, axit axetic, etyl axetat.
Tài liệu đính kèm: