Tài liệu Các Chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 23: Hiđrocacbon

doc 24 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 624Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Các Chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 23: Hiđrocacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu Các Chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 23: Hiđrocacbon
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ – LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ 
HỢP CHẤT HỮU CƠ
Cho các chất sau đây: NaHCO3, C2H2, C6H12O6, CO, CH3OH, C2H5COOH, C3H7Cl, MgCO3, C2H4O2, C6H6. Trong các hợp chất trên đâu là hợp chất hữu cơ đâu là hợp chất vô cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất hiđrocacbon.
Hướng dẫn: Lập bảng
Hợp chất vô cơ
Hợp chất hữu cơ
hiđrocacbon
Dẫn xuất hiđrocacbon
Cho các chất sau đây: Ba(HCO3)2, C5H10, CH3COOH, C2H5COOCH3, H2CO3, C6H6, Al4C3, C6H6Cl6, C3H5(OH)3, AlN, FeCO3, C2H5Cl. Trong các hợp chất trên đâu là hợp chất hữu cơ đâu là hợp chất vô cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất hiđrocacbon.
Trong ba loại hiđrocacbon :
- Ankan (dãy đồng đẳng của metan CnH2n+2).
- Anken (dãy đồng đẳng của etilen CnH2n).
- Ankin (dãy đồng đẳng của axetilen CnH2n-2).
Loại hiđrocacbon nào có hàm lượng cacbon nhiều hơn. Giải thích.
Đốt cháy 3 chất khí CH4, C2H4, C2H2. Chất nào cho ngọn lửa sáng nhất? Chất nào cho ngọn lửa kém sáng nhất? Nêu lí do?
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon nhẹ hơn không khí. Sau phản ứng thu được thể tích khí và hơi đúng bằng thể tích khí hiđrocacbon và oxi tham gia phản ứng cùng điều kiện. Xác định hiđrocacbon.
Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hiđrocacbon ở thể khí thu được 6,72 lít khí CO2 và 5,4 gam hơi nước.
a/ Xác định CTPT của hiđrocacbon	
b/ Xác định CTCT.
Đốt cháy V lít etilen (C2H4) thu được 13,9 gam hơi nước. Hãy tính V và thể tích không khí cần dùng, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí, các khí đo ở đkc.
Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu được 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là	
A. C4H10O.	B. C4H8O2.	C. C4H10O2.	D. C3H8O.
Đốt hoàn toàn 1 lit chất hữu cơ X cần 5 lit O2 thu được 3 lit CO2 và 4 lit hơi H2O. CTPT của X ?
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với He (MHe = 4) là 7,5. Công thức phân tử của X là	
A. CH2O2.	B. C2H6.	C. C2H4O.	D. CH2O.
Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,62 gam CO2 ; 1,215 gam H2O và 168 ml N2 (đktc). Tỉ khối hơi của A so với không khí không vượt quá 4. Công thức phân tử của A là
A. C5H5N.	B. C6H9N.	C. C7H9N.	D. C6H7N.
Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22 gam CO2, 0,09 gam H2O. Mặt khác khi xác định clo trong hợp chất đó bằng dung dịch AgNO3 người ta thu được 1,435 gam AgCl. Tỉ khối hơi của hợp chất so với hiđro bằng 42,5. Công thức phân tử của hợp chất là	
A. CH3Cl.	B. C2H5Cl.	C. CH2Cl2.	D. C2H4Cl2.
Đốt cháy hoàn toàn 10,4g hợp chất hữu cơ (A) rồi cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình một đựng H2SO4 đđ rồi qua bình hai đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình một tăng 3,6g và bình hai có 30g kết tủa trắng. Khi hóa hơi 5,2g A thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g khí O2 ở cùng đk nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT A.
Chất hữu cơ A có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: C chiếm 24,24%; H chiếm 4,04%; Cl chiếm 71,72%. Xác định CTPT của A biết rằng tỉ khối hơi của A đối với CO2 là 2,25.
Hợp chất X có phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt bằng 54,54%; 9,10% và 36,36%. Khối lượng mol phân tử của X bằng 88. Xác định CTPT của X.
Từ tinh dầu chanh người ta tách được chất limonen thuộc loại hiđrocacbon có hàm lượng nguyên tố H là 11,765%. Tìm CTPT của limonen, biết tỉ khối hơi của limonen so với heli bằng 34.
Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol – một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có %C = 81,08%; %H = 8,10% còn lại là oxi. Lập CTĐGN và CTPT của anetol.
Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Lập CTĐGN, CTPT của metylơgenol.
Vẽ CTCT của: 
a/ Ankan: CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12; 
b/ Anken: C2H4, C3H6, C4H8, C5H10; 
c/ Ankin: C2H2, C3H4, C4H6.
Vẽ CTCT dạng vòng của: C3H6, C4H8, C5H10; vẽ CTCT của C3H4.
Điền từ thích hợp “Có” hoặc “Không” vào các ô sau:
CTCT thu gọn
Có liên kết đôi
Có liên kết ba
Làm mất màu dd Brom
Tác dụng với oxi
Tham gia phản ứng trùng hợp
Metan
Etilen
Axetilen
Có một hỗn hợp khí gồm CO2 và CH4 . Hãy trình bày phương pháp hoá học để:
a/ Thu được khí CH4	
b/ Thu được khí CO2
Tràm là một loại cây trồng khá phổ biến ở huyện Tân Phú. Lá tràm dùng để xông chữa cảm mạo. Trong tinh dầu tràm có chứa cineol dùng để xoa bóp chữa đau nhức. Đốt cháy hoàn toàn 3,08g cineol thu được khí cacbonic và nước, cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 1,5M thu được 10g kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 2,04g. Xác định công thức phân tử của cineol, biết phân tử cineol chỉ chứa một nguyên tử oxi.	
	(HSG huyện Tân Phú năm học 2014-2015)
Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ A cần vừa đủ 8,96 lít O2 thu được 8,96 lít CO2 (các khí đo ở đktc) và 7,2 gam nước. Xác định công thức phân tử của A, biết trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất m gam A có thể tích hơi đúng bằng thể tích của 6,4 gam O2.
(Đề thi HSG Tỉnh Điện Biên năm học 2011-2012)
Y là chất hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O và N. Đốt cháy hoàn toàn 0,75 gam Y thu được hỗn hợp sản phẩm gồm CO2, H2O và N2, cho hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 1,33 gam. Tìm công thức phân tử của Y (biết MY = 75).
(Đề thi HSG Tỉnh Gia Lai năm học 2011-2012)
Nồng độ đạm (hay còn gọi là độ đạm) là nồng độ phần trăm về khối lượng của nitơ có trong thực phẩm. Một số loại thực phẩm được công bố tiêu chuẩn về nồng độ đạm như sữa, nước mắm,.Tháng 9 năm 2008, cơ quan chức năng phát hiện một số loại sữa dành cho trẻ em sản xuất tại Trung Quốc có nhiễm chất melamin. Ăn melamin có thể dẫn đến tác hại về sinh sản, sỏi bàng quang hoặc suy thận và sỏi thận,. Phân tích nguyên tố cho thấy melamin có phần trăm khối lượng của C là 28,57%, H là 4,76% còn lại là N. Xác định công thức phân tử của melamin. (Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol melamin cần vừa đủ 4,5 mol O2 thu được khí CO2, hơi nước và khí N2)
(Đề thi HSG Tỉnh Nam Định năm học 2016-2017)
Đốt cháy hoàn toàn m(g) chất hữu cơ A chỉ thu được a(g) CO2 và b(g) H2O. Biết 3a = 11b và 7m = 3(a + b). Xác định cụng thức phân tử (A), biết tỉ khối hơi của (A) đối với không khí : dA/KK < 3 . 
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Nam năm học 2011-2012)
Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam hợp chất A chứa C, H, O cần dùng hết 3,696 lít oxi (đktc), thu được CO2 và hơi nước theo tỷ lệ V(H2O) : V(CO2) = 5 : 4. Tìm công thức phân tử của A. Biết tỉ khối hơi của A so với nitơ là 3,215. 	
(Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2010-2011)
Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam hỗn hợp gồm hai hợp chất hữu cơ: A (CnH2nO) và B (CnH2n+2O), thu được 29,7 gam CO2. Tìm công thức phân tử của A, B và viết công thức cấu tạo mạch hở có thể có của chúng. 
(Đề thi HSG Tỉnh Bắc Giang năm học 2011-2012)
Đốt cháy hoàn toàn 2,24 l (đktc) một hiđrocacbon A thể khí. Sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 có chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thì có 10g kết tủa tạo nên, đồng thời thấy khối lượng bình tăng thêm 18,6g.
	a/ Xác định công thức phân tử của A.
	b/ Viết công thức cấu tạo có thể có của A.
(Đề thi HSG Tỉnh Long An năm học 2011-2012)
Caffein là một chất kích thích có trong hạt cà phê, hạt coca, lá trà,.. Kết quả phân tích nguyên tố trong caffein như sau: 48,98% C; 6,12% H; 16,33% O; còn lại là nitơ (% về khối lượng). Phân tử khối của caffein là 196. Xác định công thức phân tử của caffein.
(Đề thi TS 10 chuyên Nam Định 2015-2016)
Đốt cháy hoàn toàn 12,0 gam một hợp chất hữu cơ X chỉ thu được CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 40 gam kết tủa và dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 15,2 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Biết rằng 3,0 gam X ở thể hơi có thể tích bằng thể tích của 1,6 gam oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tìm công thức phân tử của X.
(Đề thi TS 10 chuyên Vĩnh Phúc năm học 2017-2018)
Có 3 chất hữu cơ A, B, C đều chứ C, H, O và đều có M = 46g/mol, trong đó A, B tan nhiều trong H2O; A và B dều tác dụng Na , B còn phản ứng NaOH; C không tác dụng với Na và được dùng trong y học để làm chất gây tê khi phẫu thuật. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C. 
(Đề thi TS 10 chuyên Gia Lai năm học 2017-2018)
Đốt cháy hoàn toàn 1,72 gam chất hữu cơ (E) thu được 3,52 gam CO2; 1,80 gam H2O và một lượng khí N2. Tìm công thức phân tử của (E). Biết khi hóa hơi 1,29 gam (E) thì thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,96 gam oxi trong cùng điều kiện.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2015-2016)
Đốt cháy hoàn toàn 6,66 gam hợp chất hữu cơ A (chứa C,H,O) cần dùng 9,072 lít khí oxi (đktc) thu được CO2 và hơi nước với tỷ lệ mol tương ứng là 12 : 7. Hãy viết phương trình phản ứng cháy và tìm công thức phân tử của A, biết tỷ khối hơi của A so với không khí nhỏ hơn 4.
(Đề thi TS 10 chuyên Bến Tre năm học 2015-2016)
Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X (MX < 78) chứa C, H, O, N thu được CO2, H2O và N2. Biết số mol H2O bằng 1,75 lần số mol CO2; tổng số mol CO2 và H2O bằng 2 lần số mol O2 tham gia phản ứng. Xác định công thức phân tử và đề nghị một công thức cấu tạo của X.
(Đề thi TS 10 chuyên Đăk Lăk 2010-2011)
Đốt cháy hoàn toàn 3,56 gam chất hữu cơ X cần vừa đủ 3,36 lít khí oxi, thu được hỗn hợp gồm: hơi nước, khí CO2 và đơn chất khí A. Cho toàn bộ hỗn hợp khí và hơi đó vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 7,80 gam, tạo thành 23,64 gam một chất kết tủa trong bình và có 0,448 lít một chất khí bay ra khỏi bình. Xác định CTPT của X biết rằng phân tử khối của X < 100, thể tích các khí và hơi đã quy về đktc.
(Đề thi TS 10 chuyên Nam Định 2009-2010)
BÀI 2: BÀI TẬP ĐỐT CHÁY HIĐROCACBON
Đốt cháy hoàn toàn 16,8 lít khí axetilen (đktc) trong không khí.
Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Tính thể tích khí oxi, thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng axetilen này.
Tính khối lượng khí cacbonic và hơi nước tạo thành sau phản ứng.
Nếu dẫn sản phẩm đốt cháy vào dd nước vôi trong dư thì sau thí nghiệm sẽ thu được bao nhiêu gam chất kết tủa? và khối lượng dung dịch nước vôi thay đổi như thế nào?
Lượng khí axetilen trên làm mất màu tối đa bao nhiêu ml dung dịch Br2 2M?
Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí etilen (đktc) trong không khí.
Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Tính thể tích khí oxi, thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng etilen này.
Nếu dẫn sản phẩm đốt cháy vào dd nước vôi trong dư thì sau thí nghiệm sẽ thu được bao nhiêu gam chất kết tủa? và khối lượng dung dịch nước vôi thay đổi như thế nào?
Lượng khí etilen trên làm mất màu bao nhiêu gam Brom?
Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít hỗn hợp X gồm C2H2 và C2H4 cần dùng vừa đủ 24,64 lít khí O2 sinh ra V lít khí CO2 và m gam H2O. Biết rằng thể tích các khí đo ở đktc
a/ Viết PTHH xảy ra.
b/ Tính giá trị V, m?
c/ Nếu cho toàn bộ sản phẩm cháy sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư. Dung dịch thu được tăng hay giảm bao nhiêu gam?
Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đo ở đktc) hỗn hợp khí gồm C2H2 và C2H4, rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được lội qua dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng kết thúc thấy bình tăng thêm 33,6 gam đồng thời có m gam kết tủa. 
a/ Xác định % về thể tích của hỗn hợp khí.
b/ Xác định m. 
(HSG huyện Tân Phú năm học 2015-2016)
Đốt cháy hoàn toàn V lít etilen (ở đktc), cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thấy tạo thành 8 gam kết tủa.
a/ Tính V. 
b/ Sau thí nghiệm khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng hay giảm bao nhiêu gam? 
(Đề thi HSG Tỉnh Điện Biên năm học 2011-2012)
Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và khí oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc để hấp thu toàn bộ hơi nước thì thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hiđro bằng 19. Xác định CTPT và viết các CTCT có thể có của hiđrocacbon X? 
(Đề thi HSG Tỉnh Hưng Yên năm học 2013-2014)
Ankan là các hiđrocacbon no, mạch hở có cùng công thức tổng quát là CnH2n+2 (n 1). Đốt cháy hoàn toàn một ankan A bằng oxi dư rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 chứa 390 ml dung dịch NaOH 2M thấy khối lượng bình 1 tăng 10,8 gam. Thêm dung dịch BaCl2 vào bình 2 thấy xuất hiện 59,1 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo thu gọn của A.
(Đề thi HSG Tỉnh Nam Định năm học 2016-2017)
Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ A thu được CO2 và m gam nước. Hãy xác định công thức phân tử của A (biết rằng A tạo bởi 2 nguyên tố và ở điều kiện thường A là chất khí).
(Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2016-2017)
Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam một hiđrocacbon X rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2. Sau các phản ứng thu được 5 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 0,58 gam. 
a/ Tìm công thức phân tử của X, biết 60 < MX < 150. 
b/ Viết các công thức cấu tạo có thể có của X, biết X có chứa vòng benzen.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Bình năm học 2013-2014)
Hỗn hợp X gồm C3H4, C3H8 và C3H6 có tỉ khối so với hiđro là 21,2. Đốt cháy hoàn toàn 15,9 gam X, sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào bình đựng 1 lít dd Ba(OH)2 0,8M thấy khối lượng bình tăng m gam và có x gam kết tủa. Tính m và x.
(Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2013-2014)
Một hỗn hợp khí gồm 2 hidrocacbon mạch hở, trong phân tử mỗi chất chứa không quá một liên kết ba hay hai liên kết đôi. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol hỗn hợp thu được 0,04 mol CO2 và 0,03 mol H2O. Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của hai hidrocacbon.
(Đề thi HSG Tỉnh Tây Ninh năm học 2014-2015)
Hỗn hợp khí A gồm 2 hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn 1 lít A trong khí oxi thu được 1,6 lít khí CO2 và 1,4 lít hơi nước. Xác định công thức phân tử các hiđrocacbon có trong hỗn hợp khí A, biết rằng thể tích các khí và hơi nước đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
(Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2011-2012)
Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon (tỉ lệ thể tích là 2:3) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử thu được 11,2 lít khí cacbonic và 11,2 gam nước. Xác định công thức phân tử của 2 hidrocacbon biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Ninh năm học 2011-2012)
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, gồm 0,2 mol của ba hidrocacbon mạch hở: A, B và D, thu được 12,32 gam CO2 và 8,1 gam nước. Hãy xác định công thức phân tử A, B và D. Cho biết: B, D có cùng số nguyên tử cacbon; số mol của A gấp 4 lần tổng số mol của B và D.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2007-2008)
Hỗn hợp X, gồm hiđrocacbon A và O2 (lấy dư). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, sau đó ngưng tụ hơi nước, thu được hỗn hợp khí Y có thể tích giảm đi 25% so với hỗn hợp X. Cho toàn bộ Y đi từ từ qua bình chứa bột KOH rắn (dư), thu được khí Z có thể tích giảm đi 40% so với Y. Cho biết các thể tích khí (nói trên) đo được ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hãy:
a/ Xác định công thức phân tử của A.
b/ Tính thành phần phần trăm (theo thể tích) các khí có trong hỗn hợp ban đầu.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2009-2010)
Hỗn hợp X gồm C2H4 và CxHy (x<6; y là số chẵn) có số mol bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn X bằng oxi rồi cho sản phẩm cháy qua bình 1 chứa P2O5 dư rồi tiếp tục cho lội chậm vào dung dịch ở bình 2 chứa 2,5 lít Ca(OH)2 0,02M. Sau khi các khí bị hấp thụ hết thì thấy khối lượng bình 1 tăng 0,54 gam, còn ở bình 2 thấy xuất hiện 4,00 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử của CxHy và phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2013-2014)
Hidrocacbon là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa hai nguyên tố C và H. Hidrocacbon ở thể khí thường có số C trong phân tử nhỏ hơn 5. Hỗn hợp khí A gồm metan và một hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn 1,0 lít A cần dùng vừa đủ 2,6 lít khí O2 thu được CO2 và hơi nước. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lội từ từ vào dung dịch H2SO4 đặc dư thấy có 1,6 lít khí không bị hấp thụ. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon và tính phần trăm thể tích của CH4 trong hỗn hợp A. Biết rằng thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2014-2015)
Đốt cháy hoàn toàn 2,24 l (đktc) một hiđrocacbon A thể khí. Sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 có chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thì có 10g kết tủa tạo nên, đồng thời thấy khối lượng bình tăng thêm 18,6g.
a/ Xác định công thức phân tử của A.
b/ Viết công thức cấu tạo có thể có của A.
(Đề thi HSG Tỉnh Long An năm học 2011-2012)
Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất X chỉ gồm hai nguyên tố ta thu được 15,68 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và hơi nước (đã tính về đktc). Cho X tác dụng với clo thu được sản phẩm Y, trong đó clo chiếm 62,83% theo khối lượng. Xác định công thức phân tử của X và Y, viết công thức cấu tạo của Y.
(Đề thi HSG Tỉnh Lào Cai năm học 2014-2015)
Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ Y người ta thu được 14,336 lít khí CO2 (đktc) và 5,76 gam H2O. Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tổng thể tích CO2 và hơi nước thu được bằng tổng thể tích của Y và O2 tham gia phản ứng.
1. Xác định công thức phân tử của Y. Biết Y mạch hở, viết công thức cấu tạo của Y.
2. Khi Y tác dụng với dung dịch nước Brom theo tỉ lệ số mol 1:2 thu được chất hữu cơ Z. Viết công thức cấu tạo có thể có của Z.
(Đề thi HSG Tỉnh Cà Mau năm học 2011-2012)
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí, gồm hai hidrocacbon X và Y (X, Y có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử), thu được sản phẩm Z. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm Z bằng 5,2 lít dung dịch nước vôi trong (chưa rõ nồng độ), thấy khối lượng bình tăng thêm 92,2g và thu được 120g kết tủa. Tách kết tủa, thu được dung dịch T. Tiếp tục cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch T, thấy có thêm 10,0 gam kết tủa nữa xuất hiện. Hãy:
a/ Xác định CTPT và CTCT X, Y. Biết rằng số mol của Y lớn hơn so với số mol của X là 33,33%. 
b/ Tìm nồng độ của dung dịch nước vôi trong.
c/ Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau và ghi điều kiện phản ứng (nếu có): 
X A Y Polime 
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2006-2007)
Hai hiđrocacbon A, B lần lượt thuộc dãy anken và ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp gồm A, B bằng lượng oxi vừa đủ, thu được khối lượng CO2 và H2O là 15,14 gam, trong đó oxi chiếm 77,15% về khối lượng.
1/ Xác định công thức phân tử của A, B.
2/ Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp A, B có tỷ lệ số mol thay đổi ta vẫn thu được một lượng khí CO2 như nhau thì A, B là hiđrocacbon gì?
(Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2013-2014)
Cho hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon A, B, C mạch hở, thể khí (ở điều kiện thường). Trong phân tử mỗi chất có thể chứa không quá một liên kết đôi, trong đó có 2 chất thành phần phần trăm về thể tích bằng nhau. Trộn m gam hỗn hợp X với 2,688 lít O2 thu được 3,136 lít hỗn hợp khí Y (các thể tích khí đều đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, rồi thu toàn bộ sản phẩm cháy sục từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 0,02M thu được 2,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm đi 0,188 gam. Đun nóng dung dịch này lại thu thêm 0,2 gam kết tủa nữa (Cho biết các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn).
1/ Tính m và thể tích dung dịch Ca(OH)2 đã dùng.
2/ Tìm công thức phân tử và tính thành phần % về thể tích của 3 hidrocacbon trong hỗn hợp X.
 (Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2012-2013)
Hỗn hợp khí B chứa mêtan và axetilen.
1/ Cho biết 44,8 lít hỗn hợp B nặng 47 gam. Tính % thể tích mỗi khí trong B.
2/ Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít hỗn hợp B và cho tất cả sản phẩm hấp thụ vào 200 ml dung dịch NaOH 20% (d = 1,2 g/ml) được dung dịch C. Tính nồng độ % của mỗi chất tan trong dung dịch C.
3/ Trộn V lít hỗn hợp B với V1 lít khí hiđrocacbon X được hỗn hợp khí D nặng 271 gam. Trộn V1 lít hỗn hợp khí B với V lít hiđrocacbon X được hỗn hợp khí E nặng 206 gam. Biết V1 - V = 44,8 lít. Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon X. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
(Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2010-2011)
Đốt cháy hoàn 6,72 lít hỗn hợp khí gồm hai hidrocacbon mạch hở có công thức CnH2n+2 (A) và CmH2m (B) thu được 13,44 lit CO2 và 14,4 gam nước. Các thể tích khí đo ở đktc.
1. Tìm công thức phân tử của hai hidrocacbon.
2. Từ B (mạch không nhánh) viết các phương trình phản ứng điều chế CH3COONa không quá 3 giai đoạn (không quá 3 phản ứng), các chất vô cơ và điều kiện để phản ứng xảy ra có đủ. 
3. Tìm công thức cấu tạo có thể có của B thỏa mãn: khi cho B tác dụng với H2O, xúc tác H2SO4 thì thu được hỗn hợp hai sản phẩm hữu cơ. Viết các phương trình phản ứng.
(Đề thi HSG Tỉnh Hải Dương năm học 2011-2012)
Đốt cháy hoàn toàn 224 ml (đktc) một hidrocacbon thể khí có công thức tổng quát là CnH2n + 2, sản phẩm cháy hấp thụ vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,01M, sau phản ứng hoàn toàn thu được 1,97 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon.
(Đề thi HSG Tỉnh Lạng Sơn năm học 2011-2012)
Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđrocacbon X, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc dư thì khối lượng tăng thêm 21,6 gam, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì có 100 gam chất kết tủa trắng. 
a/ Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra, tính m.
b/ Xác định công thức phân tử của X biết rằng tỷ khối hơi của X so với oxi là 2,25. Viết công thức cấu tạo có thể có ứng với công thức phân tử nói trên.
(Đề thi TS 10 chuyên Hòa Bình 2014-2015)
Khi thực hiện phản ứng chuyển hóa metan thành axetilen (ở 15000C và điều kiện thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm metan, axetilen và hidro. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 26,4 gam CO2. Tính khối lượng hỗn hợp X đã đem đốt. 
(Đề thi TS 10 chuyên Quốc học Huế 2008-2009)
Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp khí Y gồm C3H8 và hidrocacbon A mạch hở (có chứa liên kết kém bền) thu được 22 gam CO2 và 10,8 gam H2O.
	a/ Tính thể tích không khí cần dùng đủ để đốt cháy hết hỗn hợp Y (Biết các khí đều đo ở đktc và trong không khí oxi chiếm 20% thể tích).
	b/ Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A. 
(Đề thi TS 10 chuyên Quốc học Huế 2008-2009)
Trộn hai thể tích bằng nhau của C3H8 và O2 rồi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp, sau đó làm lạnh hỗn hợp, sản phẩm thu được và đưa về điều kiện ban đầu (hơi nước ngưng tụ). Thể tích hỗn hợp sản phẩm thay đổi như thế nào so với thể tích hỗn hợp ban đầu?
(Đề thi TS 10 chuyên Lâm Đồng 2008-2009)
Lấy cùng số mol hai hiđrocacbon CxHy và Cx+2Hy+4 (x, y là các số nguyên dương) đem đốt cháy hoàn toàn thấy thể tích khí oxi cần dùng ở hai phản ứng này gấp 2,5 lần. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.
a/ Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b/ Tìm công thức phân tử của hai hiđrocacbon trên.
(Đề thi TS 10 chuyên Vĩnh Phúc năm học 2017-2018)
A là hiđrocacbon mạch hở, thể khí ở điều kiện thường. Khi đốt cháy hoàn toàn A bằng khí oxi (vừa đủ) thấy thể tích khí và hơi của các sản phẩm bằng tổng thể tích các khí tham gia phản ứng (thể tích các khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A.
(Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An năm học 2017-2018)
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm CxHy và O2 dư, làm lạnh hỗn hợp sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có thể tích giảm 25% so với thể tích của X. Cho khí Y đi qua dung dịch KOH dư thu được khí Z có thể tích giảm 40% so với thể tích của Y.
a/ Xác định công thức cấu tạo có thể có của CxHy biết x < 6
b/ Tính thành phần % thể tích hỗn hợp X.
(Đề thi TS 10 chuyên TP. Đà Nẵng năm học 2017-2018)
Chất hữu cơ A có hai nguyên tố. Khi đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam chất A thu được 10,8 gam H2O.
a/ Xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol của A là 30 gam/mol.
b/ Viết công thức cấu tạo của A? Chất A có làm mất màu dung dịch brom không? Giải thích tại sao?
c/ Cho biết A có những tính chất hóa học nào? Viết phương trình phản ứng cho các tính chất hóa học đó?
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2010-2011)
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm CH4, C2H4, C2H2 và C2H6 thì thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam nước.
a/ Viết các phương trình phản ứng đốt cháy
b/ Tính thể tích khí oxi cần dùng (đktc) và giá trị m.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2012-2013)
Cho hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon A, B, C mạch hở, thể khí (ở điều kiện thường). Trong phân tử mỗi chất có thể không chứa quá một liên kết đôi, trong đó có hai chất với thành phần phần trăm thể tích bằng nhau. Trộn m gam hỗn hợp X với 2,688 lít O2 thu được 3,136 lít hỗn hợp khí Y (các thể tích khí đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, rồi thu toàn bộ sản phẩm cháy sục từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 0,02M, thu được 2 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 0,188 gam. Đun nóng dung dịch lại thu thêm 0,2 gam kết tủa nữa (cho biết các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn)
a/ Tính giá trị m.
b/ Tìm CTPT, CTCT của 3 hiđrocacbon.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2012-2013)
Hỗn hợp Z gồm một hiđrocacbon A và oxi (lượng oxi trong Z gấp đôi lượng oxi cần thiết để đốt cháy hết A). Bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp Z, đến khi kết thúc phản ứng thì thể tích khí và hơi sau khi đốt không đổi so với ban đầu. Nếu cho ngưng tụ hơi nước của hỗn hợp sau khi đốt thì thể tích giảm đi 40% (biết rằng các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
a/ Xác định công thức phân tử của A.
b/ Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít khí A (đo ở đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch chứa 22,2 gam Ca(OH)2 thì khối lượng của dung dịch tăng hay giảm, bao nhiêu gam ?
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2013-2014)
Đốt cháy hoàn toàn 0,928 gam một hiđrocacbon (A), là chất khí ở điều kiện thường (có số C không quá 4) bằng oxi vừa đủ. Toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng 668ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M có thấy 6,4 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử có thể có của (A).
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2016-2017)
Cho hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon A, B, C mạch hở, thể khí (ở điều kiện thường). Trong phân tử mỗi chất có thể chứa không quá một liên kết đôi, trong đó có hai chất với thành phần phầm trăm thể tích bằng nhau. Trộn m gam hỗn hợp X với 2,688 lít O2 thu được 3,136 lít hỗn hợp khí Y (các thể tích khí đều đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, rồi thu toàn bộ sản phẩm cháy sục từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 0,02M , thu được 2,0 gam kết tủa trắng và khối lượng dung dịch giảm đi 0,188 gam. Đun nóng dung dịch này lại thu thêm 0,2 gam kết tủa nữa. (Cho biết các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn)
	a. Tính m và thể tích dung dịch Ca(OH)2 đã dùng.
	b. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của 3 hidrocacbon.
	c. Tính thành phần % thể tích của 3 hidrocacbon trong hỗn hợp X.
(Đề thi TS 10 chuyên Cần Thơ năm học 2014-2015)
Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất Y ( chỉ chứa cacbon và hiđro), rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 50 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 29,2 gam. 
a, Xác định công thức phân tử của Y, biết khối lượng phân tử của Y bé hơn 100 đvC.
b, Xác định công thức cấu tạo của Y, biết Y tác dụng được với dung dịch Ag2O/NH3.
(Đề thi TS 10 chuyên Đà Nẵng năm học 2008-2009)
Đốt cháy hoàn toàn 1 gam hợp chất hữu cơ A thu được 3,384gam CO2 và 0,694gam H2O. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 2,69. 
1/ Xác định công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của A.
2/ Cho A tác dụng với brom theo tỷ lệ 1:1 có mặt bột sắt thu được chất lỏng B và khí C. Khí C được hấp thụ bởi 2 lít dung dịch NaOH 0,5M. Để trung hoà NaOH dư cần 0,5lít dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng A phản ứng và khối lượng B tạo thành.
(Đề thi TS 10 chuyên Đăk Nông 2010-2011)
Hỗn hợp Z gồm hai hiđrocacbon điều kiện thường ở thể khí và có số nguyên tử cacbon bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 3,52 gam CO2 và 1,62 gam H2O . Tìm CTPT của hai hiđrocacbon biết trong hỗn hợp Z chúng có số mol bằng nhau.
(Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2009-2010)
Hỗn hợp khí X gồm 3 hiđrocacbon A , B ,C thuộc ba dãy đồng đẳng , hỗn hợp khí Y gồm O2 và O3 ( tỉ khối của Y so vời H2 bằng 19) . Trộn X với Y theo tỉ lệ thể tích VX : VY = 1 : 2 rồi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp , sau phản ứng chỉ thu được CO2 và hơi H2O với tỉ lệ thể tích tương ứng là 6 : 7 . Tính tỉ khối của hỗn hợp X so với H2 .
(Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2013-2014)
Hỗn hợp khí Y gồm một ankan và một anken, tỉ khối của Y so với H2 bằng 11,25. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít Y thu được 6,72 lít CO2. Xác định công thức các chất trong Y, biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
(Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2013-2014)
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở A và B, thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam nước. Nếu thêm vào X một nửa lượng A có trong X rồi đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 21,6 gam nước. Biết khi cho hỗn hợp X vào dung dịch Brom dư thì lượng Brom phản ứng là 16 gam. Xác định CTPT, tính khối lượng của A và B trong m gam hỗn hợp X.
(Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2014-2015)
Hỗn hợp khí A gồm 2 hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn 1 lít A trong khí O2 thu được 1,6 lít khí CO2 và 1,4 lít hơi nước. Xác định CTPT các hiđrocacbon có trong A, biết rằng thể tích các khí và hơi nước đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
(Đề thi TS 10 chuyên Nam Định 2009-2010)
Hiđrocacbon X là chất khí (ở nhiệt độ phòng, 250C). Nhiệt phân hoàn toàn X (trong điều kiện không có oxi) thu được sản phẩm C và H2, trong đó thể tích khí H2 thu được gấp đôi thể tích khí X (đo ở cùng điều kiện). Xác định các công thức phân tử thỏa mãn X.
(Đề thi TS 10 chuyên Nam Định 2010-2011)
Hỗn hợp X gồm metan, etilen và propin (CHºC –CH3) có tỷ khối hơi so với khí Heli bằng 8,5. Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X bằng khí oxi, sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2. Sau phản ứng thấy xuất hiện 6,25 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 13,46 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Tính V lít.
(Đề thi TS 10 chuyên Vũng Tàu 2015-2016)
 Cho 6,72 lít hỗn hợp khí gồm một ankan và một olefin đi qua dung dịch Brom thấy khối lượng bình Brom tăng 4,2 ga

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_cac_chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_trung.doc