Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 22: Tổng hợp vô cơ

doc 15 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 594Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 22: Tổng hợp vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 22: Tổng hợp vô cơ
CHUYÊN ĐỀ: TỔNG HỢP VÔ CƠ
Cho 14,8 gam hỗn hợp X gồm một kim loại hóa trị II, oxit và muối sunfat của kim loại đó tan vào trong dung dịch H2SO4 loãng dư thì được dung dịch A và thoát ra 4,48 lít khí ở đktc. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A được kết tủa B, nung B ở nhiệt độ cao thì còn lại 14 gam chất rắn. Mặt khác, cho 14,8 gam hỗn hợp X vào 0,2 lít dung dịch CuSO4 2M, sau khi phản ứng kết thúc, tách bỏ chất rắn rồi đem chưng khô dung dịch thì còn lại 62 gam.
Xác định tên kim loại?
Tính thành phần % theo khối lượng của các chất có trong hỗn hợp ban đầu?
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2006-2007)
Cho 3,64 gam hỗn hợp E gồm một oxit, một hiđroxit và một muối cacbonat trung hòa của một kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 117,6 gam dung dịch H2SO4 10%. Sau phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và dung dịch muối duy nhất có nồng độ 10,867% (khối lượng riêng là 1,093 gam/ml); nồng độ mol là 0,545M.
a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M.
b/ Tính % khối lượng của các chất có trong hỗn hợp E.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Trị năm học 2017-2018)
Cho 30,77 gam hỗn hợp X: Na2CO3, NaHCO3 và NaCl tác dụng với V ml dd HCl dư 10,52%, có d = 1,05g/ml, thu được dd Y và 6,72 lít khí CO2 (đktc). Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cần 250 ml dd KOH 0,4 M để trung hòa dd, sau đó cô cạn dung dịch, thu được m gam muối khan
- Phần 2: Cho tác dụng với lượng AgNO3 dư, thu được 51,66 gam kết tủa. Tính:
Khối lượng các chất trong hỗn hợp X?
V và m?
(HSG huyện Vĩnh Cửu năm học 2015-2016)
Một hỗn hợp A gồm R2CO3, RHCO3 và RCl (R là kim loại kiềm). Cho 43,71 gam A tác dụng hết với V ml (dư) dd HCl 10,52% (d = 1,05 g/ml) thu được dd B và 17,6 gam khí C. Chia B thành hai phần bằng nhau. 
- Phần một tác dụng vừa đủ 125 ml dung dịch KOH 0,8M, cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. 
- Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư thu được 68,88 gam kết tủa. 
1. Xác định R. ; 
2. Tính % về khối lượng các chất trong A. 
3. Tính giá trị của V và m. 
(Đề thi HSG Tỉnh Gia Lai năm học 2013-2014)
Một hỗn hợp A gồm 3 muối Cacbonat, Hiđrocacbonat và Clorua của cùng kim loại kiềm M. Cho 31,94 gam A tác dụng hết với V ml(dư) dung dịch HCl 20% (d= 1,05g/ ml) thì thu được dung dịch B và 6,72 lít khí C (đktc). Chia B thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch KOH 0,5 M.
- Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 67,445 gam kết tủa trắng.
Hãy xác định kim loại M và tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong A.
Tính giá trị của V.
Lấy ½ khối lượng hỗn hợp A rồi đem nung nhẹ đến khi không còn khí thoát ra. Cho toàn bộ khí thu được qua 150 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Hãy tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng.
(HSG huyện Long Thành năm học 2010-2011)
Đem 46,4 gam FexOy tác dụng với H2 đun nóng, thu được chất rắn B gồm Fe và FexOy dư. Đem chất rắn B tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch C có chứa 145,2 gam muối Fe(NO3)3 và a mol khí NO duy nhất thoát ra. Tất cả phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Xác định công thức hóa học FexOy?
Biết a = 0,52, tính khối lượng từng chất trong B?
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2013-2014)
[NXL] Đem 46,4 gam FexOy tác dụng với CO đun nóng, thu được chất rắn B gồm Fe và FexOy dư. Đem chất rắn B tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được dung dịch C có chứa 120 gam muối Fe2(SO4)3 và a mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra. Tất cả phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Xác định công thức hóa học FexOy?
Biết a = 0,52, tính khối lượng từng chất trong B?
 [NXL] Đem 10,8 gam FexOy tác dụng với H2 đun nóng, thu được chất rắn B gồm Fe và FexOy dư. Đem chất rắn B tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc nóng dư, thu được dung dịch C có chứa 36,3 gam muối Fe(NO3)3 và a mol khí NO2 duy nhất thoát ra. Tất cả phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Xác định công thức hóa học FexOy?
Biết a = 0,36, tính khối lượng từng chất trong B?
[NXL] Đem 39,6 gam FexOy tác dụng với H2 đun nóng, thu được chất rắn B gồm Fe và FexOy dư. Đem chất rắn B tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được dung dịch C có chứa 110 gam muối Fe2(SO4)3 và a mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra. Tất cả phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Xác định công thức hóa học FexOy?
Biết a = 0,775, tính khối lượng từng chất trong B?
 Nung nóng hỗn hợp X gồm C và CuO đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Cho chất rắn A phản ứng vừa đủ với 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M, lọc lấy phần không tan sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 1,344 lít khí SO2 duy nhất (ở đktc).
Tính khối lượng của hỗn hợp X.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X ở trên bằng 44 ml dung dịch H2SO4 đặc nóng (vừa đủ), thu V lít khí Z ở đktc.Tính V và nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng.
Hấp thụ toàn bộ V lít khí Z ở trên vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,75M và KOH 0,25M thu được dung dịch T. Tính khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch T ?
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2014-2015)
 Hỗn hợp X gồm kim loại kiềm M và kim loại kiềm thổ R. Cho 21,5 gam hỗn hợp X tan hoàn toàn trong một lượng nước dư, thu được 300 ml dung dịch Y và 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu đem 2 gam kim loại kali trộn đều với 21,5 gam X thì thành phần % theo khối lượng của kali trong hỗn hợp sau khi trộn là 41,702%.
Xác định kim loại M và R? Biết kim loại kiềm có hóa trị I và kim loại kiềm thổ có hóa trị II.
Trung hòa 300 ml dung dịch Y bằng dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,75M và H2SO4 0,625M thu được dung dịch Z. Tính nồng độ mol của các muối trong dung dịch Z? Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau khi trộn bằng tổng thể tích các dung dịch đem trộn và chất rắn chiếm thể tích không đáng kể.
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2014-2015)
 Cho 18,6 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe tác dụng vửa đủ với 7,84 lít khí Cl2 (đktc), thu hỗn hợp muối Y. 
a/ Tính % khối lượng mỗi kim loại trong X.
b/ Hòa tan hết Y vào nước, rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH 1M. Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng để thu được lượng kết tủa lớn nhất?
c/ Cho 18,6 gam hỗn hợp X ở trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn không tan. Biết rằng trong dung dịch, muối sắt (II) tác dụng với muối bạc tạo thành muối sắt (III) và kim loại bạc. Tính m.
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2015-2016)
 Đốt cháy hỗn hợp gồm 2,88 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit (hơn 2 oxit) và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch Z, thu được 68,17 gam kết tủa.
a/ Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
b/ Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2013-2014)
 Cho 20,4 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Natri và Sắt tác dụng với 400 ml dung dịch hỗn hợp, gồm hai axit: H2SO4 0,6M và HCl 0,95M, thu được 8,96 lít khí Hidro (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch A. Chia dung dịch A thành hai phần bằng nhau:
Phần thứ nhất cho tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch NaOH 2,3M.
Phần thứ hai cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư, thu kết tủa B. Tách B, rửa sạch, đem nung B ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn C. Hãy:
1/ Xác định thành phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
2/ Tìm khoảng xác định của khối lượng muối có thể có trong dung dịch A .
3/ Tìm V và m.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2006-2007)
 Khi phóng điện qua không khí, thu được 240 ml hỗn hợp khí X có chứa khí Ozon (O3), phản ứng xảy ra như sau: 3O2 2O3.
Thêm 240 ml hỗn hợp khí X vào 50 ml hỗn hợp khí Y, gồm CH4 , H2, N2 và thực hiện phản ứng đốt cháy, sau phản ứng thu được 295 ml hỗn hợp khí Z (trong Z không còn khí Ozon). Cho hỗn hợp khí Z lội qua nước vôi trong dư, thấy thể tích giảm 70 ml. 
Biết rằng: khi lấy 48 ml khí X đem thực hiện phản ứng phân hủy Ozon, thu được 50 ml hỗn hợp khí. Hãy:
1/ Xác định thành phần phần trăm thể tích các khí có trong X và Y.
2/ Xác định thành phần phần trăm khối lượng các khí có trong X.
3/ 120 ml hỗn hợp khí X sẽ phản ứng tối đa với bao nhiêu thể tích khí Y ở điều kiện đã cho ?
Cho biết: Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Trong không khí, nitơ chiếm 80% về thể tích và phần còn lại là oxi. Ozon có tính chất hóa học tương tự như oxi.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2005-2006)
 Cho m (gam) Fe vào V (ml) dung dịch AgNO3 1,0M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m1 (gam) hỗn hợp kim loại (X). Chia m1 (gam) X thành 2 phần. Phần 1 có khối lượng m2 (gam) cho tác dụng với lượng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí. Phần 2 có khối lượng m3(gam) cho tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 8,96 lít khí SO2 (SO2 là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và 
a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b/ Tìm m và V.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2014-2015)
 Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe và Cu vào 800 ml dung dịch H2SO4 1,125M. Sau phản ứng, thu được dung dịch A và chất không tan B. Chất B không tác dụng với dung dịch HCl. Hoà tan hoàn toàn B trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Cho từ từ dung dịch nước brom vào dung dịch A, khuấy đều cho đến khi thấy dung dịch nước brom vừa mới bắt đầu không bị đổi màu nữa thì dừng lại thu được dung dịch Y, khi đó thấy tiêu tốn vừa đúng 100 gam dung dịch nước brom 16%. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 2,75M thu được kết tủa. Tách kết tủa, rửa sạch, đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 16,0 gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2015-2016)
 Hòa tan hoàn toàn 28,8 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe2O3, FeO và Fe trong dung dịch HCl thì cần dùng 180 gam dung dịch HCl 18,25 % để vừa đủ phản ứng, sau phản ứng thu được V lít khí H2 và dung dịch X. Cho toàn bộ H2 sinh ra tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn gồm Cu và CuO có khối lượng nhỏ hơn khối lượng CuO ban đầu là 1,6 gam.
Nếu cô cạn dung dịch X, ta thu được bao nhiêu gam muối khan?
Nếu cho hỗn hợp A ban đầu có tỉ lệ số mol Fe2O3: FeO = 1:1. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch X?
Hỗn hợp B cũng chứa Fe3O4, Fe2O3, FeO và Fe. Nếu dùng 50 gam B cho tác dụng với 1 lít dung dịch HCl 2 M thì B có tan hết không?
(HSG huyện Long Thành năm học 2012-2013)
 Hỗn hợp A gồm 3 kim loại: Mg, Al và Fe nặng 13,4 gam. Nếu hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng dung dịch KOH dư thì thoát ra 6,72 lít khí, còn nếu hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch HCl (vừa đủ) thì thoát ra 11,2 lít khí và dung dịch B.
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
Lấy một nửa dung dịch B cho tác dụng với V ml dung dịch NaOH 2M, thu được 11,3 gam kết tủa và dung dịch Z. Khi thổi khí CO2 vào dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa. Tính V?
Nếu cho m1 gam hỗn hợp A tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (lấy dư), thu được chất không tan E, đem rửa sạch, sấy khô. Hòa tan hoàn toàn E trong dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng dư thu được 6,72 lít khí SO2. Tìm m1? ( Các thể tích khí đo ở đktc)
(HSG huyện Long Thành năm học 2012-2013)
 Một hỗn hợp A gồm hai oxit của sắt có khối lượng là 4,64 gam. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa, đem kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 4,72 gam chất rắn. Tính khối lượng kết tủa thu được.
(HSG huyện Long Thành năm học 2015-2016)
15. Hòa tan hoàn toàn 13,32 gam chất (X) là tinh thể muối ngậm nước của kim loại R: Rx(SO4)y.nH2O (Kim loại R có hóa trị không đổi) vào nước thì được dung dịch (A). 
Nếu lấy toàn bộ dung dịch (A) ở trên, cho tác dụng vừa đủ với dung dịch NH3, thì sau phản ứng thu được kết tủa (B). Nung kết tủa (B) đến khối lượng không đổi, thì thu được 2,04 gam chất rắn;
Nếu cho toàn bộ dung dịch (A) ở trên vào dung dịch BaCl2 dư, thì sau phản ứng thu được 13,98 gam kết tủa BaSO4.
a/ Tìm công thức phân tử chất (X) ở trên.
b/ Tính thể tích dung dịch KOH có nồng độ 0,25 M phản ứng với dung dịch (A) ở trên để thu được 2,34 gam kết tủa.
(HSG huyện Long Thành năm học 2015-2016)
 Nung 16,2 gam hỗn hợp A gồm các oxit MgO, Al2O3 và MO trong một ống sứ rồi cho luồng khí H2 đi qua. Ở điều kiện thí nghiệm H2 chỉ khử MO với hiệu suất 80%. Lượng hơi nước tạo ra chỉ được hấp thụ 90% vào 15,3 gam dung dịch H2SO4 90%, kết quả thu được dung dịch H2SO4 86,34%. Chất rắn còn lại trong ống được hòa tan trong một lượng vừa đủ axit HCl, thu được dung dịch B và còn lại 2,56 gam chất rắn kim loại M không tan. Lấy 1/10 dung dịch B cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được 0,28 gam oxit.
a/ Xác định kim loại M.
b/ Tính % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
(HSG huyện Nhơn Trạch năm học 2015-2016)
Hoà tan hoàn toàn a gam kim loại M có hoá trị không đổi vào b gam dung dịch HCl được dung dịch D. Thêm 240 g dung dịch NaHCO3 7% vào dung dịch D thì vừa đủ tác dụng hết với lượng HCl còn dư, thu được dung dịch E trong đó nồng độ phần trăm của NaCl và muối clorua kim loại M tương ứng là 2,5% và 8,12%. Thêm tiếp lượng dư dung dịch NaOH vào E, sau đó lọc lấy kết tủa, rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 16 g chất rắn. Xác định kim loại M và nồng độ phần trăm của dung dịch HCl đã dùng.
(HSG TX. Long Khánh năm học 2014-2015)
 Nghiền nhỏ thành dạng bột một loại đá vôi chứa CaCO3, MgCO3, Fe2O3 và SiO2, trộn đều và chia thành 2 phần bằng nhau mỗi phần có khối lượng 12 gam. 
Phần 1 đem đun nóng ở nhiệt độ cao đến khi thu được chất rắn có khối lượng không đổi là 7,6 gam. 
Phần 2 cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A và còn lại 0,72 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch A, thu được 14,03 gam hỗn hợp muối khan.
Tính thành phần % khối lượng của các hợp chất trong loại đá vôi đó.
(HSG TX. Long Khánh năm học 2015-2016)
 Hai nguyên tố A, B có các oxit ở thể khí (cùng điều kiện thích hợp) tương ứng là AOn, AOm, BOm và BOi (với ). Hỗn hợp X gồm x mol AOn và y mol AOm có khối lượng mol trung bình là 37,6 gam. Hỗn hợp Y gồm y mol AOn và x mol AOm có khối lượng mol trung bình là 34,4 gam. Biết tỷ khối của BOm so với BOi là 0,8.
Xác định các oxit trên.
Bằng phương pháp hoá học hãy tách riêng AOn và AOm ra khỏi hỗn hợp các khí trên mà vẫn giữ nguyên khối lượng của chúng. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
(HSG huyện Vĩnh Cửu năm học 2015-2016)
Hòa tan hoàn toàn 24,625 gam hỗn hợp muối gồm KCl, MgCl2 và NaCl vào nước, rồi thêm vào đó 300 ml dung dịch AgNO3 1,5 M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và kết tủa B. Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch A, khi phản ứng kết thúc lọc tách riêng chất rắn C và dung dịch D. Cho toàn bộ chất rắn C vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn C giảm đi 1,92 gam. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 4 gam chất rắn E. Tính % khối lượng các muối có trong hỗn hợp ban đầu.
(HSG huyện Vĩnh Cửu năm học 2015-2016)
 Hỗn hợp X gồm 3 kim loại Al, Fe, Cu. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch CuSO4 (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu cũng hoà tan m gam hỗn hợp X vào 500 ml dung dịch HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y và a gam chất rắn.
1/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tìm giá trị của a.
2/ Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi thấy bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết V1 lít dung dịch NaOH 2M, tiếp tục cho tiếp dung dịch NaOH vào đến khối lượng kết tủa không có sự thay đổi nữa thì lượng dung dịch NaOH 2M đã dùng hết 600 ml. Tìm các giá trị m và V1 .
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2011-2012)
 Một hỗn hợp A gồm FeS2, FeS, CuS được hòa tan vừa đủ trong một dung dịch có chứa 0,33 mol H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được 7,28 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch B. Nhúng một thanh sắt nặng 50 gam vào dung dịch B, phản ứng xong nhấc thanh sắt ra đem cân thấy khối lượng thanh sắt lúc này là 49,48 gam và còn lại dung dịch C.
1/ Xác định khối lượng các chất có trong A (biết rằng toàn bộ lượng đồng được đẩy ra bám hết lên thanh sắt).
2/ Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho dung dịch C lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH; dung dịch K2S, khí Cl2.
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2012-2013)
 Nghiền nhỏ thành dạng bột một loại đá vôi chứa CaCO3, MgCO3, Fe2O3 và SiO2, trộn đều và chia thành 2 phần bằng nhau mỗi phần có khối lượng 12 gam. 
Phần 1 đem đun nóng ở nhiệt độ cao đến khi thu được chất rắn có khối lượng không đổi là 7,6 gam. 
Phần 2 cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A và còn lại 0,72 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch A, thu được 14,03 gam hỗn hợp muối khan.
Tính thành phần % khối lượng của các hợp chất trong loại đá vôi đó.
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2015-2016)
 Hòa tan hết 17,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt vào 200 gam dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch A và 2,24 lít khí H2 (đktc). Thêm 33,0 gam nước vào dung dịch A được dung dịch B. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch B là 2,92%. Mặt khác, cũng hòa tan hết 17,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được V lít khí SO2 duy nhất (đktc). 
Xác định công thức hóa học của oxit sắt trong hỗn hợp X.
Tính khoảng giá trị của V?
(Đề thi HSG Tỉnh Bắc Giang năm học 2011-2012)
 Hòa tan 2,16 gam hỗn hợp Y gồm Na, Fe và Al vào nước (dư), thu được 0,448 lít khí H2 thoát ra (đktc) và một lượng chất rắn không tan. Tách lượng chất rắn này cho phản ứng hết với 60 ml dung dịch CuSO4 1M thu được 3,2 gam đồng kim loại và dung dịch A. Tách lấy dung dịch A cho phản ứng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH để thu được kết tủa lớn nhất. Lọc kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B.
Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp Y.
Tính khối lượng chất rắn B.
(Đề thi HSG Tỉnh Bắc Giang năm học 2011-2012)
 Hòa tan 2,56 gam kim loại đồng vào 25,20 gam dung dịch HNO3 nồng độ 60% thu được dung dịch A. Thêm 210 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A. Sau khi các phản ứng kết thúc, đem cô cạn hỗn hợp thu được chất rắn X. Nung X đến khối lượng không đổi được 17,40 gam chất rắn Y. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A. Biết: 
2NaNO32NaNO2 + O2; 
2Cu(NO3)22CuO + 4NO2 + O2.
(Đề thi HSG Tỉnh Bắc Giang năm học 2011-2012)
 Chia 26,88 gam MX2 thành 2 phần bằng nhau:
Phần I: cho vào 500 ml dd NaOH dư thu được 5,88 gam M(OH)2 kết tủa và dd D.
Phần II: cho vào 360 ml dd AgNO3 1M thu được dd B và 22,56 gam AgX kết tủa. Cho thanh Al vào dd B thu được dd E, khối lượng thanh Al sau khi lấy ra cân lại tăng lên m gam so với ban đầu( toàn bộ kim loại thoát ra bám vào thanh Al). Cho dd D vào dd E thu được 6,24 gam kết tủa.(pư xảy ra hoàn toàn).
a/ Xác định công thức phân tử MX2 và giá trị m?
b/ Tính nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH đã dùng.
(Đề thi HSG Tỉnh Bình Phước năm học 2011-2012)
 Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn trong m1 gam dd H2SO4 98% (lấy dư) thu được dd Y ( biết rằng khối lượng dd trước và sau pư không đổi) và V lít SO2 (đktc).
a/ Viết PTHH các pư xảy ra.
b/ Xác định thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
c/ Cho dd Y hòa tan vừa đủ m2 gam MgCO3 thu được 4,48 lít khí (đktc) và dd Z. Cho tiếp BaCl2 dư vào dd Z thu được 239,99 gam kết tủa. Xác định m,m1,m2, V?
(Đề thi HSG Tỉnh Bình Phước năm học 2011-2012)
 Cho 30,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, FeCO3 tác dụng vừa đủ với 1,8 lít dung dịch HCl, thấy thoát ra một hỗn hợp khí có tỉ khối đối với H2 là 15 và tạo thành 51,55 gam muối clorua.
Tính thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. 
Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
(Đề thi HSG Tỉnh Điện Biên năm học 2011-2012)
 Cho 14,4 gam hỗn hợp Z gồm muối cacbonat và hidrocacbonat của cùng một kim loại kiềm (M) phản ứng với dung dịch HCl dư, phản ứng hoàn toàn thu được 2,8 lít khí CO2 (đktc). Tìm M, tính phần trăm khối lượng các muối trong Z.
(Đề thi HSG Tỉnh Gia Lai năm học 2011-2012)
 X là dung dịch HCl 0,3 M, Y là dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,15 M và NaHCO3 0,1 M. Tính thể tích CO2 sinh ra (đktc) khi:
Cho từ từ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y và khuấy đều.
Cho từ từ 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X và khuấy đều.
(Đề thi HSG Tỉnh Gia Lai năm học 2011-2012)
 Trộn 0,2 lít dung dịch H2SO4 x M với 0,3 lít dung dịch NaOH 1,0 M thu được dung dịch A. Để phản ứng với A cần tối đa 0,5 lít dung dịch Ba(HCO3)2 0,4 M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của x và m.
(Đề thi HSG Tỉnh Gia Lai năm học 2011-2012)
Hoà tan hoàn toàn 5,28 gam hỗn hợp X gồm Cu và một oxit sắt (FexOy) trong H2SO4 đặc nóng (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 448 ml khí SO2 (đktc) và dung dịch. Cô cạn dung dịch thu được 13,6 gam hỗn hợp muối khan Y. 
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Tìm công thức phân tử của oxit sắt, tính phần trăm khối lượng các chất trong Y.
(Đề thi HSG Tỉnh Gia Lai năm học 2011-2012)
Cho 37,2 gam hỗn hợp X gồm: R, FeO, CuO (R là kim loại chỉ có hóa trị II, hidroxit của R không có tính lưỡng tính) vào 500 gam dung dịch HCl 14,6 % (HCl dùng dư), sau phản ứng thu được dung dịch A, chất rắn B nặng 9,6 gam (chỉ chứa một kim loại) và 6,72 lít H2 (đktc). Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa D. Nung kết tủa D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 34 gam chất rắn E gồm hai oxit.
Tìm R và % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X .
Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch A.
(Đề thi HSG Tỉnh Hải Dương năm học 2011-2012)
 Hỗn hợp X gồm (Al và oxit FexOy). Nung m gam X trong điều kiện không có không khí, khi đó xảy ra phản ứng: Al + FexOy Al2O3 + Fe (phản ứng chưa được cân bằng). Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần:
- Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 1,68 lit khí và 12,6 gam chất rắn.
- Phần 2: cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 27,72 lít SO2 và dung dịch Z có chứa 263,25 gam muối sunfat. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc.
Viết phương trình các phản ứng xảy ra.
Tìm m và công thức phân tử của oxit FexOy
(Đề thi HSG Tỉnh Hải Dương năm học 2011-2012)
 Hỗn hợp A gồm 32,8 gam Fe và Fe2O3 có tỉ lệ mol 3:1 hòa tan A trong V lít dung dịch HCl 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thấy còn lại 2,8 gam chất rắn không tan. Tính giá trị của V. 
(Đề thi HSG Tỉnh Hưng Yên năm học 2013-2014)
 Thực hiện ba thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Hòa tan 56 gam Fe trong 500 gam dung dịch H2SO4 20% thu được V1 lít khí X.
- Thí nghiệm 2: Cho 4,74 gam KMnO4 vào 200 ml dung dịch HCl 0,8M thu được V2 lít khí Y.
- Thí nghiệm 3: Nung 95,95 gam KNO3 ở nhiệt độ cao thu được V3 lít khí Z.
Viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên. Xác định giá trị V1, V2, V3.
Nêu phương pháp có thể sử dụng để thu khí X, Y, Z trong phòng thí nghiệm.
Trộn ba khí X, Y, Z với lượng như trên rồi cho vào bình kín, sau đó bật tia lửa điện để thực hiện các phản ứng rồi đưa bình về nhiệt độ phòng thu được dung dịch A. Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch A.
(Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
(Đề thi HSG Tỉnh Nam Định năm học 2016-2017)
Hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Fe, Ba. Chia X thành 3 phần bằng nhau: 
- Phần một tác dụng với nước (dư), thu được 0,896 lít H2.
- Phần hai tác dụng với 50ml dung dịch NaOH 1M (dư), thu được 1,568 lít H2.
- Phần ba tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,24 lít H2.
(Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
1/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2/ Tính phần trăm theo khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X.
3/ Sau phản ứng ở phần hai, lọc được dung dịch Y. Tính thể tích dd HCl 1M cần thêm vào dung dịch Y để: 
a/ Thu được lượng kết tủa nhiều nhất.
b/ Thu được 1,56 gam kết tủa.
(Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2016-2017)
 Hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl loãng dư thấy còn lại 6,4 gam Cu không tan. Mặt khác hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp trên trong 240 gam dung dịch HNO3 31,5% (dùng dư) thu được dung dịch Y (không chứa NH4NO3). Cho 600 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc sau đó nung tới khối lượng không đổi thu được 78,16 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Tính khối lượng mỗi chất trong X. 
Tính nồng độ % của Cu(NO3)2 có trong dung dịch Y.
(Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2014-2015)
 Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại R có hóa trị không đổi. Hòa tan hết 3,3 gam X trong dung dịch HCl dư được 2,9568 lít khí ở 27,30C và 1 atm. Mặt khác cũng hòa tan hết 3,3 gam trên trong dung dịch HNO3 1M lấy dư 10% thì được 896 ml hỗn hợp khí Y gồm N2O và NO ở đktc có tỉ khối so với hỗn hợp (NO + C2H6) là 1,35 và dung dịch Z chứa hai muối.
1/ Tìm R và % khối lượng các chất trong X.
2/ Cho Z phản ứng với 400 ml dung dịch NaOH thấy xuất hiện 4,77 gam kết tủa. Tính CM của NaOH biết Fe(OH)3 kết tủa hoàn toàn.
(Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2010-2011)
 Đốt cháy hết m gam cacbon trong oxi thu được hỗn hợp khí A gồm CO và CO2. Cho hỗn hợp khí A đi từ từ qua ống sứ đựng 23,2 gam Fe3O4 nung nóng đến phản ứng kết thúc thu được chất rắn B chứa 3 chất (Fe, FeO, Fe3O4) và khí D duy nhất. Hấp thụ hoàn toàn khí D bởi dung dịch Ba(OH)2 thu được 19,7 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X thu thêm 14,775 gam kết tủa nữa thì kết thúc phản ứng. Cho toàn bộ chất rắn B vào dung dịch CuSO4 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lượng CuSO4 đã phản ứng là 0,03 mol; đồng thời thu được 21,84 gam chất rắn E.
Viết phương trình hóa học xảy ra.
Tính m và tỉ khối của A so với H2.
(Đề thi HSG Tỉnh Thái Bình năm học 2012-2013)
 Cho 0,1g canxi tác dụng với 25,0cm3 nước lạnh ở nhiệt độ phòng. Thể tích khí hyđro đo được trong thời gian 4 phút, mỗi lần đo cách nhau 30 giây. Kết quả thu được như sau:
Thời gian (s)
0
30
60
90
120
150
180
210
240
Thể tích (cm3)
0
20
32
42
50
56
59
60
60
a. Dựa vào bảng số liệu cho biết: tốc độ phản ứng thay đổi thế nào và sau bao nhiêu giây phản ứng kết thúc.
b. Tìm thể tích khí hyđro thu được ở nhiệt độ phòng và nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi phản ứng kết thúc. Biết ở điều kiện nhiệt độ phòng 1,0 mol khí có thể tích 24000cm3 và khối lượng riêng của nước là 1,0g/cm3.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Nam năm học 2011-2012)
 Cho V lít(đktc) khí CO đi qua ống sứ đựng 5,8g sắt oxit nung đỏ, một thời gian thu được hỗn hợp khí A và chất rắn B. Cho B tác dụng hết với axit HNO3 loãng dư thu được dung dịch C và 0,784 lit (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dịch C thu được 18,15g muối sắt III khan. Nếu hoà tan hoàn toàn B bằng axit HCl dư thu được 0,672 lit khí (đktc)(xem quá trình sắt tác dụng với muối sắt III về muối sắt II không đáng kể).
1. Tìm công thức sắt oxit và phần trăm khối lượng các chất trong B.
2. Tìm V và phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp A, biết tỉ khối của A đối với hyđro là 17,2.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Nam năm học 2011-2012)
 Trộn đều 30,96 gam hỗn hợp bột X gồm MgCO3 và kim loại R có hóa trị không đổi rồi chia làm hai phần bằng nhau.
Đốt nóng phần I trong không khí, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam hỗn hợp các oxit kim loại.
Để hòa tan vừa hết phần II cần 500ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 1,2M và H2SO4 0,24M được dung dịch A và có V lít khí B bay ra. 
Viết các phương trình hóa học. 
Xác định kim loại R và tỷ khối của B so với H2.
Cho 61,65 gam Ba kim loại vào dung dịch A. Sau khi các phản ứng kết thúc, lọc được m gam rắn F không tan và 500 ml dung dịch E. Tính giá trị của m và nồng độ CM của mỗi chất tan có trong dung dịch E.
(Đề thi HSG Tỉnh Nghệ An năm học 2011-2012)
 Cho 13,6g hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với 91,25g dung dịch HCl 20% vừa đủ.
Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.
Tính nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Nếu hòa tan hoàn toàn 13,6g hỗn hợp nói trên vào H2SO4 đặc, nóng, khi phản ứng kết thúc dẫn toàn bộ khí sinh ra vào 64 ml dung dịch NaOH 10% (D = 1,25g/ml) thì thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của chất tan có trong dung dịch A. Biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
(Đề thi HSG Tỉnh Long An năm học 2011-2012)
 Dung dịch A chứa hỗn hợp Na2CO3 0,75M và NaHCO3 0,5M. Dung dịch B chứa H2SO4 1M. Tính thể tích khí CO2 (đktc) thoát ra khi:
- Đổ rất từ từ 100 ml dung dịch A vào 150 ml dung dịch B.
- Đổ rất từ từ 200 ml dung dịch A vào 150 ml dung dịch B.
- Đổ rất từ từ 150 ml dung dịch B vào 200 ml dung dịch A.
(Đề thi HSG Tỉnh Lạng Sơn năm học 2011-2012)
Cho 6,9 gam Na vào 200ml dung dịch X chứa HCl 0,25M và AlCl3 0,4M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được a gam kết tủa. Tính a.
(Đề thi TS 10 chuyên Gia Lai năm học 2017-2018)
Cho Fe3O4 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch X chứa m1 gam muối. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau. Sục khí Cl2 dư vào phần một thu được dung dịch Y chứa m2 gam muối (biết m2 = 0,5m1 + 1,42). Phần hai cho tác dụng với dung dịch AgNO3 lấy dư thu được m3 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn . Tính m3.
(Đề thi TS 10 chuyên Gia Lai năm học 2017-2018)
Cho m2 gam hỗn hợp gồm Al và FexOy, nung nóng hỗn hợp để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (chỉ xảy ra phản ứng tạo thành Fe và nhôm oxit). Hỗn hợp sau phản ứng được chia làm 2 phần, phần 1 có khối lượng là 9,39 gam. Hòa tan hoàn toàn phần 1 bằng axit HCl dư thì thu được 2,352 lít khí (đktc). Phần 2 tác dụng vừa đủ với 900ml dung dịch NaOH 0,2M thấy giải phóng 0,672 lít khí (đktc). Xác định công thức hóa học của FexOy, tính giá trị m2 (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
(Đề t

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_cac_chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_trung.doc