Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 18: Bài toán 1 mol

doc 2 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 600Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 18: Bài toán 1 mol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 18: Bài toán 1 mol
CHUYÊN ĐỀ: BÀI TOÁN 1 MOL
Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại hóa trị II (MO) vào một lượng dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ) ta được dung dịch Y chứa MSO4 có nồng độ 22,64%. Xác định nguyên tử lượng của M. 
Cho một lượng oxit của kim loại hoá trị II tác dụng vừa hết với lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3%, thu được dung dịch muối clorua của kim loại đó nồng độ 10,51%. Hãy xác định oxit kim loại đó.
Hoà tan vừa đủ ôxit của kim loại M có công thức MO vào dung dịch H2SO4 loãng nồng độ 4,9% được dung dịch chỉ chứa một muối tan có nồng độ 7,69%. Xác định tên kim loại M. 
Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là 
Hoà tan hoàn toàn một lượng kim loại hoá trị hai bằng dd HCl 14,6% vừa đủ thu được một dd muối có nồng độ 18,19%. Kim loại đã dùng là ?
Trong một chiếc cốc đựng một muối cacbonat kim loại hóa trị I. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 10% vào cốc cho đến khi khí vừa thoát hết thu được muối Sunfat có nồng độ 13,63%. Hỏi đó là muối cacbonat của kim loại nào?
Hòa tan hoàn toàn một muối cacbonat của kim loại M bằng một lượng dung dịch H2SO4 9,8% người ta thu được dung dịch muối sunfat có nồng độ 11,54%. Tìm công thức của muối cacbonat đã dùng?
8. a/ Khi cho a gam dung dịch H2SO4 nồng độ X% tác dụng với một lượng hỗn hợp 2 kim loại Na và Mg (dùng dư) ta thấy lượng khí hiđro tạo thành bằng 0,05a gam. Tính X?
b/ Khi hòa tan b gam oxit của một kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 nói trên thì thu được dung dịch muối có nồng độ 18,2%. Xác định kim loại M?
Hòa tan một lượng oxit của một kim loại R vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 22,05% sau phản ứng thu được dung dịch B có nồng độ 23,83%. Xác định công thức của oxit.
 Hòa tan một hidroxit kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 6,3%, người ta thu được một dung dịch muối nitrat có nồng độ 8,96%. Hãy xác định công thức hidroxit đã dùng.
 Hòa tan một lượng muối cacbonat của kim loại R vào một lượng dung dịch H2SO4 19,6% loãng,vừa đủ,thu được dung dịch muối sunfat 26,5734%. Hãy xác định công thức muối cacbonat và muối sunfat của kim loại đã cho.
 Cho dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa đủ với dung dịch FeCl2 10%. Đun nóng trong không khí cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng (coi nước bay hơi trong quá trình đun nóng không đáng kể) 
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của MgCl2 trong dung dịch Y là 11,7866%. Tính nồng độ phần trăm của FeCl2 trong dung dịch Y ? 
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe, Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong Y là 8,05%. Nồng độ phần trăm của ZnCl2 trong Y là:
 Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Tính nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y. 
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg và kim loại R trong dung dịch HCl 18,25% thu được khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa hai chất tan là RCl2 có nồng độ 19,10% và MgCl2 có nồng độ 7,14%. Xác định kim loại R.
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dd HCl 20% thu được dung dịch Y. Biết nồng độ của MgCl2 trong dung dịch Y là 11,787%.
a/ Viết phương trình phản ứng.
b/ Tính nồng độ % của muối sắt trong dung dịch Y.
c/ Nếu thêm vào dung dịch Y nói trên một lượng dung dịch NaOH 10% vừa đủ để tác dụng thì nồng độ % của chất có trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu ? 
CHUYÊN ĐỀ: BÀI TOÁN QUY VỀ 100
Một hỗn hợp chứa Fe, FeO, Fe2O3. Nếu hoà tan a gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HCl dư thì khối lượng H2 thoát ra bằng 1,00% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Nếu khử a gam hỗn hợp trên bằng H2 dư thì thu được khối lượng nước bằng 21,15% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Xác định phần trăm về khối lượng mỗi chất có trong a gam hỗn hợp trên. 
[NXL] Hỗn hợp X gồm CaCO3, MgCO3 và Al2O3; trong đó khối lượng của Al2O3 bằng 1/5 khối lượng các muối cacbonat. Nung X ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y có khối lượng bằng 60% khối lượng X. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong X?
[NXL] Hỗn hợp X gồm BaCO3, ZnCO3 và Al2O3; trong đó khối lượng của Al2O3 bằng 1/9 khối lượng các muối cacbonat. Nung X ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y có khối lượng bằng 70% khối lượng X. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong X?
Hỗn hợp X gồm CaCO3, MgCO3 và Al2O3; trong đó khối lượng của Al2O3 bằng 1/10 khối lượng các muối cacbonat. Nung X ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y có khối lượng bằng 56,8% khối lượng X. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong X?
Hỗn hợp gồm CaCO3 lẫn A12O3 và Fe2O3 trong đó có A12O3 chiếm 10,2% còn Fe2O3 chiếm 9,8%. Nung hỗn hợp này ở nhiệt độ cao thu được chất rắn có khối lượng bằng 67% khối lượng hỗn hợp ban đầu. Tính % khối lượng chất rắn tạo ra.
Hỗn họp gồm NaCl, KCl (hỗn hợp A) tan trong nước thành dùng dịch. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch này tách ra 1 lượng kết tủa bằng 229,6% so với lượng A. Tìm % m mỗi chất trong A.
Hỗn hợp gồm NaCl và NaBr khi tác dụng với AgNO3 dư thì tạo ra 1 lượng kết tủa bằng lượng AgNO3 đã phản ứng. Tìm % m mỗi chất trong hỗn hợp.
Hỗn hợp (M) gồm oxit của một kim loại hoá trị II và muối cacbonat của kim loại đó được hoà tan hết bằng axit H2SO4 loãng vừa đủ, tạo ra khí (N) và dung dịch (L). Đem cô cạn dung dịch (L) thu được một lượng muối khan bằng 168% khối lượng (M). 
a/ Xác định kim loại hoá trị II, biết lượng khí (N) bằng 44% khối lượng của (M). 
b/ Phần trăm khối lượng mỗi chất trong (M) bằng bao nhiêu ?
Cho m gam hỗn hợp Na và Fe tác dụng hết với axit HCl. Dung dịch thu được cho tác dụng với Ba(OH)2 dư rồi lọc lấy kết tủa tách ra, nung trong không khí đến lượng không đổi thu được chất rắn nặng m gam. Tính % khối lượng mỗi kim loại ban đầu.
Hỗn hợp gồm CaCO3 và CaSO4 được hoà tan bằng axit H2SO4 vừa đủ. Sau phản ứng đun cho bay hơi bớt nước và lọc được 1 lượng kết tủa bằng 121,43% lượng hỗn bợp đầu. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu?
Muối A tạo bởi kim loại M (hoá trị III) và phi kim X (hoá trị I). Hoà tan 1 lượng A vào nước được dung dịch A’. Nếu thêm AgNO3 dư vào A’ thì lượng kết tủa tách ra bằng 188% lượng A. Nếu thêm Na2CO3 dư vào dung dịch A’ thì lượng kết tủa tách ra bằng 50% lượng A. Hỏi kim loại M và phi kim X là nguyên tố nào ? Công thức muối A.
Hỗn hợp A gồm các kim lọại Mg, Al, Cu. Oxi hoá hoàn toàn m gam A thu được 1,72m gam hỗn hợp 3 oxit với hoá trị cao nhất của mỗi kim loại. Hòa tan m gam A bằng dung địch HCl dư thu được 0,952m dm3 H2 (đktc). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong A (cho biết hoá trị mỗi kim loại không đổi trong 2 thí nghiệm trên).
Nung nóng 1,32a gam hỗn hợp Mg(OH)2 và Fe(OH)2 trong không khí đến lượng không đổi nhận được chất rắn có khối lượng bằng a gam. Tính % lượng mỗi oxit tạo ra.
Khi cho a gam dung dịch H2SO4 nồng độ X% tác dụng với một lượng hỗn hợp 2 kim loại Na và Mg (dùng dư) ta thấy lượng khí hiđro tạo thành bằng 0,05a gam. Tính X?
Cho a gam dung dịch H2SO4 loãng nồng độ C% tác dụng hoàn toàn với hỗn hợp K và Fe (dư). Sau phản ứng khối lượng chung giảm 0,0457a gam. Tìm nồng độ dung dịch axit.

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_cac_chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_trung.doc