CHUYÊN ĐỀ: NHÔM VÀ HỢP CHẤT I/ HỖN HỢP Al, Na, Ca,..TÁC DỤNG VỚI NƯỚC Hỗn hợp G gồm Na và Al. Cho 16,9 gam G vào nước dư thu được 12,32 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong G. (Đề thi TS 10 chuyên Ninh Bình 2013-2014) Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là? Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Na vào H2O thu được 500 ml dd Y chứa 2 chất tan có nồng độ đều bằng 0,5M. Giá trị của m là? Hỗn hợp X gồm Na, Ba và Al . - Nếu cho m gam hỗn hợp X vào nước dư chỉ thu được dung dịch X và 12,32 lít H2 (đktc). - Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 66,1 gam muối khan. Tính giá trị của m? Hỗn hợp X gồm K, Al và Fe. Cho m gam X vào một lượng H2O dư, thu được 4,48 lít (đktc) khí H2 và chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít (đktc) khí H2. Mặt khác, lấy m gam X cho vào dung dịch KOH dư, thu được 7,84 lít (đktc) khí H2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định m. (TS 10 chuyên Phú Yên 17-18) Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau. - Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc). - Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. Một hỗn hợp A gồm Na và Al. Cho m gam A tác dụng với một lượng H2O dư, thu được 1,344 lít khí (đktc), dung dịch B và phần không tan C. Cho 2m gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,832 lít khí (đktc). 1/ Tính khối lượng từng kim loại trong m gam A. 2/ Cho 50ml dung dịch HCl vào dung dịch B. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 0,78 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. (HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2013-2014) X là hỗn hợp của hai kim loại gồm kim loại R và kim loại kiềm M. Lấy 13,95 gam X cho vào nước dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Đem 2,925 gam kali luyện thêm vào 13,95 gam X ở trên, thu được hỗn hợp Y có phần trăm khối lượng kali là 52%. Lấy toàn bộ hỗn hợp Y cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 12,6 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định kim loại M và R. (HSG TP. Biên Hòa năm học 2015-2016) X là hỗn hợp của hai kim loại gồm kim loại R và kim loại kiềm M. Lấy 9,3 gam X cho vào nước dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đem 1,95 gam kali luyện thêm vào 9,3 gam X ở trên, thu được hỗn hợp Y có phần trăm khối lượng kali là 52%. Lấy toàn bộ hỗn hợp Y cho tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 8,4 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định kim loại M và R. (Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2014-2015) II/ MUỐI NHÔM TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 phản ứng với 50 ml dung dịch NaOH thu được 0,78 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH đã dùng. (Đề thi TS 10 chuyên Đà Nẵng năm học 2008-2009) Hỗn hợp X gồm Na, K, Ba tác dụng với H2O dư thu được dung dịch Y và khí H2. Cho toàn bộ lượng khí H2 trên tác dụng với CuO dư, nung nóng lượng H2O hấp thụ hết vào 73,8 gam dung dịch H2SO4 98% thì thu được H2SO4 82%. Dung dịch Y tác dụng hết với dung dịch chứa 76,95 gam Al2(SO4)3 thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m. (Đề thi TS 10 chuyên Đà Nẵng năm học 2013-2014) Cho 21,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al2O3 tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y và thoát ra 4,48 lít H2 (đktc). a/ Viết Phương trình hóa học xảy ra, tính giá trị V. b/ Cho 500ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. Tính m (Đề thi TS 10 Hải Dương 2012-2013) X là dung dịch có chứa 0,36 mol NaOH; Y là dung dịch có chứa 0,10 mol AlCl3. Người ta tiến hành 2 thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho từ từ từng giọt dung dịch X đến hết vào dung dịch Y, thu được m1 gam kết tủa. - Thí nghiệm 2: Cho từ từ từng giọt dung dịch Y đến hết vào dung dịch X, thu được m2 gam kết tủa. a/ Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng ở mỗi thí nghiệm. b/ Tính m1, m2. Giả thiết các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. (Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2014-2015) X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH . Thí nghiệm 1 : 100 ml dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KHCO3 1M. Thí nghiệm 2 : Thêm 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8g kết tủa. Thí nghiệm 3 : Thêm 250ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều tới kết thúc các phản ứng thấy trong cốc có 10,92g kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch X, Y ? (HSG huyện Long Thành năm học 2012-2013) Thực hiện các thí nghiệm (TN) sau: - TN1: Cho m gam Al2(SO4)3 tác dụng với 160 ml dd Ba(OH)2 2M, thu được 2,2564a gam kết tủa. - TN2: Cho m gam Al2(SO4)3 tác dụng với 190 ml dd Ba(OH)2 2M, thu được 2a gam kết tủa. Tính m? (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) (Đề thi TS 10 chuyên Ninh Bình 2013-2014) X là Al2(SO4)3, Y là dd Ba(OH)2. Trộn 200ml dd X với 300ml dd Y thu được 8,55 gam kết tủa. Trộn 200ml dd X với 500ml dd Y thu được 12,045gam kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của chất tan trong dd X, Y. (Đề thi TS 10 Thanh Hóa 2013-2014) Nhỏ từ từ 3V1 ml dung dịch Ba(OH)2 (dung dịch X) vào V1 ml dung dịch Al2(SO4)3 (dung dịch Y) thì phản ứng vừa đủ để thu được lượng kết tủa lớn nhất là m gam. Nếu trộn V2 ml dung dịch X ở trên vào V1 ml dung dịch Y thì kết tủa thu được có khối lượng bằng 0,9m gam. Tìm mối quan hệ giữa V1 với m và giữa V1 với V2. (Đề thi HSG Tỉnh Hưng Yên năm học 2013-2014) Nhỏ từ từ 3V1 lít dung dịch Ba(OH)2 xM (dung dịch X) vào V1 lít dung dịch Al2(SO4)3 yM (dung dịch Y) thì phản ứng vừa đủ và thu được kết tủa lớn nhất là m gam. 1/ Tính giá trị x/y. 2/ Nếu trộn V2 lít dung dịch X vào V1 lít dung dịch Y (ở trên ) thì kết tủa thu được có khối lượng bằng 0,9m gam. Xác định giá trị V2/V1. (Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2011-2012) Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lít và Al2(SO4)3 y mol/lít tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml E tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thì thu được 33,552 gam kết tủa. Tìm x, y. (Đề thi HSG Tỉnh Quảng Nam năm học 2011-2012) Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lít và Al2(SO4)3 y mol/lít tác dụng với 1,53 lít dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 21,06g kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml dung dịch E tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thì thu được 83,88g kết tủa. Tìm x, y? (Đề thi TS 10 chuyên Long An 2014-2015) X là dung dịch Ba(OH)2. Y là dung dịch Al2(SO4)3. - TN1: Trộn 210 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch Y thu được 5,985 gam kết tủa. - TN2: Trộn 360 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch Y thu được 7,614 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/l của dung dịch X và dung dịch Y (Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2014-2015) Cho một lượng hỗn hợp chứa bari và natri (có số mol bằng nhau) tan hoàn toàn trong nước thu được dung dịch A và 672 ml hiđro (đktc) Thêm m gam natri hiđroxit vào dụng dịch A thu được dụng dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với 100 ml dung dịch nhôm sunfat 0,2M thu được kết tủa C. Tính giá trị của m để thu được lượng kết tủa C lớn nhất và tính khối lượng kết tủa lớn nhất đó. (Đề thi HSG tỉnh Hưng Yên năm 2017-2018) Dung dịch X chứa Al2(SO4)3, dung dịch Y chứa Ba(OH)2. Trộn 200ml dung dịch X với 300ml dung dịch Y, thu được 8,55 gam kết tủa. Nếu trộn 200ml dung dịch X với 500ml dung dịch Y, thu được 12,045 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của chất tan trong dung dịch X, Y. (HSG tỉnh Quảng Bình năm 2017-2018) Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là ? [Đề minh họa Bộ 2017-THPTQG] Cho 150 ml dung dịch 1,20M tác dụng với 100ml dung dịch nồng độ x mol/l thu được dung dịch Y và kết tủa, loại bỏ kết tủa rồi thêm tiếp 175ml dung dịch 1,20M vào Y lại thấy có 2,34 gam kết tủa. Tính giá trị x? (Đề thi TS 10 chuyên Đăk Lăk 2013-2014) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp (M) có khối lượng 6,54 gam hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) được dung dịch (D). Cho dung dịch (D) tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,60 gam chất rắn. Tính khối lượng từng oxit trong (M). (Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2016-2017) Hoà tan hoàn toàn 0,27g Al vào 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,05M được dung dịch A. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,05M vào dung dịch A cho đến khi kết tủa tan một phần. Nung kết tủa thu được đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,225g. Tính V lít. (Đề thi TS 10 chuyên Bình Định năm học 2009-2010) Hỗn hợp A gồm Zn và Fe được chia thành hai phần bằng nhau. - Phần 1 cho tác dụng với clo thì cần 7,84 lít clo (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và thu được hỗn hợp B. - Phần 2 phản ứng vừa đủ với 600ml dung dịch HCl 1M. a/ Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. b/ Hoà tan hoàn toàn B trong nước rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH 1M. Tính thể tích dung dịch NaOH dung vừa đủ sao cho lượng kết tủa thu được là lớn nhất, nhỏ nhất. Biết sau phản ứng, dung dịch không chứa muối sắt. (Đề thi TS 10 chuyên Bình Phước năm học 2008-2009) Hoà tan hết 11,1 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 200 gam dung dịch H2SO4 19,6% (loãng) thu được dung dịch B và 6,72 lít H2(đktc). Thêm từ từ 420 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch B, sau phản ứng lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. a/ Viết các phương trình hoá học xảy ra. b/ Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A và tính giá trị của m. (Đề thi TS 10 chuyên Hà Nội 2014-2015) Dung dịch X chứa 0,15 mol H2SO4 và 0,1 mol Al2(SO4)3. Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Thêm tiếp 450 ml dung dịch NaOH 1M vào thì thu được 0,5m gam kết tủa. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng và tính V. (HSG tỉnh Quảng Trị năm 2017-2018) Cho V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm AlCl3 0,5M và HCl 0,25M, sau khi kết thúc phản ứng thu được 3,9 gam kết tủa. Tính giá trị của V. (TS 10 chuyên Vũng Tàu 17-18) Hòa tan hoàn toàn 9,15 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong 400 ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch Y và 5,04 lít H2 (ở đktc). 1/ Xác định % khối lượng mỗi chất trong X. 11,7g x lít 2/ Cho từ từ dung dịch KOH 2 M vào dung dịch Y, kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị dưới đây: Dựa vào đồ thị trên, xác định giá trị của x? (Đề thi HSG Tỉnh Nam Định năm học 2016-2017) III/ MUỐI ALUMINAT TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT Có một dung dịch chứa a mol NaAlO2 (dung dịch X). Thêm b hoặc 2b mol HCl vào dung dịch X đều thu được lượng kết tủa như nhau. Tính tỉ lệ a/b. (Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2007-2008) Cho V(ml) dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa 0,1 mol NaAlO2 thu được 5,85 gam kết tủa. Hãy viết các phương trình phản ứng và tính V(ml) dung dịch HCl. (Đề thi TS 10 chuyên Bến Tre năm học 2015-2016) IV/ TỔNG HỢP Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch (D = 1,25 g/ml) gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M. Tách kết tủa nung được 5,24 gam chất rắn. a/ Tính a ? b/ Tính C% các chất trong dung dịch sau phản ứng ? (HSG TX. Long Khánh năm học 2014-2015) Cho 13,8 gam Na vào 240 ml dung dịch có chứa Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M. Khối lượng riêng của dung dịch là 1,25g/ml. Sau phản ứng lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được một hỗn hợp chất rắn. a/ Tính khối lượng chất rắn thu được. b/ Tính nồng độ phần trăm các muối trong dung dịch. (HSG huyện Tân Phú năm học 2011-2012) Cho m gam Na và 50 ml dung dịch HCl aM. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A vào 50 ml dung dịch AlCl3 0,5M, phản ứng xong thu được 0,78 gam kết tủa và dung dịch B. a. Tìm m và a. b. Cho 0,448 lít CO2 (đktc) từ từ vào dung dịch B. Tính khối lượng kết tủa thu được. (TS 10 chuyên Bắc Ninh 17-18 và TS 10 chuyên Hải Dương 2009-2010) Cho 26,91 gam kim loại kiềm M (hóa trị I) vào 700 ml dung dịch AlCl3 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí H2 (đktc) và 17,94 gam kết tủa. Tìm kim loại M và các giá trị có thể có của V. (Đề thi TS 10 chuyên Điện Biên năm học 2018-2019) Cho 6,9 gam Na vào 200ml dung dịch X chứa HCl 0,25M và AlCl3 0,4M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được a gam kết tủa. Tính a. (TS 10 chuyên Gia Lai 17-18) Để định được % về khối lượng của hỗn hợp kim loại A gồm Al, Fe và Ag, người ta làm 2 thí nghiệm sau: + Thí nghiệm 1: cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 2,352 lít khí ở đktc và sau phản ứng thu được 1,08 gam chất rắn. + Thí nghiệm 2: cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít khí ở đktc. (HSG TP. Biên Hòa năm học 2009-2010) Hòa tan một mẫu hợp kim Ba-K-Na vào nước, thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (đo ở điều kiện tiêu chuẩn). a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b/ Cần bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 0,05M để trung hòa 1/5 dung dịch A. c/ Thêm m gam NaOH vào 1/10 dung dịch A, thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M, được kết tủa X. Tìm giá trị của m để kết tủa X là lớn nhất, bé nhất. (Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2012-2013) Trộn V1 lit dd HCl 0,6M với V2 lít dd NaOH 0,4M thu được 0,6 lit dd A. Tính V1, V2 biết 0,6 lít dd A có thể hoà tan hêt 1,02 gam Al2O3 (coi sự pha trộn không làm thay đổi thể tích) (Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2011-2012 và HSG Tỉnh Đăk Nông năm học 2011-2012 và TS 10 chuyên Bình Thuận 17-18) Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 0,3M với V2 lít dung dịch NaOH 0,4M thu được 0,6 lít dung dịch A. Tính V1, V2. Biết rằng 0,6 lít dung dịch A hoà tan vừa đủ 0,54 gam Al và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. (Đề thi TS 10 chuyên Hưng Yên 2010-2011) A là dung dịch H2SO4 có nồng độ a M. Trộn 500ml dung dịch A với 200 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch D. Biết ½ dung dịch D phản ứng vừa đủ với 0,39 gam Al(OH)3. a/ Tìm a. b/ Hòa tan hết 2,668 gam hỗn hợp B gồm Fe3O4 và FeCO3 cần vừa đủ 100 ml dung dịch A. Xác định khối lượng từng chất trong hỗn hợp B. (Đề thi HSG Tỉnh Lào Cai năm học 2014-2015 và TS 10 chuyên An Giang năm học 2012-2013) Hỗn hợp X gồm Zn và CuO. Khi cho m gam X phản ứng với dung dịch NaOH dư, thì thu được 4,48 lít H2 (đktc). Mặt khác để hòa tan hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 350 ml dung dịch HCl 2M. Xác định giá trị của m. (Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2013-2014) Hỗn hợp X gồm 3 kim loại Al, Fe, Cu. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch CuSO4 (dư) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp X vào 500 ml dung dịch HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít khí (đktc), dung dịch Y và a gam chất rắn. a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tìm giá trị của a . b/ Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi bắt đầu thấy xuất hiện kết tủa thì dùng hết V1 lít dung dịch NaOH 2M. Tiếp tục cho tiếp dung dịch NaOH vào đến khi lượng kết tủa không có sự thay đổi nữa thì lượng dung dịch NaOH 2M đã dùng hết 600 ml. Tìm các giá trị m và V1 . (Đề thi TS 10 chuyên Cần Thơ năm học 2014-2015) Hỗn hợp bột X gồm nhôm và kim loại kiềm M. Hoà tan hoàn toàn 3,18 gam X trong lượng vừa đủ dung dịch axit H2SO4 loãng thu được 2,464 lít H2 (đktc) và dung dịch Y (chỉ gồm muối sunfat trung hoà). Cho Y tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch Ba(OH)2 cho tới khi gốc sunfat chuyển hết thành kết tủa thì thu được 27,19 gam kết tủa. a/ Xác định kim loại M. b/ Cho thêm 1,74 gam muối M2SO4 vào dung dịch Y thu được dung dịch Z. Tiến hành kết tinh cẩn thận dung dịch Z thu được 28,44g tinh thể muối kép có công thức dạng aM2SO4.bAl2(SO4)3.cH2O. Xác định công thức của tinh thể muối kép. (Đề thi TS 10 chuyên Hòa Bình 2014-2015) Một hỗn hợp kim loại gồm Al và Fe phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch HCl 0,75 M thu được dung dịch A chứa m gam muối và 1,12 lít H2 (đktc). 1/ Chứng minh rằng trong dung dịch A còn có HCl dư. 2/ Chia dung dịch A thành hai phần bằng nhau: - Sục clo tới dư vào phần 1, dung dịch thu được chứa muối. - Phần 2 cho phản ứng với dung dịch NaOH 0,50 M thu được lượng kết tủa lớn nhất. a/ Tính m. b/ Tính khối lượng kết tủa lớn nhất thu được và thể tích dung dịch NaOH đã dùng. (Không kể ảnh hưởng của không khí đến các thí nghiệm). (Đề thi TS 10 chuyên Vũng Tàu 2013-2014) Cho dung dịch X chứa Al(NO3)3 và HCl. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 7,175 gam kết tủa. - Phần 2: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào phần 2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (trục tung biểu diễn số mol Al(OH)3, trục hoành biểu diễn số mol NaOH). Tìm giá trị của a và x. (TS 10 chuyên Hạ Long 18-19) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong V ml dung dịch HNO3 2M. Kết thúc phản ứng, thu được dung dịch E (không chứa muối amoni) và 0,1 mol hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với oxi là 1,125. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch E thì lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị bên. Xác định các giá trị của m và V. (TS chuyên KHTN Hà Nội 18-19) Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch gồm Ca(OH)2 và NaAlO2. Khối lượng kết tủa biểu diễn theo đồ thị dưới đây. Xác định giá trị của m và x. (TS 10 chuyên Bắc Giang 17-18) Cho 1,752 gam hỗn hợp chứa Al, Fe tan hết trong 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A và khí B. Cho 230 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,47 gam chất rắn C. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. (TS 10 chuyên Bình Phước 17-18) Hỗn hợp A gồm MgO và CaO, hỗn hợp B gồm MgO và Al2O3 đều có khối lượng là 9,6 gam. Khối lượng của MgO trong B bằng 1,125 lần khối lượng MgO trong A. 1. Cho hỗn hợp A tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 19,88% (D = 1,047g/cm3) được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với Na2CO3 thấy thoát ra tối đa 1,904 lít khí (đktc). Tính: a. Thành phần % khối lượng các oxit có trong A. b. Nồng độ % các chất có trong dung dịch X. 2. Cho hỗn hợp B tác dụng với cùng một lượng dung dịch HCl như trên được dung dịch Y. Thêm 340 ml dung dịch KOH 2M vào dung dịch Y thì lượng kết tủa thu được là bao nhiêu? (TS 10 chuyên Bình Thuận 17-18) 1. Hòa tan 10,72 gam hỗn hợp X gồm: Mg, MgO, Ca và CaO vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y chứa a gam CaCl2 và 12,35 gam MgCl2. Tính a. 2. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm x mol AlCl3 và y mol FeCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: a. Tính x và y b. Cho z = 0,74 mol thu được m gam kết tủa. Tính m (TS 10 chuyên Đà Nẵng 17-18) Hòa tan m1 gam hỗn hợp X gồm Al2(SO4)3 và K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O vào nước thu được dung dịch Y chứa hai chất tan có tỉ lệ về số mol là 1 : 2. Cho từ từ V ml dung dịch Ba(OH)2 2M vào dung dịch Y đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m2 gam kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 0,02 mol một chất tan duy nhất. Tính m1, m2 và V. (TS 10 chuyên Đăk Lăk 17-18) Hòa tan hoàn toàn 15,75 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Na2O vào nước dư được dung dịch Y. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Y thấy lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị hình bên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính phần trăm khối lượng của nhôm trong hỗn hợp ban đầu. (TS 10 chuyên Hải Phòng 17-18) Cho a mol Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa b mol HCl thu được dung dịch Y chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y đến dư, ta có đồ thì như dưới đây. Xác định giá trị a và b. (TS 10 chuyên Quảng Nam 17-18) Hỗn hợp X gồm ba kim loại Al, Fe, Cu. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch CuSO4 (dư) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp X vào 500 ml dung dịch HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y và a gam chất rắn. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tìm giá trị của a. b. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi thấy kết tủa bắt đầu xuất hiện thì dùng hết V1 lít dung dịch NaOH 2M, tiếp tục cho dung dịch NaOH 2M trên vào đến khi lượng kết tủa không có sự thay đổi nữa thì thể tích dung dịch NaOH đã dùng hết là 600 ml. Tìm các giá trị m và V1. (TS 10 chuyên Quảng Ninh 17-18) Hỗn hợp E gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam E vào nước dư, chỉ thu được dung dịch G và hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 2M vào G, được m1 gam kết tủa. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị m1. (TS 10 chuyên Quảng Trị 17-18) Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 40,3 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào Y, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính giá trị của a và b. (TS 10 chuyên Bắc Giang 18-19) Hòa tan hoàn toàn 42,6 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ có tỉ lệ mol tương ứng là 5:4 vào 500 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và 17,472 lít khí (đktc) a. Xác định thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong X. b. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch Y, tính thể tích khí CO2 (đktc) cần dùng để thu được lượng kết tủa lớn nhất. (TS 10 chuyên Vĩnh Phúc 17-18) Hòa tan hoàn toàn một lượng AlCl3 và một lượng Al2(SO4)3 vào nước thu được 200 gam dung dịch X, chia dung dịch X thành hai phần: - Phần 1: cho tác dụng với BaCl2 dư thu được 13,98 gam kết tủa trắng. - Phần 2: cho tác dụng với 476 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi phản ứng xong thu được 69,024 gam kết tủa. Biết khối lượng phần 2 gấp n lần khối lượng phần 1 (n là số nguyên dương) và lượng chất tan trong phần 2 nhiều hơn lượng chất tan trong phần 1 là 32,535 gam. Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch X. (TS 10 chuyên Vĩnh Phúc 17-18) Cho dung dịch X gồm Al2(SO4)3, H2SO4 và HCl. Cho dung dịch NaOH 0,1M vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau: V 0 250 450 100 Giá trị của V và a lần lượt là: (ĐH 2017) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Al và Al2O3 trong 200 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, lượng kết tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của a là A. 0,5. B. 1,5. C. 1,0. D. 2,0. V 0 0,36 0,56 0,24 6 (ĐH 2017) Hoàn tan hoàn toàn a gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X và 1,008 lít H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, số mol kết tủa Al(OH)3 (n mol) phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH (V lít) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của a là A. 2,34. B. 7,95. C. 3,87. D. 2,43. (ĐH 2017) Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Al2O3 và Na2O vào nước, thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, lượng kết tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của a là A. 14,40. B. 19,95. C. 29,25. D. 24,60. (ĐH 2017) Hoà tan hoàn toàn hh X gồm Al2O3 và Na vào nước, thu được dd Y và x lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dd HCl 1M vào Y, lượng kết tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dd HCl (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của x là A. 10,08. B. 3,36. C. 1,68. D. 5,04. (ĐH 2018) Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Số mol Al(OH)3 (n mol) tạo thành phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của x và y lần lượt là A. 0,30 và 0,30. B. 0,30 và 0,35. C. 0,15 và 0,35. D. 0,15 và 0,30. Cho m gam Al tác dụng với O2, sau một thời gian thu được (m + 2,88) gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được a mol H2 và dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y ta có đồ thị sau : Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được V lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 16,75 và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu, được (m + 249a) gam chất rắn khan. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào dưới đây ? A. 2,3. B. 2,1. C. 1,9. D. 1,7. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Bến Tre, năm 2015) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X chứa 41,575 gam gồm các chất HCl, MgCl2, AlCl3. Tiến trình phản ứng được biểu diễn bởi đồ thị sau : Giá trị của a là A. 0,15. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,35. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa V lít dung dịch Al2(SO4)3 C (mol/l). Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa (gam) và số mol được biểu diễn bằng đồ thị sau : Để lượng kết tủa không đổi thì thể tích dung dịch Ba(OH)2 nhỏ nhất cần dùng là : A. 30 ml. B. 60 ml. C. 45 ml. D. 80 ml. [ĐH 2018] Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al2(SO4)3 và Al(NO3)3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của m là A. 5,97. B. 7,26. C. 7,68. D. 7,91. [ĐH 2018] Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al(NO3)3 và Al2(SO4)3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của m là A. 7,68. B. 5,55. C. 12,39. D. 8,55. [ĐH 2018] Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch gồm Al2(SO4)3 và AlCl3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị bên, khối lượng kết tủa cực đại là m gam. Giá trị của m là A. 10,11. B. 6,99. C. 11,67. D. 8,55. [ĐH 2018] Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của m là A. 10,68. B. 6,84. C. 12,18. D. 9,18. Cho Al2O3 tác dụng với m gam dung dịch HCl 14,6%, thu được dung dịch A chứa 2 chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Cho từ từ dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch A, số mol kết tủa Al(OH)3 thu được phụ thuộc vào số mol NaOH được biểu diễn bằng đồ thị sau: a/ Tính giá trị của m? Biết rằng x > 0,075. b/ Khi thu được 0,03 mol kết tủa Al(OH)3, tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M đã cho vào dung dịch A? (HSG TP.Biên Hòa 2017-2018) Nhỏ từ từ V lít dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau: a/ Tính giá trị của V? b/ Tính khối lượng kết tủa cực đại thu được? (HSG TP. Biên Hòa 2016-2017)
Tài liệu đính kèm: