Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 11: CO, H₂, C, Al khử oxit kim loại

doc 9 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 443Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 11: CO, H₂, C, Al khử oxit kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 11: CO, H₂, C, Al khử oxit kim loại
CHUYÊN ĐỀ: CO, H2, C, Al KHỬ OXIT KIM LOẠI
Trong bình kín ở nhiệt độ cao, xảy ra phản ứng sau: . Giá trị một số đại lượng tại các thời điểm được cho ở bảng sau: 
Hãy tính toán giá trị các đại lượng ở các thời điểm khác nhau (phần .còn trống). Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2015-2016)
Cho luồng khí CO đi qua một ống sứ chứa m gam bột oxit sắt (FexOy) nung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dẫn toàn bộ khí sinh ra đi thật chậm vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M thu được 9,85 gam kết tủa. Mặt khác khi hoà tan toàn bộ lượng kim loại sắt tạo thành ở trên bằng V lít dung dịch HCl 2M (có dư) thì thu được một dung dịch, sau khi cô cạn thu được 12,7 gam muối khan.
a/ Xác định công thức sắt oxit.	
b/ Tính m.	
c/ Tính V, biết rằng dung dịch HCl là đã dùng dư 20% so với lượng cần thiết.	
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2009-2010)
Dẫn V lít hỗn hợp khí A gồm 2 khí H2 và CO có tỉ khối so với khí H2 là 8,8 qua bình đựng 40 gam các oxit Fe2O3, Al2O3 và CuO nung nóng (phản ứng vừa đủ). Kết thúc phản ứng thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C. Hòa tan chất rắn B vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch D và 4,48 lít khí (đktc). Chất rắn không tan còn lại có khối lượng 12,8 gam. Dẫn khí C qua dung dịch nước vôi trong lấy dư thu được m gam kết tủa. Cho dung dịch NaOH lấy dư vào dung dịch D thu được kết tủa có thành phần 1 chất duy nhất.
a/ Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b/ Tính V lít hỗn hợp khí A và m gam kết tủa. 
c/ Xác định thành phần % theo khối lượng các oxit trong hỗn hợp.
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2013-2014)
Cho dòng khí CO đi qua ống sứ nung nóng đựng chất rắn A gồm Fe2O3, CuO, MgO, thu được chất rắn B và khí C. Cho C hấp thụ hết vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch D. Biết khối lượng chất rắn A và khối lượng chất rắn B chênh lệch nhau là 2,88 gam. Hãy so sánh khối lượng của dung dịch D với khối lượng của dung dịch Ba(OH)2?	
	(HSG TP. Biên Hòa năm học 2014-2015)
Để hòa tan hoàn toàn 12,0 g hỗn hợp X, gồm: CuO, Fe2O3 và MgO cần phải dùng 225ml dung dịch HCl 2M. Mặt khác, nếu nung nóng 12,0 g X trong dòng khí CO (lấy dư) cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,0 g chất rắn Y và khí D.
1/ Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
2/ Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.
3/ Dẫn từ từ khí D đi qua 500 ml dd Ba(OH)2 nồng độ CM, sau phản ứng thu được 14,775 g kết tủa. Tính CM.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2010-2011)
Hợp chất X được tạo nên bởi hai nguyên tố cacbon (C) và lưu huỳnh (S). Đem đốt cháy hoàn toàn 15,2g X trong oxi dư, thu được hỗn hợp khí Y. Chia hỗn hợp Y thành hai phần bằng nhau.
+ Phần thứ nhất của Y được hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34,0g kết tủa E.
+ Phần thứ hai của Y cho từ từ lội qua dung dịch axit nitric dư, thu được dung dịch Z. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch Z, thu được 46,6g kết tủa F (kết tủa F không tan trong dung dịch HNO3 dư).
1/ Cho biết công thức phân tử các chất tương ứng với các ký hiệu E và F.
2/ Viết PT phản ứng giữa Y với axit HNO3, biết rằng trong phản ứng này có khí NO thoát ra.
3/ Xác định công thức phân tử của X. Cho biết: các phản ứng xảy ra hoàn toàn trong quá trình thí nghiệm.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2005-2006)
Hỗn hợp A, gồm BaCO3, MgCO3, CaCO3 và 3,3% tạp chất rắn-trơ về mặt hóa học. Đem nung m gam hỗn hợp A ở nhiệt độ cao để phân hủy hoàn toàn muối cacbonat, thu được khí B và 56,4 gam chất rắn C. Hấp thụ hoàn toàn khí B bằng dung dịch nước vôi trong dư (dung dịch D), thu được kết tủa E, dung dịch F và thấy dung dịch F có khối lượng giảm so với dung dịch D là 47,6 gam. Hãy cho biết:
1/ Công thức phân tử các chất tương ứng với các ký hiệu B, C, E .
2/ Tìm m và khối lượng của tạp chất .
3/ Nếu đem nhiệt phân hoàn toàn 1,0 tấn hỗn hợp A, sau đó hấp thụ hết khí B bằng dung dịch dung dịch D (lấy dư) thì thu được bao nhiêu khối lượng kết tủa E ?
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2005-2006)
Cho 46,4 gam sắt oxit phản ứng hoàn toàn với khí CO nung nóng thu được hỗn hợp khí A. Dẫn hỗn hợp A vào 500ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 39,4g kết tủa. Hãy xác định công thức của sắt oxit.
(HSG huyện Long Thành năm học 2011-2012)
 Khử 17,6 gam hỗn hợp (X) gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần dùng vừa đủ 2,24 lít CO(đktc). Hãy tính khối lượng kim loại sắt thu được.	
(HSG huyện Long Thành năm học 2012-2013)
 Cho một lượng bột oxit của kim loại thông dụng M tác dụng với lượng dư hiđro trong điều kiện nung nóng, thu được 16,8 gam kim loại M và 7,2 gam nước.
+ Hòa tan lượng kim loại trên trong dung dịch axit clohiđric dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí H2. Lập công thức oxit kim loại.
+ Nếu hòa tan hoàn toàn lượng oxit kim loại trên vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được hai khí A, B (MA > MB, với tỉ lệ số mol nA : nB = 2 : 3) và một dung dịch. Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng xảy ra và tính thể tích của từng khí A, B tạo thành. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. 
(HSG huyện Tân Phú năm học 2013-2014)
 Nung hỗn hợp A gồm: Bột than và bột Đồng (II) Ôxít ở nhiệt độ cao (trong điều kiện không có không khí). Sau một thời gian thì thu được khí B và 54,4 gam chất rắn D. Dẫn khí B qua dung dịch nước vôi trong dư, sau phản ứng hoàn toàn thì thu được 20 gam kết tủa màu trắng. Lấy chất rắn D chia làm hai phần bằng nhau:
+ Phần 1: Cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, sau đó lọc lấy dung dịch thu được đem cho vào dung dịch NaOH dư, thì được kết tủa. Lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn.
+ Phần 2 : đốt cháy hoàn toàn trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 28 gam chất rắn.
a/ Xác định m gam chất rắn? 
b/ Tính % khối lượng các chất có trong hỗn hợp ?
(HSG huyện Long Thành năm học 2013-2014)
 Có một lượng oxit sắt được chia làm hai phần bằng nhau:
+ Phần 1: Hoà tan bằng dung dịch HCl thì cần 150 ml dung dịch HCl 3M.
+ Phần 2: Đun nóng, sau đó cho khí CO dư đi qua, phản ứng xong thu được 8,4 gam sắt. 
Tìm công thức oxit sắt. 	(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2011-2012)
 Dẫn luồng khí hiđro dư đi qua 42,4 gam hỗn hợp A (Cu và Fe3O4), đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn B có khối lượng là 36 gam. Nếu lấy 4,24 gam hỗn hợp A trên cho vào 400 ml dung dịch HCl 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn C và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, thu được m gam muối khan. Biết rằng trong dung dịch, kim loại Cu khử được muối Fe (III) thành muối Fe (II).
1/ Tính thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp B. 
2/ Tính khối lượng chất rắn C và khối lượng muối khan m.	
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2013-2014)
 Một hỗn hợp chứa Fe, FeO, Fe2O3. Nếu hoà tan a gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HCl dư thì khối lượng H2 thoát ra bằng 1,00% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Nếu khử a gam hỗn hợp trên bằng H2 dư thì thu được khối lượng nước bằng 21,15% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Xác định phần trăm về khối lượng mỗi chất có trong a gam hỗn hợp trên. 
(Đề thi HSG Tỉnh Bắc Ninh năm học 2011-2012)
 Dẫn luồng khí CO qua ống sứ có chứa m gam hỗn hợp chất rắn X gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian trong ống sứ còn lại n gam hỗn hợp chất rắn Y. Khí thoát ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư được p gam kết tủa. Viết các phương trình hóa học của phản ứng và thiết lập biểu thức liên hệ giữa n, m, p.
(Đề thi HSG Tỉnh Bắc Ninh năm học 2011-2012)
 Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa m gam hỗn hợp X gồm hai oxit của 2 kim loại thu được chất rắn A và khí B. Cho toàn bộ khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 1,50 gam kết tủa. Cho toàn bộ chất rắn A vào dung dịch H2SO4 10% (vừa đủ) thì thu được dung dịch muối có nồng độ 11,243%, không có khí thoát ra và còn lại 0,96 gam chất rắn không tan. Viết phương trình phản ứng và xác định công thức của hai oxit, biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2016-2017)
Trộn 3 oxit kim loại là FeO, CuO và MO (M là kim loại chưa biết, chỉ có hóa trị II trong hợp chất) theo tỉ lệ mol là 5 : 3 : 1 được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua 23,04 gam A nung nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Để hòa tan hết B cần 360 ml dung dịch HNO3 nồng độ 3M, thu được V lít (đktc) khí NO duy nhất và dung dịch chỉ chứa nitrat kim loại. Viết các phản ứng xảy ra, xác định kim loại M và tính giá trị V. 
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2016-2017)
 Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO nung nóng bằng lượng CO dư, toàn bộ CO2 sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 40 gam kết tủa. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính số mol mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. 
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2011-2012)
 Hòa tan hoàn toàn a gam oxit của một kim loại hóa trị (II) trong 48 gam dung dịch H2SO4 loãng, nồng độ 6,125% thu được dung dịch A chứa 2 chất tan trong đó H2SO4 có nồng độ 0,98%. Mặt khác, dùng 2,8 lít cacbon (II) oxit để khử hoàn toàn a gam oxit trên thành kim loại thu được khí B duy nhất. Nếu lấy 0,896 lít khí B cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 0,8 gam kết tủa. Tìm giá trị của a và xác định công thức của oxit kim loại đó. Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Ninh năm học 2011-2012)
Cho V lít khí CO (đktc) đi qua ống sứ đựng a gam CuO nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm, cho khí đi ra khỏi ống hấp thụ vào dung dịch NaOH dư. Sau đó thêm một lượng dư dung dịch BaCl2 thấy tạo thành m gam kết tủa.
a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b/ Tính hiệu suất của phản ứng khử CuO theo V, a và m.
(Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2010-2011)
Trộn FeO với một oxit kim loại M hóa trị II không đổi theo tỉ lệ mol 1:2 được hỗn hợp (Z). Dẫn lường khí CO nóng dư đi qua 1,52 gam hỗn hợp (Z) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn (Y). Hòa tan hết (Y) thì cần 10 gam dung dịch H2SO4 49%, nóng thu được khí SO2. Xác định kim loại M.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2009-2010)
Trộn 3 oxit kim loại là FeO, CuO, MO (M chỉ có hóa trị 2) theo tỉ lệ mol là 5:3:1 được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí hiđro dư qua 11,52 gam A đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn B. Để hòa tan hết B cần 450 ml dung dịch HNO3 1,2M thu được V (lít) khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch chỉ chứa muối nitrat của kim loại. Xác định kim loại M và tính V.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2010-2011)
Cho 3,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 0,045 mol H2 ở nhiệt độ cao sinh ra Fe. Mặt khác, hoàn tan hoàn toàn 3,24 gam hỗn hợp X trong H2SO4 đặc nóng, dư thu được sản phẩm gồm dung dịch muối sunfat và khí SO2. Hãy viết các phương tình phản ứng và tính thể tích SO2 (đktc).
(Đề thi TS 10 chuyên Bến Tre năm học 2015-2016)
Thổi từ từ V lít (đkc) hỗn hợp khí A gồm (CO, H2) đi qua ống sứ nóng chứa hỗn hợp (CuO, Al2O3). Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí và hơi có khối lượng lớn hơn khối lượng hỗn hợp A ban đầu là 0,16g. Tính V lít.
(Đề thi TS 10 chuyên Bình Định năm học 2009-2010)
Hòa tan hỗn hợp A gồm Fe2(SO4)3; FeSO4; CuSO4, trong đó %S = 21,875% theo khối lượng. Lấy 102,4 gam hỗn hợp A hòa tan trong nước dư, sau đó cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi. Lượng oxit sinh ra được khử hoàn toàn bằng CO dư, thu được m gam kim loại. Tính m. 
(Đề thi TS 10 chuyên Đà Nẵng năm học 2013-2014)
Đốt 3,72 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al và Mg trong bình đựng khí Clo, sau một thời gian phản ứng thu được 10,82 gam hỗn hợp Y gồm 4 chất rắn. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được khí H2. Dẫn toàn bộ lượng H2 sinh ra đi qua ống đựng 8 gam CuO nung nóng, sau một thời gian thấy trong ống còn lại 6,72 gam chất rắn ( chỉ có 80% H2 tham gia phản ứng). Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
(Đề thi TS 10 chuyên Vũng Tàu 2015-2016)
Hỗn hợp gồm và . Dẫn khí qua 21,1 gam và nung nóng thu được hỗn hợp gồm 5 chất rắn và hỗn hợp khí . Dẫn qua dung dịch dư thấy có 5 gam kết tủa. tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch 0,5M thu được dung dịch và có 2,24 lít khí thoát ra (đo ở đktc). Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp .
(Đề thi TS 10 chuyên Ninh Bình 2009-2010)
Khử hoàn toàn 4,06g một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì tạo thành 7g kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lít khí H2 (đkc). Xác định CTHH của oxit kim loại.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Nam 2013-2014)
Nung hỗn hợp X gồm C và CuO đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A. Cho chất rắn A phản ứng vừa đủ với 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M; lọc lấy phần không tan sau phản ứng cho tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được 1,344l khí (ở đktc)
a/ Tính khối lượng của hỗn hợp X
b/ Cho lượng hỗn hợp X như trên tác dung với dung dịch H2SO4 đặc 5M vừa đủ. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc và thể tích dung dịch axit đã dùng 
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Ngãi 2012-2013)
Dẫn H2 đến dư đi qua 25,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO nung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 20,8 gam chất rắn. Mặt khác 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225ml dung dịch HCl 2M. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính % số mol của mỗi chất trong hỗn hợp X.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Trị 2008-2009)
Người ta dùng khí CO dư ở nhiệt độ cao để khử hoàn toàn 53,5g hỗn hợp X chứa CuO, Fe2O3, PbO, FeO thu được hỗn hợp kim loại Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng hết với dung dịch Ca(OH)2 dư, phản ứng xong người ta thu được 60 gam kết tủa trắng.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
b) Xác định khối lượng của hỗn hợp kim loại Y.
(Đề thi TS 10 chuyên TPHCM 2008-2009)
Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO dư, ở nhiệt độ cao thu được a gam kim loại M. Khí sinh ra được hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2, thu được 4,5 gam kết tủa, đồng thời thấy khối lượng dung dịch Ca(OH)2 giảm 1,42 gam. Lấy a gam M hòa tan hết vào dung dịch HCl dư, thu được 1,176 lít khí H2 (đktc). Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức oxit kim loại.
(Đề thi TS 10 chuyên Gia Lai 2018-2019)
Dùng V lít khí CO (đktc) khử hoàn toàn 8 gam oxit kim loại M, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí R. Tỉ khối của R so với hiđro là 19. Cho R hấp thụ hoàn toàn vào 5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M thu được 10 gam kết tủa.
a/ Xác định kim loại và công thức oxit kim loại M.
b/ Tìm V
 (Đề thi TS 10 chuyên Bắc Ninh 2017-2018)
Cho 20,16 lít khí CO phản ứng với một lượng oxit MxOy nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 25,2 gam kim loại M và hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp khí X qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra m gam kết tủa và có 6,72 lít khí thoát ra. Hòa tan hoàn toàn lượng kim loại trên trong dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 10,08 lít khí H2. Xác định công thức oxit và tính m. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
(Đề thi TS 10 chuyên Bến Tre 2017-2018)
Dẫn luồng khí H2 (dư) đi qua ống sứ đựng 25,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 20,8 gam chất rắn. Mặt khác, 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225 ml dung dịch HCl 2M. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính phần trăm số mol của mỗi chất trong hỗn hợp X.
(Đề thi TS 10 chuyên Bình Phước 2017-2018)
Chia 7,72 gam hỗn hợp X gồm Fe và hai oxit kim loại MO, R2O3 thành hai phần bằng nhau. Dùng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng hòa tan hoàn toàn phần 1, thu được khí B và dung dịch D chứa 9,7 gam muối. Dẫn toàn bộ lượng khí B sinh ra qua ống đựng 1,6 gam CuO nung nóng, đến khi thu được 1,408 gam chất rắn thì đã có 80% lượng khí B tham gia phản ứng. Mặt khác, dẫn dòng khí CO dư qua phần 2 nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,46 gam chất rắn. Biết rằng nguyên tử khối của M gấp 2,37 lần nguyên tử khối của R. Cho các phản ứng được thực hiện trong điều kiện không có không khí. Xác định 2 kim loại M, R và tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
 (Đề thi TS 10 chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai 2017-2018)
Dẫn luồng hí CO dư đi qua 37,68 gam hỗn hợp X chứa CuO, Fe2O3, MgO, PbO, Fe3O4 nung nóng, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Sục hỗn hợp khí Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34,0 gam kết tủa trắng.
a/ Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b/ Xác định khối lượng của hỗn hợp chất rắn Y.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Ninh 2017-2018)
Cho một luồng khí H2 (lấy dư) qua ống sứ đựng 10 gam quặng hemantit được đốt nóng ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng kết thúc, lấy chất rắn còn lại trong ống sứ đem hòa tan trong dung dịch HCl (lấy dư) thì thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Cho rằng quặng hemantit chứa Fe2O3 và các tạp chất coi như trơ.
a/ Tính phần trăm khối lượng Fe2O3 có trong quặng
b/ Cần bao nhiêu tấn quặng hemantit nói trên để sản xuất được 1 tấn gang chứa 96% sắt? Biết hiệu suất của quá trình là 80%.
(Đề thi TS 10 chuyên TP.HCM 2017-2018)
Khử hoàn toàn 12,76 gam một oxit kim loại (RxOy) bằng khí CO vừa đủ thu được kim loại R và khí CO2. Hấp thụ hết khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 22 gam kết tủa trắng. Cho toàn bộ lượng kim loại R thu được ở trên tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 5,544 lít một khí có mùi hắc (đktc). Xác định công thức của RxOy.
(Đề thi TS 10 chuyên Vũng Tàu 2017-2018)
Cho luồng khí H2 dư đi qua hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 29,6 gam chất rắn. Mặt khác, để hòa tan hết lượng X trên cần vừa đủ 600 ml dung dịch HCl 2M. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong X.
(Đề thi TS 10 chuyên Yên Bái 2017-2018)
Khử hoàn toàn 1,16 gam một oxit kim loại (X) bằng CO dư ở nhiệt độ cao thu được m gam kim loại và hỗn hợp khí Y. Dẫn Y vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì tạo ra 3,94 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết m gam kim loại trên trong dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra 0,336 lít khí (đktc). Xác định công thức của (X).
(Đề thi TS 10 chuyên TP.HCM 2014-2015)
Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +9,612.10C. Oxit Y của nguyên tố X chứa 42,857% khối lượng X. Cho luồng khí Y dư qua bình đựng một lượng hỗn hợp rắn gồm đã được đun nóng ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong bình giảm 2,4 gam và thoát ra hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ hỗn hợp Z vào 500ml dung dịch a (mol/lit), phản ứng xong thu được 14,8 gam muối. Xác định X, Y và a? 
(Cho biết mỗi đơn vị điện tích hạt nhân có giá trị +1,602.10C )
(Đề thi TS 10 chuyên Đăk Lăk 2013-2014)
Trộn bột CuO và bột oxit của kim loại A (A hóa trị II không đổi) theo tỷ lệ mol tương ứng là 1: 2 thu được hỗn hợp X. Cho một luồng khí CO dư qua 2,4 gam hỗn hợp X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Để hòa tan hết Y cần 400 ml dung dịch HNO3 0,25M thấy có khí NO duy nhất thoát ra và thu được dung dịch B chỉ chứa muối nitrat của 2 kim loại.
1. Xác định tên kim loại A.
2. Tính khối lượng muối nitrat trong dung dịch B.
3. Tính số phân tử khí NO thu được trong thí nghiệm trên.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Ninh 2013-2014)
Cho khí CO qua 69,9 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và oxit kim loại MaOb nung nóng thu được 3,36 lít (đktc) khí CO2 và hỗn hợp chất rắn Y gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và MaOb. Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 1,3 lít dung dịch HCl 1M thu được 1,12 lít (đktc) khí H2 và dung dịch Z. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z tới dư thu được kết tủa T. Lọc kết tủa T để ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 32,1 gam bazơ duy nhất. Xác định công thức của oxit MaOb.
(Đề thi TS 10 chuyên Hải Phòng 2012-2013)
Nung nóng 0,6 mol hỗn hợp (X) gồm Fe2O3 và Fe3O4 trong một ống sứ rồi cho dòng khí CO đi qua. Khí đi ra khỏi ống sứ được hấp thu vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tạo 60 gam kết tủa và dung dịch Y, đun sôi dung dịch (Y) thu thêm 20 gam kết tủa nữa. Khối lượng hỗn hợp rắn trong ống sứ sau phản ứng là 94,4 gam. 
a/ Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. 
b/ Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp (X) ban đầu.
(Đề thi TS 10 chuyên Kiên Giang 2012-2013)
1/ E là oxit của kim loại M, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Xác định công thức của E.
2/ Cho dòng khí CO (thiếu) đi qua ống sứ chứa x gam chất E nung nóng. Sau phản ứng, khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là y gam. Hòa tan hết y gam này vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch F và khí NO duy nhất bay ra. Cô cạn cẩn thận dung dịch F thu được 3,7x gam muối G. Giả thiết hiệu suất các phản ứng là 100%. 
a/ Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b/ Lập biểu thức tính thể tích NO (đktc) theo x, y và xác định công thức của G.
(HSG Gia Lai 2017-2018)
Một hỗn hợp A gồm MgO, Al2O3 và MO. Nung 16,20 gam hỗn hợp A trong ống sứ, rồi cho luồng khí H2 đi qua. Ở điều kiện thí nghiệm, H2 chỉ tác dụng MO với hiệu suất 80%, lượng hơi H2O tạo ra chỉ được hấp thụ 90% bởi 15,30 gam dung dịch H2SO4 90%, kết quả thu được dung dịch H2SO4 86,34%. Chất rắn còn lại trong ống được hòa tan trong một lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được dung dịch B và còn lại 2,56 gam chất rắn không tan M. Lấy 1/10 dung dịch B cho tác dụng dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được 0,28 gam oxit.
a/ Xác định M.
b/ Tính phần trăm khối lượng các chất có trong hỗn hợp A.
(HSG Huế 2017-2018)
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hoàn toàn với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 13,44 lít SO2 (đktc). Tính phần trăm theo thể tích các khí trong X.
(HSG Kon Tum 2017-2018)
A là hỗn hợp hai oxit của hai kim loại. Cho CO dư đi qua 3,165 gam A nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn A1 và hỗn hợp khí A2. Dẫn hỗn hợp khí A2 qua dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 2,955 gam kết tủa màu trắng. Cho A1 phản ứng hết với dung dịch H2SO4 10% loãng, sau phản ứng có 0,252 lít khí thoát ra, thu được dung dịch A3 chỉ chứa một chất tan có nồng độ a% và 3,495 gam một chất rắn. Cho dung dịch A3 tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được kết tủa màu trắng xanh dần chuyển sang nâu đỏ.
a/ Xác định các chất trong A.
b/ Tính a và xác định phần trăm khối lượng các chất trong A.
(HSG Khánh Hòa 2017-2018)
Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO dư và dẫn chậm hỗn hợp khí thu được sau phản ứng qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Viết phương trình hoá học, xác định thành phần phần trăm khối lượng các chất có trong X và giá trị của m.
(HSG Phú Yên 2017-2018)
Hỗn hợp bột A gồm Fe, M và MO (M là kim loại có hóa trị cao nhất là 2, hydroxyt của M không lưỡng tính). Chia 57,6 gam hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau. 
- Phần 1: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp A đốt nóng để khử hoàn toàn oxyt thành kim loại thu được hỗn hợp khí B, chất rắn C. Dẫn B qua dung dịch nước vôi trong được 6 gam kết tủa và dung dịch D. Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch D để được lượng kết tủa lớn nhất thì lượng dung dịch NaOH cần dùng ít nhất là 20ml. Hòa tan chất rắn C trong dung dịch H2SO4 loãng dư còn lại 16 gam chất rắn không tan. 
- Phần 2: Hòa tan trong dung dịch HCl . Sau một thời gian thu được dung dịch E, khí G và chất rắn F gồm hai kim loại. Cho dung dịch E tác dụng với dung dịch KOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 17,1 gam một kết tủa duy nhất. Hòa tan chất rắn F vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 5,936 lít khí SO2 (ở đkc, sản phẩm khử duy nhất). 
 Xác định kim loại M ? 
(HSG TP.HCM 2017-2018)
Trộn CuO với một oxit của kim loại M (M có hóa trị II không đổi) theo tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí CO dư đi qua 3,6 gam A nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp B. Để hòa tan hết B cần 60 ml dung dịch HNO3 2,5M, thu được dung dịch (chỉ chứa chất tan là muối nitrat của kim loại) và V lít khí NO duy nhất (đktc). Xác định kim loại M và tính V.
(HSG Vĩnh Phúc 2017-2018)
Cho hơi nước qua than nóng đỏ ta thu được 29,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2, H2. Cho toàn bộ X đi qua ống sứ nung nóng đựng CuO dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ giảm 16 gam. Nếu cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Tính m.
(HSG Đăk Nông 2016-2017)
Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lít khí H2 (đktc). 
a/ Xác định công thức oxit kim loại. 
b/ Cho 4,06 gam oxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) được dung dịch X và có khí SO2 bay ra. Hãy xác định nồng độ mol/lít của muối trong dung dịch X. (Coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình phản ứng).
(HSG Bắc Ninh 2014-2015)
Cho một luồng khí CO đi qua 29 gam một oxit sắt. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được một chất rắn có khối lượng 21 gam. Xác định công thức oxit sắt.
(HSG Bình Phước 2013-2014)
1. Biết A là oxit của một kim loại, khử hoàn toàn 0,16 gam A cần 67,2ml khí H2 (đktc). Nếu lấy toàn bộ lượng kim loại vừa thu được cho phản ứng với dung dịch HCl dư thì thu được 44,8ml khí H2 (đktc). Xác định công thức của A.
2. Cho hỗn hợp gồm 6,4 gam CuO và 8 gam Fe2O3 tác dụng với 155ml dung dịch H2SO4 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có m gam chất rắn không tan. Tính giá trị của m.
3. Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 150ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được a gam kết tủa. Tính giá trị của a.
(HSG Ninh Bình 2013-2014)
Nung nóng 0,6 mol hỗn hợp (X) gồm Fe2O3 và Fe3O4 trong một ống sứ rồi cho dòng khí CO đi qua. Khí đi ra khỏi ống sứ được hấp thu vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tạo 60 gam kết tủa và dung dịch Y, đun sôi dung dịch (Y) thu thêm 20 gam kết tủa nữa. Khối lượng hỗn hợp rắn trong ống sứ sau phản ứng là 94,4 gam. 
a/ Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. 
b/ Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp (X) ban đầu.
(TS 10 chuyên Kiên Giang 2012-2013)
Đốt cháy hết m gam cacbon trong oxi thu được hỗn hợp khí A gồm CO và CO2. Cho hỗn hợp khí A đi từ từ qua ống sứ đựng 23,2 gam Fe3O4 nung nóng đến phản ứng kết thúc thu được chất rắn B chứa 3 chất (Fe, FeO, Fe3O4) và khí D duy nhất. Hấp thụ hoàn toàn khí D bởi dung dịch Ba(OH)2 thu được 19,7 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X thu thêm 14,775 gam kết tủa nữa thì kết thúc phản ứng. Cho toàn bộ chất rắn B vào dung dịch CuSO4 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lượng CuSO4 đã phản ứng là 0,03 mol; đồng thời thu được 21,84 gam chất rắn E.
a/ Viết phương trình hóa học xảy ra.
b/ Tính m và tỉ khối của A so với H2.
(HSG Thái Bình 2012-2013)
Dùng V lít khí CO khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỷ khối của X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M người ta thu được 5 gam kết tủa. 
a. Xác định kim loại và công thức hoá học của oxit đó.
b. Tính giá trị của V và thể tích của SO2 (đktc) tạo ra khi cho lượng kim loại thu được ở trên tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_cac_chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_trung.doc