Tài liệu 36 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học Lớp 9 và ôn thi vào Lớp 10 chuyên - Chuyên đề 18: Bazơ

docx 25 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 23/12/2022 Lượt xem 787Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu 36 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học Lớp 9 và ôn thi vào Lớp 10 chuyên - Chuyên đề 18: Bazơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu 36 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học Lớp 9 và ôn thi vào Lớp 10 chuyên - Chuyên đề 18: Bazơ
CHUYÊN ĐỀ 18: BAZƠ
A) LÍ THUYẾT
I) ĐỊNH NGHĨA VÀ CÔNG THỨC
1) Bazơ là gì?
Bazơ là hợp chất mà phân tử bao gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH).
Bazơ là chất mà khi hòa tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch có pH lớn hơn 7.
Bazơ chất nhận H+ của axit.
2) CTHH của bazơ
Bazơ có công thức hóa học tổng quát sau đây: M(OH)n
M là kim loại; n là hóa trị của M 
M cũng có thể là gốc amoni (NH4)
Ví dụ: NaOH, Cu(OH)2 
II) PHÂN LOẠI BAZƠ
1) Dựa vào tính chất hóa học, ta có thể chia thành:
- Bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 
- Bazơ yếu: dung dịch NH3, Cu(OH)2, Fe(OH)3 .
2) Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:
- Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):
NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.
Những bazơ không tan:
Mg(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2, Cr(OH)3, Cr(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Pb(OH)2, Cu(OH)2
Chú ý: Hg(OH)2 và AgOH không tồn tại.
III) TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA BAZƠ
Những tính chất vật lý chung của các loại bazơ bao gồm:
- Bazơ nồng độ cao và bazơ mạnh có tính ăn mòn chất hữu cơ và tác dụng mạnh với các hợp chất axit.
- Dung dịch bazơ gây ra cảm giác nhờn, nhớt.
IV) TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
- Dung dịch bazơ làm quì tím hóa xanh, làm dung dịch phenol phtalein hóa đỏ
- Dung dịch bazơ + oxit axit ® muối + nước(hoặc muối axit)
 	2NaOH + SO2 ® Na2SO3 + H2O
 	NaOH + SO2 ® NaHSO3
- Bazơ + axit ® muối + nước
 	Ba(OH)2 + 2HCl ® BaCl2 + 2H2O
	2Fe(OH)3 + 3H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + 6H2O 
- Dung dịch bazơ + dung dịch muối ® muối mới + bazo mới (đk: sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc bay hơi thì mới xảy ra)
 	2KOH + CuSO4 ® K2SO4 + Cu(OH)2
	NaOH + NH4Cl ® NaCl + NH3 + H2O
- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
 	Cu(OH)2 CuO + H2O
 	Fe(OH)2 FeO + H2O
Nung trong không khí: 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3+4H2O
- Dung dịch bazơ + oxit lưỡng tính( Al2O3, ZnO...)
 	2NaOH + Al2O3 ® 2NaAlO2 + H2O
	2NaOH + ZnO ® Na2ZnO2 + H2O
- Dung dịch bazơ + bazo lưỡng tính( Al(OH)3, Zn(OH)2...)
 	NaOH + Al(OH)3 ® NaAlO2 + 2H2O
 	2NaOH + Zn(OH)2 ® Na2ZnO2 + 2H2O
- Dung dịch bazơ + kim loại(Al, Zn...)
 	2Al + 2NaOH + 2H2O ® 2NaAlO2 + 3H2
 	Zn + 2NaOH ® Na2ZnO2 + H2
V. ĐIỀU CHẾ BAZƠ
1. Bazơ tan (LiOH, KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2)
- Cho kim loại tác dụng với nước
2K + 2H2O ® 2KOH + H2	
Ca + 2H2O ® Ca(OH)2 + H2
- Cho oxit kim loại tác dụng với nước
Na2O + H2O ® 2NaOH	
BaO + H2O ® Ba(OH)2
- Điện phân dung dịch muối clorua
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
2KCl + 2H2O 2KOH + Cl2 + H2
- Dung dịch bazơ + dung dịch muối (sản phẩm tạo thành phải có chất không tan hoặc chất khí thì phản ứng mới xảy ra)
Ba(OH)2 + Na2SO4 ® BaSO4 + 2NaOH
2. Bazơ không tan.
- Dung dịch bazơ + dung dịch muối (sản phẩm tạo thành phải có chất không tan hoặc chất khí thì phản ứng mới xảy ra)
2NaOH + CuCl2 ® Cu(OH)2 + 2NaCl
3Ba(OH)2 + 2Fe(NO3)3 ® 3Ba(NO3)2 + 2Fe(OH)3
- Một số PTHH điều chế khác
NaAlO2 + CO2 + H2O ® Al(OH)3 + NaHCO3
Na2ZnO2 + 2CO2 + 2H2O ® Zn(OH)2 + 2NaHCO3
VI) ỨNG DỤNG CỦA BAZƠ TRONG ĐỜI SỐNG
- Trong ngành công nghiệp hóa chất, dược: Được sử dụng để sản xuất hay bán các sản phẩm có chứa gốc Sodium như Aspirin, nước gia ven làm chất tẩy trắng, chất khử trùng
- Được sử dụng làm hóa chất để xử lý đối với gỗ, tre, nứa,để làm nguyên liệu sản xuất giấy dựa theo phương pháp Sulphate và Soda.
- Trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm: Nhiều bazơ được sử dụng để làm chất phân hủy pectins, sáp trong khâu xử lý vải thô, khiến cho vải thêm bóng và nhanh hấp thụ màu cho vải nhuộm.
- Sử dụng bazơ để pha chế dung dịch tẩy rửa chai lọ, các thiết bị trong các nhà máy bia. Hoặc là dùng để pha chế dung dịch Kiềm nhằm xử lý rau, hoa quả trước khi chế biến hoặc đóng hộp chúng,
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
I) PTHH
1) Viết các PTHH hoàn thành dãy chuyển hóa sau.
a. NaNaOHNa2SO4NaClNaOHNa2ZnO2Zn(OH)2
b. Fe FeCl2 Fe(OH)2 Fe2O3 Fe FeSO4 FeCl2
c. Al AlCl3 Al(OH)3 NaAlO2 Al(OH)3 Al2O3 NaAlO2
2) Chọn các chất A, B, C cho phù hợp rồi viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hóa sau.
A B KOH C D ZnCl2
3) Tìm các chất A, B, C, D phù hợp để hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
A + NaOH + B ® NaAlO2 + H2
A + O2 ® C
C + NaOH ® NaAlO2 + B
NaAlO2 + HCl + B ® NaCl + D 
D ® C + B
4) Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ dưới đây. Biết M là kim loại, từ X đến M là kí hiệu các chất vô cơ khác nhau (ở dạng nguyên chất hoặc trong nước).
5) Tìm các chất để thay cho các chữ cái trong ngoặc ( ), sau đó hoàn thành các phương trình hóa học sau:
(1). MnO2 + HCl (A) + (B) + (T)
(2). (B) + KOH (Y) + (Z) + (T)
(3). (B) + NaOH (D) + (E) + (T) 
(4). (D) (F) + (B) 
(5). (D) + (T) NaOH + (B) + (G) 
(6). (F) + (T) NaOH + (G) 
(7). (B) + (G) HCl
(8). (Z) + HCl (Y) + (B) + (T)
II) PTHH MINH HỌA HIỆN TƯỢNG 
1) Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH của các quá trình sau?
a. Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa CuCl2, sau đó lọc lấy chất rắn đun nóng nhẹ.
b. Nhỏ phenol phtalein vào cốc đựng dung dịch nước vôi trong.
c. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl có để sẵn một mẫu quì tím.
d. Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH)2.
e. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH có chứa sẵn phenol phtalein.
f. Cho dung dịch HCl từ từ vào ống nghiệm đựng dung dịch NaAlO2.
g. Cho dung dịch NaOH từ từ vào ống nghiệm đựng dung dịch ZnCl2
2) Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào cốc đựng dung dịch nước vôi trong thì nước vôi trong vẫn đục, một lúc sau dung dịch trong trở lại, tiếp theo đun dung dịch vừa thu được thì dung dịch lại bị vẫn đục. Nếu thêm dung dịch NaOH vào cũng thấy có kết tủa xuất hiện. Em hãy giải thích các hiện tượng trên và viết PTHH xảy ra. 
3) Vì sao phải bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt ?
4) Trên bề mặt các hố nước tôi vôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích hiện tượng này và viết phương trình hóa học giải thích
5) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học giải thích khi:
a) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và Ba(OH)2.
b) Cho từ từ đến dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và NaAlO2.
6) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi trộn dung dịch NaHCO3 với dung dịch KOH và Ba(NO3)2.
7) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 thu được dung dịch X. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch X.
III) NHẬN BIẾT – TÁCH CHẤT – ĐIỂU CHẾ.
1) Hãy phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: 
a. KOH, Ba(OH)2, K2SO4, H2SO4
b. Na2CO3, HCl, KOH, K2SO4, Ba(OH)2 chỉ được dùng H2SO4.
c. NaOH, H2SO4, HCl, Na2SO4, Ba(OH)2 chỉ được dùng thêm một thuốc thử.
2) Hãy phân biệt các chất rắn sau bằng phương pháp hóa học: 
a. Al(OH)3, NaOH, MgO, CaCO3, Na2SO4, Al.
b. BaO, ZnO, MgO, Zn chỉ được dùng thêm nước.
3) Trong phòng thí nghiệm có 3 lọ mất nhãn đựng ba dung dịch HCl, H2SO4, NaOH có cùng nồng độ CM. Chỉ dùng phenolphtalein và các dụng cụ cần thiết hãy phân biệt ba dung dịch trên.
4) Tách chất
a. Tách mỗi chất ra khỏi hỗn hợp gồm ZnO và Mg(OH)2
b. Tách mỗi chất ra khỏi hỗn hợp gồm Al2O3, Mg, BaSO4
5) Từ những chất có sẵn: K2O, BaO, HCl, CuO, MgCl2, FeCl3, H2O. Hãy viết các PTHH điều chế:
a. Các bazơ tan.	 
b. Các bazơ không tan.
IV) BÀI TẬP CƠ BẢN
1) Cho 6,72 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M , thu được m gam chất kết tủa. Tính m.
2) Đốt cháy hoàn toàn m gam S có trong oxi dư, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 120 ml dung dịch NaOH 1M thì thu được dung dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Tính giá trị của m.
3) Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M để trung hòa 200ml dung dịch X chứa axit HCl 2M và H2SO4 1,5M.
4) Để hoà tan 7,84g Cu(OH)2 phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,75M.
5) Cho 3,04g hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với dung dịch HCl, thu được 4,15g các muối clorua. Tính số gam của mỗi hiđroxit trong hỗn hợp.
6) Để trung hoà hoàn toàn 600ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 1,5M cần bao nhiêu mililit dung dịch chứa hỗn hợp Ba(OH)2 2M và KOH 1M.
7) Một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 3 : 1. Để trung hoà 100 ml dung dịch A cần 50 ml dung dịch NaOH 0,5 M.
a. Tính nồng độ mol của mỗi axit.
b. 200 ml dung dịch A trung hoà hết bao nhiêu ml dung dịch bazơ B chứa NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,1 M.
8) Để trung hoà 10 ml dung dịch hỗn hợp axit gồm H2SO4 và HCl cần dùng 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác lấy 100 ml dung dịch axit đem trung hoà một lượng xút vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 13,2g muối khan. Tính nồng độ mol/l của mỗi axít trong dung dịch ban đầu.
9) Cho 27,4 gam Ba vào 400 gam dung dịch CuSO4 3,2% thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.
a) Tính thể tích khí A (đktc).
b) Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn?
V) MỘT SỐ BÀI TẬP XẢY RA HAI TRƯỜNG HỢP
1) Dẫn V lít CO2 ( đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thu được 1,6 gam kết tủa. Tính V.
2) Cho V ml dung dịch HCl 2M vào 200 ml dung dịch NaAlO2 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 3,9 gam kết tủa. Tính V.
3) Cho V ml dung dịch HCl 1M vào 400 ml dung dịch Na2ZnO2 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 49,5 gam kết tủa. Tính V.
4) Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch ZnCl2 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 14,85 gam kết tủa. Tính V.
5) Cho 500 ml dung dịch KOH aM vào 200 ml dung dịch AlCl3 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 27,3 gam kết tủa. Tính a.
6) Cho a mol K tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X. Dung dịch X hòa tan vừa hết 10,2 gam Al2O3. Tính a.
7) Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 0,3M với V2 lít dung dịch NaOH 0,4M thu được 0,6 lít dung dịch A. Biết 0,6 lít dung dịch A phản ứng vừa đủ với 0,54 gam Al. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, sự pha trộn không làm thay đổi thể tích. Tính giá trị của V1 và V2.
8) Cho m gam nhôm tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được 3,36 lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 6,24 gam kết tủa. Tính V.
9) Hòa tan hoàn toàn 4,6 gam kim loại M vào trong 100 ml dung dịch HCl 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 9,85 gam chất rắn khan. Xác định kim loại M.
10) Hòa tan hoàn toàn 8 gam kim loại A hóa trị II vào 200 ml dung dịch HCl 1 M thu được dung dịch B chứa các 2 chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Xác định tên kim loại A.
11) Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Tính nồng độ mol/l của HCl trong dung dịch đã dùng.
12) Cho m gam Na vào 500ml dung dịch HCl aM. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được13,44 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Dung dịch D có khả năng hòa tan 0,54 gam Al. Tính giá trị của m và a.
13) Cho a mol K tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X. Dung dịch X hòa tan vừa hết 10,2 gam Al2O3. Tính a.
14) Cho 27,4 gam Ba vào 400 gam dung dịch CuSO4 x% cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 25,04 (g) kết tủa. Tính m.
15) Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Tính khối lượng NaOH trong dung dịch Y.
16) Cho 3,25 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm (M) và một kim loại (R) hóa trị II vào nước thấy tan hoàn toàn tạo thành dung dịch D và 0,045 mol H2. Cô cạn dung dịch D thu được 4,06 gam chất rắn A khan. Xác định kim loại M và R.
17) Nung 8,08 gam một muối A thu được các sản phẩm khí và 1,6 gam một hợp chất rắn không tan trong nước. Nếu cho sản phẩm khí đi qua 200 gam dung dịch NaOH 1,2% ở điều kiện xác định thì tác dụng vừa đủ và được dung dịch chứa một muối duy nhất có nồng độ 2,47%. Hãy xác định CTPT của muối A biết khi nung hóa trị của kim loại không biến đổi.
18) Hoà tan 23 gam hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước được dung dịch D và 5,6 lít khí (đkc). Nếu thêm 180 ml dd Na2SO4 0,5M vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng vẫn còn hợp chất của bari. Nếu thêm 210 ml dd Na2SO4 0,5M vào dung dịch D sau phản ứng còn dư Na2SO4. Xác định tên 2 kim loại kiềm.
19) Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) và số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị sau. Tính giá trị của m.
y (gam)
x (mol)
20) Cho m gam hỗn hợp Na và Ca vào một lượng nước dư thu được dung dịch X và V lít khí (đktc). Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tính giá trị m.
21) Sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa hỗn hợp Ba(OH)2 và KOH, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau. Tìm giá trị của V để thu được lượng kết tủa cực đại.
22) Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và a mol khí H2. Sục CO2 đến dư vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau. Tính giá trị m.
B. BÀI TẬP KÈM LỜI GIẢI
I) PTHH
1) Viết các PTHH hoàn thành dãy chuyển hóa sau.
a. NaNaOHNa2SO4NaClNaOHNa2ZnO2Zn(OH)2
b. Fe FeCl2 Fe(OH)2 Fe2O3 Fe FeSO4 FeCl2
c. Al AlCl3 Al(OH)3 NaAlO2 Al(OH)3 Al2O3 NaAlO2
Lời giải
a. 
 (1)	2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2	 
 (2)	2NaOH + H2SO4 ® Na2SO4 + 2H2O
 (3)	Na2SO4 + BaCl2 ® 2NaCl + BaSO4	 
 (4)	2NaCl+2H2O2NaOH + Cl2 + H2
 (5)	Zn + 2NaOH ® Na2ZnO2 + H2
 (6)	Na2ZnO2 + 2CO2 + 2H2O ® Zn(OH)2 + 2NaHCO3
b. 
 (1) 	Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2
 (2) 	FeCl2 + 2NaOH ® Fe(OH)2 + 2NaCl
 (3)	4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
 (4) 	Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
 (5)	Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2
 (6)	FeSO4 + BaCl2 ® FeCl2 + BaSO4
c. 
(1)	2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O
(2)	AlCl3 + 3NaOH ® Al(OH)3 + 3NaCl	
(3)	Al(OH)3 + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O 
(4) 	NaAlO2 + CO2 + H2O ® Al(OH)3 + NaHCO3
(5) 	2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
(6)	Al2O3 + 2NaOH ® 2NaAlO2 + H2O
2) Chọn các chất A, B, C cho phù hợp rồi viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hóa sau.
A B KOH C D ZnCl2
Lời giải
A: K; B: K2O; C: K2ZnO2; D: Zn(OH)2
4K + O2 2K2O
K2O + H2O ® 2KOH
Zn + 2KOH ® K2ZnO2 + H2
K2ZnO2 + 2CO2 + 2H2O ® Zn(OH)2 + 2KHCO3
Zn(OH)2 + 2HCl ® ZnCl2 + 2H2O
3) Tìm các chất A, B, C, D phù hợp để hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
A + NaOH + B ® NaAlO2 + H2
A + O2 ® C
C + NaOH ® NaAlO2 + B
NaAlO2 + HCl + B ® NaCl + D 
D ® C + B
Lời giải
A: Al B: H2O C: Al2O3 D: Al(OH)3 
2Al + 2NaOH + 2H2O ® 2NaAlO2 + 3H2
4Al + 3O2 2Al2O3
Al2O3 + 2NaOH ® 2NaAlO2 + H2O
NaAlO2 + HCl + H2O ® NaCl + Al(OH)3 
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
4) Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ dưới đây. Biết M là kim loại, từ X đến M là kí hiệu các chất vô cơ khác nhau (ở dạng nguyên chất hoặc trong nước).
Lời giải
M được sản xuất từ phương pháp điện phân nóng chảy X; X vừa phản ứng với kiềm vừa phản ứng với axit 
M chỉ có thể là Al; X là Al2O3 
Y: AlCl3; T: NaAlO2; E: Al(OH)3
A: H2SO4 loãng; Z: Al2(SO4)3; B, C: dd Na2CO3, dd NH3; D: khí CO2 
Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4
NaAlO2 + CO2 + 2H2O NaHCO3 + Al(OH)3
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
2Al2O3 4Al + 3O2
5) Tìm các chất để thay cho các chữ cái trong ngoặc ( ), sau đó hoàn thành các phương trình hóa học sau:
(1). MnO2 + HCl (A) + (B) + (T)
(2). (B) + KOH (Y) + (Z) + (T)
(3). (B) + NaOH (D) + (E) + (T) 
(4). (D) (F) + (B) 
(5). (D) + (T) NaOH + (B) + (G) 
(6). (F) + (T) NaOH + (G) 
(7). (B) + (G) HCl
(8). (Z) + HCl (Y) + (B) + (T)
Lời giải
- Các chất: (A): MnCl2, (B): Cl2, (T): H2O, (Y): KCl, (Z): KClO3, (D): NaCl, (E): NaClO, (F): Na, (G): H2. 
- Phương trình hóa học:
 MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
2NaCl 2Na + Cl2
2NaCl + 2H2O2NaOH + H2 + Cl2
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Cl2 + H2 2HCl
KClO3 + 6HCl KCl + 3Cl2 + 3H2O
II) PTHH MINH HỌA HIỆN TƯỢNG 
1) Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH của các quá trình sau?
a. Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa CuCl2, sau đó lọc lấy chất rắn đun nóng nhẹ.
b. Nhỏ phenol phtalein vào cốc đựng dung dịch nước vôi trong.
c. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl có để sẵn một mẫu quì tím.
d. Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH)2.
e. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH có chứa sẵn phenol phtalein.
f. Cho dung dịch HCl từ từ vào ống nghiệm đựng dung dịch NaAlO2.
g. Cho dung dịch NaOH từ từ vào ống nghiệm đựng dung dịch ZnCl2
Lời giải
a. Hiện tượng: có kết tủa màu xanh lơ, lọc lấy kết tủa đun nóng sẽ chuyển sang màu đen.
	2NaOH + CuCl2 ® 2NaCl + Cu(OH)2
	Cu(OH)2 CuO + H2O
b. Hiện tượng: dung dịch chuyển sang màu đỏ 
c. Hiện tượng: Mẫu giấy quì tím từ màu đỏ chuyển sang màu tím khi HCl hết, sau đó chuyển sang màu xanh khi NaOH dư
	NaOH + HCl ® NaCl + H2O
d. Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần khi CO2 dư
	CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O
	CO2 + H2O + CaCO3 ® Ca(HCO3)2
e. Hiện tượng: dung dịch từ màu đỏ sau đó mất màu khi NaOH phản ứng hết
	H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + 2H2O
f. Hiện tượng: kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan khi HCl dư
	NaAlO2 + HCl + H2O ® NaCl + Al(OH)3 
	Al(OH)3 + 3HCl ® AlCl3 + 3H2O
g. Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan khi NaOH dư
	2NaOH + ZnCl2 ® 2NaCl + Zn(OH)2
	2NaOH + Zn(OH)2 ® Na2ZnO2 + 2H2O	
2) Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào cốc đựng dung dịch nước vôi trong thì nước vôi trong vẫn đục, một lúc sau dung dịch trong trở lại, tiếp theo đun dung dịch vừa thu được thì dung dịch lại bị vẫn đục. Nếu thêm dung dịch NaOH vào cũng thấy có kết tủa xuất hiện. Em hãy giải thích các hiện tượng trên và viết PTHH xảy ra. 
Lời giải
Dẫn khí CO2 vào nước vôi trong thì vẫn đục là do tạo kết tủa CaCO3
CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O
Khi CO2 dư thì hòa tan kết tủa làm cho dung dịch trong lại
CO2 + CaCO3 + H2O ® Ca(HCO3)2
Khi đun nóng thì Ca(HCO3)2 phân hủy tạo kết tủa CaCO3 nên dung dịch lại vẫn đục
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
Thêm dung dịch NaOH vào:
Ca(HCO3)2 + 2NaOH ® CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
Hoặc: Ca(HCO3)2 + NaOH ® CaCO3 + NaHCO3 + H2O
3) Vì sao phải bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt ?
Lời giải
Do trong nọc ong, kiến có chứa axit fomic. Vôi là bazơ nên sẽ trung hòa axit có tác dụng giảm đau.
Ca(OH)2 + 2HCOOH ® (HCOO)2Ca + 2H2O
4) Trên bề mặt các hố nước tôi vôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích hiện tượng này và viết phương trình hóa học giải thích
Lời giải
Lớp màng chất rắn là CaCO3 (canxi cacbonat). Phản ứng của khí CO2 (cacbon đioxit, có trong không khí) với Ca(OH)2 (canxi hiđroxit, có trong nước vôi) tạo ra CaCO3, lâu ngày lượng CaCO3 tăng dần tạo thành lớp màng trên bề mặt hố nước vôi.
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3↓ + H2O
5) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học giải thích khi:
a) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và Ba(OH)2.
b) Cho từ từ đến dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và NaAlO2.
Lời giải
a) Hiện tượng: Ban đầu thấy xuất hiện kết tủa trắng, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại và không đổi một thời gian, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
Ba(OH)2 + CO2 BaCO3 + H2O
2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + CO2 + H2O 2NaHCO3
BaCO3 + CO2 + H2O Ba(HCO3)2
b) Hiện tượng: Ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện và tan ngay (hiện tượng này lặp lặp đi lặp lại một thời gian), sau một thời gian kết tủa keo trắng xuất hiện và lượng kết tủa tăng dần đến cực đại.
AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl
NaOH + Al(OH)3 NaAlO2 + 2H2O
.
AlCl3 + 4NaOH NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O
AlCl3 + 3NaAlO2 + 6H2O 4Al(OH)3 + 3NaCl
6) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi trộn dung dịch NaHCO3 với dung dịch KOH và Ba(NO3)2.
Lời giải
Hiện tượng: có kết tủa trắng xuất hiện.
PTHH: 2NaHCO3 + 2KOH Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O
	 Ba(NO3)2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaNO3
	 Ba(NO3)2 + K2CO3 BaCO3 + 2KNO3
7) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 thu được dung dịch X. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch X.
Lời giải
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan trong NaOH dư.
	3NaOH + AlCl3 ® Al(OH)3¯ + 3NaCl
	NaOH + Al(OH)3 ® NaAlO2 + 2 H2O
Dung dịch X có chứa NaOH dư và NaAlO2.
Sục khí CO2 vào dung dịch X: lúc đầu không có hiện tượng, sau đó sẽ có kết tủa keo trắng.
	CO2 + NaOH ® NaHCO3 + H2O
	CO2 + 2H2O + NaAlO2 ® Al(OH)3¯ + NaHCO3
III) NHẬN BIẾT – TÁCH CHẤT – ĐIỂU CHẾ.
1) Hãy phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: 
a. KOH, Ba(OH)2, K2SO4, H2SO4
b. Na2CO3, HCl, KOH, K2SO4, Ba(OH)2 chỉ được dùng H2SO4.
c. NaOH, H2SO4, HCl, Na2SO4, Ba(OH)2 chỉ được dùng thêm một thuốc thử.
Lời giải
a. Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Cho quì tím vào từng mẫu, nếu quì tím
- hóa đỏ: H2SO4
- không đổi màu là K2SO4
- hóa xanh là KOH, Ba(OH)2
Cho dung dịch H2SO4 vào 2 mẫu còn lại, nếu
- có kết tủa trắng là Ba(OH)2
- không hiện tượng là KOH
	H2SO4 + Ba(OH)2 ® BaSO4 + 2H2O
b. Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Cho H2SO4 vào từng mẫu, nếu
- sủi bọt khí: Na2CO3
- kết tủa trắng: Ba(OH)2
- không hiện tượng: HCl, KOH, K2SO4
	Na2CO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + CO2 + H2O
	H2SO4 + Ba(OH)2 ® BaSO4 + 2H2O
Cho Na2CO3 vừa tìm được vào 2 mẫu còn lại, nếu
- sủi bọt khí: HCl
- không hiện tượng: KOH, K2SO4
	Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + CO2 + H2O
Cho Ba(OH)2 vừa tìm được vào 2 mẫu còn lại, nếu
- kết tủa trắng: K2SO4
- không hiện tượng: KOH
	K2SO4 + Ba(OH)2 ® BaSO4 + 2KOH
c. Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Cho quì tím vào từng mẫu, nếu quì tím
- hóa đỏ: H2SO4, HCl (nhóm 1)
- hóa xanh: NaOH, Ba(OH)2 (nhóm 2)
- không hiện tượng: Na2SO4
Cho 2 mẫu ở nhóm 1 tác dụng lần lượt với 2 mẫu ở nhóm 2, nếu
- ở nhóm 1: có kết tủa trắng là H2SO4, mẫu còn lại là HCl
- ở nhóm 2: có kết tủa trắng là Ba(OH)2, mẫu còn lại là NaOH
	H2SO4 + Ba(OH)2 ® BaSO4 + 2H2O
2) Hãy phân biệt các chất rắn sau bằng phương pháp hóa học: 
a. Al(OH)3, NaOH, MgO, CaCO3, Na2SO4, Al.
b. BaO, ZnO, MgO, Zn chỉ được dùng thêm nước.
Lời giải
a. Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Cho nước vào từng mẫu, nếu 
- tan: NaOH, Na2SO4
- không tan: Al(OH)3, MgO, Al
Cho BaCl2 vào 2 mẫu tan, nếu
- có kết tủa trắng là Na2SO4
- không hiện tượng là NaOH
	BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4 + 2NaCl
Cho dung dịch NaOH vào 4 mẫu không tan, nếu
- tan, sủi bọt khí: Al
- tan: Al(OH)3
- không tan: MgO
	2Al + 2NaOH + 2H2O ® 2NaAlO2 + 3H2
	Al(OH)3 + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O
b. Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Cho nước vào từng mẫu thử, nếu
- tan: BaO
- không tan: ZnO, MgO, Zn
	BaO + H2O ® Ba(OH)2
Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa thu được vào 3 mẫu còn lại, nếu
- tan, sủi bọt khí: Zn
- tan: ZnO
- không tan: MgO
	Zn + Ba(OH)2 ® BaZnO2 + H2
	ZnO + Ba(OH)2 ® BaZnO2 + H2O
3) Trong phòng thí nghiệm có 3 lọ mất nhãn đựng ba dung dịch HCl, H2SO4, NaOH có cùng nồng độ CM. Chỉ dùng phenolphtalein và các dụng cụ cần thiết hãy phân biệt ba dung dịch trên.
Lời giải
Đánh số thứ thự trên các lọ mất nhãn và trích mỗi lọ 2ml (giả sử cùng nồng độ a M) cho vào ống nghiệm.
Nhỏ phenolphtalein vào các mẫu thử: Nếu dung dịch chuyển thành màu đỏ thì mẫu thử là NaOH, nếu không đổi màu thì là 2 axit HCl, H2SO4 .
Lấy 1,5 ml dung dịch mỗi axit lần lượt cho vào 2ml dung dịch NaOH có phenolphtalein trên: Nếu làm dung dịch mất màu thì mẫu thử là H2SO4, nếu không làm mất màu thì mẩu thử là HCl.
-Phương trình hóa học: 
HCl + NaOH NaCl + H2O
1,5a 2a (mol)
Sau phản ứng NaOH dư 0,5a mol nên dung dịch còn màu đỏ.
H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + H2O
1,5a 2a (mol) 
Sau phản ứng H2SO4 dư 0,5a mol nên dung dịch thu được không màu).
4) Tách chất
a. Tách mỗi chất ra khỏi hỗn hợp gồm ZnO và Mg(OH)2
b. Tách mỗi chất ra khỏi hỗn hợp gồm Al2O3, Mg, BaSO4
Lời giải
a. Cho hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư thì ZnO tan hết, ta lọc lấy chất rắn còn lại rửa sạch sấy khô là Mg(OH)2
	ZnO + 2NaOH ® Na2ZnO2 + H2O
Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch Na2ZnO2 thì thu được kết tủa Zn(OH)2, lọc lấy kết tủa đem nung ta sẽ thu được chất rắn là ZnO
	Na2ZnO2 + 2CO2 + 2H2O ® Zn(OH)2 + 2NaHCO3
	Zn(OH)2 ZnO + H2O	
b. Cho hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư thì Al2O3 tan hết, lọc lấy chất rắn còn lại là MgO và BaSO4
	Al2O3 + 2NaOH ® 2NaAlO2 + H2O
Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 thì thu được kết tủa Al(OH)3, lọc lấy kết tủa đem nung sẽ thu được Al2O3.
	NaAlO2 + CO2 + H2O ® Al(OH)3 + NaHCO3
 	2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
Cho hỗn hợp MgO và BaSO4 vào dung dịch HCl dư thì Fe tan hết, ta lọc lấy kết tủa rửa sạch sấy khô là BaSO4
	MgO + 2HCl ® MgCl2 + H2O
Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch MgCl2, thu được kết tủa Mg(OH)2, lọc lấy Mg(OH)2 đem nung sẽ thu được MgO
	MgCl2 + 2NaOH ® Mg(OH)2 + 2NaCl
	Mg(OH)2 MgO + H2O
5) Từ những chất có sẵn: K2O, BaO, HCl, CuO, MgCl2, FeCl3, H2O. Hãy viết các PTHH điều chế:
a. Các bazơ tan.	 
b. Các bazơ không tan.
Lời giải
a.	K2O + H2O ® 2KOH
	BaO + H2O ® Ba(OH)2
b.	CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O	 	
	CuCl2 + 2KOH ® Cu(OH)2 + 2KCl
	MgCl2 + 2KOH ® Mg(OH)2 + 2KCl
	FeCl3 + 3KOH ® Fe(OH)3 + 3KCl
IV) BÀI TẬP CƠ BẢN
1) Cho 6,72 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M , thu được m gam chất kết tủa. Tính m.
Lời giải
Đổi 200 ml = 0,2 lít
; 
	 CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3 + H2O
Tpứ:	 0,3	 0,2	
Pứ:	 0,2	 0,2	0,2	mol
Sau pứ: 0,1	 0	0,1
	 CO2 + H2O + BaCO3 ® Ba(HCO3)2
Tpứ:	 0,1	0,2	
Pứ:	 0,1	0,1	0,1	mol
Sau pứ: 0	0,1	0,1
	Þ 
2) Đốt cháy hoàn toàn m gam S có trong oxi dư, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 120 ml dung dịch NaOH 1M thì thu được dung dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Tính giá trị của m.
Lời giải
Đổi 120 ml = 0,12 lít
	S + O2 SO2	
Vì nồng độ 2 muối bằng nhau nên số mol cũng bằng nhau
Đặt số mol mỗi muối là a
SO2 + 2NaOH ® Na2SO3 + H2O
	a	 2a	a
SO2 + NaOH ® NaHSO3
	a	 a	a
Ta có: 2a + a = 0,12 Þ a = 0,04 
	Þ mS = 0,08.32 = 2,56 gam
3) Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M để trung hòa 200ml dung dịch X chứa axit HCl 2M và H2SO4 1,5M.
Lời giải
Đổi 200 ml = 0,2 lít	
	HCl + NaOH ® NaCl + H2O
	0,4	 0,4	mol
	H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + 2H2O	
	0,3	 0,6	mol
Ta có: lít = 2000 ml
4) Để hoà tan 7,84g Cu(OH)2 phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,75M.
Lời giải
Đặt V lít là thể tích hỗn hợp
	Þ 
	2HCl + Cu(OH)2 ® CuCl2 + 2H2O
	0,5V	 0,25V	mol
	H2SO4 + Cu(OH)2 ® CuSO4 + 2H2O
	0,75V	 0,75V	mol
Ta có: 0,25V + 0,75V = 0,08 Þ V = 0,08 lít = 80 ml
5) Cho 3,04g hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với dung dịch HCl, thu được 4,15g các muối clorua. Tính số gam của mỗi hiđroxit trong hỗn hợp.
Lời giải
	Đặt x, y lần lượt là số mol NaOH và KOH
	NaOH + HCl ® NaCl + H2O
	x	 x	mol
KOH + HCl ® KCl + H2O
y	 y	mol
Ta có: 
Þ mNaOH = 0,02.40 = 0,8 gam; mKOH = 3,04 – 0,8 = 2,24 gam
6) Để trung hoà hoàn toàn 600ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 1,5M cần bao nhiêu mililit dung dịch chứa hỗn hợp Ba(OH)2 2M và KOH 1M.
Lời giải
	2HCl + Ba(OH)2 ® BaCl2 + 2H2O
	H2SO4 + Ba(OH)2 ® BaSO4 + 2H2O
	HCl + KOH ® KCl + H2O
	H2SO4 + 2KOH ® K2SO4 + 2H2O
Đặt thể tích hỗn hợp bazơ là V lít
Ta có: nH(axit) = nOH(bazo)
	Þ 
	Þ 0,6.2 + 0,6.1,5.2 = V + 2.V.2
	Þ V = 0,6 lít = 600 ml
7) Một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 3 : 1. Để trung hoà 100 ml dung dịch A cần 50 ml dung dịch NaOH 0,5 M.
a. Tính nồng độ mol của mỗi axit.
b. 200 ml dung dịch A trung hoà hết bao nhiêu ml dung dịch bazơ B chứa NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,1 M.
Lời giải
a. Đổi 50 ml = 0,05 lít; 100 ml = 0,1 lít
	Þ nNaOH = 0,5.0,05 = 0,025 mol
Đặt 
	HCl + NaOH ® NaCl + H2O
	3a	3a	mol
	H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + 2H2O
	a	 2a	mol
	Þ nNaOH = 2a + 3a = 0,025 Þ a = 0,005
	Þ 	
b. Đổi 200 ml = 0,2 lít
	Þ
Đặt V lít là thể tích hỗn hợp B
	Þ 
	2HCl + Ba(OH)2 ® BaCl2 + 2H2O
	H2SO4 + Ba(OH)2 ® BaSO4 + 2H2O
	HCl + NaOH ® NaCl + H2O
	H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + 2H2O
Ta có: nH(axit) = nOH(bazo)
	Þ 
	Þ 0,03 + 0,01.2 = 0,2V + 2.0,1V
	Þ V = 0,125 lít = 125 ml
8) Để trung hoà 10 ml dung dịch hỗn hợp axit gồm H2SO4 và HCl cần dùng 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác lấy 100 ml dung dịch axit đem trung hoà một lượng xút vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 13,2g muối khan. Tính nồng độ mol/l của mỗi axít trong dung dịch ban đầu.
Lời giải
Đổi 10 ml = 0,01 lít; 40 ml = 0,04 lít
Đặt x, y lần lượt là nồng độ mol/lit của axit HCl và H2SO4
	Þ 
HCl + NaOH ® NaCl + H2O
0,01x 0,01x	 0,01x	mol
	H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + 2H2O
	0,01y	 0,02y	0,01x	mol
Ta có: 0,01x + 0,02y = 0,02 (1)
Mặt khác: 58,5.0,01x + 142.0,01y = 13,2/10 Þ 0,585x + 1,42y = 1,32 (2)
Từ (1) và (2) Þ x = 0,8; y = 0,6
Vậy nồng độ mol HCl là 0,8M, H2SO4 là 0,6M
9) Cho 27,4 gam Ba vào 400 gam dung dịch CuSO4 3,2% thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.
a) Tính thể tích khí A (đktc).
b) Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Lời giải
	Ba + 2H2O ® Ba(OH)2 + H2­
	0,2	0,2	 0,2 mol
	Ba(OH)2 + CuSO4 ® BaSO4¯ + Cu(OH)2¯
Ban đầu: 0,2	 0,08 mol	
Phản ứng: 0,08 0,08 0,08 0,08
Dư: 0,12 0 0,08 0,08
a) Thể tích khí H2: 
b) Kết tủa B gồm: BaSO4 0,08 mol và Cu(OH)2 0,08 mol
	Cu(OH)2 CuO + H2O
	0,08 mol 0,08	
	BaSO4 không xảy ra
Khối lượng chất rắn sau khi nung: mrắn = 
V) MỘT SỐ BÀI TẬP XẢY RA HAI TRƯỜNG HỢP
1) Dẫn V lít CO2 ( đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thu được 1,6 gam kết tủa. Tính V.
Lời giải
Đổi 100ml = 0,1 lít Þ ; 
Ta thấy Þ có 2 trường hợp
TH 1: Ca(OH)2 dư, CO2 hết
	CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O
	0,016	0,016	mol
Þlít
TH 2: Ca(OH)2 hết, CO2 dư sẽ hòa tan 1 phần kết tủa
	CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O
	0,02	 0,02	0,02	mol
Số mol kết tủa tan: 0,02 – 0,016 = 0,004
	CO2 + H2O + CaCO3 ® Ca(HCO3)2
	0,004	 0,004	mol
Þlít
Vậy thể tích khí CO2 là 0,3584 lít hoặc 0,5376 lít
2) Cho V ml dung dịch HCl 2M vào 200 ml dung dịch NaAlO2 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 3,9 gam kết tủa. Tính V.
Lời giải
Đổi 200 ml = 0,2 lít
	; 
Ta thấy: Þ có 2 trường hợp
Trường hợp 1: HCl hết, NaAlO2 dư
	HCl + NaAlO2 + H2O ® Al(OH)3 + NaCl
	0,05	0,05	 mol
	Þ lít = 25 ml
Trường hợp 2: HCl dư, NaAlO2 hết, kết tủa tan 1 phần
	HCl + NaAlO2 + H2O ® Al(OH)3 + NaCl
	0,2	 0,2	0,2	 mol
Số mol kết tủa tan: 0,2 – 0,05 = 0,15 mol
	3HCl + Al(OH)3 ® AlCl3 + 3H2O
	0,45	 0,15	mol
Þ lít = 325 ml
Vậy thể tích dung dịch HCl là 25 ml hoặc 325 ml.
3) Cho V ml dung dịch HCl 

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_36_chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_lop_9.docx