Phân loại các dạng câu hỏi và bài tập Hóa trong đề thi đại học

doc 15 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1321Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân loại các dạng câu hỏi và bài tập Hóa trong đề thi đại học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân loại các dạng câu hỏi và bài tập Hóa trong đề thi đại học
PHÂN LOẠI CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC 2010
A. ĐẠI CƯƠNG
I. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - LIÊN KẾT HÓA HỌC – BẢNG TUẦN HOÀN
(ĐH2010A) Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử : 
	A. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học	
	B. X và Z có cùng số khối
	C. X và Y có cùng số nơtron	
	D. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học
(ĐH2010A) Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
	A. Bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng 	B. Bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm
	C. Bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng	D. Bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm
(ĐH2010B) Các chất mà phân tử không phân cực là:
	A. HBr, CO2, CH4.	B. Cl2, CO2, C2H2.	C. NH3, Br2, C2H4.	D. HCl, C2H2, Br2.
(ĐH2010B) Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
	A. [Ar]3d54s1.	B. [Ar]3d64s2.	C. [Ar]3d64s1.	D. [Ar]3d34s2
(CĐ2010) Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
	A. cộng hoá trị không phân cực 	B. hiđro 
	C. ion	 	D. cộng hoá trị phân cực
(CĐ2010) Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là
	A. X, Y, Z	B. Z, X, Y 	C. Z, Y, X 	D. Y, Z, X
II. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
(ĐH2010A) Thực hiện các thí nghiệm sau :
	(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4	 (II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S
	(III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước	 (IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng
	(V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF
	Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là
	A. 3	B. 6	C. 5	D. 4
(ĐH2010A) Nung nóng từng cặp chất trong bình kín: (1) Fe + S (r), (2) Fe2O3 + CO (k), (3) Au + O2 (k), (4) Cu + Cu(NO3)2 (r), (5) Cu + KNO3 (r) , (6) Al + NaCl (r). Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là :
	A. (1), (3), (6)	B. (2), (3), (4)	C. (1), (4), (5)	D. (2), (5), (6)
(ĐH2010A) Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl ® CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
	A. 4/7.	B. 1/7.	C. 3/14.	D. 3/7.
(ĐH2010B) Cho dung dịch X chứa KMnO4 và H2SO4 (loãng) lần lượt vào các dung dịch: FeCl2, FeSO4, CuSO4, MgSO4, H2S, HCl (đặc). Số trường hợp có xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
	A. 3	B. 5	C. 4	D. 6
(CĐ2010) Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?
	A. 4S + 6NaOH(đặc) 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O
 	B. S + 3F2 SF6
 	C. S + 6HNO3 (đặc) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O 
 	D. S + 2Na Na2S
(CĐ2010) Cho phản ứng
Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 ® Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
	Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là
	A. 23 	B. 27 	C. 47 	D. 31
2. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG – CÂN BẰNG HÓA HỌC
(ĐH2010A) Cho cân bằng 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là :
	A. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
	B. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
	C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
	D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
(ĐH2010A) Xét cân bằng: N2O4 (k) 2NO2 (k) ở 250C. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2
	A. tăng 9 lần.	B. tăng 3 lần.	C. tăng 4,5 lần.	D. giảm 3 lần.
(ĐH2010B) Cho các cân bằng sau
	(I) 2HI (k) H2 (k) + I2 (k) ;	(II) CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k) ;
	(III) FeO (r) + CO (k) Fe (r) + CO2 (k); (IV) 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k)
	Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là 
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
(CĐ2010) Cho cân bằng hoá học : 
	Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi
	A. thêm PCl3 vào hệ phản ứng 	B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng
 	C. thêm Cl2 vào hệ phản ứng 	D. tăng áp suất của hệ phản ứng
(CĐ2010) Cho phản ứng : Br2 + HCOOH ® 2HBr + CO2
	Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol (l.s). Giá trị của a là
	A. 0,018 	B. 0,016 	C. 0,012 	D. 0,014
III. DUNG DỊCH – SỰ ĐIỆN LI
(ĐH2010A) Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa và y mol H+; tổng số mol và là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là
	A. 1	B. 2	C. 12	D. 13
(ĐH2010B) dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng?
	A. Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.
	B. Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.
	C. Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.
	D. Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.
(CĐ2010) Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NH4NO3 với dung dịch (NH4)2SO4 là
	A. dung dịch NaOH và dung dịch HCl 	B. đồng(II) oxit và dung dịch HCl
 	C. đồng(II) oxit và dung dịch NaOH 	D. kim loại Cu và dung dịch HCl
(CĐ2010) Dung dịch nào sau đây có pH > 7 ?
	A. Dung dịch NaCl	B. Dung dịch NH4Cl
	C. Dung dịch Al2(SO4)3	D. Dung dịch CH3COONa
(CĐ2010) Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO4, HCl là
	A. NH4Cl	B. (NH4)2CO3	C. BaCl2	D. BaCO3
IV. SỰ ĐIỆN PHÂN
(ĐH2010A) Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là:
	A. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.
	B. Đều sinh ra Cu ở cực âm.
	C. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại.
	D. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hóa Cl-.
(ĐH2010A) Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là
	A. khí Cl2 và O2.	B. khí H2 và O2.	C. chỉ có khí Cl2.	D. khí Cl2 và H2.
(ĐH2010A) Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là
	A. 2,240 lít.	B. 2,912 lít.	C. 1,792 lít.	D. 1,344 lít.
(ĐH2010B) Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8g so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8g bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4g kim loại. Giá trị của x là
	A. 2,25	B. 1,5	C. 1,25	D. 3,25
(CĐ2010) Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng (anot tan) và điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng graphit (điện cực trơ) đều có đặc điểm chung là
	A. ở catot xảy ra sự oxi hóa: 2H2O +2e ® 2OH- +H2
	B. ở anot xảy ra sự khử: 2H2O ® O2 + 4H+ +4e
	C. ở anot xảy ra sự oxi hóa: Cu ® Cu2+ +2e
	D. ở catot xảy ra sự khử: Cu2+ + 2e ® Cu
B. VÔ CƠ
I. PHI KIM
(ĐH2010A) Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường ?
	A. H2 và F2	B. Cl2 và O2	C. H2S và N2	D. CO và O2
(ĐH2010A) Phát biểu không đúng là:
	A. Hiđro sunfua bị oxi hóa bởi nước clo ở nhiệt độ thường.
	B. Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon.
	C. Tất cả các nguyên tố halogen đều có các số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7 trong các hợp chất.
	D. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở 12000C trong lò điện.
(ĐH2010A) Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là
	A. CO2.	B. SO2.	C. N2O.	D. NO2.
(ĐH2010B) Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch
	A. Pb(NO3)2.	B. NaHS.	C. AgNO3.	D. NaOH.
(CĐ2010) Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa
 	B. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom
 	C. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl
 	D. Flo có tính oxi hoá yếu hơn clo 
(ĐH2010B) Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
	A. 23,2	B. 12,6	C. 18,0	D. 24,0
(CĐ2010) Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là
	A. 37,86% 	B. 35,95% 	C. 23,97% 	D. 32,65%
(ĐH2010) Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
	A. 50%	B. 36%	C. 40%	D. 25%
(ĐH2010A) Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
	A. 12,37%.	B. 87,63%.	C. 14,12%.	D. 85,88%.
(ĐH2010B) Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là
	A. 48,52%.	B. 42,25%.	C. 39,76%.	D. 45,75%.
(ĐH2010B) Cho sơ đồ chuyển hoá: 
	Các chất X, Y, Z lần lượt là :
	A. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4	B. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4
	C. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4	D. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4
(ĐH2010A) Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
	A. 0,030.	B. 0,010.	C. 0,020.	D. 0,015.
II. KIM LOẠI
1. ĐẠI CƯƠNG
(ĐH2010B) Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hòa tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Oxit MxOy là
	A. Cr2O3.	B. FeO.	C. Fe3O4.	D. CrO.
(ĐH2010B) Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
	A. 1	B. 4	C. 3	D. 2
(ĐH2010B) Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau :
	(a) Fe3O4 và Cu (1:1)	(b) Sn và Zn (2:1)	(c) Zn và Cu (1:1)
	(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1)	(e) FeCl2 và Cu (2:1)	(g) FeCl3 và Cu (1:1)
	Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là
	A. 4	B. 2	C. 3	D. 5
(ĐH2010B) Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl (dư), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO (dư), cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 (dư) thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 76,755	B. 73,875	C. 147,750	D. 78,875
(CĐ2010) Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn ; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag
	Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là
	A. Zn, Cu2+ 	B. Ag, Fe3+ 	C. Ag, Cu2+ 	D. Zn, Ag+
(CĐ2010) Cho 9,125 gam muối hiđrocacbonat phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hoà. Công thức của muối hiđrocacbonat là
	A. NaHCO3 	B. Mg(HCO3)2 	C. Ba(HCO3)2 	D. Ca(HCO3)2
(CĐ2010) Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X là 
	A. FeO	B. Fe	C. CuO	D. Cu
(CĐ2010) Hoà tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là
	A. K2CO3	B. Fe(OH)3 	C. Al(OH)3 	D. BaCO3 
(CĐ2010) Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
	A. K+, Ba2+, OH-, Cl-	 	B. Al3+, PO43-, Cl-, Ba2+
 	C. Na+, K+, OH-, HCO3- 	D. Ca2+, Cl-, Na+, CO32-
(CĐ2010) Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là
	A. Na, K, Mg 	B. Be, Mg, Ca 	C. Li, Na, Ca 	D. Li, Na, K
(CĐ2010) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch là
	A. AlCl3 	B. CuSO4 	C. Fe(NO3)3	D. Ca(HCO3)2 
(CĐ2010) Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là
	A. Al 	B. Mg 	C. Fe 	D. Cu
(CĐ2010) Cho biết = -2,37V; = -0,76V; = -0,13V; = +0,34V. 
	Pin điện hóa có suất điện động chuẩn bằng 1,61V được cấu tạo bởi hai cặp oxi hóa-khử.
	A. Pb2+/Pb và Cu2+/Cu 	B. Zn2+/Zn và Pb2+/Pb	
	C. Zn2+/Zn và Cu2+/Cu	D. Mg2+/Mg và Zn2+/Zn
2. KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ
(ĐH2010A) Phát biểu nào sau đây đúng ?
	A. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
	B. Kim loại xeri được dùng để chế tạo tế bào quang điện
	C. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện
	D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần
(ĐH2010A) Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là
	A. 0,04 và 4,8	B. 0,07 và 3,2	C. 0,08 và 4,8	D. 0,14 và 2,4
(ĐH2010A) Cho dung dịch X gồm: 0,007 mol Na+; 0,003 mol Ca2+; 0,006 mol Cl-; 0,006 và 0,001 mol . Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2 Gía trị của a là 
	A. 0,222	B. 0,120	C. 0,444	D. 0,180
(ĐH2010A) Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là
	A. natri và magie.	B. liti và beri.	C. kali và canxi.	D. kali và bari.
(ĐH2010A) Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4:1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
	A. 13,70 gam.	B. 18,46 gam.	C. 12,78 gam.	D. 14,62 gam.
(ĐH2010B) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
	A. 4.	B. 7.	C. 5.	D. 6.
(ĐH2010B) Hoà tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là
	A. Mg và Ca	B. Be và Mg	C. Mg và Sr	D. Be và Ca
(ĐH2010B) dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, và , trong đó số mol của ion là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
	A. 9,21	B. 9,26	C. 8,79	D. 7,47
(CĐ2010) Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là 
	A. NO2	B. N2O	C. NO	D. N2
(CĐ2010) Cho sơ đồ chuyển hoá sau :
	Công thức của X, Y, Z lần lượt là
	A. Cl2, AgNO3, MgCO3 	B. Cl2, HNO3, CO2
 	C. HCl, HNO3, Na2NO3 	D. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3
(CĐ2010) Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là
	A. 0,4M 	B. 0,2M 	C. 0,6M 	D. 0,1M
3. NHÔM
(ĐH2010B) Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom?
	A. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
	B. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom.
	C. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol.
	D. Nhôm và crom đều bền trong không khí và trong nước.
(ĐH2010B) Trộn 10,8g bột Al với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
	A. 80%	B. 90%	C. 70%	D. 60%
(ĐH2010B) Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là
	A. 1,2	B. 0,8	C. 0,9	D. 1,0
(CĐ2010)Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc hết lượng kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 2,04g chất rắn. Giá trị của V là
	A. 0,672	B. 0,224	C. 0,448	D. 1,344
4. SẮT - ĐỒNG VÀ KIM LOẠI KHÁC
(ĐH2010A) Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ x:y=2:5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa mối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là
	A. 3x	B. y	C. 2x	D. 2y
(ĐH2010B) Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
	A. 39,34%.	B. 65,57%.	C. 26,23%.	D. 13,11%.
(ĐH2010B) Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là 
	A. 6,72	B. 8,96	C. 4,48	D. 10,08
(ĐH2010B) Cho sơ đồ chuyển hóa: Fe3O4 + dung dịch HI (dư) X + Y + H2O
	Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa. Các chất X và Y là
	A. Fe và I2.	B. FeI3 và FeI2.	C. FeI2 và I2.	D. FeI3 và I2.
(ĐH2010A) Cho 19,3 gam hỗn hợp bột Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là 
	 A. 6,40	B. 16,53	C. 12,00	D. 12,80
(ĐH2010A) Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 32,20	B. 24,15	C. 17,71	D. 16,10
(ĐH2010A) Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là
	A. 2,016 lít.	B. 0,672 lít.	C. 1,344 lít.	D. 1,008 lít.
(ĐH2010B) Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là
	A. 0,12.	B. 0,14.	C. 0,16.	D. 0,18.
(ĐH2010B) Hỗn hợp bột X gồm Cu, Zn. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi (dư), thu được 40,3 gam hỗn hợp gồm CuO và ZnO. Mặt khác, nếu cho 0,25 mol X phản ứng với một lượng dư dung dịch KOH loãng nóng, thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
	A. 19,81%	B. 29,72%	C. 39,63%	D. 59,44%
(CĐ2010) Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là
	A. (1), (2), (3) 	B. (1), (3), (5) 	C. (1), (4), (5) 	D. (1), (3), (4)
(CĐ2010) Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ). Giá trị của a là
	A. 8,4 	B. 5,6 	C. 11,2 	D. 11,0
(CĐ2010) Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là
	A. 56,37% 	B. 37,58% 	C. 64,42% 	D. 43,62%
(CĐ2010) Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Crom(VI) oxit là oxit bazơ 	
	B. Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3
 	C. Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hoá thành ion Cr2+
 	D. Crom(III) oxit và crom(II) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính
(CĐ2010) Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là
	A. Ag, NO2, O2 	B. Ag2O, NO, O2 	C. Ag, NO, O2 	D. Ag2O, NO2, O2
(CĐ2010) Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư) thu được 15,2 gam oxit duy nhất. Giá trị của V là
	A. 2,24	B. 4,48	C. 3,36	D. 6,72
5. TỔNG HỢP VÔ CƠ
(ĐH2010A) Có các phát biểu sau :
	(1) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3
	(2) Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5
	(3) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo
	(4) Phèn chua có công thức Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
	Các phát biểu đúng là
	A. (1), (3), (4)	B. (2), (3), (4)	C. (1), (2), (3)	D. (1), (2), (4)
(ĐH2010A) Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là
	A. 4	B. 5	C. 3	D. 6
(ĐH2010A) Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là
	A. KOH.	B. BaCl2.	C. NH3.	D. NaNO3.
(ĐH2010A) Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:
	A. CuO, Al, Mg.	B. Zn, Cu, Fe.	C. MgO, Na, Ba.	D. Zn, Ni, Sn.
(ĐH2010B) Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Trong các dung dịch: HCl, H2SO4, H2S có cùng nồng độ 0,01M, dung dịch H2S có pH lớn nhất.
	B. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch CuSO4, thu được kết tủa xanh.
	C. dung dịch Na2CO3 làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.
	D. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa trắng.
(ĐH2010B) Phát biểu nào sau đây không đúng ?
	A. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thuỷ tinh lỏng
	B. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô
	C. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá huỷ tầng ozon
	D. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hoà
(ĐH2010B) Phát biểu nào sau đây không đúng ?
	A. Trong môi trường kiềm, muối Cr(III) có tính khử và bị các chất oxi hoá mạnh chuyển thành muối Cr(VI).
	B. Do Pb2+/Pb đứng trước 2H+/H2 trong dãy điện hoá nên Pb dễ dàng phản ứng với dung dịch HCl loãng nguội, giải phóng khí H2.
	C. CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 hoặc CO, đều thu được Cu
	D. Ag không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.
C. HƯU CƠ
I. ĐẠI CƯƠNG
(ĐH2010A) Trong số các chất : C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là 
	A. C3H7Cl	B. C3H8O	C. C3H8	D. C3H9N
(ĐH2010A) Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là
	A. 3	B. 1	C. 2	D. 4
(ĐH2010B) Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0) tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Na là:
	A. C2H3CH2OH, CH3COCH3, C2H3COOH.	B. C2H3CHO, CH3COOC2H3, C6H5COOH.
	C. C2H3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH.	D. CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH.
(ĐH2010B) Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là
	A. 4	B. 5	C. 8	D. 9
(CĐ2010)Số liên tiếp s (xích ma) có trong mỗi phân tử: etilen; axetilen; buta-1,3-đien lần lượt là
	A. 3; 5; 9 	B. 5; 3; 9 	C. 4; 2; 6 	D. 4; 3; 6
(CĐ2010)Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
	A. But-2-in	B. But-2-en	C. 1,2-đicloetan	D. 2-clopropen
II. HIDROCACBON
(ĐH2010A) Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là
	A. 0,328	B. 0,205	C. 0,585	D. 0,620
(ĐH2010A) Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là
	A. 3-etylpent-3-en.	B. 2-etylpent-2-en.	C. 3-etylpent-2-en.	D. 3-etylpent-1-en.
(ĐH2010A) Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là
	A. C3H4.	B. C2H6.	C. C3H6.	D. C3H8.
(ĐH2010B) Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với H2 bằng 11,25. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít X, thu được 6,72 lít CO2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là
	A. CH4 và C2H4.	B. C2H6 và C2H4.	C. CH4 và C3H6.	D. CH4 và C4H8.
(ĐH2010B) Cho sơ đồ chuyển hoá sau 
	Các chất X, Y, Z lần lượt là :
	A. benzen; xiclohexan; amoniac	B. axetanđehit; ancol etylic; buta-1,3-đien	
	C. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; stiren	D. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; acrilonitrin
(CĐ2010) Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (MY > MX), thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là
	A. C2H6 	B. C2H4 	C. CH4 	D. C2H2
(CĐ2010) Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, t0), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là
	A. C2H2 	B. C5H8 	C. C4H6 	D. C3H4 
III. ANCOL – PHENOL
(ĐH2010A) Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
	(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl
	(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím
	(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc
	(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen
	Các phát biểu đúng là
	A. (1), (2), (4)	B. (2), (3), (4)	C. (1), (2), (3)	D. (1), (3), (4)
(ĐH2010A) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là
	A. 4,72	B. 5,42	C. 7,42	D. 5,72
(ĐH2010A) Tách nước hỗn hợp gồm ancol etylic và ancol Y chỉ tạo ra 2 anken. Đốt cháy cùng số mol mỗi ancol thì lượng nước sinh ra từ ancol này bằng 5/3 lần lượng nước sinh ra từ ancol kia. Ancol Y là
	A. CH3-CH2-CH(OH)-CH3.	B. CH3-CH2-CH2-CH2-OH.
	C. CH3-CH2-CH2-OH.	D. CH3-CH(OH)-CH3.
(ĐH2010B) Cho 13,74 gam 2,4,6-trinitrophenol vào bình kín rồi nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x mol hỗn hợp khí gồm: CO2, CO, N2 và H2. Giá trị của x là
	A. 0,60.	B. 0,36.	C. 0,54.	D. 0,45.
(ĐH2010B) Hỗn hợp X gồm 1 ancol và 2 sản phẩm hợp nước của propen. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 23. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là
	A. 65,2%.	B. 16,3%.	C. 48,9%.	D. 83,7%.
(ĐH2010B) Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 va 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là
	A. 14,56	B. 15,68	C. 11,20	D. 4,48
(ĐH2010B) Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở dùng để điều chế 4-metylpentan-2-ol chỉ bằng phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, t0)?
	A. 3	B. 5	C. 2	D. 4
(ĐH2010B) Cho các chất : (1) axit picric; (2) cumen; (3) xiclohexanol; (4) 1,2-đihiđroxi-4-metylbenzen; (5) 4-metylphenol; (6) a-naphtol. Các chất thuộc loại phenol là:
	A. (1), (3), (5), (6)	B. (1), (2), (4), (6)	C. (1), (2), (4), (5)	D. (1), (4), (5), (6)
(ĐH2010B) Đốt cháy hòan tòan m gam hỗn hợp X gồm ba ancol (đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng), thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc thì tổng khối lượng ete tối đa thu được là
	A. 7,85 gam.	B. 7,40 gam.	C. 6,50 gam.	D. 5,60 gam.
(CĐ2010) Phát biểu đúng là
	A. Phenol phản ứng được với dung dịch NaHCO3
 	B. Phenol phản ứng được với nước brom
 	C. Vinyl axetat phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan_loai_cac_dang_cau_hoi_va_bai_tap_trong_de_thiDHCD_2010.doc