Ôn thi Sinh học 7

docx 10 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1272Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi Sinh học 7
ÔN TẬP
Câu 1.(ID:83517) Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen?
A. Tạo vi khuẩn E. coli sản xuất chữa bệnh đái tháo đường ở người
B. Tạo giống cà chua có gen bị bất hoạt làm quả chậm chín
C. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu
D. Tạo ra cừu Đôly
Câu 2.(ID:83519) Bản chất quy luật phân li của Menđen là:
A. Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong giảm phân
B. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1:2:1
C. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 9:3:1:1 và phân li kiểu gen 1:2:1
D. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3:1
Câu 3.(ID:83534) Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ được hiểu là
A. Gen có được phiên mã hay không	B. Gen có được dịch mã hay không
C. Gen có được biểu hiện thành kiểu hình hay không	
D. Gen có được phiên mã hay dịch mã hay không
Câu 4.(ID:83535) Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hidro. Gen này đột biến thuộc dạng
A. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X	B. Thêm một cặp nucleotit
C. Mất một cặp nucleotit	D. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T
Câu 5.(ID:83539) Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các con lai F1 có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giống
B. Khi lai giữa hai cá thể thuộc một dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai
C. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai
D. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ở đời F1 sau đó tăng dần qua các thế hệ
Câu 6.(ID:83540) Quần thể giao phối có đặc điểm về mặt di truyền là
A. Khả năng thích nghi cao, phạm vi phân bố rộng B. Đa dạng về kiểu gen và kiểu hình
C. Các cá thể có thể giao phối tự do với nhau	 D. Là đơn vị sinh sản, tồn tại của loài trong tự nhiên
Câu 7.(ID:83543) Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể
A. Có kiểu hình khác nhau	B. Có kiểu hình giống nhau
C. Có kiểu gen khác nhau	D. Có cùng kiểu gen
Câu 8.(ID:83549) Bazơ nito dạng hiếm G* s gây ra đột biến dạng
A. Mất cặp A – T 	B. Thay thế cặp G-X bằng A-T	
C. Tự đa bội	D. Thay thế 1 cặp A-T băng cặp G-X
Câu 9: (ID:84808) Một đoạn của chuỗi polipeptit có trình tự axit amin như sau: NH2Phe-Tyτ- CysCOOH. Cho biết các bộ ba mã hóa axit amin là Phe: UUU,UUX; Tyr: UAU, UAX; Cys: UGU,UGX. Vậy mạch mã gốc của gen có trình tự nucleotit là
A. 3’GAA-GTA-GXA5’. 	B. 3’TTT-XAT-XGT5’.
C. 5’GXA-GTA-GAA3’. 	D. 5’AAA-XAT-TGT3’.
Câu 10: (ID:84811) Hoán vị gen xảy ra do:
A.Sự trao đổi chéo ở từng đoạn tương ứng giữa hai cromatit chị em trong cặp NST kép tương đồng
B. Sự trao đổi chéo ở từng đoạn không tương ứng giữa hai cromatit chị em trong cặp NST kép tương đồng
C. Sự trao đổi chéo ở từng đoạn tương ứng giữa hai cromatit không chị em trong cặp NST kép tương đồng
D. Sự trao đổi chéo ở từng đoạn không tương ứng giữa hai cromatit không chị em trong cặp NST kép tương đồng.
Câu 11: (ID:84812) Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau: 1: Xử lý hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây con 2: Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh 3: Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh 4: Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc tự thụ phấn để tạo dòng thuần Qui trình tạo giống theo thứ tự là
A. 1,3,4,2 	B. 2,3,4,1 	C. 1,2,3,4 	D. 1,3,2,4
Câu 12: (ID:84813) Trong một số trường hợp ở E.coli, khi môi trường không có lactozo nhưng operon Lac vẫn hoạt động tổng hợp các enzim phân giải đường lactozo. Khả năng nào sau đây có thể xảy ra?
A. E.coli tổng hợp sẵn nhiều enzim phân giải đường lactozo để dự trữ, khi môi trường có đường lactozo thì enzim dự trữ được sử dụng ngay để kịp thời cung cấp cho nhu cầu của tế bào
B. Đột biến xảy ra ở nhóm gen cấu trúc Z,Y,A làm enzim ARN polimeraza hoạt động mạnh hơn bình thường
C. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến nên tổng hợp quá nhiều protein ức chế
D. Đột biến xảy ra ở vùng vận hành của operon Lac làm protein ức chế không gắn vào vùng vận
Câu 13: (ID:84863) Ở người có một số bệnh và hội chứng sau: 
1. Bệnh ung thư máu; 	2. Bệnh thiếu máu và hồng cầu hình lưỡi liềm; 	3. Bệnh bạch tạng; 
4. Hội chứng Đao; 	5. Hội chứng Tocnơ	 	6. Bệnh mù màu Những bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên ?
A.1,4,5 	B. 2,4,5 	C. 2,3,6 	D. 1,3,5
Câu 14: (ID:84865) Trong công nghệ gen, người ta đã đưa gen insulin của người vào vi khuẩn để tổng hợp hoocmon insulin làm thuốc chữa bệnh tiểu đường. Ứng dụng trên là dựa trên cơ sở
A. Tính thoái hóa của mã di truyền	B. Tính phổ biến của mã di truyền
C. Đặc điểm cấu trúc phù hợp của gen người với gen vi khuẩn	D. Tính đặc hiệu của mã di truyền
Câu 15: (ID:84866) Đặc điểm nao dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của tính trạng được qui định bởi gen lặn trên vùng không tương đồng của NST giới tính X?
A. Có hiện tượng di truyền chéo
B. Kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch là khác nhau
C.Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới
D. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XX
Câu 16: (ID:84867) Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền qui định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử, Menden đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?
A. Cho F1 giao phấn với nhau	B. Cho F1 tự thụ phấn
C. Cho F1 lai phân tích	D. Cho F2 tự thụ phấn
Câu 17: (ID:84801) Sử dụng phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của 2 loài:
A. Gây đột biến nhân tạo 	B. Nuôi cấy hạt phấn
C. Nhân bản vô tính 	D. Dung hợp tế bào trần
Câu 18: (ID:84815) Trong tự nhiên, tần số đột biến gen dao động trong khoảng
A. 10-8-10-6. 	B. 10-6-10-4. 	C. 10-6-10-2. 	D. 10-4-10-2.
Câu 19: (ID:84868) Một tế bào sinh tinh mang kiểu gen Aa(DE/de)
thực hiện giảm phân có xảy ra đổi chỗ cho nhau giữa gen D và d, tính theo lí thuyết có thể tạo ra tỉ lệ các loại giao tử là
A. 1:1 	B. 1:1:1:1 	C. 1:1:1:1:1:1:1:1 	D. Tùy thuộc vào tần số hoán vị gen
Câu 20: (ID:84869) Trong quá trình nhân đôi ADN, ADN-polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN:
A. Luôn theo chiều từ 3’ đến 5’.
B. Theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và từ 3’ đến 5’ trên mạch kia
C. Một cách ngẫu nhiên
D. Luôn theo chiều từ 5’ đến 3’.
Câu 21: (ID:84870) Theo MenĐen, cơ chế nào dưới đây chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ ?
A.Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân
B. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh
C. Sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh
D. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh
Câu 22: (ID:84871) Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể ?
A. Đảo đoạn	B. Mất đoạn	C. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể	D. Lặp đoạn
Câu 23: (ID:84875) Dạng thông tin di truyền trực tiếp sử dụng trong tổng hợp protein là
A. mARN 	B. tARN 	C. rARN 	D. AND
Câu 24: (ID:84876) Khi nói về liên kết gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A.Liên kết gen có thể xuất hiện ở giới đực lẫn giới cái
B. Trong tế bào, các gen có thể di truyền cùng nhau hình thành một nhóm gen liên kết
C. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng
D. Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp
Câu 25: (ID:84877) Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
A. Tần số alen và tần số kiểu gen	B. Số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể
C. Số lượng cá thể và mật độ cá thể	D. Nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể
Câu 26: (ID:84878) Quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen Aa(bD/Bd) xảy ra hoán vị với tần số 25%. Loại giao tử hoán vị được tạo ra là
A. A BD = a BD = A bd = a bd = 12,5%	B. A BD = A bd = a BD = a bd = 6,25%
C. A BD = A bd = a BD = a Bd = 12,5%	D. A BD = a bD = A bd = a Bd = 6,25%
Câu 27: (ID:84880) Một phân tử mARN được tổng hợp nhân tạo gồn 3 loại nucleotit: A, G và X. Số bộ ba tối đa ở phân tử mARN này là
A. 27 	B. 3 	C. 64 	D.9
Câu 28: (ID:84882) Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể của quần thể đến lúc xuất hiện cách li sinh sản với quần thể gốc thì loài mới xuất hiện
B. Tiến hóa nhỏ là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể
C. Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là sự hình thành các bậc phân loại trên loài
D. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên qui mô quần thể, thời gian lịch sử tương đối ngắn
Câu 29: (ID:84884) Phát biểu nào sau đây về mức phản ứng là sai ?
A. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng
B. Trong sản xuất , tập hợp năng suất của một giống trong điều kiện khác nhau tạo thành mức phản ứng của giống đó
C. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình khác nhau của cùng một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau
D. Mức phản ứng không có khả năng di truyền
Câu 30: (ID:84889) Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và tác động gián tiếp lên kiểu gen
C. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội nhanh chóng làm biến đổi tần số của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể
D. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số của các alen
Câu 31: (ID:84890) Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho tất cả các nhân tố tiến hóa?
A. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
B. Làm tăng tính đa dạng và phong phú về vốn gen của quần thể
C. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tạo ra sự sai khác về tỉ lệ kiểu gen giữa các quần thể
D. Làm xuất hiện các alen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc
Câu 32: (ID:84892) Trong số các thể lệch bội sau, dạng nào dễ được hình thành nhất?
A. Thể bốn (2n+2)	B. Thể không (2n-2)	C. Thể ba (2n+1)	D. Thể ba kép (2n+1+1)
Câu 33:(ID: 84926 ) Một nhóm cá thể của một loài chim di cư từ đất liền ra đào . Giả sử Tất cả cùng đến đích an toàn và hình thành nên một quần thể thích nghi dần dần hình thành nên loài mới Nhân tố tiến hoá nào đóng vai trò chính trong quá trình hình thành loài này
A. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên và đột biến
B. Giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên
C. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên
D. Quá trình đột biến và giao phối không ngẫu nhiên
Câu 34:(ID: 84927) Khi nói về bằng chứng tiến hoá phát biếu nào sau đây đúng
A. những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện nay các cơ quan đó có thể thực hiện các chức năng khác nhau được gọi là cơ quan tương tự
B. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chứng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không có chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm
C.Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phôi giống nhau
D. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau tuy không bắt nguồn cùng một cơ quan vẫn được gọi là cơ quan tương đồng
Câu 35:(ID:79416) Ở người, alen H quy định máu đông bình thường, alen h quy định máu khó đông nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Một gia đình bố mẹ đều bình thường, sinh con trai bị bệnh máu khó đông và bị hội chứng Claifentơ. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Mẹ XHXH , bố XhY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
B. Mẹ XHXh , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
C. Mẹ XHXh , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
D. Mẹ XHXH , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
Câu 36:(ID:79417) Yếu tố không làm thay đổi tần số tương đối các alen thuộc một gen nào đó trong quần thể?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên.	B. Đột biến.	C. Giao phối không ngẫu nhiên.	 D. Chọn lọc tự nhiên
Câu 37:(ID:79419) Ở một loài cỏ, quần thể ở phía trong bờ sông ra hoa kết hạt đúng vào mùa lũ về, quần thể ở bãi bồi ven sông ra hoa kết hạt trước mùa lũ về nên không giao phấn được với nhau. Đây là ví dụ về
A. cách li nơi ở.	B. cách li sinh thái.	C. cách li tập tính.	D. cách li mùa vụ.
Câu 38:(ID:79422) Người ta dựa vào dạng đột biến nào để xác định vị trí của gen trên NST?
A. Đảo đoạn.	B. Lặp đoạn.	C. Chuyển đoạn.	D. Mất đoạn.
Câu 39:(ID:79424) Bộ ba mã mở đầu ở trên mARN có trình tự tương ứng trên mạch mã gốc của gen là
A. 3’TAX5’	B. 3’AUG5’.	 C. 3’ATX5’. 	D. 5’TAX3’.
Câu 40 :(ID:79426) Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Tính trạng di truyền qua tế bào chất luôn biểu hiện giống mẹ
B. Mọi đặc điểm giống mẹ đều do sự di truyền qua tế bào chất
C. Các tính trạng di truyền qua tế bào chất cho gen ngoài nhân
D. Gen ngoài nhân không chỉ quy điṇ h tính tran ̣ g riêng mà còn chi phối sự biểu hiên ̣ của gen trong nhân
Câu 41 :(ID:79427) Khi nhuôm ̣ tế bào của 1 người bi ̣bênh di truyền thấy có 3 NST số 21 giống nhau và 3 NST giớ i tính trong đó có 2 chiếc X và 1 chiếc Y, đây là bô ̣NST của:
A. Ngườ i nữ vừ a mắc hôị chứ ng Đao và hôị chứ ng Claiphentơ
B. Ngườ i nam vừ a mắc hôị chứ ng Đao và hôị chứ ng Claiphentơ
C. Ngườ i nam mắc hôị chứ ng Đao
D. Ngườ i nữ mắc hôị chứ ng Đao
Câu 42 :(ID:79433) Khi nghiên cứu nguồn gốc sự sống, Milow và Uray làm thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển của Trái Đất gồm:
A. CH4, NH3, H2 và hơi nước	B. CH4, N2, H2 và hơi nước
C. CH4, NH3, H2 và O2 	D. CH4, NH3, CO2 và hơi nước
Câu 43 :(ID:79434) Theo Jacop và J. Mono, trong mô hình cầu trúc của Operon Lac, vùng vận hành là:
A. Vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc protein ức chế, protein này có khả năng ức chế quá trình phiên mã
B. Vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên protein, protein này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào hình thành nên tính trạng
C. Trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã
D. Nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin
Câu 44 :(ID:79435) Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng, khi giảm phân tạo giao tử A BD= 15%, kiểu gen của cơ thể và tần số hoán vị gen là:
A. Aa Bd/ bD ; f = 30%	B. Aa Bd/ bD; f = 40%	
C. Aa BD/ bd; f = 40%	D. Aa BD/ bd; f = 30%
Câu 45 :(ID:79436) Dạng đột biến nào sau đây không gây hậu quả nghiêm trọng mà lại tạo điều kiện cho đột biến gen tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa
A. Đột biến mất đoạn NST	B. Đột biến đảo đoạn NST
C. Đột biến lặp đoạn NST	D. Đột biến chuyển đoạn NST
Câu 46 :(ID:79440) Hiện tượng làm cho vị trí gen trên nhiễm sắc thể có thể thay đổi là
A. Nhân đôi nhiễm sắc thể	B. Phân li nhiễm sắc thể
C. Co xoắn nhiễm sắc thể	D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể
Câu 47 :(ID:79444) Hóa chất 5-BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A - T bằng cặp G - X. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua mấy lần nhân đôi?
A. 2 lần 	B. 3 lần 	C. 1 lần 	D. 4 lần
Câu 48 :(ID:79445) Các bộ ba nào sau đây trên mARN không có bộ ba tương ứng trên vùng anticodon của tARN?
A. UAA, UAG, UGA.	B. AUU, AUG, AXU.	
C. AUG, UAG, UGA.	D. AUA, AUG, AXU
Câu 49 :(ID:79446) Khảo sát một quần thể người thấy xuất hiện người có biểu hiện bệnh lý như sau “ Đầu nhỏ, sứt môi tới 75%, tai thấp và biến dạng ” . Hãy dự đoán người này mắc hội chứng gì.
A. Hội chứng Đao.	B. Hội chứng Patau.	C. Hội chứng Tơcnơ.	D. Hội chứng Etuot
Câu 50 :(ID:79450) Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện điều hoà hoạt động ở cấp độ:
A. Sau dịch mã.	B. Khi dịch mã.	C. Lúc phiên mã.	D. Trước phiên mã.
Câu 51 :(ID:79451) Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp:
A. Nuôi cấy hạt phấn, lai xôma.	B. Cấy truyền phôi.
C. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị.	D. Nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo.
Câu 52:(ID:79455) Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm gặp bắt đôi với nucleôtit bình thường nào dưới đây có thể gây nên đột biết gen?
A. Ađêmin. 	B. Timin. 	C. Xitôzin. 	D. 5 - BU.
Câu 53:(ID:79456) Giống dưa hấu tam bội không có đặc điểm nào sau đây?
A. Quả to, ngọt hơn dưa hấu lưỡng bội.	B. Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.
C. Chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.	D. Quả nhiều hạt, kích thước hạt lớn.
Câu 54:(ID:79457) Trên phân tử ARN thông tin có ba loại ribônucleôtit A ; G; X thì số loại bộ ba mã sao trên phân tử ARN thông tin đó là:
A. 8 loại 	B. 9 loại 	C. 18 loại 	D. 27 loại
Câu 55:(ID:79458) Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về tính đặc hiệu của mã di truyền?
A. Một axitamin có thể được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba	
B. Có một số bộ ba không mã hoá axitamin.
C. Có một bộ ba khởi đầu.
D. Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axitamin.
Câu 56:(ID:79459) Nội dung nào sau đây là sai:
A. Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính .
B. Đột biến gen là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
C. Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
D. Khi vừa được phát sinh, các đột biến gen sẽ được biệu hiện ra ngay kiểu hình và gọi là thể đột biến.
Câu 57:(ID:79460) Sự mềm dẻo kiểu hình có nghĩa là
A. tính trạng có mức phản ứng rộng.
B. sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen.
C. một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.
D. một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen qui định.
Câu 58:(ID: 80253) Một sinh vật lưỡng bội có kiểu gen AABB. Hai gen này nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, được minh họa trong một tế bào của sinh vật này như thể hiện ở hình dưới đây. Tế bào này đang trải qua giai đoạn nào của chu kỳ tế bào (kí tự + là các cực của tế bào)?
A. giảm phân II
B. nguyên phân
C. giảm phân I
D. có thể là nguyên phân hoặc giảm phân
Câu 59 . (ID: 80264 ) Trong công tác giống, hướng tạo ra những giống cây trồng tự đa bội lẻ thường được áp dụng đối với những loại cây nào sau đây?
A. Điều, đậu tương. 	B. Cà phê, ngô. 	C. Nho, dưa hấu. 	D. Lúa, lạc.
Câu 60. (ID: 80265 ) Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể
A. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit.
B. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
C. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
D. tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.
Câu 61. (ID: 80266 ) Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Nếu xảy ra đột biến lệch bội thì số loại thể một tối đa có thể được tạo ra trong loài này ỉà
A.8. 	B. 13. 	C.7 	D. 15
Câu 62. (ID: 80275) Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)?
A. Lai phân tích. 	B. Lai thuận nghịch. 	C. Lai tế bào. 	D. Lai cận huyết.
Câu 63. (ID: 80277 ) Hai quần thể của loài ếch là ở trạng thái cân bằng Hardy-Weinberg cho một gen có hai alen, M and m. Tần số của alen m trong quần thể 1 là 0,2 và 0,4 ở quần thể 2. Nếu có 100 con ếch trong mỗi quần thể, sự khác nhau về số lượng ếch dị hợp giữa hai quần thể là?
A. 12 	B. 8 	C. 32 	D. 16
Câu 64. (ID: 80280) Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen, gen III có 5 alen. Biết gen I và II nằm trên X không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X. số kiểu gen tối đa trong quần thể
A. 154 	B. 184 	C. 138 	D.214
Câu 65. (ID: 80303 ) Bộ NST lưỡng bội của 1 loài là 2n = 8. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, vào kỳ đầu của GF1 có một cặp NST đã xảy ra trao đổi chéo tại một điểm. Hỏi có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau có thể được tạo ra?
A. 16 	B. 32 	C. 8 	D. 4
Câu 66. (ID: 80306 ) Dưới đây là danh sách các sự kiện xảy ra trong quá trình giảm phân I. Nó không theo đúng thứ tự.
1. nhiễm sắc thể tương đồng trao đổi chéo.
2. nhiễm sắc thể tương đồng dãn xoắn
3. nhiễm sắc thể tương đồng xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo
4. nhiễm sắc thể tương đồng phân ly tới các cực đối lập.
5. nhiễm sắc thể tương đồng tiếp hợp với nhau 
Đúng trình tự của các sự kiện này là gì?
A. 13425 	B. 15342	C.51342 	D.51432
Câu 67. (ID: 80313 ) Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến 
1 .Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin rên cùng một mạch liên kết với nhau 
2. Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX 
3. Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T 
4. Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen 
5. Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng côxixin. 
Có bao nhiêu ý đúng:
A. 1 	B.2 	C.3 	D.4
Câu 68. (ID: 80334 ) Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính thoái hoá.	 B. Mã đi truyền là mã bộ ba
C. Mã di truyền cổ tính phổ biến. 	 D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
Câu 69. (ID:85007) Cho các thông tin: 
1-Làm thay đổi hàm lượng các nucleotide trong nhân.
 2-Không làm thay đổi sổ lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết. 
3- Làm thay đổi chiều dài của ADN. 
4- Xảy ra ở thực vật mà ít eặp ờ động vật. 
5- Được sử dụng để lập bản đồ gen. 
6- Có thể làm ngừng hoạt động cùa gen trên NST. 
7- Làm xuất hiện loài mới. 
Đột biết mất đoạn NST có những đặc điểm:
A.(l),(2),(3),(4).	B. (2), (3), (5), (6).	C. (1), (3), (5), (6).	D. (4), (6), (5), (7).
Câụ 70. (ID:84988) Theo ghi nhận của các nhà nhân chủng học, các loài có hóa thạch với niên đại cổ nhất và sớm nhất thuộc về:
A. Homo erectus và Homo sapiens B. Homo habilis và Homo erectus
C. Homo neandectan và Homo sapiens D. Homo habilìs và Homo sapiens
Câu 71. (ID:84998) Trong số các tính chất của mã di truyền, hiện tượng thoái hóa mã di truyền thể hiện ở khía cạnh nào dưới đây? A,. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
B. Tất cà các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
C. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyên
D. Một bộ ba mã di truyên chì mã hoá cho một axit amin
Câu 72. (ID:85020) Ở các tế bào nhân thực, ADN bao gồm các phân tử trong nhân và các phân tử ngoài nhân , ADN chứa gen tế bào chất KHÔNG có đặc điểm nào sau đây ?
A.Tồn tại ở dạng vòng.
B.Hàm lượng ít hơn nhiều so với ADN trong nhân,
C.Chứa các gen theo từng cặp alen.
D.Chứa các gen không có cặp alen
Câu 73:(ID: 85029) Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Công nghệ gen. 	B. Lai khác dòng.
C. Lai tế bào xôma khác loài. 	D. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá.
Câu 74. (ID:85037) Trong quá trình tiến hóa nhỏ, vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên thể hiện:
A.Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể .định hướng xác định.
B.Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiêu gen cùa quân thể, định hướng quá trình tiến hoá.
C. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột.
D. Đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn
Câu 75. (ID:85044) Vai trò nào chỉ ra dưới đây KHÔNG phải vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong quá trình tiến hóa?
A.Trung hòa các đột biến có hại khi các đột biến này ở trạng thái dị hợp
B.Thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể khi nhân tố tiến hóa không tác động
C. Tạo ra sự đa hình trong quần thể giao phối và trở thành nguyên liệu cho quá trình chọn lọc
D. Phát tán các đột biến từ một cá thể ra cả quần thê giao phối
Câu 76. (ID:85057) Bằng cách nào để nhận biết các dòng vi khuẩn đã nhận được ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật chuyển gen vào tể bào nhận nhờ thể truyền ?
A. Chọn thể truyền có các gen chỉ thị đặc hiệu để nhận biết.
B.Dùng Canxi clonia làm giãn màng tế bào hoặc dùng xung điện
C. Dùng xung điện để thay đổi tính thấm cùa màng tế bào đối với axit nucleic
D. Dùng phương pháp đánh dấu bàng đồng vị phóng xạ.
Câu 77. (ID:85059) ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cẩu trúc nhiễm sắc thể?
A.Bệnh tiếng khóc mèo kêu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
B.Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu.
C.Bệnh máu khó đong và hội chứng Tocno
D.Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao.
Câu 78. (ID:85069) Trong số các yếu tố chi ra dưới đây, nhân tố nào đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra các kiểu gen thích nghi?
A. Đột biến	B. Chọn lọc tự nhiên	C. Sự thay đổi của môi trường	D. Di - nhập gen
Câu 79. (ID:85075) Trong số các nhân tố tiến hóa chọn lọc tự nhiên được coi là nhân tố tiến hóa cơ bản vì?
A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
B. diễn ra với nhiểu hình thức khác nhau.
C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen cùa quần thể.
Câu 80. (ID:85076) Phát biểu nào dưới đây nói vê vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
A.Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể.
B.Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mớiỄ
C. Cách li địa lí có thê dẫn đến hình thành loài mới qua nhiêu giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
D.Không cổ cách li địa lí thì không thể hình thành
Câu 81: Cho các phương pháp sau: 
1. Lai các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. 2. Gây đột biến rồi chọn lọc. 
3. Cấy truyền phôi. 	4. Lai tế bào sinh dưỡng. 
5. Nhân bản vô tính ở động vật. 	6. Tạo giống sinh vật biến đổi gen. 
Trong các phương pháp kể trên có mấy phương pháp tạo giống mới?
A. 3.	B. 5.	C. 6.	D. 4.
Câu 82: Yếu tố nào không thay đổi ở các thế hệ trong quần thể tự phối?
A. Tần số của các alen.	B. Tần số kiểu gen và kiểu hình.
C. Tần số kiểu gen.	D. Tần số kiểu hình.
Câu 83: Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit
A. trong vùng điều hòa của gen.	B. trong các đoạn êxôn của gen.
C. trên ADN không chứa mã di truyền.	D. trong vùng kết thúc của gen.
Câu 84: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người: 
(1) Bệnh mù màu. (2) Bệnh ung thư máu. 
(3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao. 
(5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu khó đông. 
Các bệnh, tật và hội chứng trên được phát hiện bằng phương pháp
A. nghiên cứu di truyền quần thể	B. phả hệ
C. quan sát, nghiên cứu kiểu hình đột biến	D. sinh học phân tử và sinh học tế bào
Câu 85: Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen ?
 I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit.
 II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.
 III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.	
 IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit.
Tổ hợp trả lời đúng là:
A. I, III, IV, II.	B. I, II, III, IV.	C. II, I, III, IV.	D. II, I, IV, III.
Câu 86: Trong các câu sau đây khi nói vê đột biến điểm: 
1. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
2. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc 
3. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại. 
4. Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật. 
5. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính. 
6. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại. 
Có bao nhiêu câu đúng?
A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 87: Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây:
A. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen.
B. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
C. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính.
D. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
Câu 88: Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự: Val - Trp - Lys- Pro. Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp - UGG ; Val - GUU; Lys - AAG ; Pro - XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên có trình tự nuclêôtit là
A. 5’ GTT - TGG - AAG - XXA 3’.	B. 5’ GUU - UGG- AAG - XXA 3’
C. 5’ XAA- AXX - TTX - GGT 3’	D. 5’ TGG -XTT - XXA - AAX 3’
Câu 89: Cho các biện pháp sau: 
1. Bảo vệ môi trường sống trong sạch. 2. Tư vấn di truyền. 
3. Sàng lọc trước sinh. 	 4. Liệu pháp gen. 
5. Mở các trung tâm bảo trợ xã hội dành cho người bị tật, bệnh di truyền. 
Số phương án đúng để bảo vệ vốn gen của loài người là
A. 5.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 90: Cho các biện pháp: 
1- Dung hợp tế bào trần. 2- Cấy truyền phôi. 3- Nhân bản vô tính. 
4- Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa. 
5- Tự thụ phấn liên tục từ 5 đến 7 đời kết hợp với chọn lọc. 
Phương pháp được sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng là
A. 4,5.	B. 2,3,4.	C. 3,4,5.	D. 1,2,3,4,5.
Câu 91: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đâu không đúng?
A. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội.
B. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính tốt nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau
C. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.
D. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống.
Câu 92: Ở một quần thể ngẫu phối, xét 4 gen: gen thứ nhất và gen thứ hai đều có 2 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ ba có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen thứ tư có 3 alen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả bốn gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
A. 1140.	B. 870.	C. 2250.	D. 360.
Câu 93: Ở thế hệ xuất phát ở một quần thể tự phối có tuổi trước sinh sản P : 0,2AA + 0,6Aa + 0,2 aa = 1. Xác định tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ F5 trước sinh sản. Biết rằng các cá thể có kiểu hình lặn không có khả năng sinh sản
A. 157/163 AA : 6/163 Aa.	B. 36/49AA : 12/49 Aa : 1/49 aa.
C. 3/4AA : 1

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_thi_li_thuyet.docx