Ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí 7 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 15/06/2022 Lượt xem 367Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí 7 - Năm học 2021-2022
Tuần 26 Ngày soạn: 16/03/2022
Tiết 26 Ngày dạy: 18/03/2022
ÔN TẬP
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học trong chương III (điện học).
2. Năng lực:
- Tự tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.
- Tích cực phát biểu xây dựng bài, tích cực tham gia thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống và giải một số bài tập.
3. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
Kế hoạch bài dạy, hệ thống câu hỏi và bài tập, phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh:
Ôn tập trước ở nhà những kiến thức đã học trong chương điện học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu:
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú trước khi vào tiết ôn tập.
b. Nội dung: HS tóm tắt những kiến thức đã học trong chương III.
c. Sản phẩm: Những kiến thức đã học trong chương III.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
SẢN PHẨM THỰC HIỆN
● Giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS tóm tắt những kiến thức đã học trong chương III (theo nhóm).
● Thực hiện nhiệm vụ:
HS tóm tắt những kiến thức đã học trong chương III.
● Báo cáo thảo luận:
Đại diện nhóm HS lên bảng trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
● Kết luận, nhận định:
Các nhóm nhận xét sản phẩm hoạt động mà nhóm trước đã trình bày, GV nhận xét bổ sung, sửa chữa, thống nhất kiến thức.
I. Tóm tắt lý thuyết:
- Vật nhiễm điện.
- Hai loại điện tích.
- Sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
- Dòng điện, nguồn điện.
- Chất dẫn điện, chất cách điện.
- Dòng điện trong kim loại.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
a. Mục tiêu: Nắm vững những lý thuyết cơ bản đã học trong chương III.
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi lý thuyết mà GV đưa ra.
d. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
SẢN PHẨM THỰC HIỆN
● Giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi lý thuyết trong SGK.
● Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi lý thuyết trong SGK. 
● Báo cáo thảo luận: Lần lượt từng HS trả lời câu hỏi trước cả lớp.
● Kết luận, nhận định:
GV nhận xét câu trả lời của HS, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện kiến thức.
II. Trả lời câu hỏi lý thuyết:
Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
- Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bút thử điện.
Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào?
- Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
Mọi vật đều được cấu tạo bởi các nguyên tử. Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.
3. Hoạt động 3: Luyện tập:
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
SẢN PHẨM THỰC HIỆN
● Giao nhiệm vụ học tập:
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?
   A. Một ống bằng gỗ
   B. Một ống bằng giấy
   C. Một ống bằng thép
   D. Một ống bằng nhựa
Câu 2: Câu khẳng định nào dưới đây đúng:
    A. Thanh nam châm luôn bị nhiễm đện do nó hút được các vụn sắt.
    B. Thanh sắt luôn bị nhiễm điện vì nó hút được mảnh nam châm.
    C. Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.
    D. Mặt đất luôn bị nhiễm điện vì nó hút mọi vậy gần đó.
Câu 3: Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào sau đây?
   A. Áp sát thước nhựa vào 1 cực của pin.
   B. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm.
   C. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa.
   D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
Câu 4: Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy? Vì sao?
   A. Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt.
   B. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
   C. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm.
   D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên.
● Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
● Báo cáo thảo luận: 04 HS bất kỳ lên bảng chọn đáp án đúng.
● Kết luận, nhận định:
Những HS còn lại nhận xét kết quả làm việc của bạn mình, GV nhận xét bổ sung, sửa chữa, thống nhất câu trả lời.
III. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Đáp án D.
Câu 2: Đáp án C.
Câu 3: Đáp án D.
Câu 4: Đáp án B.
4. Hoạt động 4: Vận dụng:
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên.
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
SẢN PHẨM THỰC HIỆN
● Giao nhiệm vụ học tập:
Yêu cầu HS trả lời các bài tập trong phần vận dụng:
Bài tập 1: Giải thích hiện tượng đã nêu ở phần đầu của bài 17 trong sách giáo khoa: "Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày thời tiết hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti".
Bài tập 2: Trong các nhà máy dệt thường có những bộ phận chải các sợi vải. Ở điều kiện bình thường, các sợi vải này dễ bị chập dính vào nhau và bị rối. Giải thích tại sao? Có thể sử dụng biện pháp gì để khác phục hiện tượng bất lợi này?
Bài tập 3: Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không ? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa ? Vì sao ?
● Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động nhóm trả lời các BT định tính trong phần vận dụng.
● Báo cáo, thảo luận:
Đại diện các nhóm trình bày trước cả lớp phần trả lời của nhóm mình.
● Kết luận, nhận định:
HS nêu nhận xét về phần trả lời của các nhóm, GV nhận xét bổ sung, sửa chữa, thống nhất câu trả lời.
Trả lời bài tập 1:
Khi ta cử động cũng như khi cởi áo, do áo len ( dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiễm điện. Khi đó giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti. Không khí khi đó bị giãn nở phát ra tiếng lách tách nhỏ. 
Trả lời bài tập 2:
- Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiễm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau và bị rối.
   - Biện pháp khắc phục: người ta dùng bộ phận chải các sợi vải được cấu tạo bằng chất liệu có tác dụng khi sợi vải chạy qua bộ phận chải thì không còn bị nhiễm điện nữa.
Trả lời bài tập 3: 
Mảnh len bị nhiễm điện, điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa.
Ban đầu mảnh len và thước nhựa đều trung hòa về điện. Sau khi cọ xát, thước nhựa bị nhiễm điện âm thì mảnh len phải nhiễm điện dương do electron dịch chuyển từ mảnh len sang thước nhựa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_giua_hoc_ki_2_mon_vat_li_7_nam_hoc_2021_2022.docx